Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 10: Tư vấn về chăm sóc giáo dục mầm non

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

Module 10 : TƯ VẤN VỀ CHĂM SÓC GIÁO DỤC MẦM NON

 Họ và tên: Lê Mỹ Dung

 Đơn vị công tác: Trường mẫu giáo Hoa Sen – Phú Hưng – Cái Nước

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Xác định đúng vai trò, mục đích, hình thức, phương pháp và nội dung tư vấn về chăm sóc, giáo dục tre lứa tuổi mầm non.

2. Kĩ năng

Lựa chọn, áp dụng các nội dung, hình thức, phuơng pháp tư vấn phù hợp với từng đối tượng cha mẹ.

3. Thái độ

Nhiệt tình và kiên trì trong công tác tư vấn về chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.

 

doc8 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 10: Tư vấn về chăm sóc giáo dục mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Module 10 : TƯ VẤN VỀ CHĂM SÓC GIÁO DỤC MẦM NON
	Họ và tên: Lê Mỹ Dung
	Đơn vị công tác: Trường mẫu giáo Hoa Sen – Phú Hưng – Cái Nước
	I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Xác định đúng vai trò, mục đích, hình thức, phương pháp và nội dung tư vấn về chăm sóc, giáo dục tre lứa tuổi mầm non.
Kĩ năng
Lựa chọn, áp dụng các nội dung, hình thức, phuơng pháp tư vấn phù hợp với từng đối tượng cha mẹ.
Thái độ
Nhiệt tình và kiên trì trong công tác tư vấn về chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
	II. NỘI DUNG
	1. Tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ
	Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Gia đình là môi trường đầu tiên trẻ được tiếp xúc, học hỏi và là nơi để lại dấu ấn lâu nhất của con người. Giáo dục gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đổi với sự phát triển toàn diện của trẻ. Ưu thế của giáo dục gia đinh:
	Trẻ được chăm sóc dạy dỗ bằng tình thương yêu ruột thịt cửa các thành viên trong gia đình.
	Người lớn giao lưu trực tiếp và thường xuyên với trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện gia đình cần có để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt
	Các thành viên trong gia đình phái thực sự thương yêu và đối xử công bằng đối với trẻ: Trẻ phải được gia đình mong đợi, chấp nhận và yêu quý, đối xử công bằng.
	Gia đình êm ái, hoà thuận, có nếp sống tiến bộ, có văn hóa các thành viên trong gia đình luôn phải là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
	Giáo dục con cái như thế nào để con khôn lớn nên người? Trách nhiệm của cha và mẹ đối với việc chăm sóc con, dạy con?
Cha mẹ có khả năng thể hiện thái độ riêng của mình (tuy nhiên phải mang tính thúc đẩy, chia sẻ, thể hiện sự cần thiết).
	Hoạt động 3: Một số văn bản của chính phủ có liên quan đến công tác tư vấn, phổ biến kiến thức cho các cha mẹ
	Nhận thưc được tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, do vậy, Đảng, chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm thúc đẩy xã hội hỗ trợ gia đình thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay từ nhỏ. 
Chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 đã nhấn mạnh một trong những mục tiêu phát triển Giáo dục mầm non (GDMN) là: “Tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình".
	Ngày 28/3/2008, Bộ GD&ĐT có Quyết định sổ 11/2000/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, hướng dẩn tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, làm cầu nối giữa cha mẹ trẻ với nhà trường, hỗ trợ nhà trường trong việc vận động phụ huynh tham gia thực hiện tổt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
	Ngày 25/7/2009, Bộ GD&ĐT có Thông tư sổ 17/2000/TT-BGD&ĐT ban hành Chương trình GDMN, trong văn bản hướng dẫn thục hiện chuơng trình nêu rõ việc phối hợp giữa cơ sờ GDMN với gia dinh và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ khi thực hiện Chương trình GDMN.
