Kế hoạch chăm sóc, giáo dục tuần - Chủ đề nhánh 1: Gia đình bé yêu

- Cô đón bé vào lớp, chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ

- Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân.

- Cô tập trung trẻ ngoài sân để tập thể dục buổi sáng, bài “Cả nhà thương nhau”.

- Cô cho trẻ đi rửa chân, rửa tay vào lớp chuẩn bị tiết học

- Đọc tiêu chuẩn bé ngoan, trò chuyện về “Gia đình bé yêu”, điểm danh.

PTTC

Đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh PTNN

Dạy thơ “Làm anh”

1/Quan sát: một số món ăn, quan sát tháp dinh dưỡng, Quan sát đồ chơi ngoài trời

- Khám phá: Sự kỳ diệu của nước

- Lao động: Nhặt lá vàng rơi

2/Trò chơi: “Keng”, “Ném lon”, “Kéo co”, “Nhảy lò cò”, “Bịt mắt bắt dê”

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc, giáo dục tuần - Chủ đề nhánh 1: Gia đình bé yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH (4TUẦN)
(Từ ngày 10/10/2016 đến ngày 04/11/2016)
**************
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TUẦN 7
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TUẦN
Chủ đề nhánh 1: Gia đình bé yêu
Từ ngày 10/10/2016 đến ngày 14/10/2016
 Thứ
Thời điểm
Thứ 2
10/10/2016
Thứ 3
11/10/2016
Thứ 4
12/10/2016
Thứ 5
13/10/2016
Thứ 6
14/10/2016
Đón trẻ
Chơi 
Thể dục sáng
- Cô đón bé vào lớp, chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân.
- Cô tập trung trẻ ngoài sân để tập thể dục buổi sáng, bài “Cả nhà thương nhau”.
- Cô cho trẻ đi rửa chân, rửa tay vào lớp chuẩn bị tiết học
- Đọc tiêu chuẩn bé ngoan, trò chuyện về “Gia đình bé yêu”, điểm danh.
Hoạt động học
PTNT
Tìm hiểu về gia đình của bé
PTTC
Đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh
PTNN
Dạy thơ “Làm anh”
PTTM
Đề tài: Vẽ mẹ của bé
PTTM
Dạy hát “Cả nhà thương nhau”
Chơi ngoài trời
1/Quan sát: một số món ăn, quan sát tháp dinh dưỡng, Quan sát đồ chơi ngoài trời
Khám phá: Sự kỳ diệu của nước
Lao động: Nhặt lá vàng rơi
2/Trò chơi: “Keng”, “Ném lon”, “Kéo co”, “Nhảy lò cò”, “Bịt mắt bắt dê”
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc học tập: ghép hình, so hình, nối số, đọc chữ cái, chơi góc mở “Bé nào giỏi” xem sách hình, tô màu chủ đề gia đình
- Góc nghệ thuật: Vẽ người thân của bé,...hát múa, kể chuyện chủ đề gia đình
- Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé
- Góc phân vai: Bác sĩ
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Góc vận động: Đi trên gáo dừa
TCDG: Ô ăn quan
Chơi, hoạt động theo ý thích
1/TTKT: Vẽ mẹ của bé
2/ Trò chơi dân gian: “Bịt mắt đá bóng”
1/ Ôn chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê
2/ TTKT: Dạy thơ “Làm anh”
1/ Trò chơi vận động “Ném bóng vào rổ”
2/ Lao động đơn giản: Lau bàn ghế, tủ kệ
1/ TTKT : Dạy hát « Cả nhà thương nhau »
2/ Trò chơi vận động «Đi trên gáo dừa»
1/ TCVĐ: “Nhảy bao bố”
2/ Trò chơi dân gian: “Kéo co”
Nêu gương
Cả lớp hát một bài. 
Đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan.
Trả trẻ
Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rửa mặt sạch sẽ, vệ sinh đầu tóc gọn gàng.
Cô cho trẻ xếp hàng, hát bài “Đi học về”, trả trẻ cho phụ huynh và dặn dò.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY
Thứ hai, ngày 10/10/2016
ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH
- Cô đón bé vào lớp, chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ
- Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân.
- Cô cho trẻ đi rửa chân, rửa tay vào lớp chuẩn bị tiết học
- Điểm danh
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN 
Đi học đều, đúng giờ, có mang khăn tay. 
Giờ học chú ý, giơ tay phát biểu to. 
Giờ vui chơi không la ồn, không dành đồ chơi với bạn
Biết chào cô, chào khách, bỏ rác đúng nơi qui định. 
THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
Cô cho c/c tập theo bài hát “Cả nhà thương nhau” với các động tác: 
Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao (“Ba thương con”)
+ Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước (“vì con giống mẹ”)
+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau (“Mẹ thương con”)
+ Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”)
Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°.
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông (“Ba thương con”)
 + Nhịp 2: Quay người sang phải 90° (“vì con giống mẹ”)
+ Nhịp 3: Như nhịp 1 (“Mẹ thương con”)
+ Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”)
Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi)
TTCB: Đứng khép chân, hai tay chống hông 
+ Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, cẳng chân vuông góc với đùi (“Ba thương con”)
+ Nhịp 2: Về TTCB (“vì con giống mẹ”)
+ Nhịp 3: Như nhịp 1 (“Mẹ thương con”)
+ Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”)
Bật 2: Bật tách khép chân
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bật tách hai chân sang hai bên, tay dang ngang (“Ba thương con”)
+ Nhịp 2: Về TTCB (“vì con giống mẹ”)
+ Nhịp 3: Đổi chân (“Mẹ thương con”)
+ Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”)
TRÒ CHUYỆN:
Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về chủ đề “Gia đình bé yêu”
Nhắc trẻ đi uống nước, đi vệ sinh chuẩn bị tiết học
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG 
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPKH:
Đề tài: TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH CỦA BÉ
*********
I/ Mục đích yêu cầu:
 - Kiến thức: trẻ biết gia đình của bé có những ai, biết tình cảm của các thành viên trong gia đình.
 - Kỹ năng: Trẻ phân biệt được gia đình ít con và gia đình đông con, đếm số lượng các thành viên trong gia đình.
 - Thái độ: Trẻ biết yêu thương người thân trong gia đình, biết nhường nhịn, chia sẻ với anh chị em trong gia đình.
 II/ Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh về các gia đình: gia đình 1 con, GĐ 2con, GĐ 3 con và gia đình nhiều con...
 -Tranh một số đồ dùng trong gia đình.
 III/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: ổn định
- Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Bài hát nói về điều gì?
- Gia đình con có những ai?
- Gia đình là nơi chung sống hạnh phúc. Vậy gia đình con là gia đình gì? Tình cảm giữa những người trong gia đình như thế nào? Công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình ra sao? Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về gia đình mình nhé!
* Hoạt động 2: quan sát trò chuyện.
- C/c xem ai đến lớp chúng ta đây?
- Búp bê đến lớp chúng ta có mang theo hình của gia đình để giới thiệu với các bạn đấy! c/c có muốn xem không?
 Cô cho trẻ treo tranh 1:
- Gia đình búp bê có những ai?
- Gia đình búp bê có mấy người?
- Vậy gia đình bạn búp bê có mấy con?
- Con của gia đình bạn búp bê là ai?
