Kế hoạch chăm sóc, giáo dục lớp Lá - Tuần 17 - Chủ đề nhánh 4: Bé với một số côn trùng

Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ

- Trò chuyện về “Một số côn trùng”

- Thể dục buổi sáng:

Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Chị ong nâu và em bé”

- Điểm danh

- Nhắc trẻ đi rửa tay, uống nước trước khi học

 

docx32 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc, giáo dục lớp Lá - Tuần 17 - Chủ đề nhánh 4: Bé với một số côn trùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TUẦN 17
CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: BÉ VỚI MỘT SỐ CÔN TRÙNG
TỪ NGÀY 26/12/2016 ĐẾN NGÀY 30/12/2016
******
 Thứ
Thời điểm
Thứ 2
26/12/2016
Thứ 3
27/12/2016
Thứ 4
28/12/2016
Thứ 5
29/12/2016
Thứ 6
30/12/2016
Đón trẻ
Chơi 
Thể dục sang
- Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ
- Trò chuyện về “Một số côn trùng”
- Thể dục buổi sáng:
Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Chị ong nâu và em bé”
- Điểm danh
- Nhắc trẻ đi rửa tay, uống nước trước khi học
Hoạt động học
PTNT
Bé biết gì về côn trùng
PTTC
Bật xa 50 cm
PTTM
Vẽ con bướm xinh
PTNN
Dạy thơ “Đàn kiến nó đi”
PTTM
Dạy hát “Chị ong nâu và em bé”
Hoạt động ngoài trời
1/Quan sát: Ong và bướm, Cào cào và bọ ngựa, Bọ rùa và con gián, Con muỗi và con ruồi, Con rít và bò cạp.
Khám phá: “Sự hòa tan của nước”
Lao động: Nhặt rác trong sân trường
2/Trò chơi: “Bắt bướm”, “Đua ngựa”, “Con kiến”, “Chuyển trứng”, “Ong đốt, kiến cắn, đau bụng”
Hoạt động chơi ở các góc
- Góc học tập: ghép hình, so hình, nối số, đọc chữ cái, chơi góc mở “Bé nào giỏi” xem sách hình, tô màu chủ đề động vật
- Góc nghệ thuật: Tạo hình, hát múa, kể chuyện chủ đề động vật
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa
- Góc phân vai: Bác sĩ thú y
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Góc vận động: Đi trên gáo dừa
TCDG: lựa đậu
Hoạt động chiều
1/ TTKT: Vẽ con bướm xinh
2/ Trò chơi dân gian: Bắt bướm
1/ Ôn KT cũ: Vận động múa cá vàng bơi
2/ Trò chơi vận động: Chuyển trứng
1/ TTKT mới: Dạy thơ “Đàn kiến nó đi”
2/ Trò chơi dân gian: Ong đốt. kiến cắn đau bụng
1/ Lao động đơn giản: Nhặt rác trong sân trường
2/ Trò chơi vận động: Đua ngựa
1/ Ôn các chữ cái đã học: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, u, ư, b, d, đ, m n, c, i, t
2/ Kỹ năng tự phục vụ: Rửa tay bằng xà phòng
Nêu gương
Cả lớp hát một bài. 
Đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan.
Trả trẻ
Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rửa mặt sạch sẽ, vệ sinh đầu tóc gọn gàng.
Cô cho trẻ xếp hàng, hát bài “Đi học về”, trả trẻ cho phụ huynh và dặn dò.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY
**********
THỨ HAI, NGÀY 26/12/2016
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH
Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ
Trò chuyện về một số côn trùng
Cô điểm danh trẻ chấm sổ. 
Cho trẻ đi vệ sinh, uống nước chuẩn bị vào học
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Chị ong nâu và em bé” với các động tác: 
Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau 
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao (Chị ong nâu)
+ Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước (nâu nâu nâu)
+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau (chị bay)
+ Nhịp 4: Về TTCB (đi đâu đi đâu)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (Bác gà trống mới gáy, ông mặt trời thức dây, mà trên những cành hoa, em đã thấy chị bay)
Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°.
