Kế hoạch chiến lược phát triển trường Mầm non xã Đăk Mar giai đoạn 2020-2025
Đánh giá chung bối cảnh phát triển kinh tế xã hội tại địa phương:
Xã Đăk Mar được thành lập ngày 03/9/1998 theo Nghị định số 69/ NĐ-CP của Chính phủ.
Về vị trí địa lý: Hướng Đông giáp thị trấn, Đăk Ui; hướng Tây giáp huyện Sa Thầy; hướng Nam giáp thị trấn Đăk Hà; hướng Bắc giáp xã Đăk Hring
Xã có tổng diện tích tự nhiên 4.506,19 ha, có 07 thôn (Thôn 1,3,4,5, Kon Kơ Lốc, Đăk Mút, Kon Gung) trong đó có 03 thôn người dân tộc thiểu số (Kon Kơ Lốc, Đăk Mút, Kon Gung).
Tổng số hộ toàn xã hộ 1.721 với 8.401 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu nữ là 3.215 người, hộ dân tộc thiểu số là 532 hộ chiếm 30,9% tổng số hộ toàn xã.
Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Trong xã có 04 thành phần dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Xơ đăng, Rơ Ngao, Ba Na) tuy nhiên dân tộc Ba Na chiếm 75,8% tổng số hộ trong thôn (232 hộ)
Hiện nay trong xã có 01 trường mầm non (Trường Mầm non xã Đăk Mar) thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ 2 đến 5 tuổi trên địa bàn. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã đạt được những kết quả quan trọng trên một số lĩnh vực: Kinh tế tiếp tục phát triển khá, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.
TRƯỜNG MN XÃ ĐĂK MAR HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ Số: /KH-MNĐM CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đăk Mar, ngày 08 tháng 9 năm 2020 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON XÃ ĐĂK MAR GIAI ĐOẠN: 2020 - 2025 Căn cứ quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/ 12/ 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường mầm non; Căn cứ thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non; Căn cứ tình hình thực tế của trường, địa phương. Trường Mầm non xã Đăk Mar xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020- 2025 cụ thể như sau: I. GIỚI THIỆU NHÀ TRƯỜNG 1. Đánh giá chung bối cảnh phát triển kinh tế xã hội tại địa phương: Xã Đăk Mar được thành lập ngày 03/9/1998 theo Nghị định số 69/ NĐ-CP của Chính phủ. Về vị trí địa lý: Hướng Đông giáp thị trấn, Đăk Ui; hướng Tây giáp huyện Sa Thầy; hướng Nam giáp thị trấn Đăk Hà; hướng Bắc giáp xã Đăk Hring Xã có tổng diện tích tự nhiên 4.506,19 ha, có 07 thôn (Thôn 1,3,4,5, Kon Kơ Lốc, Đăk Mút, Kon Gung) trong đó có 03 thôn người dân tộc thiểu số (Kon Kơ Lốc, Đăk Mút, Kon Gung). Tổng số hộ toàn xã hộ 1.721 với 8.401 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu nữ là 3.215 người, hộ dân tộc thiểu số là 532 hộ chiếm 30,9% tổng số hộ toàn xã. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Trong xã có 04 thành phần dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Xơ đăng, Rơ Ngao, Ba Na) tuy nhiên dân tộc Ba Na chiếm 75,8% tổng số hộ trong thôn (232 hộ) Hiện nay trong xã có 01 trường mầm non (Trường Mầm non xã Đăk Mar) thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ 2 đến 5 tuổi trên địa bàn. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã đạt được những kết quả quan trọng trên một số lĩnh vực: Kinh tế tiếp tục phát triển khá, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. 2. Quá trình phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025: 2.1. Quy mô số lớp TT Khối lớp NH 2020-2021 NH 2021-2022 NH 2022-2023 NH 2023-2024 Ước thực hiện 2024-2025 1 Nhà trẻ 1 1 1 1 1 2 Mẫu giáo 17 17 17 17 17 Trong đó lớp MG 5 tuổi 8 7 7 7 7 2.2. Số lượng học sinh TT Độ tuổi NH 2020-2021 NH 2021-2022 NH 2022-2023 NH 2023-2024 Ước thực hiện 2024-2025 1 Nhà trẻ 20 20 25 25 25 Mẫu giáo 465 490 486 490 495 Trong đó MG 5 tuổi 175 197 185 183 182 Huy động học sinh các lớp mẫu giáo trong độ tuổi hàng năm tăng, đảm bảo theo kế hoạch . Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ tăng 13,3%, mẫu giáo đạt 96,1%. 