Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Chủ đề “bản thân”

- Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa tối thiểu 4m

(Chỉ số 3) - Ném bóng bằng 2 tay từ phía dưới về phía người đứng đối diện.

- Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng.

- Bắt được bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào ngực. - Hoạt động ngoài trời: TCDG: Bắt bóng.

- Hoạt động học: Đi trên băng ghế thể dục đầu đội túi cát.

- Quan sát trẻ thực hiện. Tuần 1

Thứ 2

Ngày 22/9/2014

- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)

(chỉ số 11) Giữ được thang bằng khi bước lên ghế và khi đi trên ghế

- Khi đi mắt luôn nhìn thẳng về phía trước

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI

- Lắng nghe ý kiến của người khác.

(Chỉ số 48) - Nhìn vào mắt bạn khi giao tiếp.

- Không cắt ngang lời khi bạn đang nói.

 - Quan sát khi trẻ trò chuyện với nhau và khi trẻ nghe bạn khác nói trên lớp.

- Hoạt động góc Tuần 1

Thứ 6

Ngày 26/09/2014

 

doc64 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Chủ đề “bản thân”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
CHỦ ĐỀ “BẢN THÂN”
*****
* Thời gian thực hiện: 3 tuần. Từ ngày 22/9/2014 đến ngày 10/10/2014
* Các chỉ số đánh giá: 3, 5, 11, 29, 34, 62, 119, 108, 12, 16, 17, 25, 28, 36, 47, 48, 87
Tuần 1: TÔI LÀ AI?
* Các chỉ số đánh giá: 3, 11, 16,34, 48, 108.
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Thời gian thực hiện
I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
- Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa tối thiểu 4m
(Chỉ số 3)
- Ném bóng bằng 2 tay từ phía dưới về phía người đứng đối diện.
- Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng.
- Bắt được bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào ngực.
- Hoạt động ngoài trời: TCDG: Bắt bóng.
- Hoạt động học: Đi trên băng ghế thể dục đầu đội túi cát.
- Quan sát trẻ thực hiện.
Tuần 1
Thứ 2
Ngày 22/9/2014
- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)
(chỉ số 11)
Giữ được thang bằng khi bước lên ghế và khi đi trên ghế
- Khi đi mắt luôn nhìn thẳng về phía trước
II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI
- Lắng nghe ý kiến của người khác.
(Chỉ số 48)
- Nhìn vào mắt bạn khi giao tiếp.
- Không cắt ngang lời khi bạn đang nói.
- Quan sát khi trẻ trò chuyện với nhau và khi trẻ nghe bạn khác nói trên lớp.
- Hoạt động góc
Tuần 1
Thứ 6
Ngày 26/09/2014
III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
- Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân
(Chỉ số 34)
- Phát biểu ý kiến hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, không sợ sệt, rụt rè, e ngại
- Quan sát trẻ tong giờ chơi, giờ học và trong sinh hoạt.
- Hoạt động học: Truyện “Dê con nhanh trí”
Tuần 1
Thứ 4
Ngày 24/9/2014
IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Xác định vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác.
(chỉ số 108)
- Nói được vị trí của 1 vật so với 1 vật khác trong không gian.
- Nói được vị trí của các bạn so với nhau khi xếp hàng tập thể dục.