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông (Bé ngoan)
 + Nhịp 2: Quay người sang phải 90° (của chị ơi)
+ Nhịp 3: Như nhịp 1 (hôm nay)
+ Nhịp 4: Về TTCB (trời nắng tươi)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (Chị bay đi tìm nhụy làm mật ong nuôi đời, chị vâng theo bố mẹ, chăm làm không nên lời)
Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi) 
TTCB: Đứng khép chân, hai tay chống hông
+ Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, cẳng chân vuông góc với đùi (Trời xanh)
+ Nhịp 2: Về TTCB (xanh xanh xanh)
+ Nhịp 3: Như nhịp 1 (chị ong )
+ Nhịp 4: Về TTCB (bay nhanh bay nhanh)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự (Đường vui hoa phượng đỏ, ngày ngày nhớ ôn bài, đừng quên lời cô dặn, chăm học không nên lời)
Bật 2: Bật tách khép chân
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bật tách hai chân sang hai bên, tay dang ngang (Chị ong nâu)
+ Nhịp 2: Về TTCB (nâu nâu nâu)
+ Nhịp 3: Đổi chân (Chị bay)
+ Nhịp 4: Về TTCB (đi đâu đi đâu)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (Bác gà trống mới gáy, ông mặt trời mới dậy, mà trên những cành hoa, em đã thấy chị bay)
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN
Đi học đều, đúng giờ, có mang khăn tay. 
Giờ học chú ý, giơ tay phát biểu to. 
Giờ vui chơi không la ồn, không dành đồ chơi với bạn
Biết chào cô,chào khách, bỏ rác đúng nơi qui định.
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPKH: “BÉ BIẾT GÌ VỀ CÔN TRÙNG?”
********
 I/ Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức: Trẻ nhận biết và gọi tên 1 số côn trùng, so sánh sự giống nhau và khác nhau của chúng.
Kỹ năng: Biết phân loại côn trùng có lợi và côn trùng có hại
Thái độ: Từ đó trẻ biết bảo vệ những côn trùng có lợi và tránh xa những côn trùng có hại
II/ Chuẩn bị: 
Tranh ảnh một số loại côn trùng: Con ong, ruồi, muỗi, chuồn chuồn, bướm, ....
Mỗi một trẻ bộ tranh lô tô.
Giáo án điện tử, trống lắc, phách tre
Tranh TCTV: Con ong, con ruồi
III/ Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài.
 - Cho cả lớp hát bài “Con chuồn chuồn”
 - Các con vừa hát bài hát gì?
 - Các con thường thấy con chuồn chuồn ở đâu?
 - Khi nào thì có nhiều chuồn chuồn? Các con có biết chúng thuộc nhóm gì không?
 - Vậy hôm nay cô cháu mình tìm hiểu về 1 số con trùng nhé!
 - Cho trẻ nhắc lại đề tài.
Hoạt động 2: Bé biết gì về côn trùng?
* Con ong:
 - Các con lắng nghe cô đố nhe!
 “ Con gì bé tí
 Chăm chỉ suốt nhày 
 Bay khắp vườn cây 
 Tìm hoa làm mật”
TCTV: Cô cho trẻ phát âm theo “Đây là con ong! Dạ thưa cô con ong”
 - Cô đưa tranh cho trẻ quan sát. Các con có biết con ong sống ở đâu không? Các con thường thấy ong thường bay ở đâu?
 - Ong có những bộ phận nào? Các con có biết ong là loại côn trùng có lợi hay có hại? “ Con ong là loại côn trùng có lợi giúp những bông hoa thư phấn và chúng cho ta mật ong rất bổ dưỡng”
* Con ruồi: 
 - Ngoài con ong ra các con còn biết loại côn trùng nào nữa?
 - Cô treo tranh con ruồi cho trẻ quan sát.
TCTV: “Con ruồi” cô cho cả lớp - tổ và một vài cá nhân nhắc lại
 - Các con nhìn xem con ruồi có những bộ phận nào?