 Búp bê cho chúng mình xem tranh gia đình của bạn Nam đây(cô treo tranh gia đình 2 con)
- Gia đình bạn Anh có những ai?
- Vậy gia đình bạn Anh có mấy người?
- Gia đình bạn Nam có mấy con?
- Các con của gia đình bạn Nam là ai?
 Gia đình có 1 hoặc 2 con là gia đình ít con hay còn gọi là gia đình nhỏ, còn gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình đông con hay là gia đình lớn. Gia đình có ông bà hoặc cô, cậu, chú, dì cùng sống chung gọi là gia dình mở rộng.
 Còn đây là gia đình bạn BaBy (cô treo tranh gia đình 3 con)
- Gia đình bạn BaBy có những ai?
- Vậy gia đình bạn... có mấy người?
- Gia đình bạn... có mấy con?
- Các con của gia đình này là những ai?
- Gia đình bạn BaBy gọi là gia đình gì?
 Còn đây là gia đình bạn Minh(cô cho trẻ xem tranh gia đình mở rộng):
- Gia đình bạn Minh có những ai?
- Gia đình bạn Minh có mấy người?
- Gia đình bạn Minh có mấy con?
 - Gia đình bạn ngoài ba, mẹ và các con ra còn có ai sống chung nữa?
- Gia đình bạn Minh là gia đình gì?
* So Sánh: Gia đình ít con và gia đình đông con.
- Giống nhau: Đều có ba, có mẹ
- Khác nhau: gia đình ít con có 1 đến 2 con còn gia đình đông con từ 3 đứa con trở lên.
 Cô cho trẻ kể các thành viên trong gia đình mình.
- Ở gia đình con ba, mẹ làm công việc gì?
- Ba, mẹ vất vả làm việc để làm gì?
- Mở rộng: ngoài gia đình ít con, gia đình đông con còn có từ 3,4,5 con, gia đình mở rộng còn có cô, chú hoặc cậu, dì cùng sống chung.... Ba mẹ tích cực làm việc để kiếm tiền lo cho c/c ăn, học.
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
Trò chơi: Keng.
 Luật chơi: Khi keng xong thì phải đứng im, không đứng im là thua cuộc.
 Cách chơi: Cho mỗi nhóm 8 trẻ lên chơi, 1 bạn lên bắt và các bạn con lại chạy, khi bạn gần bắt được mình phải nói keng ( ông, bà, ba, mẹ,..) . Nếu không nói bị bắt được sẽ trở thành người bắt.
Trò chơi “Đội nào nhanh”
- Luật chơi: mỗi lần bật lên trẻ chỉ được gắn 1 hình, nếu bật chạm vòng sẽ quay lại bật từ đầu.
- Cách chơi: chia trẻ ra 2 đội (mỗi đội 5 bạn). Trong vòng 1 bài hát các bạn của mỗi đội sẽ bật qua các vòng lên rỗ chọn các thành viên trong gia đình theo yêu cầu của cô gắn vào 2 giỏ. Đội nào chọn gắn nhanh và đúng là thắng cuộc.
- Cho trẻ nhận xét kết quả chơi.
- GDTT: Gia đình là nơi c/c chung sống hạnh phúc, có ba, mẹ, anh, chị, em cùng chung sống. Vì vậy c/c phải biết thương yêu tất cả mọi người trong gi đình, biết quan tâm giúp đỡ ôn bà, cha mẹ, nhường nhịn em bé.
- Nhận xét – Tuyên dương.	
- Cả lớp cùng hát.
- Nói về gia đình bé.
- Trẻ kể.
- Bạn búp bê ạ.
- Trẻ chuyển đội hình theo nhóm lên lấy tranh.
- Ba mẹ và búp bê.
- Trẻ đếm: có 3 người.
- Dạ có 1 con.
- Là bạn búp bê.
- Ba, mẹ, bạn Anh và chị bạn Anh.
- Trẻ đếm: có 4 người
- Có 2 con
- Là bạn Nam và em bạn Nam.
- Trẻ đồng thanh
- Ba, mẹ, chị, bạn BaBy, em bạn BaBy.
- Trẻ đếm: có 5 người.
- Có 3 con.
- Chị, bạn BaBy, em của bạn BaBy.
- Là gia đình đông con.
- Trẻ kể.
- Trẻ đếm và trả lời.
- Có 2 con.
- Ông, bà...
- Là gia đình mở rộng.
- 5-6 trẻ kể
- Trẻ nói công việc của ba, mẹ.
- Trẻ chơi 2-3 lần
Trẻ lên cắm hoa
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
I/.Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết quan sát các món ăn có chất dinh dưỡng
- Giáo dục trẻ biết rửa tay trước khi ăn
- Chú ý cô quan sát
II/.Chuẩn bị:
