Kế hoạch cả năm học Lớp Chồi

MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI

1:PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

-Trẻ khỏe mạnh ,cân nặng và chiều cao năm trong kênh A

Trẻ trai:+Cân nặng đạt từ 14,4 kg-23,5 kg.

+Chiều cao đạt từ 100,7cm-119,1 cm

Trẻ gái:+Cân nặng đạt từ 13,8kg-23,2kg

+Chiều cao đạt từ 99,5cm-117,2cm

-Đi chậy thay đổi tốc độ đúng hiệu lệnh và có sự phối hợp chân tay trong vận động .

-Giu được thăng bằng cơ thể khi đi trong đường hẹp ,đi bằng mũi chân.

-Phối hợp tay –mắt và thể hiện sự khéo léo trong vận động :đạp và bắt bóng ,ném bóng trúng đích nằm ngang và bò trong đường hẹp.

-Rữa tay,đánh răng ,cởi quần áo có sự giúp đỡ .

 

doc57 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch cả năm học Lớp Chồi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT TX DĨ AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG ĐỎ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Lớp: CHỒI Dĩ An., ngày 1 tháng 9 năm 2020
MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
1:PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
-Trẻ khỏe mạnh ,cân nặng và chiều cao năm trong kênh A 
Trẻ trai:+Cân nặng đạt từ 14,4 kg-23,5 kg.
+Chiều cao đạt từ 100,7cm-119,1 cm
Trẻ gái:+Cân nặng đạt từ 13,8kg-23,2kg 
+Chiều cao đạt từ 99,5cm-117,2cm
-Đi chậy thay đổi tốc độ đúng hiệu lệnh và có sự phối hợp chân tay trong vận động .
-Giu được thăng bằng cơ thể khi đi trong đường hẹp ,đi bằng mũi chân.
-Phối hợp tay –mắt và thể hiện sự khéo léo trong vận động :đạp và bắt bóng ,ném bóng trúng đích nằm ngang và bò trong đường hẹp.
-Rữa tay,đánh răng ,cởi quần áo có sự giúp đỡ .
2:PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
-Thích tìm hiểu ,khám phá đồ vật hay đặt câu hỏi :”Ai đây ?”.”Cái gì đây?”
-Nhận biết được sự thay đổi rõ nét của sự vật hiện tượng 
-Đếm được trên cùng đối tượng ,so sánh ,nhận biết số lượng trong phạm vi 5.
-Gọi đúng tên hinh tròn,hình vuông ,hình tam giác ,hình chữ nhật.
-Phân loại được các đối tượng quen thuộc theo 1 dấu hiệu nổi bật.
-Biết được sự khác nhau của 2 đối tượng.
-Nhận ra được tay phải ,tay trái ,phía trên ,phía dưới của mình.
3:PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Nghe hiểu được câu nói đơn giản trong giao tiếp và thực hiện được theo yêu cầu đơn giản của người lớn.
-Diễn đạt được bằng lời nói để người khác hiểu được nhu cầu ,mog muốn của bản thân.
-Sử dụng các từ biểu thị sự sự lễ phép trong giao tiếp .
-Đọc thơ kể chuyện đã được nghe dựa theo câu hỏi .
-Thích xem tranh và nói được tên các nhân vật trong tranh.
4:PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KĨ NĂNG VÀ XÃ HỘI
-Biết được những điều thích và không thích của bản thân 
-Yêu quý những người thân ruột thịt trong gia đình và có cữ chỉ lời nói quan tâm đến người thân.
-Cùng chơi với các bạn ,không tranh giành đồ chơi của bạn .
-Cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc và biết thể hiện cảm xúc qua cữ chỉ nét mặt .
-Biết chào hỏi ,cảm ơn,xin lỗi xin phép .
-Biết bỏ rác đúng nơi quy định ,cất dọn đồ dùng 
-Biết được hành vi:tốt –xấu,đúng –sai.
5:PHÁT TRIỂN THẪM MĨ
-Bộc lộ cảm xúc trước vẽ đẹp của các sự vật ,hiện tượng xung quanh.
-Biết hát kết hợp vận động đơn giản:nhún nhảy .vỗ tay
-Biết giữ gìn sản phẩm
-Biết sữ dụng màu sắc đường nét ,hình dáng tạo tra các sản phẩmđơn giản.
III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC:
1.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
 1. Thực hiện được đầy đủ, đúng các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Hô hấp: hít vào, thở ra