	2/ Yêu cầu nhiệm vụ tư vấn về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
	Hoạt động 1: Khái niệm tư vấn
Có thể tóm tắt khái niệm tư vấn bằng 4 chữ T: Tiến trình, Tương tát, Thấu hiểu, Tự giải quyết.
	Tiến trình: Tư vấn cần một khoảng thời gian tương đối dài, có thể không phái chỉ gặp gở một lần, mà có khi rất nhiều lần mới có kết quả rõ rệt. Tư vấn là tiến trình bởi nó là một hoạt động có mở đầu, có diển biến và có kết thúc.
	Tương tác: Tư vấn không phải là người cán bộ khuyên bảo người đuợc tư vấn phải làm gì, mà đó là cuộc trao đổi hai chiều.
	Thâu hiểu: Tư vấn giúp người được tư vấn nhận ra mình là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào, có thế mạnh, điểm yếu nào, đã sử dụng những biện pháp nào cho tình huống của mình, tại sao chưa có kết quả, những cái được và cái mẩt khi sử dụng một biện pháp giải quyết nào đó.
	Tự giải quyết: Tư vấn không quyết định thay. Trên cơ sở thẩu hiểu hoàn cảnh của mình, người được tư vấn phải cân nhắc, lựa chọn biện pháp nào phù hợp nhất cho bản thân mình.
	Hoạt động 2: Mục đích tư vấn
	Một hình thúc tư vấn cằn đạt được mục đích sau:
	Xây dụng và phát triển lòng tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa người tư vấn và người được tư vấn.
	Người đuợc tư vấn đuợc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để hiểu rỏ hoàn cảnh của bản thân.
	Người được tư vấn nhờ sự giúp đỡ của nhà tư vấn (NTV) mà lựa chọn được cách giải quyết phù hợp, hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể của bản thân.
	Hoạt động 3: Khái niệm tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
	Chăm sóc: là thực hành của các thành viên trong gia đình và xã hội nhằm đảm bảo sự sống còn, tăng trưởng và phát triển của trẻ. Chăm sóc trẻ bao gồm chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trưởng, chăm SGC sức khỏe tại nhà.
	Vệ sinh thúc ăn.
	Các thực hành vệ sinh cá nhân.
	Các thưc hành vệ sinh hộ gia đình.
	Có đủ và sử dụng nguồn nước sạch.
	Chăm sóc sức khoẻ tại nhà
	Chăm sóc trẻ ổm tại nhà.
	Sử dụng các dịch vụ y tế.
	Gia đình biết bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và tai nạn.
	Hoạt động 4: Mục đích của tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
	Mục đích của tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ: Nhằm lầm cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ của trẻ được nâng cao kiến thức về khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ cùng những kĩ năng áp dụng những kiến thức khoa học đã được tiếp thu vào thực tiển. Tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ tốt sẽ tạo nên sự phối hợp đồng thuận giữa nhà trường và gia đình trong việc thực hiện mục tiêu chung, hình thành và phát triển những nét nhân cách đầu tiên hướng tới sụ phát triển toàn diện cửa tre, đồng thời định hướng cho cha mẹ trong thục tiễn giáo dục trẻ được tụ tin hơn, chủ động và hiệu quả hơn.
 	Hoạt động 5: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công tác tư vấn cho các bậc cha mẹ
 Những thuận lợi
	Nhận thức của xã hội, gia đình về ảnh hưởng, làm quan trọng của giáo dục gia đình đổi với sự phát triển của trẻ ngày càng đuợc nâng cao. Nhìn chung, cha mẹ ngày càng ý thức sâu sắc trách nhiệm trước những đòi hỏi/ thách thức ngày càng cao hơn của xã hội đối với chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đòi hỏi sự chuẩn bị từng bước của cha mẹ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sổng (kiến thức, kĩ năng, thái độ của trẻ để hướng tới sự phát triển nhân cách toàn diện cửa trẻ).
	Những khỏ khăn