 - Nó thường đậu ở đâu?
 - Đúng rồi! Nó thường đậu ở nơi bẩn có nhiều rác hôi thối và thức ăn của chúng ta. Khi chúng ta không cẩn thận ăn vào sẽ dễ bị mắc bệnh
 - Vậy muốn cho thức ăn của chúng ta không bị ruồi đậu thì phải làm sao? Các con thấy ruồi là côn trùng có lợi hay có hại?
 - Tương tự cọ trò chuyện với trẻ về con: muỗi, chuồn chuồn, bướm.
 * So sánh điểm giống nhau và khác nhau:
 - Ong – bướm: 
 + Giống nhau: Đều là côn trùng biết bay, cánh mỏng đều giúp cây thụ phấn.
 + Khác nhau: bướm có cánh to, nhiều máu sắc, ong thì có cánh mỏng, nhỏ, chỉ có một màu.
 - Ruồi – muỗi:
 + Giống nhau: đều là côn trùng có hại, có nhiều chân.
 + Khác nhau: ruồi to hơn..
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
* Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
 - Các con rất giỏi.Bây giờ cô cháu mình cùng chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Luật chơi: Trẻ phải tìm đúng tranh theo yêu cầu của cô và giơ lên
- Cách chơi: Mỗi một rổ có tranh lô tô về các loại côn trùng. Yêu cầu trẻ tìm nhanh côn trùng theo hiệu lệnh của cô và giơ lên đọc to tên côn trùng đó.
 - Tổ chức cho cả lớp cùng chơi. Cô bao quát lớp (chú ý sửa sai cho trẻ)
* Trò chơi “Về đúng tổ”
 * Các con học chơi rất giỏi. Chúng ta cùng chơi thêm một trò chơi nữa nhe! “Về đúng tổ” .
- Luật chơi: Trẻ phải về đúng tổ có hình giống trong thẻ của mình, bạn nào về sai sẽ bị phạt nhảy lò cò 1 vòng
- Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát trên tay cầm 1 tranh lô tô khi cô ra hiệu lệnh “Trời mưa” thì trẻ chạy nhanh về tổ đã treo sẵn có hình côn trùng giống trong thẻ trên tay của trẻ. Bạn nào về sai sẽ bị phạt nhảy lò cò 1 vòng.
 - Cho trẻ chơi.
 * Kết thúc: Đọc bài thơ ong và bướm.
 * Củng cố: Cho trẻ nhắc lại đề tài.
Nhận xét - cắm hoa
Cả lớp hát
Dạ con chuồn chuồn
Trẻ trả lời
Dạ trời sắp mưa, thuộc nhóm côn trùng
Dạ
Trẻ nhắc lại đề tài
Dạ con ong
Cả lớp - tổ - cá nhân nhắc lại “Con ong”
Dạ sống trong tổ
Dạ vườn hoa
Dạ đầu, bụng chân và cánh
Dạ có lợi
Trẻ kể
Trẻ quan sát
Cả lớp - tổ - cá nhân nhắc lại
Dạ đầu, bụng chân và cánh
Dạ bãi rác, thức ăn, nước bẩn, 
Dạ đậu thức ăn lại
Dạ có hại
Trẻ so sánh
Trẻ lần lượt tham gia trò chơi cùng cô
Trẻ đọc thơ
Trẻ nhắc lại đề tài
Trẻ lên cắm hoa
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CON ONG VÀ CON BƯỚM
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: “BẮT BƯỚM”
*********
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức: 
Trẻ biết được đặc điểm và tên gọi của con ong và con bướm
Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian “Bắt bướm”
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát và trả lời tròn câu cho trẻ.
Rèn kỹ năng chạy, giúp phát triển cơ chân mạnh khỏe
Thái độ:
Trẻ chú ý quan sát, tích cực phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi.
Trẻ chơi hòa đồng, vui vẻ với bạn, biết chờ đến lượt khi tham gia trò chơi.
CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Trống lắc, Tranh con ong và con bướm, bảng quay hai mặt, thước chỉ, Cây có buộc 1 con bướm.