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên.
+ Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
- Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước
+ Quay sang trái, sang phải.
+ Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Chân:
+ Bước lên phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm; đứng lên; bật tại chỗ.
+ Co duỗi chân.
 2. Trẻ thực hiện được bài tập đi, chạy theo hiệu lệnh.
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
+ Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc) 
+ Đi trong đường hẹp(3m x 0,2m).
+ Đi kiễng gót liên tục 3m.
- Chạy nhanh 10m
MT 3. Trẻ thực hiện được bài tập bò, trườn, trèo theo yêu cầu của cô
+ Đập bóng xuống sàn-tập bắt bóng
+ Đi trên ghế băng đầu đội túi cát
+ Ném xa bằng 2 tay
+ Đi theo đường hẹp
+ Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.
 4. Trẻ biết làm động tác, tung, ném, bắt.
+ Lăn, đập, tung bắt bóng với cô.
+ Ném xa bằng 1 tay.
+ Ném trúng đích bằng 1 tay
+ Ném bóng bằng 2 tay
+ Ném đích nằm ngang .
+ Ném trúng đích thẳng đứng 
+ Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc. 
 5. Trẻ thực hiện được bài tập bật, nhảy.
+ Bật tại chỗ.
+ Bật về phía trước.
+ Bật xa 20 - 25 cm.
+ Bật sâu 30cm
+ Bật tiến về phía trước qua 3-4 ô.
+ Bật ô nhảy qua vũng nước
 6. Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động có vạch kẻ trên sân, trên ghế TD
+ Đi ngang bước dồn trên ghế TD.
+ Đi thăng bằng trên ghế TD
+Trèo lên xuống ghế
 7. Phối hợp được tay – mắt trong vận động tung, bắt bóng, tự đập – bắt bóng.
- Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay
- Chuyền bóng qua đầu
- Lăn bóng theo từng đôi
- Chuyền bóng qua chân
- Lăn bóng và di chuyển theo bóng
 8. Trẻ thực hiện tốt bài tập tổng hợp, mang tố chất mạnh, khéo léo.
- Đi trong đường hẹp, nhảy qua mương
- Bò bằng bàn tay cẳng chân kết hợp trèo qua ghế TD
- Trườn sấp chui qua cổng
- Ném xa bằng 1 tay chạy nhanh 10m
 9. Trẻ thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ
- Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.
- Đan, tết.
- Xếp chồng các hình khối khác nhau.
 - Xé, dán giấy.
- Sử dụng kéo, bút.
- Tô vẽ nguệch ngoạc.
- Cài, cửi cúc.
 10. Biết được một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe.
- Một số thực phẩm và món ăn quen thuộc.
- Các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng, đủ chất. 
- Sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật. (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì).
 11. Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
Làm quen cách đánh răng, lau mặt, chải đầu, rửa chân
Tập rửa tay bằng xà phòng.
Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
 12. Thực hiện được một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt
- Mặc, cởi áo, cài nút áo
- Xếp quần áo
- Lau và sắp xếp bàn ghế
- Rửa ca cốc
- Giặt phơi khăn
13. Biết được một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh
- Nhận biết phòng tránh những nơi không an toàn, vật dụng nguy hiểm;
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp.
Biết tránh xa nơi nguy hiểm như: bể chứa nước, hồ, ao, giếng.
- Không tự lấy thuốc uống.
- Không trèo lên lan can tường, bàn ghế.
- Không theo người lạ mặt.
 14. Thực hiện được một số hành vi tốt trong ăn, uống
- Mời cô, mời bạn trước khi ăn’
- Ăn nhai kỹ, không ngậm thức ăn, ăn nhiều rau và các loại thức ăn khác.
- Không uống nước chưa đun sôi.
 15. Giữ gìn sức khoẻ và an toàn
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người.
trang phục theo thời tiết
