SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non

“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Câu nói của Bác Hồ muốn nhắc nhở chúng ta rằng tương lai của đất nước phụ thuộc vào thế hệ trẻ. Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, Đất nước có phồn vinh hay không là phụ thuộc vào thế hệ trẻ. Con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi, thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập. Từ tình thương yêu vô hạn đối với con trẻ. Bác đánh giá rất cao vai trò của trẻ em. Người rất quan tâm đến việc vệ sinh phòng bệnh và coi việc vệ sinh phòng bệnh là điều cực kỳ cần thiết cho sức khỏe của trẻ em.

 Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, trong đó công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được quan tâm hàng đầu.

 Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dị Đặc biệt là trẻ em tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng các đợt dịch bệnh: tay chân miệng, cúm AH5N1, H1N1, Tả, sốt xuất huyết, ebola, Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut,cúm, .Có ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của trẻ em. Đặc biệt là dịch sởi, dịch sốt xuất huyết những năm vừa qua đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trẻ em, đã gây lên một ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc về mặt tình cảm và xã hội đối với gia đình và cộng đồng để lại sự đau đớn dày vò trong nhiều năm.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Câu nói của Bác Hồ muốn nhắc nhở chúng ta rằng tương lai của đất nước phụ thuộc vào thế hệ trẻ. Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, Đất nước có phồn vinh hay không là phụ thuộc vào thế hệ trẻ. Con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi, thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập. Từ tình thương yêu vô hạn đối với con trẻ. Bác đánh giá rất cao vai trò của trẻ em. Người rất quan tâm đến việc vệ sinh phòng bệnh và coi việc vệ sinh phòng bệnh là điều cực kỳ cần thiết cho sức khỏe của trẻ em. 
 Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, trong đó công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được quan tâm hàng đầu. 
 Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dịĐặc biệt là trẻ em tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng các đợt dịch bệnh: tay chân miệng, cúm AH5N1, H1N1, Tả, sốt xuất huyết, ebola, Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut,cúm, ..Có ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của trẻ em. Đặc biệt là dịch sởi, dịch sốt xuất huyết những năm vừa qua đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trẻ em, đã gây lên một ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc về mặt tình cảm và xã hội đối với gia đình và cộng đồng để lại sự đau đớn dày vò trong nhiều năm.
 Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt, muốn cho thế hệ tương lai của chúng ta thực sự có đầy đủ đức- trí- thể- mĩ để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước thì cần phải chăm sóc trẻ ngay từ bây giờ. Các điều kiện để trẻ em được học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn.Trẻ em bị bệnh không những ảnh hưởng tới tính mạng, tới sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ. Trẻ có sức khỏe tốt không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp cho trẻ phát triển về mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác và làm việc. 
 Bản thân tôi được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường giao cho tôi là khối trưởng khối mẫu giáo bé. Một nhiệm vụ hết sức quan trọng vì vậy tôi nghĩ mình phải cố gắng để không phụ lòng tin của Ban giám Hiệu. Tôi nhận thấy ngoài việc cố gắng bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ gây rủi ro, ta còn phải dạy cho trẻ kỹ năng phòng tránh các mối nguy hiểm thường trực trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng này giúp trẻ tự tin ứng phó với các nguy cơ không an toàn và hạn chế tối đa những tổn hại đến bản thân mình. Tôi đã đặt công tác dạy trẻ cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là một trong những yếu tố cấp bách góp phần chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện. Trong thực tế, việc dạy kỹ năng sống nói chung, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích nói riêng cho trẻ mầm non còn chưa thực sự được chú trọng. Đặc biệt đối với trẻ 3- 4 tuổi, khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết tránh xa những nơi nguy hiểm, có thể bị lây bệnh hoặc mắc bệnh, những nơi có thể xảy ra tai nạn thương tích. Khả năng diễn đạt bằng lời của trẻ rất kém nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn.Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này tôi luôn suy nghĩ mình phải làm sao đây để trẻ lớp mình biết được cách phòng bệnh và phòng tránh các tai nạn thương tích, hạn chế tối đa các tai nạn thương tích và dịch bệnh xảy ra đối với trẻ. Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non.”
