Kế hoạch chăm sóc, giáo dục tuần 22 - Chủ đề nhánh 4: Một số hoa quả
Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ
- Trò chuyện về “Một số hoa quả”
- Thể dục buổi sáng:
Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Qủa”
- Điểm danh
- Nhắc trẻ đi rửa tay, uống nước trước khi học
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TUẦN 22 CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: MỘT SỐ HOA QUẢ TỪ NGÀY 13/02/2017 ĐẾN NGÀY 17/02/2017 ****** Thứ Thời điểm Thứ 2 13/02/2017 Thứ 3 14/02/2017 Thứ 4 15/02/2017 Thứ 5 16/02/2017 Thứ 6 17/02/2017 Đón trẻ Chơi Thể dục sang - Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ - Trò chuyện về “Một số hoa quả” - Thể dục buổi sáng: Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Qủa” - Điểm danh - Nhắc trẻ đi rửa tay, uống nước trước khi học Hoạt động học PTNT Một số loại hoa PTTC: Đi trên dây PTTM: Nặn một số loại quả PTNN: Truyện “Qủa bầu tiên” PTTM: Dạy hát “Qủa” Hoạt động ngoài trời 1/Quan sát: Hoa sen và hoa súng, hoa hồng và hoa lan, hoa hướng dương và hoa vạn thọ, Qủa táo và quả bơ, Qủa chuối và chôm chôm Khám phá: “Sự chuyển màu của hoa” Lao động: Lau bàn ghế, tủ kệ 2/Trò chơi: “Hoa nào quả ấy”, “Kể đủ 3 thứ”, “Gieo hạt”, “Keng hoa quả”, “kéo co” Hoạt động chơi ở các góc - Góc học tập: ghép hình, so hình, nối số, đọc chữ cái, chơi góc mở “Bé nào giỏi” xem sách hình, tô màu chủ đề thực vật - Góc nghệ thuật: Tạo hình, hát múa, kể chuyện chủ đề thực vật - Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa/ Vườn cây ăn quả - Góc phân vai: Bác sĩ - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Góc vận động: Đi trên gáo dừa TCDG: lựa đậu Hoạt động chiều 1/ TTKT: Truyện “Qủa bầu tiên” 2/ Trò chơi: Hoa nào quả ấy 1/ Ôn KT cũ: Vẽ cây xanh 2/ Trò chơi: Kể đủ 3 thứ 1/ TTKT mới: Dạy hát “Qủa” 2/ Trò chơi: Gieo hạt 1/ Lao động đơn giản: Nhặt rác trong sân trường 2/ Trò chơi: Keng hoa quả 1/ Ôn các chữ cái đã học: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, u, ư, b, d, đ, m n, c, i, t 2/ Kỹ năng tự phục vụ: Rửa tay bằng xà phòng Nêu gương Cả lớp hát một bài. Đọc TCBN Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. Khuyến khích những cháu chưa ngoan. Trả trẻ Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rửa mặt sạch sẽ, vệ sinh đầu tóc gọn gàng. Cô cho trẻ xếp hàng, hát bài “Đi học về”, trả trẻ cho phụ huynh và dặn dò. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY ********** THỨ HAI, NGÀY 13/02/2017 ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ Trò chuyện về một số hoa quả Cô điểm danh trẻ chấm sổ. Cho trẻ đi vệ sinh, uống nước chuẩn bị vào học THỂ DỤC BUỔI SÁNG Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Qủa” với các động tác: Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao(Qủa gì) + Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước (mà ngon ngon thế) + Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau (Xin thưa rằng) + Nhịp 4: Về TTCB (Qủa khế) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (Ăn vào thì chắc là chua. Vâng ! Vâng ! Chua thì để nấu canh chua) Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°. TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông (Qủa gì) + Nhịp 2: Quay người sang phải 90° (mà da cưng cứng) + Nhịp 3: Như nhịp 1 (Xin thưa rằng) + Nhịp 4: Về TTCB (quả trứng) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (Aưn vào thì nó làm sao? Không sao!An vào người sẽ thêm cao) Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi) TTCB: Đứng khép chân, hai tay chống hông + Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, cẳng chân vuông góc với đùi (Qủa gì?) + Nhịp 2: Về TTCB (mà lăn long lóc) + Nhịp 3: Như nhịp 1 (Xin thừa rằng) + Nhịp 4: Về TTCB (quả bóng) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự (Sao mà quả bóng lại lăn. Do chân, bao nhiêu người cùng đá trên sân) Bật 2: Bật tách khép chân TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bật tách hai chân sang hai bên, tay dang ngang (Qủa gì?) + Nhịp 2: Về TTCB (mà gai chi chít) + Nhịp 3: Đổi chân (Xin thừa rằng) + Nhịp 4: Về TTCB (Qủa mít) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (ăn vào thì chắc là đau. Không đau, thơm lừng tận mấy hôm sau ) TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN Đi học đều, đúng giờ, có mang khăn tay. Giờ học chú ý, giơ tay phát biểu to. Giờ vui chơi không la ồn, không dành đồ chơi với bạn Biết chào cô,chào khách, bỏ rác đúng nơi qui định. HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC KPKH: “NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI HOA” ******** 1/.YÊU CẦU: - Kiến thức: Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, biết được lợi ích của hoa. - Kỹ năng: Luyện kỹ năng so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau của 1 số loại hoa. - Thái độ: Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa. 2/.CHUẨN BỊ: - Tranh A3 một số loại hoa, 6 vòng TD, rối bé gái. - Hoa thật của cô: hồng ,cúc, đồng tiền, 1 số hoa bằng Bistis, chữ số 1,2,3 - Tranh và từ 1 số hoa: hồng, cúc, đồng tiền, mai, hoa sen, hướng dương 3/.CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ a/.Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu - Cô cầm rối bước vào lớp cùng với c/c hát bài “Màu hoa”. Khi c/c hát xong cô hỏi: + Mình chào các bạn, mình tên MiSa + Các bạn hát rất hay thế các bạn có biết hoa được trồng ở đâu không? + Vậy các bạn thấy ở công viên có trồng những loại hoa gì nào? + Thế các bạn có muốn biết tên các loại hoa đó không? + Vậy các bạn chờ 1 tí nha để Misa đi mời cô giáo nha! b/.Hoạt động 2: Nhận biết một số loại hoa - Cô cất rối bước vào và nói: + Nào hôm nay cô cháu mình sẽ trò chuyện về 1 số loại hoa nha! - Cô cho c/c thảo luận với nhau về những bông hoa mà cô phát cho từng nhóm, sau đó cô hỏi: + Con thảo luận với các bạn xong chưa nào? + Nếu thảo luận xong rồi cô mời bạn mang hoa của mình lên giới thiệu cho bạn làm quen nha! - Cho cháu lần lượt mang hoa của mình lên cô gợi ý để c/c nói được : màu sắc, hình dáng của bông hoa đó * Hoa hồng: Hoa hồng màu đỏ cánh tròn, có nhiều cánh là có răng cưa cành hoa có nhiều gai, hoa có mùi thơm. - Nếu cháu trả lời chưa hết ý cô gợi ý mời cháu khác bổ sung thêm + Còn những bông hoa của bạn khác thì sao? + Con có nhận xét gì về bông hoa của mình nào? + Còn bạn nào muốn giới thiệu về bông hoa của mình không nào? - Cô tiếp tục cho c/c nói đặc điểm của 1 số loại hoa còn lại * Hoa cúc: Hoa cúc màu vàng, có nhiều cánh, cánh dài nhỏ. * Hoa đồng tiền: Màu đỏ, có nhiều cánh nhỏ, nhị màu vàng * Hoa sen: Màu hồng, cánh hoa lớn, nhị màu vàng lớn, mọc ở dưới nước + Cô cho c/c so sánh hoa hồng và hoa đồng tiền Hoa hồng cánh tròn hoa đồng tiền cánh dài, hoa h ồng thơm hoa đồng tiền không thơm, cành hoa hồng có gai + Cô cho c/c so sánh hoa cúc và hoa sen Hoa cúc cánh dài hoa sen cánh nhọn hoa cúc màu vàng hoa sen màu trắng . + Cô cho trẻ biết hoa có các biểu tượng: * Hoa hướng dương biểu tượng mặt trời * Hoa mai báo hiệu tết đến * Hoa cúc vàng báo hiểu thu về + Ngoài những bông hoa bạn giới thiệu con còn biết tên những loại nào nữa kể cho cô nghe đi? + Thế cô đố con hoa có ích lợi gì? + Con kể cô nghe hoa nào kết trái cho chúng ta ănxem nào? Cô giới thiệu các bộ phận của hoa cho trẻ biết: Hoa có 3 bộ phận chính, phần dưới cánh hoa là đày hoa, cánh hoa và phần trong là nhị hoa. &Cô giáo dục: Hoa rất có ích cho chúng ta, hoa trồng làm cảnh, dùng để trang trí, hoa kết trái cho chúng ta ăn. Vậy theo con, con sẽ làm gì để hoa luôn tươi đẹp? c/.Hoạt động 3: Trò chơi củng cố Trò chơi “Giải đố ” - Luật chơi: Đại