- Đặt đồ vật vào chỗ theo yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho trẻ sắp xếp đồ vật vào vi6 trí mà cô yêu cầu.
- Quan sát trẻ trong khi chơi, trong giờ thể dục.
- Hoạt động học: Xác định trái-phải của một vật so với vật khác.
- Hoạt động ngoài trời: Trò chơi “ Tôi bảo”
Tuần 1
Thứ 3
Ngày 23/09/2014
V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MĨ:
- Tự rửa mặt và chải răng hằng ngày.
( Chỉ số 16)
Sau khi ăn hoặc lúc ngủ dậy:
- Tự đánh răng, rửa mặt.
- Không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo /quần.
- Quan sát trẻ đánh răng sau khi ăn.
- Hỏi phụ huynh.
Tuần 1
Thứ 5
Ngày 25/09/2014
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
Từ 22/9 đến ngày 26/9/2014
HỌAT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
LĨNH VỰC
PTTC
(CS 3, 11)
PTNT
(CS 108)
PTNN
(CS 34)
PTTM
(CS 16)
TC-QHXH
(CS 48)
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh
Giáo dục lễ giáo
- Quan sát và xem tranh ảnh chủ đề bản thân.
 - Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần.
 - Cho trẻ soi gương và quan sát, trò chuyện về đặc điểm, sở thích của bản thân. Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân (Chỉ số 29). 
- Hỏi tên trẻ, kí hiệu riêng, thẻ tên của từng trẻ.
- Trò chuyện về việc giữ gìn vệ sinh thân thể: rửa tay, đánh răng, tắm giặt,. khi nào?
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
Thể dục sáng
* Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi
* Trong động: Vận động theo nhạc “Múa cho mẹ xem ”.
- Hô hấp: Thổi nơ
- ĐT tay: Hai tay đưa ngang gập sau gáy.
 + Nhịp 1:Bước chân trái sang ngang,tay đưa ra ngang lòng bàn tay ngửa
 + Nhịp 2:Hai tay gậy sau gáy.
 + Nhịp 3:Hai tay đưa ngang (như nhịp 1)
 + Nhịp 4:Về TTCB
 + Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như trên(đổi chân)
- ĐT chân1: Ngồi xổm đứng lên liên tục
 + Nhịp 1:Hai tay đưa ngang, lòng bàn tay ngửa
 + Nhịp 2:Hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp nồi khuỵu gối
 + Nhịp 3:Như nhịp 1
 + Nhịp 4:Về TTCB
 + Nhịp 5,6,7,8:Thực hiện như trên
- ĐT lườn: Nghiêng người sang hai bên
 + Nhịp 1:Chân trái bước sang ngang 2 tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa.
 + Nhịp 2: 1 tay chống hong 1 tay đưa lên cao rồi qua đầu uốn người.
 + Nhịp 3:Về TTCB (như nhịp 1)
 + Nhịp 5,6,7,8:Thực hiện như trên
-ĐT bật: Bật tách khép chân
 + Nhịp 1: 2 tay + 2 chân dang ngang, lòng bàn tay sấp
 + Nhịp 2: 2 tay hạ xuống chân khép
 + Nhịp 3:Về TTCB (như nhịp 1)
 + Nhịp 5,6,7,8:Thực hiện như trên
* Hồi tỉnh: hít thở nhẹ nhàng
Họat động ngoài trời
- TCVĐ: Bắt bóng (CS 3)
- Chơi đồ chơi ngoài trời.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- TCVĐ: Mắt-miệng-tay
- TCDG: Rồng rắn lên mây 
HỌAT ĐỘNG HỌC
- Đi trên băng ghế thể dục đầu đội túi cát. 
(chỉ số 11)
 TC: Chuyền bóng trái, phải. Vượt chướng ngại vật
- Xác định trên dưới, trước sau của một vật so với vật khác.
 (chỉ số 108)
+ Trò chơi: Đoán nhanh. Tìm bạn thân. Nhìn tranh đoán hành động. Tải đạn qua sông.
- Truyện: “Dê con nhanh trí”.
(chỉ số 34)
+ TC: Đóng vai theo tính cách nhân vật.
- TH: Vẽ bạn trai, bạn gái
