Kế hoạch chủ đề bản thân và gia đình

I- MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

 1-Phát triển thể chất

 - Trẻ khỏe mạnh, Cân nặng : Trẻ trai: 14 kg – 16 kg. Trẻ gái: 12.2– 15.5 kg

 Chiều cao Trẻ trai: 97 cm – 100 cm. Trẻ gái: 94 cm – 97 cm

 - Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế: nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh

 - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian: Bật tiến về trước, tung bóng, đập bắt bóng, bò thấp chui qua cổng.

 - Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi bàn tay: Trang trí váy cho bạn, vẽ ngôi nhà,.

 - Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe: Biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh

 - Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe đảm bảo sự an toàn của bản thân: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, bỏ rác đúng nơi quy định

2- Phát triển nhận thức

 - Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi sự vật, hiện tượng xung quanh: Tìm hiểu đặc điểm cơ thể. Khám phá cơ thể của bé, những đồ dùng trong gia đình , Khám phá về ngôi nhà, những người thân trong gia đình, công việc của mẹ.

 - Có khả năng quan sát, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định: Phân loại đối tượng theo một dấu hiệu

Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của mọi người trong gia đình và họ hàng của gia đình

 

doc21 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chủ đề bản thân và gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH
Thời gian 4 tuần: Từ 25 / 09 / 2017 đến 03/ 11/ 2017 
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
 1-Phát triển thể chất
 - Trẻ khỏe mạnh, Cân nặng : Trẻ trai: 14 kg – 16 kg. Trẻ gái: 12.2– 15.5 kg
 Chiều cao Trẻ trai: 97 cm – 100 cm. Trẻ gái: 94 cm – 97 cm
 - Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế: nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh
 - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian: Bật tiến về trước, tung bóng, đập bắt bóng, bò thấp chui qua cổng.
 - Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi bàn tay: Trang trí váy cho bạn, vẽ ngôi nhà,..
 - Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe: Biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh 
 - Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe đảm bảo sự an toàn của bản thân: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, bỏ rác đúng nơi quy định
Phát triển nhận thức
 - Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi sự vật, hiện tượng xung quanh: Tìm hiểu đặc điểm cơ thể. Khám phá cơ thể của bé, những đồ dùng trong gia đình , Khám phá về ngôi nhà, những người thân trong gia đình, công việc của mẹ.
 - Có khả năng quan sát, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định: Phân loại đối tượng theo một dấu hiệu
Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của mọi người trong gia đình và họ hàng của gia đình
- Có khả năng quan sát, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định: Thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh, nhận xét, trò chuyện
- Có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề cơ bản theo các cách khác nhau: Nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của bạn trai, bạn gái
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm về toán: Dạy trẻ sắp xếp so sánh chiều dài 3 đối tượng, dạy trẻ nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều cao của hai đôia tượng.
3- Phát triển ngôn ngữ
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau: Phát âm các tiếng có chứa các âm khó
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống: Sử dụng các từ như: mời cô, mời bạn
 - Có khả năng lắng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện: Đọc thơ, kể lại truyện diễn cảm: Truyện :Tích chu
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi: Đọc thuộc bài thơ: Lên bốn, tâm sự của cái mũi, lòng mẹ.
- Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết: Nhận ra kí hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm .
Phát triển tình cảm – xã hội
- Có ý thức về bản thân: Nói được họ, tên, tuổi, giới tính bản thân. 
 - Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người: Nhận biết cảm xúc vui buồn qua nét mặt, lời nói, cử chỉ Nhận biết cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ của người thân trong gia đình
- Có một số phẩm chất cá nhân: Mạnh dạn chọn đồ chơi theo ý thích Cố gắng hoàn thành công việc được giao
- Có một số kỹ năng sống: Bỏ rác đúng nơi quy định, quan tâm đến người thân trong gia đình
- Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt: Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông bà, bố mẹ
Phát triển thẩm mỹ
Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống: Vui sướng, vỗ tay làm động tác mô phỏng 
Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động
+ Âm nhạc: Hát đúng giai điệu lời ca, hát rõ lời: Mừng sinh nhật, nhà của tôi, bé quét nhà, cả nhà thương nhau.
+ Tạo hình: Vẽ phối hợp các nét xiên, thẳng, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc: Trang trí váy áo cho bạn. 
Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật: Lựa chọn dụng cụ gõ đệm theo nhịp điệu.
MỞ CHỦ ĐỀ
Chủ đề : BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH
1- LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ:
 Cháu biết những bài thơ, bài hát, câu truyện, đồ chơi. Mà trẻ sẽ được làm quen ở chủ đề “Bản thân và gia đình”. Thông qua các hoạt động mà trẻ thực hiện hàng ngày, thì trẻ sẽ biết được đặc điểm của bản thân và tìm hiểu về ngôi nhà và những người thân trong gia đình của mình .
Qua nội dung chủ đề thì trẻ sẽ thể hiện sự yêu quý bản thân và gia đình của mình, biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết yêu thương và kính trong những người thân trong gia đình.
2- CHUẨN BỊ
-Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề bản thân và gia đình .
- Tranh bài thơ, câu truyện, đồ chơi theo chủ đề. 
3- KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ 
* Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú
 Lớp hát “Mừng sinh nhật”
- Bài hát nói về ngày gì ?
- Ngày sinh nhật là ngày gì vậy c/c ?
- C/c lớn lên như thế nào ?
- Cơ thể c/c có những bộ phận, giác quan nào ?
- Từng bộ phận, giác quan có chức năng gì ?
- Làm gì để cơ thể chúng ta khỏe mạnh, mau lớn ?
- Chủ đề bản thân thực hiện trong tháng mấy ?
- Để biết rõ hơn cô và c/c cùng tìm hiểu trong chủ đề “Bản thân và gia đình”
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều trẻ chưa biết
 Cho trẻ xem tranh một số hình ảnh bé trai, bé gái, một số bộ phận, giác quan của cơ thể, gợi hỏi trẻ tên, đặc điểm . (trẻ nhận xét)
 Cho trẻ xem lần lượt các tranh nói về truyện “tích chu”, thơ “lên bốn”  (trẻ nhận xét tranh)
* Hoạt động 3: Tạo môi trường chủ đề “Bản thân và gia đình”
 Cho trẻ trình bày những đồ dùng, tranh trẻ chuẩn bị
 Cô và trẻ cùng sắp xếp môi trường lớp theo chủ đề
- Cô giáo dục trẻ qua chủ đề “Bản thân và gia đình” phải biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, các giác quan, ăn nhiều loại thực phẩm để mau lớn, khỏe mạnh.
DỰ KIẾN ĐÓNG CHỦ ĐỀ
BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH
 ( Thời gian: Ngày 03/11/2017)
- Cô và trẻ cùng nhau đàm thoại để đóng chủ đề nhánh: Người bé yêu nhất trong hoạt động góc tuần này là kết thúc chủ đề bản thân và gia đình. 
- Trong 4 tuần vừa qua các con vừa tìm hiểu về chủ đề gì?
- Bạn nào có thể đứng lên kể lại những đề tài mà cả lớp được học trong tháng cho cả lớp cùng nghe? 
- Con tên gì? Con thuộc giới tính nào? Con thích ăn gì? Con cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?
- Trong gia đình con có những đồ dùng gì?
- Trong gia đình con có những ai? Vậy gia đình con có mấy thế hệ?
 + Giáo dục: Chúng ta phải giữ gìn vệ sinh cơ thể của chúng ta sạch sẽ .
- Hôm nay chúng ta khép lại chủ đề “Bản thân và gia đình ” và tháng sau chúng ta qua 1 chủ đề mới. Đó là “ nghề nghiệp ”.