Đồ dùng của trẻ: Sân bãi sạch sẽ bằng phẳng để cho trẻ dễ qua lại, vị trí trẻ đứng dễ quan sát.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
	Ổn định – giới thiệu:
Cô và trẻ cùng hát “Ong và bướm” sau đó cùng trò chuyện:
Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì? 
Con ong và con bướm thuộc nhóm gì?
Ngoài ra còn những con gì thuộc nhóm côn trùng nữa?
Vậy hôm nay cô và các con cùng nhau quan sát con ong và con bướm nhé! 
Hoạt động 1: Quan sát con ong và con bướm
Con ong:
Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện
Đây là tranh gì?
Con ong thuộc nhóm gì? Có những bộ phận nào?
Con ong có đặc điểm gì?
Con ong sống ở đâu? Con thường thấy con ong ở đâu?
Con ong là côn trùng có lợi hay có hại? Vì sao?
Giáo dục trẻ không chơi và phá ong vì ong chích sẽ bị sung rất đau.
Con bướm:
Đây là tranh gì?
Con bướm thuộc nhóm gì? Có những bộ phận nào?
Con bướm có đặc điểm gì?
Con bướm là côn trùng có lợi hay có hại? Vì sao?
Giáo dục trẻ: không bắt phá bướm
Ngoài ong và bướm ra, nhóm côn trùng có những con nào nữa?
Hôm nay, cô thấy các con học rất giói, vậy cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi đó là trò chơi: “Bắt bướm”
Hoạt động 2: “Bắt bướm”
Luật chơi: Trẻ phải nhảy lên bắt bướm, bạn nào bắt được sẽ được cô khen.
Cách chơi: Cô chuẩn bị một con bướm, cô điều khiển con bướm qua hướng nào trẻ phải nhảy theo bắt hướng đó. Bạn nào bắt được sẽ được cô khen.
Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: “BÉ VỚI MỘT SỐ CÔN TRÙNG”
**********
1/.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ về đúng nhóm chơi, biết cách chơi các trò chơi theo yêu cầu của cô
 - Chơi không ốn ào, không tranh giành đồ chơi lẫn nhau
2/.CHUẨN BỊ :
 - Bộ đồ chơi bác sĩ, thuốc thú y, ống chích, ống nghe .
 - Gạch, khối gỗ, hàng rào, cỏ hoa, búp bê, con bướm, ong, chuồn chuồn, kiến
 - Tranh chủ đề động vật
 - Viết màu, vật liệu cho c/c sử dụng
 - Các hình học: vuông, tam giác, chữ nhật .
 - Bình tưới, kéo nhỏ, khăn lau .
 3/.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 - Cô cho c/c hát bài “Ong và bướm” tập hợp c/c ngồi ở giữa lớp
 - Cô giới thiệu chủ đề mới, giới thiệu các góc chơi, sau đó cô cho c/c về ngồi chơi ở các góc sau:
 + Góc phân vai : 
 - Bác đồ ăn, nước uống 
 - Bác thú y. 
 + Góc xây dựng:
 - Cho c/c xây dựng vườn hoa của bé
 - Cô theo dõi , gợi ý để trẻ có sáng tạo thêm khi xây.
 + Góc nghệ thuật :
 - Trẻ tô màu, cắt dán, vẽ , nặn con côn trùng
 - Múa hát, kể chuyện chủ đề động vật.
 + Góc học tập :
 - Các hình học: vuông, tam giác, chữ nhật .
 - Ghép hình, so hình chủ đề động vật
 + Góc thiên nhiên:
 Chăm sóc cây.
 + Vận động: 
 TCDG “Bắt bướm”
 TCVĐ “Keng côn trùng”
 4/.QUÁ TRÌNH CHƠI:
 - Cô cho c/c về chỗ ngồi chơi , cô tham gia vào nhóm chơi phân vai và cùng tham gia chơi với c/c, cô theo dõi nhắc nhở để c/c biết cách thể hiện đúng vai chơi của mình
 5/. NHẬN XÉT SAU KHI CHƠI:
 - Cô đi đến từng nhóm chơi, cô cho nhóm trưởng nhận xét trước , sau đó cô nhận xét bổ sung và cho c/c lên cắm hoa. 