+ Xem triển lãm tranh.
Phân biệt các bộ phận, các chức năng, họat động chính của chúng.
HỌAT ĐỘNG GÓC
Xây dựng
Xây nhà và xếp đường vào nhà
Nghệ thuật
Xem sách tranh ảnh về chủ đề bản thân.
Thư viện
Tô màu, vẽ, cắt dán những bộ phận còn thiếu. In hình bàn tay, bàn chân.
Âm nhạc
Hát một số bài hát chủ đề Bản thân.
Phân vai
Gia đình
Hoạt động phụ
- Ôn số : 1 - 5
-Ôn chữ cái o,ô,ơ
- Thực hiện vỡ tập toán trang 1 (TT)
Tập luyện kỹ năng: Đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng. (chỉ số 16)
- Ôn các bài hát trong chủ đề
Vệ sinh, ăn trưa, ăn phụ
- Nhắc nhở rữa tay trước và sau khi ăn
- Trẻ biết lau bàn và dọn dẹp.
- Không nói chuyện trong giờ ăn.
Mặn:
Canh:
Ăn phụ:
.
Mặn:
Canh:
Ăn phụ:
.
Mặn:
Canh:
Ăn phụ:
.
Mặn:
Canh:
Ăn phụ:
.
Mặn:
Canh:
Ăn phụ:
.
Nêu gương, ngủ trưa
- Không nói chuyện trong giờ học
- Không nói leo, cướp lời khi người khác đang nói.
- Vào góc chơi nghiêm túc và trật tự
- Trẻ nhận xét, cô nhận xét.
- Cắm cờ.
Họat động chiều, vui chơi và trả trẻ
- Ôn luyện các chữ cái đã học (o,ô,ơ)
-Thực hiện vở giúp bé làm quen với toán qua các con số ( trang 2 TT).
- Ôn hình (vuông, tròn, tam giác, chữ nhật)
- Viết bảng các số đã học.
- Ôn các bài thơ trong chủ đề.
Chơi tự do
TCVĐ: Chi chi chành chành
TCDG: Rồng rắn lên mây.
Xem phim hoạt hình.
TCDG: “Chi chi chành chành”
 GIÁO VIÊN BAN GIÁM HIỆU
Nguyễn Thị Thùy Trang Nguyễn Thị Hạnh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC MỚI
TÊN GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH HƯỚNG DẪN
Xây dựng
Xây nhà và xếp đường vào nhà
- Trẻ biết sử dụng các viên gạch để xếp nên căn nhà và con đường vào nhà. Biết bố trí cây cảnh phù hợp, đẹp mắt.
- Gạch, cây xanh, các loại hoa,
- Cho trẻ xem tranh mô hình xây nhà.
- Trò chuyện:
+ Tranh vẽ gì? (mô hình nhà)
+ Ngôi nhà được xây ntn? (trể trả lời theo ý trẻ).
+ Cô tóm lại: Xếp các viên gạch lại cạnh nhau để làm nền, lớp sau nhỏ hơn lớp trước cứ thế xây thành ngôi nhà. Xây hàng rào xung quanh, trang trí cây xanh, ghế đá cho đẹp, làm cổng nhà.
Cho trẻ tự bàn bạc thảo luận, phân công nhiệm vụ cho từng bạn và thực hiện.
Nghệ thuật
Tô màu, vẽ, cắt dán những bộ phận còn thiếu. In hình bàn tay, bàn chân.
- Trẻ biết tô màu, vẽ, cắt, dán các bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt, cơ thể.
- Trẻ biết in hình bàn tay,bàn chân trên màu nước.
. 
- Tranh vẽ hình người còn thiếu các bộ phận, các bộ phận riêng, bút màu, kéo, hồ dán.Giấy Ao, màu nước. 
- Cho trẻ xem tranh cơ thể bé trai, bé gái
- Trò chuyện:
+ Tranh vẽ gì? ( Hình bạn trai, bạn gái)
+ Cơ thể gồm các bộ phận nào? (trể trả lời theo ý trẻ).
+ Cho trẻ xem hình ảnh các bộ phận còn thiếu của cơ thể. Hỏi trẻ các bộ phận đó sẽ dán vào đâu cho phù hợp? (trể trả lời theo ý trẻ).
 Cô cho trẻ bàn bạc về các bộ phận của trên cơ thể con người, cách thức cắt, vẽ như thế nào cho đẹp.
Ai vào nhóm chơi này? Bạn nào làm nhóm trưởng? Nhóm trưởng lên lấy đồ chơi về góc và phân công các bạn. Cô quan sát trẻ tô màu, cắt, dán, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Âm nhạc
Hát một số bài hát chủ đề Bản thân.
