Kế hoạch chăm sóc giáo dục tuần II lớp Lá - Chủ đề nhánh: Quê hương của bé

Góc phân vai: Gia đình đi du lịch , bán hàng, hướng dẫn viên du lịch ,quầy bán vé ,bán đồ lưu niệm

- Góc xây dựng: ( Góc trong tâm ) Xây dựng đình làng em

 MĐ-YC: + Trẻ biết sử dụng các mô hình có sẵn để xây dựng quần thể đình làng nơi bé ở.

 + CB: Mô hình đình làng, cổng làng, cây, hoa, hàng rào .làm bằng nguyên vật liệu mở.

- Góc học tập: Sưu tầm tranh ảnh về quê hương đất nước, Bác Hồ để làm sách

- Góc nghệ thuật: Tô màu ,cắt dán vẽ những hình ảnh về quê hương bé ,về thủ đô,về Bác Hồ. Biểu diễn các bài thơ, bài hát về chủ đề

- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục tuần II lớp Lá - Chủ đề nhánh: Quê hương của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN II
Chủ đề nhánh : Quê hương của bé
Thời gian thực hiện: 02/05 - 06/ 05/ 2016
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Bích Liên - Nguyễn Thị Lan Hương 
 Nguyễn Thị Huyền - Lê Thị Hà
Thứ
Hoạt động
2
3
4
5
6
Đón trẻ
Trò chuyện
Thể dục sáng
- Trò chuyện về quê hương Vân Canh của bé. Trường Mầm Non Vân Canh nơi bé đang học.
- Xem tranh truyện trong chủ đề.
- Tập thể dục sáng theo nhạc chủ đề Quê hương-Đất nước-Bác Hồ với thiếu nhi ngoài sân trường.
BTPTC: Hô hấp, tay, thân, chân, bật, tập theo nhạc.
Hoạt động học
HĐ GD Âm nhạc
NDTT: Dạy hát : Múa đàn NDKH:Nghe hát: Về quê
TCÂN:Nghe giai điệu, đoán tên bài hát
HĐ LQ với Toán
Ôn tập nhận biết, phân biệt các hình phẳng
HĐ PT Vận động
VĐCB: Trườn sấp
TCVĐ : Chuyền bóng qua đầu.
HĐ LQ với
Văn học:
Thơ
Về quê
( Nguyễn Thắng )
(Đa số trẻ chưa biết)
HĐ Tạo hình
Vẽ một cảnh đẹp quê hương
(Đề tài)
Hoạt động ngoài trời
HĐCCĐ: Quan sát thời tiết
TCVĐ : Kéo co
Chơi tự do
HĐCCĐ: Qan sát cây hoa sứ
TCVĐ: Chuyển quà
Chơi tự do
HĐCCĐ: Quan sát cây lộc vừng
TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu
Chơi tự chọn
HĐCCĐ: Bé vẽ phấn theo ý thích
TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
Chơi tự do
HĐCCĐ : Quan sát bồn cây sấu
TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
Chơi tự do
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Gia đình đi du lịch , bán hàng, hướng dẫn viên du lịch ,quầy bán vé ,bán đồ lưu niệm 
- Góc xây dựng: ( Góc trong tâm ) Xây dựng đình làng em
 MĐ-YC: + Trẻ biết sử dụng các mô hình có sẵn để xây dựng quần thể đình làng nơi bé ở.
 + CB: Mô hình đình làng, cổng làng, cây, hoa, hàng rào .làm bằng nguyên vật liệu mở.
- Góc học tập: Sưu tầm tranh ảnh về quê hương đất nước, Bác Hồ để làm sách 
- Góc nghệ thuật: Tô màu ,cắt dán vẽ những hình ảnh về quê hương bé ,về thủ đô,về Bác Hồ. Biểu diễn các bài thơ, bài hát về chủ đề 
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây 
- Góc kỹ năng: Ôn tập cách sử dụng kéo
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ sau ngủ dậy
- Ôn bài hát: Múa đàn
- Nêu gương bình cờ
- Chơi tự chọn
- Bé làm bài tập toán ( bài 20 )
- Nêu gương bình cờ
- Chơi tự chọn
HĐ KPKH
Trò chuyện về quê hương làng xóm nơi trẻ đang sống 
- Nêu gương bình cờ
- Chơi tự chọn
- Rèn kĩ năng vẽ và tô màu
- Nêu gương bình cờ
- Chơi tự chọn
Nêu gương cuối tuần
Biểu diễn văn nghệ
Kế hoạch hoạt động ngày Thứ 2 ngày 02 tháng 05 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ GD Âm nhạc
NDTT: Dạy hát: Múa đàn
NDKH:Nghe hát: Về quê
TCÂN:Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát Múa đàn; Về quê, tên trò chơi “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
- Trẻ nhớ tên tác giả.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát
- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe nhạc, hát theo nhạc.