	Một số cha mẹ chưa có nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa sự phát triển của trẻ tuổi mầm non trong quá trình phát triển cá nhân. Trong thục tế, một số bậc phụ huynh chưa hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình trong sự phát triển của con em mình và cho rằng việc nuôi dạy trẻ tuổi mầm non có phần đơn giản: “trời sinh voi, trời sinh cỏ", “khắc nuôi, khắc lớn” hoặc “ cha mẹ sinh con trời sinh tính"...
	Hoạt động 6: Yêu cầu, nhiệm vụ của người tư vấn
	Lắng nghe ý kiến của các bậc cha mẹ.
	Sử dụng các kĩ năng giao tiếp cụ thể để khai thác kinh nghiệm, trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm của cha mẹ và tập hợp các thông tin dã được cha mẹ phản ánh.
	Thể hiện sự thông cảm, chia sẻ, thấu hiểu hoàn cảnh của từng gia đình, từng trẻ.
	Chú trọng những ưu điểm/ thế mạnh của từng cha mẹ để xây dựng cho họ niềm tin vững chắc trong cuộc sống và trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ
	Các ví dụ từ cuộc sống hàng ngày nên được đưa ra trao đổi, chia sẻ, thể hiện và đánh giá, thử nghiệm thông qua các thao tác hành động; mở rộng kiến thức về những lí thuyết mới trong giáo dục trẻ, sự phát triển của trẻ...
	3/ Nội dung tư vấn về chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
	Hoạt động 1: Nội dung kiến thức về khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
	Cha mẹ cần được tư vấn các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non như sau:
	Hiểu vai trò cha mẹ và gia đình trong giáo dục trẻ; có sự chuẩn bị tổt hơn và cùng các thành viên khác tham gia một cách tích cực vào việc giáo dục trẻ tại gia đình.
	Biết về chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi để biết đuợc khả năng của trẻ, tù đó điều chỉnh tác động giáo dục và có tác động kích thích sự phát triển của trẻ, giúp phát triển tối đa tiềm năng của mỗi đứa trẻ.
	Theo dõi đuợc sự phát triển của trẻ và đánh giá khách quan kết quả đạt được ờ trẻ; đánh giá trẻ không chỉ hiện tại mà cả những đòi hỏi cần đạt được ờ trẻ trong những độ tuổi cụ thể tiếp theo.
	Hoạt động 2: Nội dung vẽ kĩ năng thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
	Kĩ năng chăm sóc: vệ sinh cá nhân, an toàn, vệ sinh môi truởng, ăn, ngủ,...
	Kĩ năng giáo dục trẻ: Cách chơi với trẻ, cách trò chuyện, kể chuyện, giao tiếp với trẻ nhằm thúc đẩy phù hợp khả năng phát triển ngôn ngữ, nhận thức, xã hội của trẻ; 
	Thể hiện tình cảm, sự tôn trọng trẻ;
	Giúp trẻ bớt sợ hãi trong những tình huổng nhẩt định;
	Khơi dậy sụ tin tưởng ở trẻ vào khả năng phối hợp cùng cha mẹ để giải quyết vấn đề;
	Phát triển sụ tự tin ờ trẻ và khuyến khích trẻ đề xuất ý tưởng mới;
	Cha mẹ tin vào khả nâng của trẻ sẽ giải quyết đuợc vấn đề đặt ra.
	Hoạt động 3: Nội dung vẽ kĩ năng áp dụng kiến thức đã tiếp thu vào thực tiễn
	Việc áp dung tri thức đã tiếp thu vào thực tiễn mang lại giá trị thực của những tri thức, tạo nên sụ thay đổi tích cực ở cả phụ huynh và trẻ theo mục đích giáo dục cần hướng tới. Tuy nhiên, đây là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực đặc biệt, liên tục của các thành viên gia đình có liên quan tới việc giáo dục trẻ trong sự tương tác tích cực giữa gia đình và cơ sờ giáo dục để có sự hỗ trợ, điều chỉnh, thay đổi các vấn đề liên quan tới giáo dục.
	4/ Hình thức tư vấn
	Hoạt động: Tìm hiểu các hình thức tư vấn chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
	Tư vấn viên nêu chủ đề, đặt ra câu hỏi, đưa ra tình huống cụ thể để mọi người tụ liên hệ và trao đổi, thông qua đó nắm được thông tin lâu hơn. Người tư vấn cũng cần có khả năng đánh giá và tổng hợp các ý kiến để đưa ra những kết luận đúng đắn.