- Trẻ thuộc lời bài hát, vận động theo bài hát.
- Hát tương đối đúng vần cao độ và trường độ các bài hát đã được học hay quen thuộc với trẻ.
- Trẻ biết lên sân khấu hát và vận động một cách mạnh dạng.
Một số trang phục, đàn, trống, Máy vi tính, nhạc.
- Cô hỏi trẻ tên các bài hát trong chủ đề đang học, nhịp điệp các bài hát đó ntn?
- Cô cho trẻ bàn bạc các bài hát sẽ hát.
- Cho trẻ tự phân công :Ai là người dẫn chương trình, ai làm ca sĩ, ai làm ban nhạc, Ai vào nhóm chơi này? Bạn nào làm nhóm trưởng? Nhóm trưởng lên lấy thùng đồ chơi về góc và phân công các bạn Cô gợi ý thiết lập mối quan hệ giữa các vai chơi. Cô quan sát trẻ thực hiện trò chơi, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Phân vai
Gia đình
- Trẻ biết chơi theo nhóm, biết bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi.
- Biết thể hiện các vai chơi của mình: Mẹ( chăm sóc con hằng ngày, cho con ăn, ru con ngủ, đưa con đi khám bệnh...); Cô bán hàng( biết mời chào khách); Bác sỹ( biết khám bệnh, kê đơn thuốc).
- Xắc xô, một số đồ chơi.- Bộ đồ dùng nấu ăn, búp bê. - Gian hàng: rau, củ quả, hộp sữa, bánh, kẹo, đồ ăn
- Đồ chơi bác sĩ.
-Cho trẻ xem tranh cảnh sinh hoạt của gia đình.
- Trò chuyện: Trong tranh bố mẹ đang làm gì? Em bé đang làm gì? Khi bé bị ốm mẹ làm gì?,........
- Cho trẻ tự thỏa thuận phân vai.
 - Ai vào nhóm chơi này? Bạn nào làm nhóm trưởng? Nhóm trưởng lên lấy thùng đồ chơi về góc và cho trẻ chơi. Cô quan sát trẻ thực hiện trò chơi, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Thư viện
Xem sách tranh ảnh về chủ đề bản thân.
- Trẻ biết lật từng trang sách để xem
- Hiểu nội dung sách đang xem.
- Trẻ biết trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm.
- Trẻ cảm nhận được cái đẹp qua tranh ảnh, hình vẽ và yệu thích cái đẹp.
- Một số tranh truyện chủ đề bản thân.
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở và lật từng trang sách để xem truyện, xem từ trên xuống dưới từ trái qua phải. 
- Hướng dẫn trẻ xem hình ảnh sang tạo ra những cau chuyệ kể cho bạn mình nghe.
- Ai vào nhóm chơi này? Bạn nào làm nhóm trưởng? chơi ở đâu trong lớp của chúng ta? Cô cho trẻ chơi. Cô quan sát trẻ chơi. 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
- Chủ đề: TÔI LÀ AI ?
- Thứ 2 ngày: 22/9/2014
- Chỉ số 3: Ném và bắt bóng bằng 2 tay.
- Chỉ số 11: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ trò chuyện đầu giờ, điểm danh thể dục sáng, hoạt động ngoài trời (trò chơi):
 - Trò chuyện: - Quan sát và xem tranh ảnh chủ đề bản thân.
+ Cô có gì đây? (Tranh)
+ Tranh vẽ gì? (bạn trai, bạn gái)
+ Cơ thể bạn gái gồm các bộ phận nào? (đầu, mình, chân,.)
+ Còn bạn trai thế nào? (Gần giống như bạn gái)
+ Các con xem cơ thể bạn trai và bạn gái như thế nào với nhau? (Trẻ trả lời theo ý trẻ)
+ vậy chúng ta phải làm gì để giữ cơ thể luôn sạch sẽ? (Thường xuyên tắm gội, rửa tay,)
=> Giáo dục trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
- Điểm danh:
- Thể dục sáng: Thực hiện như kế hoạch.
- Hoạt động ngoài trời: TCDG: Bắt bóng. (chỉ số 3)
+ Mục đích: Trẻ biết:
Ném bóng bằng 2 tay từ phía dưới về phía người đứng đối diện
Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng
Bắt được bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào ngực.
+ Chuẩn bị: Bóng đủ cho cô và trẻ.
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành một vòng tròn rộng, cô đứng ở giữa cách trẻ 4m. Cô ném bóng cho 1 trẻ bắt, sau đó trẻ ném trả lại cho cô. Cô lại ném bóng cho trẻ khác cho đến hết lượt. Khi ném bóng cho trẻ nào thì cô gọi tên trẻ đó, giúp cho trẻ chú ý vào quả bóng. 
+ Luật chơi: Trẻ không được ôm bóng vào ngực, chỉ được bắt bóng bằng 2 tay và khi ném phải ném bằng 2 tay.
2. Hoạt động học:
- Lĩnh vực phát triển: Thể chất
- Hoạt động: Đi trên băng ghế thể dục đầu đội túi cát. (chỉ số 11)
- Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức: Đi phối hợp nhịp nhàng tự nhiên, chân đi nhẹ nhàng, hướng thẳng đầu đội túi cát.
+ Kỹ năng: Trẻ cẩn thận, khéo léo và kiên nhẫn không làm rơi túi cát.
Khi bước lên ghế không mất thăng bằng.
Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế.
Khi đi mắt nhìn thẳng.
+ Thái độ: Biết chờ đến lượt của mình không chen lấn, xô đẩy bạn.
 2.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
* Không gian tổ chức: Trong lớp, 3 hàng ngang. 
* Đồ dùng phương tiện:
- 2 Băng ghế thể dục
- Búp bê, ngôi nhà.
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẻ.
- Máy tính.
2.2. Phương pháp tổ chức hoạt động: Đàm thoại, quan sát, thực hành luyện tập.
2.3. Tiến trình tổ chức “ hoạt động học”:
PMở đầu hoạt động: Khởi động:
 + Cho trẻ đi thành vòng tròn theo nhạc, kết hợp các kiểu chân.
 + Chuyển thành 3 hàng ngang
PHoạt động trọng tâm:
 Bài tập phát triển chung: như kế hoạch
- Các bạn ơi! Hôm nay là ngày sinh nhật của bạn búp bê, cc cùng cô đi đến chúc mừng sinh nhật bạn búp bê nhé! Nhưng đoạn đường đi đến nhà bạn búp bê rất khó. Các con phải đi qua một chiếc cầu nhỏ và khi qua cầu thì đầu phải đội túi cát mới qua cầu được.
P Vận động cơ bản: Đi trên băng ghế thể dục đầu đội túi cát. (chỉ số 11)
- Cô làm mẫu lần 1: (Không giải thích).
- Cô làm mẫu lần 2: (Kết hợp giải thích)
Tư thế chuẩn bị: Bước từng bước trên băng ghế, hai tay chống hông giữ thăng bằng, mắt hướng về trước, đầu đội túi cát, chân bước tự nhiên đến hết băng ghế.
- Cô cho trẻ thực hiện:
+ Cho 2 cháu khá lên làm thử (trẻ-cô nhận xét)
+ Cho cả lớp thực hiện (Cô quan sát, chú ý sữa sai).
- Tăng số lần tập cho các trẻ tập chưa đúng.
- Cô tổ chức cho các trẻ thi đua với nhau.
P Trò chơi vận động: 
- TC 1: “Vượt chướng ngại vật”
Luật chơi: Khi đi qua băng ghế bị rơi xuống thì phải trở lại đi từ đầu.
Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cô sẽ phát một rổ bóng, khi nghe hiệu lệnh bắt đầu bạn đầu hàng sẽ lấy một quả bóng vượt qua chướng ngại vật (băng ghế) rồi để bóng vào rỗ, cứ như thế hết thời gian đội nào được nhiều bóng thì đội đó thắng.
- TC 2: “Chuyền bóng trái, phải”
+ Luật chơi: Bóng đội nào rơi xuống đất, chuyền không đúng yêu cầu của cô sẽ bị thua.