3. Thái độ:
- Trẻ biết thể hiện tình cảm qua bài hát
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
1. Đồ dùng của cô:
Giáo án điện tử.
- Nhạc không lời bài hát: Múa đàn; Về quê.
- Nhạc có lời bài hát: Về quê
2. Đồ dùng của trẻ:
- Ghế
- Trang phục gọn gàng
1. Ổn định tổ chức:
 Cô trò chuyện với trẻ về 1 số dân tộc trên đất nước ta. Mỗi dân tộc lại có 1 làn điệu dân ca riêng, đặc trưng.
2. Nội dung chính:
* Nội dung trọng tâm: Dạy hát “ Múa đàn” Dân ca Thái Soạn lời : Việt Anh
- Giới thiệu tên bài hát, tên lan điệu dân ca.
- Lần 1: Cô hát không nhạc thể hiện cảm xúc vui tươi
- Cô hỏi trẻ tên bài hát?
- Lần 2: Cô hát cùng nhạc.
- Đây la 1 làn điệu dân ca Thái. Bài hát nói về niềm vui của các bạn nhỏ dân tộc khi được đánh đàn và hát múa với đàn .
=> Giáo dục : .
 - Cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô 2 - 3 lần (cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ)
- Cho trẻ thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau ( tổ, nhóm, cá nhân)
- Cô mời cả lớp hát lại.
* Nội dung kết hợp: Nghe hát: Về quê
-Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
+ Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe 
- Hỏi trẻ tên bài hát.
- Bài hát nói về cảnh đẹp của quê hương. Thấp thoáng xa xa là bóng dáng mẹ và chị. Đó là những người thân rất đỗi tần tảo nuôi ta khôn lớn.
+ Lần 2: Cô hát kết hợp vận động minh họa,khuyến khích trẻ hát múa cùng cô.
+ Lần 3: Cô mở bài hát cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ hát và vận động cùng
* Trò chơi âm nhạc:Nghe giai điệu đoán tên bài hát
+ Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát
+ Luật chơi: Bạn nào không đoán được đúng tên bài hát, bạn đó sẽ phải nhảy lò cò...
- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần( sau mỗi lần chơi cô động viên, khuyến khích trẻ)
3. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động
Kế hoạch hoạt động ngày Thứ 3 ngày 03 tháng 05 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ Làm quen với Toán
Ôn tập nhận biết, phân biệt các hình phẳng
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết , phân biệt được các hình phẳng.
2. Kỹ năng: 
- Rèn cho trẻ khả năng phân biệt, so sánh, tư duy, phán đoán.
3.Thái độ:
- Trẻ ngoan, có nề nếp khi học bài.
1.Đồ dùng của cô:
-Giáo án điện tử
-Rổ đồ dùng
-Bảng
-Các hình phẳng to hơn của trẻ ( , , , )
2. Đồ dùng của trẻ:
- Rổ đồ dùng đựng các hình phẳng giống của cô nhưng nhỏ hơn
-Tranh nối hình
-Các rổ để trẻ chơi trò chơi chọn hình
-Các hình để trẻ gắn khi chơi trò chơi : Hình nào cây ấy
1.Ổn định tổ chức: 
Cô cho trẻ xúm xít và chơi trò chơi tìm nhanh các đồ dùng có dạng hình vuông, tam giác, chữ nhật, hình tròn xung quanh lớp.
2. Nội dung chính: 
2.1, Ôn tập nhận biết, phân biệt các hình phẳng
-Cô cho trẻ hát bài “Múa đàn” đi lấy rổ đồ dùng về ngồi hình chữ U.
-Cô nói đặc điểm từng hình rồi cho trẻ đoán và giơ đúng hình.
-Cô cho trẻ đếm số hình vừa xếp ra.
-Cho trẻ chơi trò chơi “Hình nào biến mất”
-Cô cho trẻ so sánh 2 cặp hình
+Hình vuông với hình tròn
+Hình tam giác với hình chữ nhật
->Cô khái quát lại :
-Hình vuông có được bao thẳng, có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau, không lăn được.