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin làm cho con người vừa được thừa hưởng mặt tích cực vừa phải đối diện với mặt trái của nó là sự ô nhiễm môi trường, biến động tiêu cực của xã hội, Tỷ lệ tử vong và thương tật trẻ em cao do những tai nạn có thể phòng tránh được đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, đe dọa đến sự phát triển và sống còn của trẻ em Việt Nam. Tai nạn thương tích trẻ em có thể gây ra một ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc về mặt tình cảm và xã hội đối với gia đình và cộng đồng, gây ra thương tật vĩnh viễn và sự đau đớn dày vò trong nhiều năm. Đặc biệt đối với các tai nạn không gây tử vong, gia đình có thể phải chịu gánh nặng lớn về kinh tế do chi phí chăm sóc sức khỏe đắt đỏ, nằm viện trong một thời gian dài. Ở phạm vi lớn hơn, tai nạn thương tích trẻ em cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước.
Dạy trẻ cách phòng chống tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển toàn diện về mặt nhân cách cho trẻ. Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp cho trẻ phát triển về mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác. Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Như vậy phòng bệnh và phòng chống tai nạn thương tích có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển cho trẻ. Vì thế mỗi chúng ta phải cùng nhau tìm những biện pháp để khắc phục đến mức tối thiểu những tai nạn cho trẻ. Vì trẻ em là thế hệ mà chúng ta ươm mầm xanh cho Tổ Quốc.
2. Cơ sở thực tiễn:
* Thực trạng:
Tình hình thực tế ở trường mầm non Đặng xá việc dạy trẻ cách phòng bệnh và phòng tránh các tai nạn thương tích đã được triển khai đến các lớp ngay từ đầu năm học nhưng chưa rộng khắp, chưa được triệt để. Các tai nạn thương tích thì có thể xảy ra, cả ở nhà lẫn ở trường, kiến thức của trẻ về cách phòng tránh các tai nạn thương tích rất hạn chế. Trẻ chưa ý thức được những việc làm hành động nào nên làm và không nên làm, chưa hiểu được những việc mình làm sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe các bạn như thế nào? Trẻ chưa nhận biết được các đồ vật đồ chơi nguy hiểm sẽ gây nguy hiểm như thế nào cho bản thân và cho người khác, chưa có ý thức phòng tránh và biết cách phòng tránh khi gặp nguy hiểm, chưa biết tìm tới sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Trẻ chưa biết cách phòng bệnh và phòng tránh sự lây nan cho người khác. Giáo viên nắm kiến thức chưa sâu, chưa chú trọng vào cách dạy trẻ, chưa có những biện pháp cụ thể và tổ chức các hoạt động để phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ. Việc lựa chọn nội dung giáo dục trẻ vào các hoạt động còn chưa thường xuyên, chưa phù hợp với độ tuổi, cách thức tổ chức chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Y tế nhà trường đã có nhưng công việc còn kiêm nhiệm, chưa thường xuyên thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, trang bị về cơ sở vật chất về y tế đã có nhưng chưa thực sự đầy đủ và sử dụng hiệu quả. Chính vì vậy mỗi giáo viên đứng lớp cần có kiến thức sâu hơn về phòng tránh các tai nạn thương tích trong trường mầm non.
 a. Thuận lợi: 	
 - Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé với số lượng trẻ là 35 trẻ, trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc dạy trẻ cũng có nhiều thuận lợi.
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện hàng năm đã tổ chức lớp tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích tới giáo viên các trường mầm non.
 - Ban giám hiệu và giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ phòng tránh một số bệnh và các tai nạn thương tích.
 - Một số phụ huynh cũng hiểu được tầm quan trọng của công tác dạy trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh các tai nạn thương tích trong trường mầm non.
 - Giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi và nhiều năm dạy trẻ mẫu giáo.
 - Phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của cô và cháu.
 - Xây dựng góc tuyên truyền thu hút cha mẹ đến với thông tin của trường, lớp một cách kịp thời.
b. Khó khăn:
- Số trẻ phân bổ trong lớp đông, ảnh hưởng đến việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm các tình huống. 
- Việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục trẻ kỹ năng phòng tránh một số bệnh và các tai nạn thương tích còn lúng túng trong việc xây dựng nội dung giáo dục trẻ. 
- Giáo viên chỉ chú trọng vào cách dạy trẻ chưa có những hình thức phong phú, chưa tạo được không khí thi đua rộng khắp giữa các lớp về công tác này.
- Trẻ còn quá nhỏ nên chưa có nhận thức về phòng tránh bệnh và các tai nạn thương tích, khả năng diễn đạt bằng lời của trẻ hạn chế. 
- Nhiều phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ nhỏ nên không tích cực trong việc phối hợp cùng giáo viên để giáo dục trẻ. Việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình trẻ còn thiếu chặt chẽ.
 - Một số cha mẹ trẻ còn chưa quan tâm đến con, chưa biết đến chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ ở trường mầm non.
 - Vẫn còn một số trẻ nghỉ ốm dài ngày, nên chưa tham gia hoạt động của lớp thường xuyên, kết quả trên trẻ chưa đồng bộ.
 - Trong lớp số trẻ lần đầu đến lớp khá đông nên trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động tập thể.
3. Các biện pháp:
Biện pháp 1: Khảo sát trẻ:
 - Để tổ chức các hoạt động dạy trẻ biết phòng tránh một số bệnh và các tai nạn thương tích có hiệu quả, trước khi vào thực hiện cụ thể tôi đã tiến hành khảo sát kết quả khám bệnh đầu năm và kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ cụ thể như sau.
 KẾT QUẢ TRÊN TRẺ
TIÊU CHÍ
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Kỹ năng vệ sinh cá nhân để phòng bệnh.
12
34
23
66
Kỹ năng vệ sinh môi trường để phòng tránh dịch bệnh.
15
43
20
57
Nhận ra những nơi dễ lây bệnh.
14
40
21
60
Nhận ra các đồ vật, địa điểm có thể gây nguy hiểm.
17
49
18
51
Biết tránh xa các mối nguy hiểm
10
29
25
71
Bình tĩnh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn.
13
37
22
63
 - Khảo sát kiến thức về cách phòng bệnh và phòng tránh tai nạn thương tích 
 - Nhìn vào bảng đánh giá, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tỷ lệ trẻ có kỹ năng vệ sinh cá nhân và phòng bệnh thấp. Điều đó chính tỏ khả năng trẻ bị nhiễm bệnh và tai nạn thương tích là rất lớn. Số trẻ ốm đau, mắc bệnh nghỉ học liên tục dẫn đến tỷ lệ chuyên cần của lớp chỉ đạt 80%. Bên cạnh đó rất ít trẻ đạt được các tiêu chí thể hiện kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Chứng tỏ việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích của cô qua các hoạt động chưa hiệu quả. Tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi 3-4 tuổi chịu tổn thất về sức khỏe và tâm sinh lý do nguy cơ, tình huống không an toàn mang lại luôn cao nhất. Để truyền tải cho trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ngay từ khi còn nhỏ đòi hỏi người giáo viên phải thực sự hiểu trẻ, phải có những phương pháp dạy sao cho trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu, có như vậy mới giúp trẻ khắc sâu trong tâm trí, định hình cho mình những phản ứng phù hợp với mọi tình huống xảy ra hàng ngày và tôi đã nghiên cứu để xây dựng kế hoạch tích hợp lồng ghép các hoạt động dạy trẻ cách phòng tránh tai nạn thương tích như sau.
 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích.