HOẠT ĐỘNG BUỔI CHIỀU
TTKT: VẼ CON BƯỚM XINH
TCDG: “BẮT BƯỚM”
**********
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức: 
Trẻ biết vẽ con bướm
Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian “Bắt bướm”
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ
Rèn kỹ năng chạy và phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ
Thái độ:
Trẻ chú ý tạo ra sản phẩm
Trẻ chơi hòa đồng, vui vẻ với bạn khi tham gia trò chơi.
CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: 1 tranh mẫu, giấy vẽ A3, bút chì và bút màu Xem lại cách chơi trò chơi “bắt bướm”
Đồ dùng cho trẻ: giấy vẽ, hộp màu đủ cho trẻ dùng
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Ổn định – giới thiệu:
Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Ong và bướm” sau đó cùng trò chuyện:
Các con vừa đọc bài thơ nói về con vật gì?
Ong và bướm là động vật thuộc nhóm gì?
Ngoài ra còn những con nào thuộc nhóm côn trùng nữa?
Vậy hôm nay, cô và các con cùng nhau vẽ con bướm xinh nhé!
Hoạt động 1: Vẽ con bướm xinh
Cô cho trẻ quan sát mẫu
Cô vẽ mẫu cho trẻ xem và gợi ý cách thực hiện
Trẻ nêu ý tưởng và cách làm
Trẻ thực hành
Các con vẽ rất đẹp, vậy hôm nay cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, đó là trò chơi: “Bắt bướm”
Hoạt động 2: “Bắt bướm”
Luật chơi: Trẻ phải nhảy lên bắt bướm, bạn nào bắt được sẽ được cô khen.
Cách chơi: Cô chuẩn bị một con bướm, cô điều khiển con bướm qua hướng nào trẻ phải nhảy theo bắt hướng đó. Bạn nào bắt được sẽ được cô khen.
Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ.
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài. Đọc TCBN. 
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 2 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. 
NHẬN KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số học sinh:
Số trẻ có mặt:
Số trẻ vắng:
Tên các cháu vắng, lí do: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các hoạt động trong ngày: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Những cháu chưa nắm được yêu cầu: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu có dấu hiệu bất thường: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỨ BA, NGÀY 27/12/2016
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH
(Như thứ hai)
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
(Như thứ hai)
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐ: BẬT XA 50 CM
********
1/ YÊU CẦU:
 - Kiến thức: Trẻ biết bật xa 50 cm không chạm vào vạch kẻ
 - Kỹ năng: Luyện kỹ năng bật và giữ thăng bằng cho trẻ.
 - Thái độ: Trẻ hứng thú trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động
2/ CHUẨN BỊ:
 - Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng, vạch kẻ cách nhau 50 cm
 - Nhạc chủ đề động vật, một số côn trùng
3/ CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu
Cô cùng c/c hát bài “Con cào cào” , khi c/c hát xong cô cùng trò chuyện với c/c:
Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì?
Con cào cào trong bài hát như thế nào?
Muốn có đôi chân khoẻ mạnh như con cào cào, các con phải làm sao?
Đã gần tới Tết Dương lịch rồi, trường Mẫu giáo An Tức có tổ chức hội thi “Bé khoẻ bé ngoan”, các con có muốn đến đó tham gia cùng với cô không?
Bây giờ chúng ta sẽ đi bằng gì?
Theo cô chúng ta nên đi xe đạp để tiết kiệm năng lượng và giúp đôi chân thêm khỏe mạnh nhé!
Vậy các con cùng đi với cô nhé!
Hoạt động 2: Trọng động
 &Bé khởi động cùng cô :
Cô cho các cháu tập hợp đội hình hàng dọc, chuyển thành đội hình vòng tròn đi các kiểu chân khác nhau sau đó đứng lại làm động tác hô hấp “Gà gáy”.(2 – 3 lần). 