diện 2 nhóm lên “oẳn tù tì”, bạn nào thắng sẽ được bốc thăm và giải đúng câu đố sẽ được thưởng một bông hoa, nếu không giải được sẽ nhường quyền cho nhóm bạn. - Cách chơi: Cô chia lớp thành hai nhóm và chuẩn bị một thùng thăm, đại diện 2 nhóm lên “oẳn tù tì”, bạn nào thắng sẽ được bốc thăm và giải đúng câu đố sẽ được thưởng một bông hoa, nếu không giải được sẽ nhường quyền cho nhóm bạn. Kết thúc trò chơi, đội nào được nhiều hoa nhất là đội chiến thắng. - Cô cho c/c chơi đến hết giờ - Cô nhận xét cho c/c cắm hoa - Trẻ hát cùng cô. - Chào bạn Misa - Trồng ở công viên ở sân trường.. - C/c kể - Mình muốn - Ừ! bạn đi đi - C/c đọc chuyển đội hình - Hoa hồng màu đỏ cánh tròn, có nhiều cánh là có răng cưa cành hoa có nhiều gai, hoa có mùi thơm. - Hoa cúc màu vàng, có nhiều cánh, cánh dài nhỏ. - Hoa hồng cánh tròn hoa đồng tiền cánh dài, hoa hồng thơm hoa đồng tiền không thơm, cành hoa hồng có gai . - Hoa cúc cánh dài hoa sen cánh nhọn hoa cúc màu vàng hoa sen màu trắng . - C/c kể - Hoa dùng để trang trí làm cảnh hoa còn kết trái cho chúng ta ăn - Hoa cà, hoa bầu, hoa mướp - Trồng hoa phải chăm sóc không bẻ cành, bức lá phải bón phân tưới nước. Trẻ chơi cùng cô - C/c lên cắm hoa HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT HOA SEN VÀ HOA SÚNG TRÒ CHƠI: “HOA NÀO QUẢ ẤY” ********* MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Kiến thức: Trẻ biết được đặc điểm và tên gọi của hoa sen và hoa súng Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian “Hoa nào quả ấy” Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và trả lời tròn câu cho trẻ. Rèn kỹ năng chạy, giúp phát triển cơ chân mạnh khỏe Thái độ: Trẻ chú ý quan sát, tích cực phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi. Trẻ chơi hòa đồng, vui vẻ với bạn, biết chờ đến lượt khi tham gia trò chơi. CHUẨN BỊ: Đồ dùng của cô: Trống lắc, Tranh hoa sen và hoa súng, bảng quay hai mặt, thước chỉ Đồ dùng của trẻ: Sân bãi sạch sẽ bằng phẳng để cho trẻ dễ qua lại, vị trí trẻ đứng dễ quan sát TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Ổn định – giới thiệu: Cô và trẻ cùng hát “Màu hoa” sau đó cùng trò chuyện: Các con vừa hát bài hát gì? Các con biết có những loại hoa nào? Vậy hôm nay cô và các con cùng nhau quan sát hoa sen và hoa súng mi nhé! Hoạt động 1: Quan sát hoa sen và hoa súng Hoa sen: Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện Đây là tranh gì? Đúng rồi! Đây là hoa sen. Hoa sen có đặc điểm gì? Hoa sen mọc ở đâu? Ngoài ra, còn hoa nào mọc ở dưới nước nữa? Hoa súng: Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện Đây là tranh gì? Đúng rồi! Đây là hoa súng. Hoa súng có đặc điểm gì? Hoa súng mọc ở đâu? Ngoài ra, còn hoa nào mọc ở dưới nước nữa? b. Hoạt động 2: Trò chơi “Hoa nào quả ấy” - Luật chơi: Đội nào gắn đúng và được nhiều cặp tranh tương ứng “hoa nào quả ấy” là đội chiến thắng. - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 bạn sẽ lần lượt bật qua 3 vòng thể dục và lên gắn tranh tương ứng “Hoa nào quả ấy”. Bằng cách bạn thứ nhất lên gắn hoa, bạn thứ hai lên gắn quả, sao cho tương ứng với nhau. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết giờ, đội nào gắn đúng và được nhiều cặp tranh tương ứng “hoa nào quả ấy” là đội chiến thắng. HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: “MỘT SỐ HOA QUẢ” ********** 1/.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ về đúng nhóm chơi, biết cách chơi các trò chơi theo yêu cầu của cô - Chơi không ốn ào, không tranh giành đồ chơi lẫn nhau 2/.CHUẨN BỊ : - Bộ đồ chơi bác sĩ, thuốc thú y, ống chích, ống nghe . - Gạch, khối gỗ, hàng rào, cỏ hoa, búp bê, cây xanh - Tranh chủ đề Thực vật - Tết và mùa xuân - Viết màu, vật liệu cho c/c sử dụng - Tranh so hình, ghép hình, sách tranh, ... - Các hình học: vuông, tam giác, chữ nhật . - Bình tưới, kéo nhỏ, khăn lau . 