 + Cách chơi: Chia lớp thành hai đội. Cô sẽ trao cho bạn đầu hàng của mổi đội 1 quả bóng. Khi có hiệu lệnh chuyền bóng bên trái hoặc phải thì bạn đầu hàng sẽ chuyền quả bóng đó cho bạn kế tiếp theo hiệu lệnh của cô. Cứ như thế cho đến bạn cuối hàng, bạn cuối hàng sẽ cầm quả bóng đưa cô. Đội nào thực hiện nhanh đúng luật thì sẽ chiến thắng.
P Hồi tỉnh: Cho trẻ đi chậm và hít thở nhẹ nhàng.
Kết thúc: Hôm nay chúng ta vừa luyện tập gì? Cách thực hiện ntn? 
Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Trò chơi: “Giấu cái tay”
4. Hoạt động góc: 
- Thư viện: Xem sách tranh ảnh về chủ đề bản thân.(góc mới) 
- Âm nhạc: Hát một số bài hát chủ đề Bản thân.
- Nghệ thuật: Tô màu, vẽ, cắt dán những bộ phận còn thiếu. In hình bàn tay, bàn chân.
5. Hoạt động phụ: Ôn số : 1 - 5
Tên bài: Ôn số : 1 - 5
Mục đích: Giúp trẻ nhớ lại các số đã học
Chuẩn bị: Phấn, bảng,.
Tiến hành: Cô viết các số đã học lên bảng, cho trẻ đọc lại dưới nhiều hình thức.
6. Nêu gương
7. Hoạt động chiều: 
7.1. Ôn luyện các chữ cái đã học. (o,ô,ơ)
Tên đề tài: Ôn luyện các chữ cái đã học. (o,ô,ơ)
Mục đích: Cũng cố kỹ nhận biết và viết một số chữ cái trẻ đã được học.
Chuẩn bị: bảng con, phấn, bông bảng,.
HD: Cô cho trẻ ngồi hình chữ u thành 3 tổ, cô cho trẻ đọc lại một số chữ cái đã học. Sau đó cho trẻ viết lại (viết theo khả năng của trẻ).
7.2. Vui chơi: Chơi tự do
@ ĐÁNH GIÁ
* Những trẻ được theo dõi đánh giá: ..............
..
* Chỉ số 3, 11:
+ Những trẻ đạt: ...
..
+ Những trẻ không đạt:
..
+ Lý do chưa đạt: .
* Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm, chăm sóc riêng:
+ Sức khỏe :.......
+ Kỹ năng:.
+ Thái độ và biểu lộ cảm xúc hành vi: ...
* Những vấn đề cần lưu ý khác:
* Những trẻ vắng: 
Ý kiến của tổ chuyên môn
.
Duyệt ngày tháng 9 năm 2014
Phó Hiệu Trưởng
Nguyễn Thị Hạnh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
- Chủ đề: TÔI LÀ AI ?
- Thứ 3 ngày: 23/9/2014
- Chỉ số 108: Xác định vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác. 
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ trò chuyện đầu giờ, điểm danh thể dục sáng, hoạt động ngoài trời (trò chơi):
- Trò chuyện: Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần.
+ Bạn nào cho cô biết ngày nghỉ cuối tuần là ngày thứ mấy? (Thứ 7, chủ nhật)
+ Trong ngày nghỉ cuối tuần cán con được ba mẹ dẫn đi đâu chơi? (công viên, nhà ngoại,)
+ Con cảm thấy thế nào trong ngày nghỉ cuối tuần? (Vui Vẻ)
+ Con có thích được nghỉ ở nhà trong ngày cuối tuần không? Vì sao?
- Điểm danh:
- Thể dục sáng: Thực hiện như kế hoạch.
- Hoạt động ngoài trời: - Chơi đồ chơi ngoài trời.
2. Hoạt động học:
- Lĩnh vực phát triển: PTNT.
- Hoạt động: Xác định trái-phải của một vật so với vật khác. (Chỉ số 108)
- Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức: Củng cố kỹ năng định hướng, biết xác định đúng vị trí trái-phải của đối tượng khác.
+ Kỹ năng: Trẻ biết vận dụng kiến thức đã học để xác định trái-phải của một vật so với vật khác.
Nói được vị trí của 1 vật so với 1 vật khác trong không gian
Nói được vị trí của các bạn so với nhau khi xếp hàng tập thể dục
Đặt đồ vật vào chỗ theo yêu cầu
+ Thái độ: giáo dục trẻ yêu quý, tự hào về Thành phố Cao Lãnh; biết giữ gìn vệ sinh môi trường khi thăm quan du lịch.