Một số biểu hiện khi ốm
Cách phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
Một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
2. Phát triển nhận thức
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
 16. Trẻ biết về một số phương tiện giao thông
- Tên, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc: Xe máy, máy bay, thuyền..
17 : Trẻ biết về bản thân của mình và bạn.
- Tên, ngày sinh, giới tính. Đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình. 
18: Biết về một số trang phục cho bé và dinh dưỡng cho bé
-Tên gọi về một số trang phục hàng ngày cho bé 
-Tên gọi về một số chất dinh dưỡng hàng ngày 
- Hiểu được về ý nghĩa và ích lợi của trang phục và chất dinh dưỡng đó quan trong với bé hàng ngày 
19 : Trẻ nhận biết về gia đình xã hội 
Các thành vieân trong gia đình, nghề nghiệp của boá mẹ, sở thích của các thành viện trong gia đình. Nhu cầu của gia đình. Địa chỉ của gia đình.
20 : Biết được các thành viên trong gia đình và một số đồ dùng trong gia đình mà ngôi nhà bé đang ở và công dụng của đồ dùng đó
Tên gọi và đặc điểm của các thành viên trong gia đình của bé 
-Tên gọi và đặc điểm công dụng của một số đồ dùng để ăn để uống và công dụng của những đồ dùng đó 
- Hiểu rõ được về ngôi nhà của bé đang ở 
21: Biết về một số nghề trong xã hội như nghề, bác nông dân ,cô giáo ,công nhân cạo mủ ,nghề bác sĩ và nhiều nghề khác v..v
Tên gọi, công cụ, sản phẩm ,các hoạt động và ý nghĩa của một số nghề phổ biến nơi trẻ sống.
- Tên gọi dụng cụ, sản phẩm các nghề : Bác nông dân ,bác sĩ ,công nhân cao su ,nghề cô giáo 
- Ý nghĩa của các nghề phổ biến. Nghề truyền thống của địa phương: công nhân cạo mủ, giáo viên, công nhân làm điều và một số nghề khác 
- Ý nghĩa của những nghề trong xã hội
22. Biết một số luật GT
- Hiểu được về một số luật đường bộ 
- Hiểu và chấp hành tốt luật giao thông đường bộ 
23: Trẻ nhận biết được về nơi công cộng, trường mầm non 
- Tên trường, lớp, địa chỉ trường, lớp. Những đặc điểm nổi bật của trường lớp mầm non, công việc của các cô, các bác trong trường. Đặc điểm sở thích của các bạn : Các hoạt động ở trường lớp mầm non.
24. Biết về một số đặc điểm của các con vật quen thuộc
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật quen thuộc: Gà, voi, cá, bướm...
- Cách chăm sóc và bảo vệ các con vật quen thuộc
- Mối liên hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống
25. Biết sử dụng các giác quan để xem xét và tìm hiểu đặc điểm của một số loài thực vật.
- Đặc điểm nổi bật và ích lợi cây, rau, hoa, qủa
- Mối liên hệ đơn giản giữa cây với môi trường sống của chúng.
- Cách chăm sóc và bảo vệ cây, rau, hoa,quả 
26. Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên: Thời tiết, mùa
- Thời tiết, mùa: hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.
27. Trẻ nhận biết được ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng
- Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm.
- Lợi ích của ngày và đêm đối với con người chúng ta
28. Trẻ nhận biết được các nguồn nước
Một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.
29 Trẻ nhận biết được đặc điểm của không khí và ánh sáng
- Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ích lợi của ánh sáng và không khí đối với con người chúng ta.
30 Trẻ nhận biết được đặc điểm của đất đá, cát, sỏi
 - Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
- Ích lợi của đất đá, cát, sỏi đối với con người chúng ta.
31. Trẻ biết Bác hồ và sinh nhật bác
- Tên gọi, tình cảm của Bác Hồ đối với mọi người.
- Lòng biết ơn của các em đối vơi Bác