2.3. Chất lượng chăm sóc giáo dục - 38% trẻ trong trường được tổ chức ăn bán trú tại trường; - 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không để xảy ra dịch bệnh hay ngộ độc thực phẩm trong nhà trường; - 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non mỗi năm 2 lần; - Tỉ lệ chuyên cần của trẻ: Đạt 97,5% đối với trẻ 5 tuổi, 96% đối với trẻ nhà trẻ, Mầm chồi; - Có 94% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và 93% trẻ phát triển bình thường về chiều cao theo tuổi. - Các lớp có trẻ suy dinh dưỡng có kế hoạch chăm sóc, can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng; - Có 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, được theo dõi, đánh theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; 3. Những thành tựu của nhà trường: Nhà trường đã triển khai, thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong giáo viên và học sinh. Thực hiện tốt "3 công khai" lên các cấp và thông báo cho các bậc phụ huynh, CBGVNV được biết chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; điều kiện cơ sở vật chất; tình hình đội ngũ CBGVNV và công tác tài chính theo đúng quy định. Đã rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp phù hợp với tình hình nhà trường, địa phương. Duy trì, ổn định mạng lưới trường lớp, huy động trẻ ra lớp nhóm trẻ đạt tỷ lệ 13,1%, trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi đạt tỷ lệ 81,4%; riêng trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 100%. Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng đồ chơi tiếp tục được bổ sung, cải thiện, khuôn viên trường lớp xanh, sạch, đẹp đáp ứng các điều kiện an toàn cho trẻ học tập, vui chơi. Quản lý và sử dụng tốt cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện có. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và học 2b/ngày, hoàn thành chương trình Giáo dục mầm non; tỷ lệ chuyên cần đạt 97%; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi xuống 6,0%; các lớp có đủ thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị nội thất dùng chung để thực hiện chương trình GDMN. Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Tập trung tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN theo Thông tư 28/2016. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non có hiệu quả. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên, tổ chức học 2 buổi/ngày ở tất cả các lớp, đáp ứng được việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN. 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần, giảm tỷ lệ tẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 6%, thấp còi dưới 7%. Đánh giá sự phát triển của trẻ 496/496trẻ, các lĩnh vực đều đạt từ 87% trở lên theo chuẩn từng độ tuổi. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn đạt 96%. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách lương, nâng lương, đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, y tế và các chế độ khác theo đúng quy định cho CBGVNV. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được các nguồn lực ủng hộ nguyên vật liệu, ngày công lao động sửa chữa đồ chơi tự tạo ngoài trời, trồng cây xanh, vườn hoa tạo khuôn viên trường lớp đảm bảo cho các cháu học tập, vui chơi. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non được thực hiện thường xuyên liên tục, có hiệu quả. Phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường triển khai thực hiện tốt tuyên truyền, nhận thức của cha mẹ học sinh đã có chuyển biến mạnh mẽ thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường đã triển khai sâu rộng các cuộc vận động và các phong trào thi đua và đạt được một số kết quả: Giáo viên giỏi cấp trường đạt 14 GV, giáo viên giỏi cấp huyện 01, 06 cá nhân được chủ tịch UBND huyện công nhận lao động tiên tiến; 243 cháu đạt danh hiệu bé ngoan. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Mầm non xã Đăk Mar là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 1. Điểm mạnh: 1.1. Tình hình địa phương: Xã Đăk Mar có điều kiện phát triển kinh tế xã hội vững mạnh, đa số người dân của xã làm nghề trồng trọt ( cây cà phê, cao su, lúa nước...) và chăn nuôi gia súc gia cầm ( Trâu, bò, lợn, gà, vịt, cá...) nên cuộc sống có phần đảm bảo, đội ngũ lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương tuổi trẻ, nhiệt tình trong mọi hoạt động phát triển kinh tế chính trị của xã, xã có nhiều mặt hàng nông sản đưa ra trao đổi trên thị trường đồng thời tạo được hướng phát triển trong việc thông thương, trao đổi mua bán và vận chuyển hàng hoá thu hút nhiều dân cư đến làm ăn sinh sống, phát triển kinh tế. Chính quyền địa phương và nhân dân luôn đồng thuận trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội, xây dựng địa phương ngày càng phát triển. 1.2. Công tác tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: Năng động, sáng tạo, xây dựng kế hoạch nhà trường có tính khả thi. Công tác tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá sâu sát, được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Ban giám hiệu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. 1.3. Đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và chất lượng: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 41; trong đó: BGH: 2, giáo viên: 34, nhân viên: 5. Đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn. 100% đạt chuẩn và trên chuẩn 88,2% (29/34GV). Nhà trường có 14 giáo viên giỏi cấp trường, 01 cấp huyện,. Chi bộ và các đoàn thể hàng năm đều đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc. - Chất lượng học sinh năm học 2019-2020: 100% đạt yêu cầu; 100% trẻ 5 tuổi bàn giao cho các trường tiểu học đạt chất lượng cao. - Thành tích chính: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục mầm non của huyện, được cha mẹ học sinh tin cậy. 1.4. Cơ sở vật chất: Tổng diện tích khuôn viên trường điểm trường chính 5.035,0m2 + Phòng học bán kiên cố: 18 + Phòng Chức năng: 0 + 01 khối phòng hành chính và 01 bếp ăn một chiều. Cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại. Năm học 2019-2020 Nhà trường đã tham mưu các cấp đầu tư xây dựng 04 phòng học, 01 phòng đa chức năng, 01 phòng ngoại ngữ, 01 phòng tin học. Vận động các bậc cha mẹ trẻ, các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tài trợ lát gạch, láng bê tông khu chế biến thực phẩm sống, làm lối đi vườn rau của bé, làm mành che năng cho trẻ tại điểm trường chính: Làm sân bê tông tại điểm Đăk Mút B. Với tổng kinh phí: 36.000.000đ ( từ nguồn xã hội hoá giáo dục) Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, vận động cha mẹ phối hợp làm thêm đồ chơi cho trẻ vui chơi, đổ sân bê tông thêm khu vui chơi mới cho trẻ, trang bị thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác dạy và học. Đẩy mạnh công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tới đội ngũ giáo viên trong năm. Cha mẹ tham gia làm thêm đồ chơi phát triển vận động trong lớp và ngoài trời: mỗi lớp có trên 5 loại đồ chơi vận động ngoài trời. 1.5. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách: Hàng năm nhà trường lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán đối chiếu kinh phí tại kho bạc nhà nước theo tháng, quý, năm, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản theo quy định; Công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành. Kết thúc năm tài chính, nhà trường đã tiến hành tự kiểm tra tài chính và lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính theo đúng quy định. Bên cạnh đó, nhà trường đã thực hiện việc công khai tài chính theo Thông tư 61/2017/ TT-BTC, ngày 15/6/2017; công khai tài sản theo Thông tư 144/2017/TT-BTC,ngày 29/12/2017 và theo các văn bản hiện hành khác. Thực hiện đúng, đủ và kịp thời chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 37 Điều lệ trường mầm non như: các tài liệu phục vụ chuyên môn, trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kể cả giáo viên, nhân viên. 2. Điểm yếu: 2.1. Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: Số lượng cán bộ quản lý còn thiếu 01 chưa đảm bảo theo quy định thông tư 06/2015/TTLT-BGD-BNV ngày 16/3/2015. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên. 2.