-Hình tròn có đường bao cong khép kín và lăn được.
-Hình tam giác có đường bao thẳng, có 3 cạnh và 3 góc, không lăn được,
-Hình chữ nhật có đường bao thẳng, có 2 cặp cạnh bằng nhau, có 4 góc, không lăn được.
2.2, Luyện tập – Củng cố:
*Trò chơi 1 : Cây nào hình ấy
-Cách chơi : Cô cho trẻ chọn đúng hình dán lên cây ( VD: Cây hình vuông chỉ được dán hình vuông )
-Luật chơi : Chơi theo luật tiếp sức. Đội nào dán được nhiều hình hơn và đúng sẽ giành chiến thắng.
*Trò chơi 2 : Nối hình
-Cách chơi : Bé nối các đồ dùng có dạng hình vuông, tam giác, chữ nhật, tròn với 4 hình phẳng đã cho.
-Luật chơi : Trong vòng 1 bản nhạc bé phải nối đúng. Nếu sai sẽ không được tính.
3.Kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương
Kế hoạch hoạt động ngày Thứ 4 ngày 04 tháng 05 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ Phát triển vận động
VĐCB: Trườn sấp
TCVĐ : Chuyền bóng qua đầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết trườn sấp
- Trẻ thực hiện đúng vận động
2. Kỹ năng: 
- Trẻ có kỹ năng trườn sấp : nằm sát sàn chân trái co, chân phải thẳng, tay phải gập tay trái đưa lên. Khi trườn phối hợp tay chân nhẹ nhàng. Tay trái đưa lên thì chân phải co lại.
 - Rèn cho trẻ thao tác nhanh nhẹn, biết phối hợp chân tay nhịp nhàng.
-Trẻ biết chuyển bóng và nhận bóng qua đầu nhịp nhàng khi chơi TCVĐ
3. Thái độ
- Trẻ thích thú tham gia vào vận động, trò chơi
- Có ý thức kỷ luật trong giờ học
.
1. Đồ dùng của cô:
- Sân tập sạch sẽ, không có chướng ngại vật
- Vạch trườn
-Bóng cho trẻ chơi trò chơi.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, thoải mái.
1. Ổn định tổ chức:Cô và trẻ cùng trò chuyện về lợi ích của việc tập thể dục.
2. Nội dung chính: 
* Khởi động: Cô cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, đi kết hợp các kiểu chân, thay đổi tốc độ về 3 hàng ngang để tập BTPTC
* Trọng động:BTPTC:
- ĐT Tay: 2 tay đưa ra trước rồi sang ngang (4 lần x 4 nhịp)
- ĐT Thân: 2 tay lên cao, nghiêng sang phải, sang trái(4 lần x 4 nhịp)
-ĐT Chân: hai tay đưa lên cao, chân đưa ra sau, đá chân ra phía trước, hai tay chạm chân (ĐTNM) (6 lần x 4 nhịp)
- ĐT Bật: Bật nhảy chân trước, chân sau tại chỗ (4 lần x 4 nhịp)
* VĐCB: Trườn sấp
- Cô giới thiệu tên bài vận động
- Lần 1: Cô thực hiện vận động không phân tích .
- Lần 2: Cô thực hiện kết hợp phân tích kỹ thuật : Cô đi từ hàng lên và đứng trước vạch trườn, khi cô hô “Chuẩn bị : Cô nằm sát sàn chân trái co, chân phải thẳng, tay phải gập, tay trái đưa lên. Khi có hiệu lệnh cô trườn phối hợp tay chân nhẹ nhàng. Tay trái đưa lên thì chân phải co lại. Đến đích cô đứng dậy.
Sau đó cô nhẹ nhàng đi về cuối hàng.
- Cô mời 1-2 trẻ trung bình lên tập.
* Trẻ thực hiện:
- Cô mời 1 trẻ lên thực hiện( Cô chú ý sửa sai, động viện, khuyến khích trẻ) 
- Cô cho cả lớp thực hiện lần lượt 1 - 2 lần theo tổ( Cô sửa sai, động viện, khuyến khích trẻ)
- Cô mời những trẻ chưa thực hiện tốt lên thực hiện lại.
- Cô cho chia lớp thành các nhóm và thực hiện
- Cô hỏi lại tên vận động. Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện lại vận động .
 * TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Nhiệm vụ của hai đội như sau bạn đầu hàng sẽ cầm bóng và chuyền bóng qua đầu (qua chân) cho bạn phía sau và cứ như vậy cho tới bạn cuối hàng.
- Luật chơi: Đội nào chuyền xong và mang bóng lên để vào rổ trước là đội chiến thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Cô nhận xét, động viên trẻ .
*Hồi tĩnh:Cho trẻ đi dạo quanh sân tập 1-2 vòng
3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học 
Kế hoạch hoạt động ngày Thứ 4 ngày 04 tháng 05 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ KPKH
Trò chuyện về quê hương làng xóm nơi trẻ đang sống 
( Trò chuyện về quê hương Vân Canh của bé)
1.Kiến thức:
- Trẻ biết địa danh trẻ đang sống là xã Vân Canh thuộc Huyện Hoài Đức, Hà Nội.
-Trẻ biết những địa danh trong xã (Làng An Trai, Kim Hoàng, Hậu Ái)., di tích của địa phương ( Đình làng An Trai, Đình làng Kim Hoàng, Khu mộ Thánh ở làng Hậu Ái,) là những danh lam thắng cảnh nổi bật của xã Vân Canh.
-Trẻ biết được giống cây đặc sản của quê hương là Cam Canh
2. Kỹ năng: 
- Trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc giàu vốn từ : diễn đạt rõ ràng sự hiểu biết của mình về các nguồn nước trong tự nhiên
- Phát triển ở trẻ khả năng so sánh, suy luận. Phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm 
 3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
-Biết giữ gìn sức khỏe
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- Nhạc bài hát trong chủ đề
- Xắc xô, Lô tô để trẻ chơi trò chơi
- Hai bảng có hình cây cam có treo sẵn quả để trẻ chơi TC :” Hái quả”
-Vạch chơi, rổ đựng quả
2. Đồ dùng của trẻ:
- Ghế
1.Ổn định tổ chức: Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát :” Múa đàn”.
-Các con vừa hát bài hát gi ?
-Mỗi 1 dân tộc đều có 1 đặc sản riêng. Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về quê hương Vân Canh của chúng mình nhé.
2. Nội dung chính: Trò chuyện về quê hương làng xóm nơi trẻ đang sống ( Trò chuyện về quê hương Vân Canh của bé)
*Nơi bé sinh ra và lớn lên :
-Cô và các con đều được sinh ra và lớn lên tại quê hương Vân Canh thân yêu.
-Địa danh cô và các con đang đứng chính là Xã Vân Canh, thuộc Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.
-Các con đang học tại trường nào ?
-Vì sao trường có tên là trường mầm non Vân Canh ?
-Đúng rồi, vì trường nằm trên địa phận xã Vân Canh đấy.
-Xã Vân Canh chúng ta nằm ở phía đông Huyện Hoài Đức, phía bắc giáp xã Di Trạch, phía tây giáp xã Lại Yên, phía nam giáp xã An Khánh, phía đông giáp Tây mỗ, Xuân Phương, Từ liêm.
-Xã Vân Canh có 3 thôn đó là thôn An Trai, thôn Kim Hoàng, thôn Hậu Ái ( cho trẻ xem slide )
-Ở mỗi thôn lại có đình và chùa riêng( cho trẻ xem slide )
-Ở xã chúng ta có những địa điểm nào cũng lấy tên Vân Canh ?( trường MN Vân Canh, chợ VC, Trường TH VC, trường TH CS xãVC, Trạm y tế xã VC, bưu điện xã VC, khu tưởng niệm liệt sĩ xã VC.)
-À đúng rồi ( cô cho trẻ xem slide các địa danh cùng mang tên xã VC )
-Các con biết trong xã ta có những đi tích lịch sử nào không ? ( trẻ kể )
-Đó chính là 3 ngôi đình, chùa của ba thôn, khu mộ thành ở thôn Hậu Ái, nhà lưu niệm Bác Hồ ở thôn Hậu Ái
*Bé biết những đặc sản nào của quê hương Vân Canh :
 -Vân Canh chúng ta là quê hương của 1 dòng tranh quý mang tên Kim Hoàng cùng với dòng tranh Hàng Trống và Đông Hồ. Tuy nhiên dòng tranh của quê hương ta ít nổi trội hơn nên đã bị thất truyền. 