- Y nghĩa của ngày sinh nhật của Bác Hồ là ngày 19/5 cả nước tổ chức sinh nhật bác thật là vui vẻ
- Hiểu được về ý nghĩa về thu đô Bác Hồ và hiễu rõ về thủ đô Bác Hồ 
 32. Hiểu biết một số ngày lễ hội lớn trong xã hội và ngày lễ 
- Trẻ hiểu được về ý nghĩa của ngày 30/4 là ngày giải phóng miền Nam 
- Y nghĩa của ngày tết trung thu là ngày tết của thiếu nhi và của các bé. 
- Y nghĩa của ngày tết của bà,mẹ,cô (Ngày 8/3)
- Ý nghĩa của ngày hội đón tết và mùa xuân là ngày tết cổ truyền của nước Việt Nam qua đó còn hiểu rõ thêm về quê hương Bình Phước và lễ hội quả điều vàng của Bình Phước 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
33. Trẻ nhận biết , phân biệt các tập hợp về số lượng, số thứ tự và đếm
- Nhận biết 1 và 2
- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
- Đếm các đối tượng trong phạm vi 2
- Đếm các đối tượng trong phạm vi 3
- Đếm các đối tượng trong phạm vi 4
- Đếm các đối tượng trong phạm vi 5 
34. Trẻ biết cách xếp tương ứng theo yêu cầu của cô.
- Xếp tương ứng 1-1.
- Ghép đôi 2 đối tượng
35. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và so sánh
- Xếp xen kẽ các nhóm có 2 đối tượng
- Xếp xen kẽ các nhóm có 3 đối tượng
So sánh 2 đối tượng về kích thước.
36. Nhận ra hình dạng và nói đúng tên các hình.
 - Gọi tên các hình: - hình tam giác, hình tròn, - hình vuông, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế.
- Sử dụng các hình hình học để chắp ghép.
37. Nhận biết định hướng trong không gian và định hướng thời gian
- Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, tay phải - tay trái của bản thân.
 38. Nhận biết màu sắc
- Màu sắc của đồ vật: Đỏ, vàng, Xanh...
 39. Biết so sánh hai đối tượng về khích thước.
- To - nhỏ;
- Cao - thấp;
- Dài - ngắn;
- Rộng - hẹp.
40. Trẻ biết đối tượng. Sử dụng đúng từ ít hơn- nhiều hơn, bằng nhau
- So sánh nhiều hơn- ít hơn trong phạm vi 3
 - So sánh nhiều hơn- ít hơn trong phạm vi 4
 41. Tách gộp được các nhóm đối tượng trong phạm vi từ 3-5
- Tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 3
- Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 3
- Tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 4
- Gộp các nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 4
- Tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 5
- Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 5
42. Thể hiện nhanh việc nhận biết phân biệt hình, so sánh về kích cỡ, xếp xen kẽ các nhóm đối tượng và tách gộp trong phạm vi 5, đếm từ 1 đến 5
- Ôn nhận nhận biết, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật 
- Ôn chiều rộng của 2 đối tượng 
- Ôn to- nhỏ, cao- thấp
- Ôn xếp xen kẽ các đối tượng
- Ôn tách gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 5
- Ôn đếm từ 1 đến 5
Khám phá xã hội
43. Biết được các bộ phận của cơ thể con người.
- Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
44. Biết về một số trang phục cho bé
- Một số trang phục cho bé
45. Trẻ biết về một số đồ dùng, đồ chơi 
- Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
46 : Trẻ nhận biết gia đình xã hội, công cộng.
- Các thành vieân trong gia đình, nghề nghiệp của boá mẹ, sở thích của các thành viên trong gia đình. 
47. Biết về đặc điểm của trường, lớp Mầm non 
 - Tên gọi các khu vui chơi và các đồ chơi trong sân trường mầm non và công việc của những người trong trường như bác bảo vệ ,cô cấp dưỡng và hiểu về ý nghĩa của các trò chơi trong sân trường 
- Tên lớp, tên bạn, công việc của cô của các bạn trong lớp
48: Kể được một số nghề trong xã hội 