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Số lượng giáo viên, nhân viên còn thiếu 02 giao viên, 01 nhân viên y tế, chưa đảm bảo theo quy định thông tư 06/2015/TTLT-BGD-BNV ngày 16/3/2015. Một số giáo viên lớn tuổi nên việc tiếp cận các phương pháp dạy học đổi mới, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, một số giáo viên trẻ mới ra trường nên kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp còn hạn chế. 2.3. Phụ huynh: Một số cha mẹ trẻ còn chưa quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con em mình còn khoán trắng cho nhà trường nên ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng chăm sóc và giáo dục của trẻ. 2.4. Cơ sở vật chất: Phòng học cơ bản đảm bảo cho mỗi lớp 01 phòng, tuy nhiên một số phòng diện tích chưa đảm bảo so với quy định. Phòng chức năng và một số công trình còn thiếu (như phòng học tin học, ngoại ngữ, phòng đa chức năng, sân bê tông điểm một số điểm Kon Gung, Đăk Mút A chưa được láng nền, sân chơi điểm trường chính hư hỏng xuống cấp) Trang thiết bị bên trong chưa đảm bảo như: Ti vi, loa máy phòng ngoại ngữ, máy tinh, bàn ghế phòng tin học, tủ đồ dùng phòng nghệ thuật, nhà vệ sinh thôn Kon Gung, Đăk Mút, sân chơi điểm thôn Kon Gung chưa được láng nền, sân chơi xuống điểm trường chính cấp hư hỏng nhiều. 3. Thời cơ: Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng sự quan tâm của các cấp các ngành, bậc học mầm non đã được quan tâm đầu tư. Hiện nay dự án phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi đang được triển khai thực hiện với tổng số tiền đầu tư lớn. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Đăk Mar đã có những bước phát triển ổn định, đời sống người dân đã có những cải thiện đáng kể đáp ứng được nhu cầu học tập của con em ngày càng cao. Công tác xã hội hoá giáo dục, đã có nhiều chuyển biến tích cực, cấp ủy và chính quyền địa phương đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục trên địa bàn. Gia đình - Xã hội và cộng đồng đã nêu cao trách nhiệm trong công tác giáo dục con, em mình. Đa số cha mẹ có con em trong độ tuổi học mẫu giáo đều mong muốn cho con ra lớp có tổ chức ăn bán trú. Xây dựng kế hoạch đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đánh giá ngoài đạt chất lượng cấp độ 3. 4. Thách thức: GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, sự đổi mới của chương trình giáo dục các cấp học, đặc biệt là bậc tiểu học đòi hỏi giáo dục mầm non cần tạo ra sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 phổ thông và việc học cho suốt đời. Xã hội ngày càng phát triển vì thế đòi hỏi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phải được nâng cao, có tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng . Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Số lượng trường mầm non công lập và ngoài công lập ngày càng được đầu tư xây dựng nhiều, các trường mầm non tư thục được xây dựng quy mô chất lượng cao đòi hỏi sự cạnh tranh lớn. 5. Xác định các vấn đề ưu tiên: Xây dựng nhà trường thực sự là một trường có chất lượng cao về công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Môi trường giáo dục được đầu tư xây dựng đáp ứng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Đưa các nội dung giáo dục lồng ghép vào chương trình giáo dục của nhà trường như: Trải nghiệm thực hành khám phá khoa học, xã hội, GD an toàn giao thông, phòng tránh các dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng..., tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường trên địa bàn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý. Đổi mới công tác quản lý, áp dụng có hiệu quả các bộ chuẩn vào việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. III. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG 1. Tầm nhìn: Trường Mầm non xã Đăk Mar thực hiên công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non từ 3 đến 5 tuổi, thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. CBGVNV chuẩn mực và năng động, tiếp tục là địa chỉ tin cậy cho các bậc cha mẹ và niềm tự hào của lãnh đạo các cấp. 2. Sứ mệnh: Tạo dựng được môi trường chăm sóc, giáo dục an toàn, lành mạnh, kỷ cương để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, phát hiện, bồi dưỡng phẩm chất và sở trường riêng của từng trẻ ,trẻ biết sáng tạo, có năng lực tư duy. 3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường: - Tính hợp tác - Lòng nhân ái - Tính sáng tạo - Lòng tự trọng - Tính trách nhiệm - Lòng bao dung - Khát vọng vươn lên 4. Phương châm hành động: “Chất lượng chăm sóc, giáo dục là danh dự của nhà trường. Tư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội” IV. MỤC TIÊU CHUNG, CHỈ TIÊU CỤ THỂ 1. Mục tiêu chung: Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. 