Kế hoạch bài soạn lớp Lá - Tìm hiểu một số hiện tượng thời tiết và các mùa trong năm

1.1. Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, gọi tên, phân biệt được một số hiện tượng thời tiết.

b. Kĩ năng:

- Phát triển khả năng, chú ý, ghi nhớ, quan sát, phân biệt

c. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết ăn mặc, giữ gìn sức khỏe phù hợp với thời tiết và mùa.

1.2. Chuẩn bị:

- Tranh một số hiện tượng thời tiết.

1.3. Phương pháp:

- Đàm thoại, quan sát, luyện tập.

1.4. Tiến hành:

a. Ổn định:

- Hát “Cho tôi đi làm mưa với”

 * Trò chuyện:

- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về gì?

- Ngoài mưa thì còn có hiện tượng gì nữa?

- Có rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Vì thế hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu một về một số hiện tượng thời tiết và các mùa trong năm nhé.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài soạn lớp Lá - Tìm hiểu một số hiện tượng thời tiết và các mùa trong năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT VÀ CÁC MÙA TRONG NĂM
1.1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi tên, phân biệt được một số hiện tượng thời tiết.
b. Kĩ năng:
- Phát triển khả năng, chú ý, ghi nhớ, quan sát, phân biệt
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc, giữ gìn sức khỏe phù hợp với thời tiết và mùa.
1.2. Chuẩn bị:
- Tranh một số hiện tượng thời tiết.
1.3. Phương pháp:
- Đàm thoại, quan sát, luyện tập.
1.4. Tiến hành:
a. Ổn định:
- Hát “Cho tôi đi làm mưa với”
 * Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về gì?
- Ngoài mưa thì còn có hiện tượng gì nữa?
- Có rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Vì thế hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu một về một số hiện tượng thời tiết và các mùa trong năm nhé.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hiện tượng thời tiết
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời mưa”
- Vậy khi mưa các con thấy có những hiện tượng nào? ( Mây đen, gió thổi..)
+ Cô khái quát: Hiện tượng mưa là do sức nóng của mặt trời làm cho hơi nước bốc hơi tụ lại thành những đám mây nặng dần, trở thành mưa rơi xuống.
- Khi trời mưa các con có thấy trời mưa có xuất hiện ông mặt trời không? Trời mưa mây như thế nào(có màu gì)? Khi nào mới có ông mặt trời xuât hiện? ( Khi trời nắng thì ông mặt trời mới xuất hiện)
- Cô hỏi trẻ: Sau cơn mưa thì có gì xuất hiện?
+ Cô đọc câu đố: Cầu gì không bắc ngang sông
Không trèo qua suối, lại chồng lên mây
Hiện lên giữa bụi mưa bay
Giữa quần nắng tỏa, đố em cầu gì?
(Cầu vồng).
- Khi nào mới xuất hiện cầu vồng? Các con thấy cầu vồng có đẹp không?
+Cô khái quát: Cầu vồng xuất hiện là do ánh nắng mặt trời chiếu vào hơi nước nên xuất hiện cầu vồng. Cầu vồng rất đẹp và có rất nhiều màu sặc sỡ như màu lục, lam, chàm, tím.
+ Cho trẻ xem 1 số tranh: 
+ Tranh gió, bão: các con xem tranh của cô vẽ cảnh gì? 
- Mây chuyển sang màu gì? ( Màu đen) Như vậy là hiện tượng gì sắp xảy ra?
- Còn khi mưa thì có hiện tượng gì?
- Mưa có gió, có khi có thêm sấm chóp rất nguy hiểm vì vậy các con không được ra ngoài rất nguy hiểm.
+ Tranh các bác nông dân:
- Các con thấy bác nông dân đang làm gì vậy? 
- Nhờ vào gì mà bác nông dân gặt lúa, phơi lúa, bướm ong đang hút nhụy hoa.....
- Vậy đây trời mưa hay trời nắng? Dựa vào đâu mà các con biết đây trời nắng? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hiện tượng thiên nhiên
* Tìm hiểu về mặt trời:
- Cô treo tranh cảnh ban ngày, hỏi trẻ có nhận xét gì về bức tranh này?
- Khi bầu trời có ông mặt trời sáng thì đó là ban ngày hay ban đêm? (Ban ngày)
- Cho trẻ đọc bầu trời ban ngày, ông mặt trời.
- Con nhận xét xem ông mặt trời như thế nào? Nếu chúng ta nhìn thẳng vào ông mặt trời thì điều gì xảy ra trên mặt chúng ta.
 - Mặt trời mọc vào buổi nào? Lặn vào buổi nào? (Mọc buổi sáng và lặn vào buổi chiều)
- Ông mặt trời giúp ích gì cho chúng ta?