- Sân sạch đẹp bằng phẳng
III/.Tiến hành:
1/.Quan sát:
- Cô cháu cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”. Cô cháu cùng quan sát về các món ăn có chứa các chất dinh dưỡng
- Cô hướng dẫn cháu quan sát các món ăn
- Trẻ biết lợi ích của các món và các chất dinh dưỡng 
3/. Trò chơi “Keng”:
- Luật chơi: Khi bạn gần bắt được thì phải nói keng
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô gọi 1 lần 8 bạn lên chơi, trong đó 1 bạn là người bắt, khi nghe hiệu lệnh của cô thì các bạn phải chạy trong vòng tròn và bạn bắt sẽ chạy đi bắt, khi bạn gần bắt được mình thì phải nói keng (ông bà, cha, mẹ, anh, chị,.) nếu không nói được thì sẽ bị chuyển thành người bắt lại.
HOẠT ĐỘNG GÓC:
CHỦ ĐỀ NHÁNH: “GIA ĐÌNH BÉ YÊU”
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết chơi các loại đồ chơi tự nguyện, hứng thú.
- Chơi không dành đồ chơi với bạn. 
- Không la ồn, biết dọn dẹp đồ chơi đúng nơi qui định.
 2. CHUẨN BỊ:
- Góc học tập: Tranh về bản thân, tranh ghép hình, so hình, tranh rỗng cho trẻ tô màu,...chủ đề gia đình
- Góc phân vai: đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ
- Góc xây dựng: Ngôi nhà, gạch, cây xanh, hàng rào, hoa.
- Góc nghệ thuật: giấy A4 cho trẻ vẽ nhà của bé, người thân trong gia đình, đất nặn cho trẻ nặn đồ dùng trong gia đình, trống lắc, xúc sắc, phách tre cho trẻ múa hát.
- Góc thiên nhiên: cây xanh, bình tưới nước.
- Góc vận động: gáo dừa, lon, bowling, đậu, dây thung,...
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Giới thiệu: Đã đến giờ vui chơi, cô mời c/c đến các góc chơi tham gia chơi cùng các bạn, c/c có thích không? 
- Cả lớp hát bài: “Cả nhà thương nhau” 
- Tuần này c/c chơi theo chủ đề gì? (chủ đề nhánh Gia đình bé yêu). 
- Cô nhắc trẻ về các góc chơi: có 6 góc chơi, đó là các góc: Nghệ thuật, phân vai, học tập, thiên nhiên, xây dựng và góc vận động
- Cô giới thiệu cách chơi ở từng góc cho trẻ biết. 
- Trẻ đọc bài thơ “Làm anh” về các góc chơi.
- Cô bao quát lớp. 
* Góc phân vai: Bác sĩ, nấu ăn
* Góc xây dựng: Nhà của bé
* Góc nghệ thuật:
 - Vẽ nhà của bé, người thân trong gia đình nặn đồ dùng trong gia dình
 - Múa hát, kể chuyện,...
* Góc học tập:
 - Xem tranh ảnh về chủ đề gia đình
 - Chơi ghép tranh, so hình, nối hình, nối số chủ đề gia đình
 - Tô màu trang phục của bé
* Góc thiên nhiên: Cho c/c chăm sóc góc thiên nhiên của lớp
* Góc vận động: Đi trên gáo dừa
Trò chơi dân gian: Lựa đậu
- Kết thúc: Cô nhận xét góc chơi và cho trẻ lên cắm hoa.
- Hết giờ: cô và trẻ cùng thu dọn đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TTKT: “VẼ MẸ CỦA BÉ”
TRÒ CHƠI: “BỊT MẮT ĐÁ BÓNG”
 1/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức:
- Trẻ biết vẽ mẹ của bé
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “Bịt mắt đá bóng”
b/ Kỹ năng:
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ cơ bản để vẽ mẹ của bé
- Luyện phát triển cơ chân cho trẻ
c/ Thái độ:
- Trẻ tích cực tạo ra sản phẩm
- Trẻ biết chờ lượt khi chơi
2/ Chuẩn bị:
- Giấy, bút màu đủ cho trẻ dùng
- Khăn, bóng
3/Tổ chức hoạt động:
1/ Vẽ mẹ của bé
- Lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- Cô vừa cho các con hát bài hát nói về ai?
- Vậy hôm nay cô sẽ cho các con vẽ mẹ của bé, các con có thích không?
- Xem mẫu và trò chuyện
- Nêu ý tưởng
- Trẻ thực hành
2/ Trò chơi “ Bịt mắt đá bóng”