- Ở mỗi tháng, tôi đưa ra những nội dung dạy trẻ, các hình thức tổ chức hoạt động, thời gian, địa điểm. Các đồ vật không an toàn trẻ có khả năng gặp phải nhiều nhất. Có được nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với từng tháng sẽ giúp tôi dễ dàng trong việc lựa chọn bài dạy để lồng ghép giáo dục trẻ, đồng thời trẻ cũng dễ tiếp thu và ghi nhớ hơn.
Tháng 9:
- Dạy trẻ thực hành các kỹ năng vệ sinh cá nhân phòng bệnh 
( Rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, xúc miệng nước muối..)
- Trò chuyện về một số đồ dùng đồ chơi sắc nhọn có thể gây tai nạn.
- Những đồ vật có thể gây nguy hiểm tại lớp, trường mầm non”
- Phối kết hợp phụ huynh dạy trẻ thuộc số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ gia đình.
- Dạy trẻ cách phòng tránh bị ngã
- Trò chuyện con phải làm gì để phòng tránh ngã và không làm bạn bị ngã.
Tháng 10 :
- Trò chuyện về các bộ phận cơ thể.
 - Bé làm gì để bảo vệ sức khỏe.
- Bé lựa chọn đồ dùng và trang phục nào?
- Dạy trẻ biết nói với người lớn khi bị ốm, khi bị đau. Biết gọi người giúp đỡ khi cần thiết.
Trò chuyện về cách phòng tránh thương tích các bộ phận cơ thể.
- Khi bé bị lạc
- Bé làm gì khi gặp trời mưa dông sấm sét.
Tháng 11 :
- Trò chuyện bé phải làm gì để giữ gìn vệ sinh đôi mắt, răng.
- Dạy trẻ nhận biết được các khu vực, đồ vật không an toàn ở nhà và ở trường.
- Trò chuyện về một số đồ điện và cách phòng tránh. 
- Dạy trẻ cách phòng tránh điện giật. Nhận biết những nơi không an toàn như cầu thang, bốt điện.
- Trò chuyện về chiếc mũ bảo hiểm.
Tháng 12 :
- Dạy trẻ cách phòng tránh ngạt- tắc đường thở.
- Bé làm gì khi có cháy.
Tháng 1,2 :
- Dạy trẻ cách phòng tránh hóc, sặc.
- Dạy trẻ làm gì khi ăn một số loại quả
Tháng 3,4 :
- Dạy trẻ cẩn thận khi tiếp xúc với một số con vật.
- Thực hành lau dọn đồ chơi, giá tủ, lá cây
- Nhận biết, gọi tên và cách phòng tránh được nguồn lây nhiễm các bệnh từ động vật.
- Quan sát trò chuyện về một số con vật nguy hiểm( con chó, con mèo, con rắn, ong, ruồi, muỗi)
- Mối nguy hiểm khi trêu chọc hoặc chơi gần chó mèo.
Tháng 5:
- Uống nước khi khát, sau khi ăn, sau khi vận động.
- Dạy trẻ cách phòng đuối nước.
- Biết một số biểu hiện của các bệnh liên quan tới ăn, uống không hợp vệ sinh
- Trò chuyện về trang phục thời tiết mùa hè
- Khám phá thời tiết mùa hè.
- Bé làm gì khi gặp mưa dông, sấm sét.
- Bé có được đi ra biển, sông, hồ, ao một mình không? 
 - Dựa trên các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho trẻ mà mình đã vạch ra ở mỗi tháng, tôi chú trọng việc giúp trẻ nhận ra các mối nguy hiểm đó và ảnh hưởng của nó tới bản thân mình qua từng bài học.
Biện pháp 3: Tổ chức dạy trẻ cách phòng tránh tai nạn thương tích trong một số tiết dạy và lồng ghép vào các hoạt động.