2.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
* Không gian tổ chức: Trong phòng học cho trẻ ngồi thành hình chữ U theo từng nhóm bạn.
* Đồ dùng phương tiện (tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi)
- Đoạn video về cảnh khu di tích lịch sử Nguyễn Sinh Sắc.
- Một số đồ dùng đồ chơi bằng nhựa.
- 3 quả bóng.
2.2. Phương pháp tổ chức hoạt động: Đàm thoại, quan sát, thực hành, giải thích 
2.3. Tiến trình tổ chức “ hoạt động học”:
* Mở đầu hoạt động:
- Cô cho trẻ hát bài “Tay thơm tay ngoan” 
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
+ Bài hát đến nhắc đến bộ phận gì trong cơ thể? (bàn tay)
+ Đôi bàn tay trong bài hát như thế nào? (trả lời theo ý trẻ)
+ Ai đã dạy các con phải giữ gìn đôi tay? (cô giáo, mẹ,..)
+ Đôi tay có lợi hay có hại? Vì sao? (trả lời theo ý trẻ)
* Hoạt động trọng tâm:
P Ôn trái-phải trên bản thân trẻ: 
- Hôm nay cô Ngân mời lớp chúng ta đi tham quan khu di tích lịch sử Nguyễn Sinh Sắc. Bây giờ trước khi đi cô mời các bạn xếp thành 3 hàng dọc theo từng tổ cho cô nhe!
- Trước khi đi tham quan ta cùng vận động cho cơ thể khỏe mạnh nhé!
+ Nghiên đầu sang phải (trái)
+ Dậm chân phải (trái)
- Bây giờ cô sẽ điểm danh xem lớp chúng ta có đủ chưa nhé.
+ Tổ nào đứng ở giữa? (tổ 2)
+ Phía phải tổ 2 là tổ nào? (tổ 3)
+ Tổ 1 đứng ở phía nào của tổ 2? (phía trái) 
- Đã đủ bạn rồi chúng ta cùng lên đường thôi.
P Xác định trái-phải của một vật so với vật khác. 
Nhà sàn Bác Hồ :
- Cô mở máy cho trẻ xem các hình ảnh về danh lam thắng cảnh ở Lăng cụ Nguyễn Sinh Sắc. .
- Chúng ta vừa đi tham quan những nơi nào vậy ? (nhà sàn, ao cá, ...)
- Cô quay lại đoạn phim cần hỏi :
- Thế các con thấy phía trái của nhà sàn là gì ? (cây vú sữa)
- Cho trẻ nhắc lại « phía trái của nhà sàn là cây vú sữa »
- Còn phía phải của nhà sàn là gì ?(hàng trúc)
- Cho trẻ nhắc lại « phía phải của nhà sàn là hàng trúc »
- Phía trái của cây cầu có gì ? (hàng dâm bụt)
- Cho trẻ nhắc lại « phía trái của cây cầu là hàng dâm bụt»
- Phía phải của cây cầu là gì ? (cây dừa)
- Cho trẻ nhắc lại « phía phải của cây cầu là cây dừa »
- Các con ơi! thành phố Cao Lãnh của chúng ta giàu đẹp là một nơi lý tưởng để du khách đến tham quan.
- Thế các con cùng cô chơi 1 trò chơi “Tập lái xe” để tham quan cảnh đẹp khác không !
- Trên đường đi trời rất nắng nên các bạn phải đội nón. ->Các bạn đội nón phía nào? (phía trên)
- Đường nhựa rất nóng. Vì vậy, các bạn phải mang dép. -> Vậy các bạn cho cô biết các bạn mang dép ở phía nào? (phía dưới)
- > Cô chỉ vào và gọi trẻ nhắc lại.
Công viên thiếu nhi :
Đến nơi rồi ! 
Các con xem trong công viên có nhiều trò chơi không ? (Có)
Vây các con xem đầy là gì ? (Thảm bay)
Phía trái của thảm bay là gì đây ? (nhà hơi)
Thế xe điện đụng ở phía nào của trò chơi thảm bay ? (phía phải)
Hôm nay cô và cô Ngân đã dẫn các bạn tham quan những đâu ? (Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, công viên thiếu nhi).
Vậy các con cảm thấy ntn khi được đi tham quan như vậy ? (Vui)
Các co

File đính kèm:

  • docCHU_DE_BAN_THAN_5_6_TUOI_DAY_DU.doc
Giáo Án Liên Quan