-Tên gọi, công cụ ,sản phẩm ,các hoạt động và ý nghĩa của một số nghề phổ biến nơi trẻ sống.
- Tên gọi dụng cụ, sản phẩm các nghề : Bác nông dân ,bác sĩ ,công nhân cao su ,nghề cô giáo 
- Ý nghĩa của các nghề phổ biến. Nghề truyền thống của địa phương: công nhân cạo mủ, giáo viên, công nhân làm điều và một số nghề khác 
49. Trẻ biết danh lam thắng cảnh, các ngày lễ hội, sự kiện văn hoá.
 - Cờ Tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội của Bình Phước
3.PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
50. Trẻ nghe và hiểu nội dung của trò chuyện, nội dung thơ, truyện, đồng dao...
- Các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.
- Làm theo yêu cầu đơn giản.
- Nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
51. Kể lại được sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.
- Kể lại truyện đã được nghe có sự kiện giúp đỡ;
- Kể lại sự việc đã diễn ra của bản thân, đã nhìn thấy cho người khác nghe.
52. Bắt chước được giọng nói của nhân vật trong truyện.
- Đóng vai theo lời dẫn chuyện của cô ;
- Nói và thể hiện các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu.
53. Biết sử dụng các từ : “ Vâng ạ!”, “Dạ”, “Thưa” trong giao tiếp.
 - Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép, diệu bộ, cử chỉ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
54. Biết điều chỉnh giọng nói, nói đủ nghe không nói lí nhí, không nói quá to.
- Trẻ thể hiện và có thói quen tự tin khi nói, nói vừa đủ nghe khi hỏi, trả lời, đọc thơ, kể chuyện, hát
55. Thích nghe đọc sách, biết đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh.
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau; giữ gìn sách vở; 
- Cách cầm sách đúng chiều, hướng đọc;
- Làm quen với cách đọc
56. Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh
- Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ.
57. Nhận ra được một số kí hiệu trong cuộc sống.
- Làm quen với kí hiệu thông thường trong cuộc sống: kí hiệu đồ dùng cá nhân tại lớp, nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông.
 58. Nghe và hiểu tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày
- Tên gọi của một số bộ phận cơ thể, nghề nghiệp phổ biến ở địa phương: cô giáo, công nhân cạo mủ, chế biến điều.. các thành viên trong gia đình
 59. Biết sử dụng ngôn ngữ để nói về các sự vật, hiện tượng gần gũi
- Tên của các cây, các con, đặc điểm, lợi ích của chúng 
 60. Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lới nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi. 
- Nhận ra cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi hoặc tức giận của người khác qua ngữ điệu lời nói của họ
-Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói
 61. Sử dụng đươc một số từ chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống. 
- Sử dụng một số từ trong câu xã giao đơn giản để giao tiếp với bạn bè và người lớn hơn như “ xin chào”, tạm biệt, cám ơn; cháu chào cô ạ
 62. Nói được rõ ràng
- Phát âm đúng và rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được. 
- Sử dụng lời nói dễ dàng, thoải mái, có âm lượng vừa đủ trong giao tiếp.
63. Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa của bản thân
- Dễ dàng sử dụng lời nói để diễn đạt cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa của bản thân
- Kết hợp cử chỉ cơ thể để diễn đạt phù hợp (cười, cau mày) để diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ của bản thân khi giao tiếp
64. Kể lại được nội dung chuyên đã nghe theo tranh. 
- Câu chuyện ngắn dựa vào trí nhớ hoặc qua truyện tranh đã được cô giáo, bố mẹ kể hoặc đọc cho nghe với đầy đủ yếu tố( nhân vật, lời nói của các nhân vật của câu chuyện).