- Luaät chôi: Ñaù boùng roài môùi boû muõ chuïp ra, ai môû ra tröôùc thì khoâng ñöôïc chôi tieáp nöõa.
- Caùch chôi: Chia treû laøm 2 nhoùm, xeáp thaønh 2 haøng ngang ôû 2 beân. Cho treû leân chôi, moãi laàn 2 treû ñöùng ôû vaïch chuaån, ñöùng ñoái dieän vôùi boùng, tröôùc khi bòt maét phaûi cho treû quan saùt kó vò trí cuûa boùng. Khi coù hieäu lệnh thì 2 treû böôùc tieán veà quaû boùng duøng chaân ñaù boùng, ai ñaù tung boùng seõ ñöôïc caùc baïn voã tay, ai chôi xong veà ñöùng laïi choã cuõ, caùc baïn khaùc tieáp tuïc chôi cho ñeán heát löôït 
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài. 
Đọc TCBN:
Đi học đều, đúng giờ, có mang khăn tay. 
Giờ học chú ý, giơ tay phát biểu to. 
Giờ vui chơi không la ồn, không dành đồ chơi với bạn
Biết chào cô, chào khách, bỏ rác đúng nơi qui định.
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. 
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
 1/ ƯU ĐIỂM: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2/ HẠN CHẾ: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 11/10/2016
ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN 
THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
TRÒ CHUYỆN:
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG 
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: ĐI THAY ĐỔI HƯỚNG DÍCH DẮC THEO HIỆU LỆNH
**************
1/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Kiến thức: Trẻ biết đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh
 - Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp các bộ phận tay, chân và mắt để thực hiện vận động đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh
 - Thái độ: Trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện bài tập và tham gia trò chơi
2/ CHUẨN BỊ:
 - Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng, một số đồ dùng trong gia đình
 - Một số tranh người thân trong gia đình bé, để làm điểm dích dắc
3/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn định- Giới thiêu
Cô cho cháu hát “Cháu yêu bà”, khi cháu hát xong cô cùng trò chuyện với trẻ :
Các con vừa hát bài hát nói về ai?
Hôm nay, cô sẽ cho các con đến thăm nhà bà của cô, các con có thích không?
Nhưng con đường đi đến nhà bà rất ngoằn nghèo khó đi, để đi được đến nhà bà, hôm nay cô sẽ dạy các con “Đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh” để các con biết cách đi đến nhà bà một cách an toàn nhé!
1/ Hoạt động 1: Khởi động
 Cô cho các cháu tập hợp đội hình hàng dọc, chuyển thành đội hình vòng tròn đi các kiểu chân khác nhau sau đó đứng lại làm động tác hô hấp “Thổi nơ bay”.(2 – 3 lần). 
Sau đó cho cháu trở lại đợi hình 3 hàng ngang theo tổ, chuẩn bị tập phần trọng động. 
2/ Hoạt động 3: Trọng động
 *Bài tập phát triển chung:
Cô cho c/c tập theo bài hát “Cả nhà thương nhau” với các động tác: 
Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao (“Ba thương con”)
+ Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước (“vì con giống mẹ”)
+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau (“Mẹ thương con”)
+ Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”)
Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°.
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông (“Ba thương con”)
 + Nhịp 2: Quay người sang phải 90° (“vì con giống mẹ”)
+ Nhịp 3: Như nhịp 1 (“Mẹ thương con”)
+ Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”)
Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi)
TTCB: Đứng khép chân, hai tay chống hông 
+ Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, cẳng chân vuông góc với đùi (“Ba thương con”)
+ Nhịp 2: Về TTCB (“vì con giống mẹ”)
+ Nhịp 3: Như nhịp 1 (“Mẹ thương con”)
+ Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”)
Bật 2: Bật tách khép chân
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bật tách hai chân sang hai bên, tay dang ngang (“Ba thương con”)
+ Nhịp 2: Về TTCB (“vì con giống mẹ”)
+ Nhịp 3: Đổi chân (“Mẹ thương con”)
+ Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”)
 * Vận động cơ bản:
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích 
- Cô làm mẫu lần 2: (giải thích)
 Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo hiệu lệnh (có vật chuẩn): 
. TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi
. Cách thực hiện: Sử dụng đồ chơi hoặc cờ nhỏ làm vật chuẩn. Đặt 3 – 4 vật chuẩn ở các hướng khác nhau heo kiểu dích dắc, cách nhau 3,5 – 4m. Trước khi tập, cho trẻ quan sát và gọi tên từng các vật chuẩn (ngôi nhà, con gấu, ô tô, cờ đỏ, cờ xanh, cờ vàng,...). Điểm xuất phát cách vật chuẩn đầu tiên 1m. Cô hướng dẫn trẻ quan sát và nghe hiệu lệnh của cô, khi trẻ đi đến vật chuẩn cô yêu cầu thì cô sẽ ra yêu cầu cho trẻ đi tới vật chuẩn tiếp theo, cứ thực hiện như vậy cho tới vật chuẩn cuối cùng. Trẻ phải chú ý đi cho đúng, không bỏ cách vật chuẩn.
-Cô làm mẫu lần 3: sử dụng tín hiệu và phân tích chỗ khó. 
-Cô mời vài trẻ khá lên hiện.
-Cô cho trẻ lần lượt thực hiện đến hết hàng
 Bài tập nhấn mạnh
Cô cho hai đội thi đua với nhau, mỗi đội 5 bạn, trẻ sẽ lên thực hiện “Đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh” sau đó lấy về cho đội mình một đồ dùng trong gia đình, rồi chạy về chạm tay bạn kế tiếp sau đó về cuối hàng đứng, cứ tiếp tục như vậy. Hết nhạc đội nào được nhiều đồ dùng trong gia đình nhất nhất là đội chiến thắng.
3/ Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cô cho chơi 1 trò chơi nhẹ “Uống nước” (2 lần)
Nhận xét- cắm hoa 
Trẻ đọc cùng cô
Dạ nói về bà
Trẻ kể
D ạ
Trẻ đi khởi động
Trẻ tập theo cô
Trẻ chú ý nhìn cô làm mẫu 
Vài trẻ khá lên thực hiện. 
Cả lớp thực hiện.
Trẻ chú ý nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi. 
Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
Trẻ chơi trò chơi cùng cô
Trẻ “Uống nước”
Trẻ lên cắm hoa
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Khám phá: Sự kỳ diệu của nước
Trò chơi: “Ném lon”
I/.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Giúp cho trẻ biết được nước có nhiều dạng khác nhau: lỏng rắn.
II/.CHUẨN BỊ:
-Nước đá, muối hột, si rô cà phê nước sữa.
-Một số đồ để đựng.
III/. TIẾN HÀNH:
1. Cho trẻ khám phá sự biến hóa của nước
*Bước 1: Gọi tên các chất trong thí ngiệm và đặt tình huống.
-Cho trẻ quan sát và gọi tên các loại nước si rô..........
-Cô đặt tình huống ra: Làm đồ nước ra bàn, hỏi các bạn cách giải quyết
+Nước đồ hết rồi, bạn nào lên hốt lại dùm cô đi nào? Tại sao?
+Vậy bây giờ mình làm sao để bàn khô? ( Lau).
+Tại sao mình không hốt nước được, mình có cầm/ nắm nước được không? Tải sao?.
+Muốn cầm được nước thì nước phải ở dạng gì?
+Làm cách nào để nước đông lại 

File đính kèm:

  • docxGia_dinh_be_yeu.docx
Giáo Án Liên Quan