	Cách thực hiện tư vấn với một người hoặc một nhóm người (tốt nhất là một nhóm 10- 15 người).
	Nhóm chính thúc: là nhóm đuợc tổ chức tốt như: Họp nhóm phụ huynh, tổ phụ nữ xã, tổ, đội sản xuẩt...
	Nhóm không chính thức (không được tổ chức) như: nhóm người đến mua phiếu ăn hoặc đến khám sức khoẻ cho con.
	Tư vấn qua phương tiện thông tin đại chúng
	Tư vãn qua đợt kiếm tra sức khoè hoặc kiếm tra các chỉ số phát triến của trẻ
	Tư vấn qua trang web
	Tư vấn bằng góc dành cho cha mẹ
	Tư vấn qua việc đến thăm tại gia đình
	Tư vấn qua thư, điện thoại
	Tố chức liên hoan, hội thi vẽ nuôi con khoẻ, dạy con ngoan
	Mời cha mẹ đến thăm các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ờ trường mầm non
	Đây là việc thực hành cách chăm sóc dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh; cách trò chuyện với trẻ; cách chơi vòi trẻ; cách làm đồ chơi cho trẻ... là những minh hoạ thực tế bổ sung cho bài học, vì vậy cha mẹ sẽ nhớ được lâu hơn, tụ tin hơn vào khả năng của người tư vấn cũng như khả năng của mình trong việc áp dụng những kiến thức và kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ. Để thực hiện hình thức này có hiệu quả, nguời tư vấn phải có khả năng thực hành thật tốt.
	5/ Phương pháp tư vấn
	Hoạt động 1: Điều cần lưu ý trong phướng pháp tư vấn
	Tạo không khí thân mật, gần gũi giữa người nói và người nghe.
	Tìm hiểu xem các bậc cha mẹ đã biết và làm gì về vấn đề đỏ.
Bổ sung thêm và mô tả chính xác những điều mà họ còn thiếu, cần biết, cần làm.
Truyền đạt những thông tin chủ chốt và giải thích điểm lợi của hành vi mới.
	Tìm ra các lí do cản trở các bậc cha mẹ thay đổi hành vi, tìm cách khắc phục.
	Động tác
	Tư thế thoái mái.
	Tránh vừa nói, vừa đi, nói quay lưng lại người nghe.
	Khi đứng không nên dang 2 chân, 2 tay, không chỉ trỏ, trừ khi cần minh hoạ và cần thiết. Không làm động tác thừa (gãi đầu, sửa quần áo...).
	Hoạt động 2: Một số phướng pháp tư vấn theo chủ đề đã chọn
	- Phương pháp kế chuyện
	Bạn có thể sáng tác ra các câu chuyện hoặc sưu tầm những mẩu chuyện có thực (hoặc được viết trên các sách /báo) và kể cho người khác nghe.
	Mời một vài người hoặc đại diện nhóm trình bày câu chuyện trước lớp, cả lớp lắng nghe và cho ý kiến nhận xét về câu chuyện, vẽ những bài học hoặc thông điệp rút ra từ những câu chuyện đó.
	- Phương pháp xây dựng kịch bản
	Kịch bản đuợc trình diễn trước mọi người với thời gian đóng vai của mỗi tình huống kéo dài 5-7 phút.
	- Phương pháp sử dụng tranh ảnh
	Tranh ảnh được cắt từ báo chí, áp phích hoặc các nguồn khác.
	Đặt hoặc treo tranh ảnh ở vị trí thuận tiện để cả nhóm có thể dễ dàng nhìn thấy.
Mỗi thành viên (hoặc nhóm) phải có thời gian quan sát bứcc tranh hoặc ảnh chụp truớc khi bắt đầu thảo luận.
	- Phương pháp thực hành
	Thực hành có thể thực hiện tại lớp mẫu giáo hay ở thực địa.
	Có thể tổ chức dưới dạng trò chơi. Trong quá trình thực hành các thành viên phải quan sát, ghi chép những việc làm của bạn mình, bổ sung những việc làm còn thiếu.
Khi tổng kết thực hành, tư vấn viên tóm tắt các ý kiến đóng góp của những người tham dự, phân tích những việc làm trong quá trình thực hành để rút kinh nghiệm.
6/ Thực hành tư vấn
	Hoạt động 1: Giới thiệu thành phần tham dự buổi tư vấn, chủ đề và mục đích của buổi tư vấn
	Tư vấn viên giới thiệu thành phần đến dự hoặc để cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ hoặc những người tham dự khác tự giới thiệu về mình.
	Hoạt động 2: Thảo luận về nhu cầu về trẻ em
	Dinh dưỡng (ăn uổng), gắn bó (ôm ấp, vuốt ve, vỗ về), giao tiếp (trò chuyện, ngọt ngào, yêu thương), vui chơi, nhận thức, tiếp xúc, tìm hiểu với thế giới xung quanh, an toàn là những nhu cầu cơ bản cần thiết để đảm bảo cho bé sống, phát triển khỏe mạnh, vui vẽ, tự tin, thông minh và sáng tạo.