3/.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Cô cho c/c hát bài “Qủa” tập hợp c/c ngồi ở giữa lớp - Cô giới thiệu chủ đề mới, giới thiệu các góc chơi, sau đó cô cho c/c về ngồi chơi ở các góc sau: + Góc phân vai : - Bác đồ ăn, nước uống - Bác sĩ. + Góc xây dựng: - Cho c/c xây dựng vườn nhà bé - Cô theo dõi , gợi ý để trẻ có sáng tạo thêm khi xây. + Góc nghệ thuật : - Trẻ tô màu, vẽ, xé dán, nặn rau, hoa, qu ả - Múa hát, kể chuyện chủ đề Thực vật - Tết và mùa xuân + Góc học tập : - Các hình học: vuông, tam giác, chữ nhật . Xem tranh ảnh - Ghép hình, so hình chủ đề Thực vật - Tết và mùa xuân + Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây. + Vận động: TCDG “Keng rau, hoa, quả” TCVĐ “Đi trên gáo dừa” 4/.QUÁ TRÌNH CHƠI: - Cô cho c/c về chỗ ngồi chơi, cô tham gia vào nhóm chơi phân vai và cùng tham gia chơi với c/c, cô theo dõi nhắc nhở để c/c biết cách thể hiện đúng vai chơi của mình 5/. NHẬN XÉT SAU KHI CHƠI: - Cô đi đến từng nhóm chơi, cô cho nhóm trưởng nhận xét trước , sau đó cô nhận xét bổ sung và cho c/c lên cắm hoa. HOẠT ĐỘNG BUỔI CHIỀU TTKT: TRUYỆN “QUẢ BẦU TIÊN” TRÒ CHƠI: “HOA NÀO QUẢ ẤY” ********** MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Kiến thức: Trẻ nắm được nội dung câu truyện “Qủa bầu tiên” Trẻ biết cách chơi trò chơi “Hoa nào quả ấy” Kỹ năng: Rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ Rèn kỹ năng chạy và phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ Thái độ: Trẻ chú ý đọc thơ theo cô Trẻ chơi hòa đồng, vui vẻ với bạn khi tham gia trò chơi. CHUẨN BỊ: Đồ dùng của cô: Tranh nội dung câu chuyện, Xem lại cách chơi trò chơi “Hoa nào quả ấy” Đồ dùng cho trẻ: Lô tô hoa và quả TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Ổn định – giới thiệu: Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Hoa kết trái” sau đó cùng trò chuyện: Các con vừa đọc bài thơ nói về những hoa, quả nào? Ngoài ra còn những loại hoa quả nào nữa? Cô biết một câu chuyện nói về một loại quả rất hay. Đó là truyện “Qủa bầu tiên”. Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện này nhé! Hoạt động 1: Truyện “Qủa bầu tiên” Cô kể lần 1 sau đó giảng nội dung Cô kể lần hai kết hợp với tranh Cô dạy cả lớp kể Cô cho trẻ đóng kịch Các con kể và đóng kịch rất hay, vậy hôm nay cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, đó là trò chơi: “Hoa nào quả ấy” Hoạt động 2: Trò chơi “Hoa nào quả ấy” Luật chơi: Đội nào gắn đúng và được nhiều cặp tranh tương ứng “hoa nào quả ấy” là đội chiến thắng. Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 bạn sẽ lần lượt bật qua 3 vòng thể dục và lên gắn tranh tương ứng “Hoa nào quả ấy”. Bằng cách bạn thứ nhất lên gắn hoa, bạn thứ hai lên gắn quả, sao cho tương ứng với nhau. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết giờ, đội nào gắn đúng và được nhiều cặp tranh tương ứng “hoa nào quả ấy” là đội chiến thắng. NÊU GƯƠNG Cả lớp hát một bài. Đọc TCBN. Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 2 hoa), chấm sổ. Khuyến khích những cháu chưa ngoan. Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. NHẬN KÝ CUỐI NGÀY Tổng số học sinh: Số trẻ có mặt: Số trẻ vắng: Tên các cháu vắng, lí do: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Các hoạt động trong ngày: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................. Những cháu chưa nắm được yêu cầu: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Những cháu có dấu hiệu bất thường: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ THỨ BA, NGÀY 14/02/2017 ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH (Như thứ hai) THỂ DỤC BUỔI SÁNG (Như thứ hai) TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN (Như thứ hai) LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: ĐI TRÊN DÂY **************** 1/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kiến thức: Trẻ biết đi trên dây sao cho sợi dây nằm giữa lòng bàn chân, đi thẳng người không cúi đầu xuống - Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng giữ thăng bằng cho trẻ và khả năng phối hợp tay chân nhịp nhàng. - Thái độ: Trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện bài tập và tham gia trò chơi 2/ CHUẨN BỊ: - Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng - 2 sợi dây dài 3 mét, một số quả 3/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: Ổn định- Giới thiêu: Cô cho cháu “Qủa”, khi cháu xong cô cùng trò chuyện với trẻ : Các con vừa hát bài hát nói về gì? Đó là những quả nào? Nhà cô cũng có trồng rất nhiều cây ăn quả, các con có muốn đến nhà cô chơi không? Để đến được nhà cô, chúng ta phải đi qua một cây cầu, để đi được cô sẽ dạy các con đi trên dây, để một chút nữa khi đi đến nhà cô, các con biết đi qua cầu nhé! Trước khi đi cô mời các con cùng tập thể dục với cô trước nha! 2/ Hoạt động 2: Khởi động Cô cho các cháu tập hợp đội hình hàng dọc, chuyển thành đội hình vòng tròn đi các kiểu chân khác nhau sau đó đứng lại làm động tác hô hấp “ngửi hoa”.(2 – 3 lần). Sau đó cho cháu trở lại đợi hình 3 hàng ngang theo tổ, chuẩn bị tập phần trọng động. 3/ Hoạt động 3: Trọng động *Bài tập phát triển chung: Cô cho c/c tập theo bài hát “Qủa” với các động tác: Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao + Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước + Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau + Nhịp 4: Về TTCB + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi) TTCB: Đứng khép chân, hai tay chống hông + Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, cẳng chân vuông góc với đùi + Nhịp 2: Về TTCB + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Về TTCB + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự (Động tác nhấn mạnh tập 3 lần x 8 nhịp) Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°. TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông + Nhịp 2: Quay người sang phải 90° + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Về TTCB + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. Bật 2: Bật tách khép chân TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bật tách hai chân sang hai bên, tay dang ngang + Nhịp 2: Về TTCB + Nhịp 3: Đổi chân + Nhịp 4: Về TTCB + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. * Vận động cơ bản: - Các con nhìn xem cô có gì đây? - Với sợi dây này chúng ta chơi được gì? - Cô thấy các bạn có rất nhiều ý kiến hay, vậy chúng ta cùng nhau “Đi trên dây” nhé! - Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích - Cô làm mẫu lần 2: (Giải thích) Khi lên thực hiện, các con sẽ đứng sát sợi dây, hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh của cô, các con sẽ bước lần lượt từng chân đi trên sợi dây, sao cho lòng bàn chân nằm giữa sợi dây. Khi đi lưng thẳng, không cúi đầu xuống dưới, mắt nhìn về phía trước, các con sẽ đi cho hết sợi dây. Xong các con ra phía sau đứng, cho các bạn khác lên thực hiện. -Cô làm mẫu lần 3: Sử dụng tín hiệu và phân tích chỗ khó. -Cô mời vài trẻ khá lên hiện. -Cô cho trẻ lần lượt thực hiện đến hết hàng, cô chú ý sửa sai cho trẻ. Thực hiện lần hai: Cô cho hai đội thi đua với nhau, mỗi đội 5 bạn, trẻ sẽ lên thực hiện “Đi trên dây”, sau đó lấy về cho đội mình một quả, rồi chạy về chạm tay bạn kế tiếp sau đó về cuối hàng đứng, cứ tiếp tục như vậy. Hết nhạc đội nào được nhiều quả nhất là đội chiến thắng. Trò chơi vận động: “Chồng nụ chồng hoa” - Luật chơi: Bạn nào đụng vào tay bạn sẽ ngồi xuống làm người bắt. - Cách chơi: Mỗi lần chơi 8 bạn, chọn 2 bạn làm người bắt, các bạn còn lại sẽ làm người nhảy
File đính kèm:
- Hoa_qua.docx