Sau đó cho cháu trở lại đợi hình 3 hàng ngang theo tổ, chuẩn bị tập BTPTC.
 &Bé hãy tập cùng cô:
 *Bài tập phát triển chung:
Cô cho trẻ tập theo bài “Con cào cào” với các động tác sau:
Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau
Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°.
Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi) 
Bật 2: Bật tách khép chân
 (Động tác nhấn mạnh: tập 3 lần x 8 nhịp) 
 *Nào bé hãy tập cùng cô:
- Cô cho trẻ hát “Con chuồn chuồn” về đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau:
- Trong hội đi có rất nhiều trò chơi, các con nhìn xem cô có gì đây?
- Với hai vạch kẻ này, chúng ta chơi được gì?
- Cô thấy các bạn có rất nhiều ý tưởng hay, vậy chúng ta sẽ thống nhất với nhau chơi: “Bật xa 50 cm” để các con cùng thi với nhau nhé!
- Để các con thi tốt, các con chú ý xem cô làm mẫu trước nha! 
 - Cô làm mẫu cho c/c xem lần 1
 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Bạn nào được cô gọi lên làm, các con sẽ đứng trước vạch chuẩn, hai chân chụm lại, khi có hiệu lệnh của cô, các con đưa hai tay ra trước rồi bật nhảy về phía trước. Khi nhảy các con nhớ đánh tay ra trước, lên cao rồi ra sau, khi rơi xuống hai chân hơi khuỵu và không được chạm vào vạch kẻ. Khi thực hiện xong c/c đi về cuối hàng đứng cho bạn khác thực hiện. 
- Cô làm mẫu lần 3 kết hợp sử dụng tín hiệu
- Cô cho 1 vài cháu lên làm mẫu cho bạn xem
Phần thi thứ I: “Cá nhân trổ tài”
- Cô cho trẻ thực hiện , cô theo dõi và sữa sai cho trẻ, cô cho trẻ thực hiện vài lần
Phần thi thứ II: “Thử sức đồng đội”
 (Cô cho trẻ thực hiện lần hai)
 - Cách chơi: Cô cho 2 đội thi đua với nhau, 2 đội sẽ đứng thành hai hàng dọc, khi có hiệu lệnh của cô, hai đội lần lượt “Bật xa 50 cm”, sau đó lên lấy về cho đội của mình một số côn trùng. Bạn làm xong chạy về chạm tay bạn. Cứ như vậy cho đến hết giờ, đội nào được nhiều côn trùng nhất là đội chiến thắng.
- Luật chơi: Khi bạn chạy về chạm tay, trẻ mới được chạy lên.
Cô cho c/c chơi đến hết giờ
Tổng kết cuộc thi, tuyên bố kết quả và phát thưởng
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
 &Bé hít thở cùng cô:
 - Cô cho c/c chơi 1 trò chơi nhẹ “Ngựa phi”
2 lần
 - Cô nhận xét cho c/c lên cắm hoa
Trẻ hát cùng cô
Dạ con cào cào
Trẻ trả lời
Dạ muốn
Trẻ trả lời
Dạ
Trẻ trả lời
Dạ
Trẻ tập cùng cô
Trẻ đọc thơ về hai hàng đứng
Dạ vạch kẻ
Trẻ phát biểu và lên làm thử
Dạ
Trẻ chú ý xem cô làm mẫu
Trẻ lên làm mẫu cho các bạn xem
Từng trẻ lần lượt lên thực hiện
Trẻ chơi cùng cô
Trẻ lên nhận phần thưởng
Trẻ làm “ngựa phi”
Trẻ lên cắm hoa
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CON CÀO CÀO VÀ CON BỌ NGỰA
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: “ĐUA NGỰA”
**********
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức: 
Trẻ biết được đặc điểm và tên gọi của con cào cào và con bọ ngựa
Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động “Đua ngựa”
Kỹ 

File đính kèm:

  • docxCon_trung.docx
Giáo Án Liên Quan