 Đối với trẻ 3-4 tuổi việc dạy trẻ cách phòng tránh tai nạn thương tích là rất quan trọng, trẻ biết cách phòng tránh sẽ hạn chế tối đa những tai nạn có thẻ xảy ra đối với trẻ. Chính vì nhận thức được điều đó ngay từ khi nhận lớp dạy trẻ 3-4 tuổi, độ tuổi mẫu giáo bé lứa tuổi mà trẻ được gia đình nuông chiều phục vụ con thái quá nên một số trẻ nhút nhát, không có chút kiến thức và kỹ năng về nhận biết và phòng tránh tai nạn thương tích. Một số trẻ lại quá hiếu động, hay chạy nhảy hay nghịch lại tò mò thì nguy cơ xảy ra thương tích khó tránh khỏi. Chính vì vậy việc trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích được giáo viên trong lớp phối hợp dạy trẻ.
 Ví dụ: Tháng 9 :
- Tìm hiểu về trường mầm non, các đồ dùng đồ chơi trong lớp, xác định những vị trí khu vực, địa điểm an toàn và không an toàn, các loại đồ dùng đồ chơi không an toàn như những đồ chơi lắp ghép quá cũ, sứt mẻ, đồ chơi sắc nhọn.ngay từ đầu đã được cô và trẻ cùng loại bỏ.
- Khu vực mà trẻ có thể bị tai nạn thương tích là khu nhà vệ sinh, trẻ chỉ cần không chú ý khi đi vệ sinh có thể bị va vào giá phơi khăn hay bồn rửa tay, trơn trượt ...vì vậy mỗi lần trẻ đi vệ sinh cô luôn theo sát để nhắc nhở và dạy trẻ cách trách xảy ra thương tích. Ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động cô luôn chú ý bao quát trẻ để tránh xảy ra tai nạn thương tích.
* Hoạt động học:
 - Ví dụ: Khám phá “ Những đồ vật có thể gây nguy hiểm tại trường mầm non” 
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chuyện về các đồ dùng và cách sắp xếp các đồ dùng trong lớp.
- Cô tạo tình huống sắp xếp một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm ở trong lớp.
- Hỏi trẻ về cách sắp xếp, mức độ an toàn khi sắp xếp các đồ dùng đó.
Hoạt động 2: Thảo luận và đưa ra giải pháp an toàn khi sử dụng các đồ dùng dễ gây nguy hiểm tại lớp, trường.
- Cho trẻ xem thêm một số đồ dùng khác có thể gây nguy hiểm (lớp, nhà bếp, sân trường)
- Những đồ vật sắc, nhọn.. cần làm gì khi sử dụng để không gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
- Những đồ vật nhỏ, tròn có thể gây nguy hiểm cho chúng ta không ? tại sao?
- Cho trẻ xem bộ phim hoạt hình “ An toàn với vật sắc nhọn”
* Hoạt động ngoài trời:
- Ở hoạt động ngoài trời tôi dạy trẻ cách phòng tránh bị ngã
- Các con đã bị ngã bao giờ chưa?Ngã ở đâu? Làm sao mà bị ngã?
- Các con phải làm gì để phòng tránh bị ngã và làm bạn ngã. Không xô đẩy bạn khi ngồi trên đu quay, nắm chắc tay cầm) 
- Khi chẳng may bị ngã các con sẽ xử lý ra sao?
- Khi đang chơi chẳng may có bạn bị ngã con sẽ làm thế nào?
->Sau khi trò chuyện tôi giáo dục trẻ; Chạy nhảy giúp ta khỏe mạnh hơn, thông minh hơn nhưng không được leo trèo ở những nơi không an toàn như cột điện, mái nhà, cây cối không chơi các trò chơi đuổi nhau trên sân trường hay nhảy từ trên cao xuống.
 - Khi đi cầu thang phải đi giữa bậc, hai mắt nhìn xuống chân, tay vịn lan can thật chắc, không đùa nghịch xô đẩy bạn đi cùng. Nếu nhìn thấy bạn bị ngã các con phải chạy nhanh đến đỡ bạn dậy, hỏi bạn có làm sao không? Bạn có đau ở chỗ nào không? Động viên an ủi bạn rồi gọi người lớn, cô giáo đến giúp đỡ.