	Hoạt động 3: Thảo luận về cách đáp ứng những nhu cầu của trẻ em
	Chúng ta ai cũng mong rằng con/cháu mình lớn lên thành người khỏe mạnh, vui vẽ, tự tin, thông minh và học tập tốt. Muốn vậy chúng ta cần phải dành cho bé sự nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất. Đặc biệt ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ, bé được chăm sóc thông qua nguời mẹ mang thai bằng cách tạo điều kiện để người mẹ được ăn uống, được nghĩ ngơi đầy đủ, được mọi người trong gia đình quan tâm, được sống trong bầu không khí hoà thuận, vui tươi và hạnh phúc.
	Hoạt động 4: Suy luận mở rộng về đáp ứng nhu cầu của trẻ
	Nêu nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ không đuợc đáp ứng thì trẻ sẽ ốm yếu, suy dinh duõng.., làm cho trẻ mệt mỏi, không năng động hoạt bát tìm tòi khám phá môi trường xung quanh, ảnh hưởng sự phát triển về trí tuệ của tre, thiếu sự sáng tạo, tự tin, mạnh dạn.
Nếu người lớn không yêu thương, không gắn bó với bé, hay rầy la bé thi bé sẽ cảm thấy cô đơn như bị bỏ rơi, thiếu an toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tình cảm, ngôn ngữ, sự hiểu biết của bé; bé sẽ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, hoặc trờ nên hung dữ, bạo lực.
	Hoạt động 5: Liên hệ thực tể
	Sau khi tóm tắt lại những gì mà người mẹ hoặc người cha đã chia sẻ, tư vấn viên chốt lại vấn đề của cả bài:
Ai trong chứng ta cũng đều có thể và cần đáp ứng các nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ để trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh, tự tin, mạnh dạn và có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
	7/ Hướng dẫn xây dựng tài liệu, sản phẩm tư vấn về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
	Hoạt động 1: Cở sở để xây dựng tài liệu, sản phẩm tư vấn
Cơ sờ xây dụng tài liệu dùng để tư vấn cho các bậc cha mẹ có con lứa tuổi mầm non:
	Trình độ học vấn, nhận thức của cha mẹ còn thấp, có nguửi còn mù chữ.
	Hiểu biết về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ hạn chế.
	Kiến thức về giáo dục ít hơn về chăm sóc.
	Không đồng đều giữa các vùng.
	Hành vi về chăm sóc giáo dục còn nhiều lệch lạc:
Hoạt động 2: Một số tiêu chí của các tài liệu dùng để tư vấn
	Miêu tả một cách sinh động sự kì diệu, ngọt ngào và tinh nghịch của trẻ. Không phụ thuộc vào trình độ học vấn.
	Đơn giản, dễ hiểu, không nghi thức, rõ ràng và thực tế. cố gắng người mù chữ hoặc mới biết chữ đều có thể hiểu đuợc.
	Xây dựng đuợc lòng tự tin, tự trọng của mỗi trẻ hoặc của cha mẹ trẻ. Có tính hoà nhập đối với tất cả trẻ em và người lớn. 
	Phản ánh sự chăm sóc, giáo dục trẻ và quan tâm đến tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ.
	Chỉ làm mẫu những hành động và lời nói tích cực đề cập đến các thực hành tích cực những thành viên trong cộng đồng có vai trò tích cực trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
	III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Đối với giáo dục mầm non, công tác tư vấn cho các bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Kết quả nghiên cứu ở trẻ trên thế giới cho thẩy: ở tuổi mầm non, cha mẹ và các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng nhất, giáo dục trẻ trong gia đình đã từ lâu được nhiều bộ, ngành, tổ chức quan tâm nghiên cứu và cho thầy gia đình (các bậc cha mẹ) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp cùng nhà trường để giúp trẻ phát triển toàn diện.
	 Phú Hưng, ngày..tháng..năm 2017
 Người thực hiện
 Lê Mỹ Dung

File đính kèm:

  • docModun 10 Boi duong thuong xuyen_12174050.doc
Giáo Án Liên Quan