-Đếnngày nay xã ta vẫn đang duy trì và phát triển 1 giống cây đặc sản , đố các con đó là cây gì ? ( cây cam canh )
-Các con đã được ăn cam canh chua ?
-Vị của cam canh như thế nào ?
-Khi ăn cam phải làm gì ?
-Khi chín quả cam có màu gì ?
-Lúc xanh quả cam có màu gì ?
-Ăn cam cung cấp cho chúng ta chất gì ?
-Vì sao qua cam lại có tên là quả cam canh ?
-Các con ạ. Đây chính là 1 giống cam quý, đặc sản của quê hương VC. Vì vậy chúng ta hãy cùng góp sức với các cô, bác duy trì,bảo vệ và phát triển giống cam canh nhé.
* Cô khái quát lại : Cô và các con vừa trò chuyện, tìm hiểu về xã VC. Đây chính là quê cô và các con được sinh ra và lớn lên. Nay mai, các con lớn lên, cố gắng học hành thành tài rồi lại đem những kiến thức đó quay lại xây dựng và phục vụ quê hương, làm cho quê hương VC chúng ta ngày càng tươi đẹp hiện đại hơn nhé.
 Dù các con có đi xa đến đâu cũng không bao giờ được quên nơi chôn rau cắt rốn của mình, không bao giờ được quên bảo vệ và phát triển giống cam canh, đặc sản của Vân Canh nhé.
*Giáo dục trẻ: Trẻ biết yêu quý quê hương và cùng mọi người duy trì, bảo vệ và phát triển đặc sản cam canh.
*Mở rộng : Ngoài xã Vân Canh còn có Xã Di Trạch, An Khánh, Xuân Phương
c, Ôn luyện:
+ Trò chơi: “Đi chợ mua cam”
- Cách chơi: Cô cho trẻ mang làn đeo trên tay đi trên ghế lấy cam, mang từ đầu ghế bên này sang đầu ghế bên kia để vào rổ lớn cô đã chuẩn bị.
-Luật chơi : Trẻ chơi theo luật tiếp sức. Trong vòng 1 bản nhạc đội nào mua được nhiều cam, đội đó giành chiên thắng
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần ( Cô chú ý bao quát động viên trẻ
Chơi).
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học
Kế hoạch hoạt động ngày Thứ 5 ngày 05 tháng 05 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ Làm quen với văn học
Thơ
Về quê
(Đa số trẻ chưa biết)
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ,
-Trẻ trả lời được những câu hỏi của cô to, rõ ràng.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào bài học.
-Qua bài thơ trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu quê hương
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử có hình ảnh minh họa thơ
1.Ổn định tổ chức: Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Tập tầm vông”
-Các con vừa được chơi TC gì?
-Còn rất nhiều trò chơi khác hay nữa. Hôm nay cô sẽ mời các con cùng về quê để chơi nhiều trò chơi nhé.
2. Nội dung chính: Thơ: Về quê (Nguyễn Thắng )
- Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp tranh minh hoạ
+ Chúng mình vừa được nghe cô đọc bài thơ gì ?
+ Bài thơ do ai sáng tác ?
+ Bài thơ nói về điều gì ?
*Cô tóm tắt nội dung bài thơ : Bài thơ nói về niềm vui sướng, thích thú của en bé khi được về quê
+ Đàm thoại và trích dẫn nội dung bài thơ :
-Nghỉ hè bé được đi đâu ? Em bé được làm những gì ?
Trích dẫn: “Nghỉ hè bé lại thăm quê
 Được đi lên rẫy, được về tắm sông”
-Bé đi thăm ai và được đi đâu ?
Trích dẫn: “Thăm bà rồi lại thăm ông
 Được đi câu cá sướng không chi bằng”
-Đêm về ngắm những gì và được nghe ai kể chuyện ?
Trích dẫn: “Đêm về bé ngắm ông trăng
 Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa”
-Em bé đã nói với ông mặt trời như thế nào ?
Trích dẫn: “Ông ở trên trời nhé
 Cháu ở dưới này thôi”
-Trong lúc ông kể chuyện cho bé nghe thì bà làm gì ?
Trích dẫn: “Bà rang đậu lạc thơm chưa
 Mời ông bà, bé say sưa chuyện trò”
-> Giáo dục trẻ : Các con có thích về quê không, vì sao ? ( có không khi trong lành, mát mẻ ) 
-Ai cũng có quê, quê hương chính là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Vì vậy chúng ta hãy yêu quý quê của chúng mình giống như bạn nhỏ trong bài thơ nhé.