* Hoạt động vệ sinh cá nhân:
 Khi thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ, tôi giải thích cho trẻ hiểu nền nhà tắm, nhà vệ sinh rất trơn, trẻ có thể bị ngã khi chạy nhảy trong nhà vệ sinh, nhà tắm, trẻ có thể bị bỏng khi vặn vòi nước không đúng cách nếu nhà dùng bình nóng lạnhCũng qua đó, tôi giúp trẻ nhận ra rằng trẻ cần nhờ người lớn giúp khi muốn vào nhà vệ sinh, nếu không có ai ở nhà con hãy tìm dép để đi vào chứ không đi chân không. Và tuyệt đối đừng vặn nước ở những vòi mà con không chắc là có nước nóng hay không
* Hoạt động chiều:
- Với đặc điểm nhận thức của trẻ là tư duy trực quan hình tượng nên nếu chỉ dừng lại ở việc giảng giải cho trẻ thôi thì sẽ không thực sự hiệu quả. Chính vì vậy sau khi ôn bài buổi chiều tôi thường tạo một số tình huống nhỏ cho trẻ trải nghiệm nhằm củng cố kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ.
Ví dụ: - Đổ các khối gỗ đồ chơi ra sàn lớp, yêu cầu trẻ đi chân không vào lớp. Trẻ đã biết đi từng bước một, tránh dẫm lên các khối để khỏi bị ngã và đau chân. Đồng thời nhặt khối để gọn lại một chỗ.
Trẻ không giẫm lên khối và cùng nhau nhặt khối gọn lại 
Ví dụ : Tháng 10 : 
 - Một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân:
 + Dạy trẻ thuộc số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ nhà.
 + Nhớ và biết gọi các số điện thoại khẩn cấp như: Gọi 113 khi gặp nguy hiểm, gọi 114 khi có cháy, gọi 115 khi có người bị ốm hoặc bị thương.
* Tìm hiểu những nơi lạc:
 + Bạn Bi bị lạc ở đâu?
 + Ngoài công viên chúng ta có thể bị lạc ở nơi nào?
 - Cho trẻ xem hình ảnh những nơi hay bị lạc
->Khái quát: Những chỗ mà các con thường bị lạc đó là công viên siêu thị, trung tâm thương mại, chung cư hay những nới có diện tích rộng hay đông người.
 Hoạt động 2: Trải nghiệm: Giải quyết tình huống bị lạc:
 - Bị lạc trong siêu thị:
 - Cô sẽ đặt câu hỏi : Nếu bị lạc các con sẽ làm gì?
 + Nếu nhờ người lớn giúp các con sẽ nói như nào?
 + Tại sao khi bị lạc các con không nên khóc hoặc chạy?
 - Cô dùng tình huống: Tìm chú bảo vệ, trẻ nói cách nhờ chú bảo vệ.
- Bị lạc ngoài đường:
 + Nếu nhờ chú công an con sẽ hỏi như thế nào?
 + Nếu nhờ người đi đường con sẽ nói như thế nào?
 - Đưa tình huống: Chạy ra giữa đường để nhờ sự giúp đỡ
 - Giải quyết tình huống: Nên bình tĩnh, nhờ những người đi bộ trên vỉa hè nhờ các chú công an tại các trạm giao thông không được chạy xuống lòng đường để đảm bảo an toàn. Nên bình tĩnh đứng yên tại chỗ, nhờ sự giúp đỡ của bác bảo vệ, tuyệt đối không đi theo người lạ.
- Tìm hiểu bé cần làm gì để không bị lạc:
 - Để không rơi vào tình huống bị lạc chúng ta cần làm gì?
 - Khi đi chơi ở nơi công cộng, nơi đông người các con cần chú ý điều gì? 
 + N

File đính kèm:

  • docgiaoduc-maugiaobec1huongmndangxa_212202016(1).doc