2. Chỉ tiêu cụ thể: 2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên: - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 60%. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp trường trên 70%, cấp huyện trên 5%, trong tỷ lệ giáo viên đứng lớp (giáo viên trong biên chế). - Có trên 60% giáo viên hàng năm được đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt loại khá, tốt trở lên (kể cả giáo viên hợp đồng). - 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ chuẩn, trên chuẩn. - 100% giáo viên có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. - Hằng năm đạt các danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến 40%. - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hàng năm được đánh giá chuẩn đạt mức khá, tốt. - 100% đảng viên được đánh giá đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đó có 20% đạt đảng viên trở lên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2.2. Học sinh: *Qui mô: Lớp - học sinh/năm học Năm Học 2020 – 2021 Năm Học 2021 – 2022 Năm Học 2022 – 2023 Năm Học 2023 – 2024 Năm Học 2024 – 2025 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 18 485 18 490 18 486 18 490 18 495 *Sự phát triển của trẻ + 98% trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và phát triển tình cảm xã hội. +100% trẻ 5 tuổi cuối năm học được đánh giá sự phát triển theo bộ chuẩn đạt yêu cầu + Bàn giao học sinh 5 tuổi cho các trường tiểu học đạt 100 %. + Các cháu được giáo dục các kỹ năng sống cơ bản, có các thói quen vệ sinh, các hành vi văn minh, có các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia các hoạt động của lớp. +100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối, được thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng theo yêu cầu. Hàng năm được khám sức khỏe theo quy định. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm xuống dưới 10%, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm xuống dưới 9%. 2.3. Cơ sở vật chất: - Bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo theo yêu cầu trường chuẩn quôc gia mức độ 1. Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trong từng lớp đảm bảo cho công tác dạy và học của lớp. - Xây dựng môi trường sư phạm “An toàn, Xanh - Sạch - Đẹp”. V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 1. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: 1.1. Nhiệm vụ: - Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về đức trí thể mỹ, và phát triển tình cảm xã hội theo chuẩn đánh giá phát triển của trẻ mầm non. - Đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tốt bộ tiêu chí thực hành gióa dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. - Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. 1.2. Giải pháp: - Hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo các mô đun và thực hiện việc bồi dưỡng có chất lượng trong đó chú trọng tới các mô đun, các chuyên đề: Ứng dụng CNTT trong dạy học, dạy học tích hợp với giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường.... định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, lấy học sinh làm trung tâm và các hoạt động trong ngày của trẻ, việc xây dựng trường học an toàn..v.. - Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào lớn của ngành, gắn với chủ đề của từng năm học. - Tham mưu với phụ huynh nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, có chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nhằm hạn chế tối đa tỉ lệ trẻ duy dinh dưỡng.
File đính kèm:
- ke_hoach_chien_luoc_phat_trien_truong_mam_non_xa_dak_mar_gia.doc