- Lần 3: Cô cho trẻ nghe lại bài thơ
*Dạy trẻ đọc thơ :
-Cô cho cả lớp đọc thơ
-Cho lần lượt các tổ đọc thơ
-Cho nhóm nam, nhóm nữ đọc thơ
-Cho cá nhân lên đọc thơ
-Cả lớp đứng lên đọc lại bài thơ 1 lần và yêu câu trẻ nhắc lại tên, tác giả bài thơ.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học- chuyển hoạt động
Kế hoạch hoạt động ngày 	Thứ 6 ngày 15 tháng 04 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐ Tạo hình
Vẽ một cảnh đẹp quê hương
(Đề tài)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết vẽ và tô màu 1 cảnh đẹp quê hương.
- Biết đặt tên cho sản phẩm của mình
2. Kỹ năng: 
- Ôn kĩ năng vẽ và tô màu
-Trẻ biết sắp xếp các chi tiết trong bức tranh cho hợp lý
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kiên nhẫn để tạo thành sản phẩm.
- Tích cực tham gia hoạt động
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án powpoint
- Tranh gợi ý:
-Tranh 1 : Vẽ cảnh tháp rùa
- Tranh 2: Vẽ cảnh miền núi
- Tranh 3 : Vẽ cảnh làng quê
- Bảng to
- Nhạc không lời một số bài hát trong chủ đề.
2.Đồ dùng của trẻ:
- Ghế, bàn học
- Giấy vẽ, sáp màu
1. Ổn định tổ chức:
Cô cho trẻ đọc bài thơ : “ Về quê”
Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ
 2. Nội dung chính: Vẽ một cảnh đẹp quê hương.
*Quan sát tranh dề tài:
Cho trẻ quan sát tranh gợi ý và nhận xét từng bức tranh.
+ Tranh 1: Vẽ cảnh tháp rùa
- Trong tranh có gì ?
- Các chi tiết trong bức tranh đã được cô vẽ bằng cách nào ? ( nét thẳng, nét xiên, nét cong... )
-Cô tô màu cho bức tranh như thế nào ?
+ Tranh 2: Vẽ cảnh miền núi
-Trong tranh cô vẽ gì ?
-Nhà sàn được cô vẽ bằng những nét gì ?
-Phía xa xa hơn nhà sàn cô vẽ gì ? ( núi )
-Đây là cảnh miền núi vào buổi nào trong ngày ? ( buổi sáng ) vì sao con biết ?
-Ai có nhận xét gì về màu sắc của bức tranh ?
+Tranh 3: Vẽ về làng quê
-Ai có nhận xét gì về bức tranh ?
-Bức tranh vẽ cảnh thành phố hay làng quê? Vì sao con biết ? ( vifco người gánh hàng đi, có con đường đất...)
-Các chi tiết trong bức tranh cô vẽ bằng những nét gì ?
-Màu sắc của bức tranh như thế nào ?
* Cô hỏi ý tưởng vẽ của trẻ:
- Con thích vẽ bức tranh như thế nào?
- Con sẽ vẽ bức tranh của mình như thế nào ? 
- Con sẽ vẽ các chi tiết trong bức tranh của con bằng những nét gì ?
- Với những chi tiết ở xa con sẽ vẽ to hay nhỏ?
- Khi vẽ xong con sẽ làm gì để bức tranh đẹp hơn?
- Để bức tranh đẹp con sẽ tô màu như thế nào?
- Khi bức tranh hoàn thiện con hãy đặt tên cho bức tranh của mình nhé?
* Trẻ thực hiện: 
- Cô cho trẻ về bàn và nhắc lại tư thế khi ngồi vào bàn.
- Khi trẻ thực hiện cô bao quát động viên trẻ làm tốt sáng tạo thêm, chú ý những trẻ vẽ còn hạn chế.
* Trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm xúc:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên, cho trẻ lên nhận xét bài của bạn.
+ Con thích bài của bạn nào?
+ Vì sao con thích bài của bạn?...
-Con thấy bức tranh của bạn có màu sắc như thế nào ?
-Cô cho trẻ giới thiệu bài của mình.
Cô nhận xét chung
3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học

File đính kèm:

  • docgiao_an_Que_huong_tuan_2.doc