- Lời kể thể hiện cảm xúc qua lời kể và cử chỉ, nét mặt 
65. Không nói tục, chửi bậy.
- Không nói hoặc bắt chước lời nói tục trong bất cứ tình huống nào.
66. Nghe, hiểu được nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Tên, hành động của các nhân vật, tình huống trong câu chuyện.
- Nội dung chính các câu chuyện mà trẻ được nghe 
- tính cách của nhân vật, đánh giá hành động.
4. PHÁT TRIỂN TCXH
67. Trẻ thể hiện được ý thức về bản thân.
- Tên, tuổi, giới tính; 
- Những điều bé thích và không thích.
68. Bước đầu biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận.	
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động.
69. Nhận ra hình ảnh của Bác Hồ; thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ. Quê hương đất nước
- Kính yêu Bác Hồ. Biết ngày sinh nhật Bác.
- Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương đất nước.
70. Trẻ thể hiện được một số quy định của lớp và gia đình: cất dọn đồ chơi.
Cùng chơi chung với bạn trong nhóm.
- Yêu mếm vâng lời bố mẹ, anh chị em ruột; 
- Xin phép người lớn khi cần làm việc gì đó.
- Chơi hòa thuận với bạn;
- Khi chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định; 
71. Biết chào hỏi và nói cảm ơn, biết xin lỗi khi được nhắc nhở
- Chào những người thân trong gia đình, khi đi học, đi chơi, khi về đến nhà. Chào cô khi đến lớp và ra về. Chào khách.
- Biết thể hiện lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp.
- Nhận ra hành vi đúng - sai, tốt - xấu
72. Yêu thích cảnh vật thiên nhiên, biết bảo vệ và gìn giữ 
- Quan sát cảnh vật, nhìn nhận cái đẹp, biểu lộ cảm xúc.
- Bảo vệ chăm sóc các con vật, cây cối
73. Trẻ biết quan tâm đến môi trường
- Tiết kiệm điện, nước;
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ; 
74. Nhận xét được một số hành vi của con người với môi trường. 
- Nhận ra hành vi đúng/ sai của mọi người trong ứng xử với MTXQ.
- Nhận ra ảnh hưởng của hành vi đúng hoặc sai: Vứt rác ra đường là sai vì gây bẩn/ ô nhiễm MT, như vậy sẽ có hại cho sức khỏe của mọi người.
MT75. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày
- Thể hiện một số hành vi bảo vệ môi trường
-Giữ vệ sinh chung: Bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, tham gia quét, lau chùi nhà cửa.
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước: Tắt điện khi ra khỏi phòng, sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt
- Chăm sóc cây trồng, bảo vệ vật nuôi
76. Trẻ thích chăm sóc con vật gần gũi
- Quan tâm chăm sóc con vật gần gũi
- Thích được vuốt ve âu yếm các con vật nuôi.
77.Trẻ thích chăm sóc cây cối quen thuộc
- Quan tâm về sự phát triển, cách chăm sóc cây cối quen thuộc.
- Thích được tham gia tưới, nhổ cỏ, lau lá cây
78. Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.
- Kiềm chế cảm xúc và những hành vi tiêu cực(Như đánh bạn, cào cấu, cắn, gào, khóc, quăng quật đồ chơi,..)khi được người khác giải thích, an ủi, sẽ chia.
- Biết sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực(khó chịu, tức giận) của bản thân khi giao tiếp với bạn bè, người thân.
79. Trẻ dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi 
- Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm.
- Được mọi người trong nhóm tiếp nhận.
- Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái
80. Thích chia sẻ cảm xúc đồ dùng, đồ chơi với những những người gần gũi
- Kể cho bạn về chuyện vui, chuyện buồn của mình

File đính kèm:

  • docke hoach nam lop choi_12897000.doc
Giáo Án Liên Quan