+ Cô khái quát: Ông mặt trời có dạng hình tròn, có màu đỏ, tỏa nhiều tia nắng, ông mặt trời mọc vào buổi sáng sớm và lặn vào buổi chiều, khi chúng ta nhìn thẳng vào ông mặt trời thì mắt chúng ta sẽ bị ông mặt trời chiếu những tia nắng vào vì vậy chúng ta không thể nhìn thẳng vào những tia nắng khi ông mặt trời tỏa xuống, ông mặt trời tỏa nắng giúp cây cối được hấp thụ ánh sáng và giúp cho mọi người có thể phơi quần áo, phơi lúa... cho nhanh khô. Nhưng nếu ông mặt trời chiếu những tia nắng nhiều vào mặt sẽ làm hư da, sạm và đen daVì vậy khi chúng ta đi ra ngoài nắng thì chúng ta cần phải đội mũ, nón nếu không chúng ta sẽ dễ bị say nắng, cảm nắng.
* Tìm hiểu về Mặt trăng, sao.
- Cô treo tranh về ban đêm và hỏi trẻ: 
- Vì sao con biết đây là bầu trời ban đêm?
- Con có nhận xét gì về bầu trời ban đêm?
- Cho trẻ đọc mặt trăng.
- Trăng có dạng hình gì? (Hình tròn)
- Trăng thường xuất hiện tròn nhất vào ngày nào trong tháng? (Trăng rằm)
- Đầu tháng trăng có hình gì? (Lưỡi liềm)
- Nếu ngày nào không có trăng bầu trời như thế nào? (Tối)
- Trăng có ích lợi gì đối với cuộc sống của muôn loài?
+ Bầu trời tối vào những đêm không có trăng thì có những gì lấp lánh? (Ngôi sao)
- Có những loại sao nào mà con biết?
+ Cô khái quát: Mặt trăng thường xuất hiện vào ban đêm, đầu tháng thì trăng có hình lưỡi liềm, vào những đêm trăng rằm thì có dạng hình tròn và trăng rất sáng, vào những đêm không có trăng thì bầu trời rất tối và xuất hiện các vì sao có hình ngôi sao 5 cánh trên bầu trời rất đẹp và có rất nhiều loại ngôi sao.
* Cho trẻ so sánh bầu trời ban đêm và ban ngày.
- Con nhận xét gì về bầu trời ban đêm và ban ngày?
+ Cô khái quát: Mặt trăng, mặt trời và các vì sao là những hành tinh ở rất xa con người chúng ta nhưng con người vẫn tới được hành tinh đó bằng con tàu vũ trụ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thứ tự các mùa trong năm
+ Nhận biết sự thay đổi của con người, cây cối và con vật theo mùa
- Cô đọc câu đố: 	Mùa gì ấm áp
	Mưa phùn nhẹ bay
	Khắp chốn cỏ cây
	Đâm chồi nẩy lộc
	 ( Mùa xuân)
- Mùa xuân thì có hoa gì nở?
- Thời tiết vào mùa xuân như thế nào?
- Vào mùa xuân thì mọi người như thế nào?
+ Cô khái quát: Mùa xuân thì có hoa đào, hoa mai nở, cây cối thì đâm chồi nẩy lộc, thời tiết thì thường hay có mưa phùn. Mọi người thì nô nức sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa để đón tết.
- Ngoài mùa xuân thì còn có mùa gì nữa?
- Cô đọc câu đố:
	Mùa gì nóng nực
	Trời nắng chang chang
 Đi học, đi làm
	Phải đội mũ nón.
	( Mùa hè)
- Thời tiết mùa hè như thế nào?
- Mùa hè thường có tiếng con gì kêu?
- Có hoa gì nở?
- Thời tiết vào mùa hè như thế nào?
- Khi đi ra đường mọi người phải như thế nào?
+ Cô khái quát:Vào mùa hè thì thời tiết nóng nực, ói bức, mùa hè thường có tiếng ve kêu, có hoa phương nở và mọi người khi đi ra đường thì phải đội mũ, nón mặc quần áo thoáng mát.
+ Tranh lá rụng, gió thu mát rượi: các con thấy tranh của cô vẽ gì? Các con thấy lá rụng như thế nào? Cô đố các con mùa gì có lá rụng? Khi mùa thu về có hiện tượng lá rụng và gió mái dịu êm.
+ Tranh mùa đông: khi mùa đông về thì cò hiện tượng gì? Các con phải mặc đồ gì? Ở Miền Nam của mình thì không có tuyết rơi khi mùa đông về. Ở miền bắc mới có tuyết rơi.
*Cô giáo dục trẻ: Các con phải mặc áo ấm khi mùa đông về, trời nắng phải đội mủ, mặc áo tay dài, mang dày, dép. Trời mưa phải mặc áo mưa nếu đi ra ngoài.
+ Cô khái quát: Vậy một năm có bốn mùa. Đó là mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông.
Hoạt động 4: “Ai đoán giỏi”
- Cô lần lượt đưa ra các bức tranh về hiện tượng thời tiết, hiện tượng thiên nhiên trẻ nói nhanh tên gọi các hiện tượng đó. Cô nói đặc điểm mùa trẻ nói tên mùa. Cô nói tên mùa, trẻ nói đặc điểm mùa.
+ Trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh hơn”
- Cô chia trẻ thành hai đội chơi. Lần lượt lấy các tranh hiện tượng tự nhiên lên gắn. Một đội gắn hiện tượng thời tiết, một đội nối các trang phục phù hợp theo từng mùa. Trong cùng một thời gian. Đội nào gắn nhanh và đúng là đội thắng cuộc.
c.Kết thúc tiết học:
- Đọc bài thơ “Giọt nắng”

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_TIM_HIEU_MOT_SO_HIEN_TUONG_THOI_TIET_VA_CAC_MUA_TRONG_NAM.doc
Giáo Án Liên Quan