- Các con hãy quan sát lớp học của mình để tuần sau chúng ta sẽ thực hiện chủ đề.
 MẠNG NỘI DUNG 
Chủ đề : Bản thân và gia đình
Tuần 2
 Từ ngày 16/10- 19/10/2017
Tổ ấm gia đình
- Tôi được sinh ra và lớn lên.
- Những người chăm sóc tôi, tôi lớn lên trong sự yêu thương và đảm bảo an toàn của gia đình và ở trường mẫu giáo.
- Dinh dưỡng hợp lí và giữ gìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh.
- Những đồ dùng và đồ chơi của bản thân.
Tuần 1
Từ ngày 25/09- 29/9/2017
Ngày sinh nhật của tôi
-Một số đặc điểm cá nhân, hình dáng và bề ngoài của bé.
- Khả năng sở thích của bé , mối quan hệ của bé với mọi người xung quanh.
- Các bộ phận khác nhau của cơ thể, các giác quan của cơ thể, tác dụng của các giác quan,cách rèn luyện và chăm sóc các giác quan.
- Những công việc hàng ngày của bản thân.
- Để có cơ thể khỏe mạnh
Bản thân& Gia đình
Tuần 3
Từ ngày 23/10- 27/10/2017
Đồ dùng trong gia đình
- Cháu biết một số đồ dùng trong gia đình
- Những chất liệu của một số đồ dùng.
- Màu sắc, hình dáng, kích thước.
 Tuần 4
Từ 30/10- 03/11/2017
Mẹ yêu ai nhất
- Các thành viên trong gia đình: Tôi, cha mẹ, anh chị em, ông bà
- Công việc của các thành viên trong gia đình.
- Họ hàng của gia đình
MẠNG HOẠT ĐỘNG
 Chủ đề : BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH
(Từ ngày 25/09 đến ngày 03/11/2017 )
PTTC
- Bật tiến về trước
- Tung bóng
- Đập bắt bóng
- Bò thấp chui qua cổng
PTNT
- Trò chuyện về cơ thể của bé
- Khám phá về ngôi nhà
- Khám phá về một số đồ dùng trong gia đình
- Trò chuyện về công việc của mẹ
- Dạy trẻ sắp xếp so sánh, chiều dài 3 đối tượng
- Dạy trẻ nhận biết sự giống và khác nhau về chiều cao của hai đối tượng
PTNN
-Thơ: 
 Lên bốn
 Tâm sự của cái mũi
 Lòng mẹ
- Truyện:
 Tích Chu
PTTC – XH
- Trẻ biết kính trọng 
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh xung quanh. 
- Tìm hiểu về đồ dùng trong gia đình
- Chơi ở góc
- Phân biệt một số đồ dùng theo chất liệu
PTTM
- Âm nhạc : 
Mừng sinh nhật
Nhà của tôi.
Bé quét nhà
Cả nhà thương nhau
- Tạo hình:
Trang trí váy cho bạn, vẽ ngôi nhà
BẢN THÂN &GIA ĐÌNH
KẾ HOẠCH TUẦN 01
Chủ đề nhánh: Ngày sinh nhật của tôi
 Thời gian thực hiện: Từ ngày 25 /09 đến 29 /09/2017
Thời gian 
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Đón trẻ
-- Vệ sinh phòng lớp
 - Nhắc trẻ để cặp đúng qui định.
 - Trao đổi phụ huynh về trẻ khi ở nhà
-- Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Bản thân và gia đình
-- Trẻ kể tên các loại cây xanh có trong sân trường.	
Thể dục sáng
- Hô hấp : Thở ra từ từ thu hẹp lồng ngực bằng động tác: Hai tay thả xuôi, đưa ra trước bắt chéo trước ngực
- Tay – vai : Đứng rộng bằng vai, hai tay giơ thẳng lên đầu- Đưa 2 tay ra trước- Đưa 2 tay dang ngang bằng vai- Hạ 2 tay xuống xuôi 2 tay theo người.
 - Bụng - lườn : Đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên.
 - Chân: Đứng thẳng, 2 tay chống hông, chân phải bước lên trước, khuỵu đầu gối, co chân phải lại, đứng thẳng.
Điểm danh
Mở 
chủ đề nhánh
-- Trò chuyện về chủ đề: Ngày sinh nhật của tôi
- Điểm danh: Cô mời tổ trưởng báo cáo sỉ số trong tổ và nêu tên bạn vắng, cô điểm danh.
-- Thời gian: Thứ, ngày tháng, năm
 ( hiện tại, quá khứ,tương lai)
- - Thời tiết: Nắng, mưa, mát mẻ
 - Tâm trạng : Vui, buồn.
 - Thông tin: tin mới, thời sự, chuyện khi trẻ ở nhà
Hoạt động học
PTTC
Bật tiến về trước
PTNT
Trò chuyện về cơ thể của bé
PTNN
Thơ
Tâm sự của cái mũi
PTTM
Bài hát
Mừng sinh nhật
PTNT
Trang trí váy áo cho bạn
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát
Tranh chủ đề
- TCVĐ
Tạo dáng
- TCDG: Nu na nu nống
- CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng,
- Quan sát 
Dép, nón bạn gái
-TCVĐ
Tạo dáng
- TCDG: Nu na nu nống
- CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng
- Quan sát
Kẹp tóc, nơ
- TCVĐ
Tạo dáng
- TCDG: Nu na nu nống
- CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng
- Quan sát 
Quần áo bạn trai
- TCVĐ
Tạo dáng
- TCDG: Nu na nu nống
- CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng
- Quan sát 
 Dép nón, bạn trai
- TCVĐ
Tạo dáng
- TCDG: Nu na nu nống
- CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng
Hoạt động góc
- Thư viện: Sưu tầm cắt dán ảnh bạn trai, bạn gái
- Xây dựng: Lắp ghép hình bạn trai, bạn gái
- Nghệ thuật: Trẻ vẽ, nặn, xé, cắt dán bạn trai, bạn gái
- Phân vai: Nấu ăn 
- Thiên nhiên:Trồng hoa kiểng
- Cô gợi cho trẻ thực hiện
Đóng chủ đề nhánh
Hoạt động chiều
PTTC
Ôn
Bật tiến về trước
PTNT
Ôn
Trò chuyện về cơ thể của bé
PTNN
Ôn
Tâm sự của 
cái mũi
PTTM
Ôn
Bài hát
Mừng sinh nhật
PTNT
Ôn
Trang trí váy áo cho bạn
Vệ sinh-
Nêu gương
Trả trẻ
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ra về.
- Nêu gương bé ngoan
- Trả trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Hai, ngày 25 tháng 09 năm 2017
Chủ đề nhánh: Ngày sinh nhật của tôi
Tên hoạt động: Hoạt động điểm danh
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
Mục đích yêu cầu:
 - Kiến thức
 Cháu biết được tổng số bạn trong lớp, nhận biết và gọi tên được bạn vắng, trao đổi thông tin với bạn, biết nêu thời gian, quan sát được thời tiết và nêu lên tâm trạng của mình.
 Cung cấp cho trẻ kiến thức sơ lược về nội dung của chủ đề mà trẻ sẽ được khám phá trong tuần.
 - Kĩ năng
 Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, kĩ năng đếm số thứ tự và làm quen với số lượng. trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
 - Giáo dục
 Giáo dục vệ sinh cho trẻ, giáo dục trẻ biết trả lời thưa cô, vâng dạ. 
 II- Chuẩn bị:
- ĐD của cô: Bảng bé đến lớp, bảng thời gian, lịch, thời tiết, lịch sinh hoạt
- ĐD của trẻ: Các biểu tượng, băng từ, thẻ số, hình
III- Tổ chức hoạt động:
1/ Mở chủ đề nhánh: “Ngày sinh nhật của tôi”
 Cho một vài trẻ đứng lên giới thiệu tên, giới tính của mình 
- Những đặc điểm nào để cá con nhận biết mình là bạn trai ? Bạn gái ?
- Bạn trai có gì khác bạn gái ?
- Bạn trai thích chơi những trò chơi gì ?
- Bạn gái thích chơi những trò chơi gì ?
2/ Điểm danh:	
- Cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”
- Cô cho 3 tổ trưởng điểm danh, báo cáo
- Cho trẻ gắn hình bạn vắng, tìm hiểu lí do bạn vắng
- Chúng ta cùng xem các bạn đi học hôm nay tay như thế nào ? Cô cho 3 tổ trưởng (3 tổ trưởng kiểm tay bạn trong tổ báo cáo)
- Cô kiểm tra lại nhắc trẻ giử vệ sinh
3/ Đàm thoại thời gian:
 Cho trẻ cùng hát “Cháu đi mẫu giáo”
- Cho trẻ xem lịch, trò chuyện về thời gian: Hôm qua, hôm nay, ngày mai
+ Cho trẻ gắng băng từ, thẻ số
+ Cô dạy trẻ đọc theo cô
- Hôm nay mình thực hiện chế độ sinh hoạt của 1ngày gồm những hoạt động gì ? 
+ Cô hướng dẫn trẻ gắn băng từ vào bảng
+ Cho trẻ đọc lại 1 lần
4/ Theo dõi thời tiết:
 Hát “ nắng sớm ”. Cô dẫn trẻ đi 1 vòng cho trẻ quan sát bầu trời (Trẻ nhận xét)
 Cô cho trẻ dự đoán thời tiết trong ngày và gắn biểu tượng 
5/ Trò chuyện về thông tin:
 Cô thông tin với trẻ về các góc chơi trong lớp
 6- Tìm hiểu tâm trạng
 Hôm nay đi học tâm trạng các con thế nào? ( Thưa cô: vui)
 Vì sao? ( được mẹ đưa đi học, có nhiều bạn, được chơi nhiều đồ chơi)
7/ Trò chuyện chủ đề ngày “đầu tuần lễ phép”
- Chủ đề ngày hôm nay là “ đầu tuần lễ phép”.
- Vậy hôm nay các con phải biết lễ phép biết chào hỏi người lớn, biết vâng dạ,
IV- Bổ sung:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Hai, ngày 25 tháng 09 năm 2017
Chủ đề nhánh: Ngày sinh nhật của tôi
Tên hoạt động: Hoạt động ngoài trời
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
 I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ được quan sát tranh về chủ đề bản thân và gia đình gồm có bạn trai, bạn gái, các giác quan, những người thân trong gia đình, đồ dùng trong gia đình, trang phục của bé.
- Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, khả năng tìm hiểu khám phá về bản thân, khám phá về những đồ dùng trong gia đình và nhu cầu của gia đình bé.
- Thái độ: Giáo dục trẻ chăm ngoan giữ gìn quần áo sạch đẹp và mặc đồ đúng giới tính
 II. Chuẩn bị
- Cô: Sân rộng, sạch, tranh chủ đề “Một số đồ dùng cá nhân”
- Trẻ: Các lá cây khô, đồ chơi ngoài trời, chai lọ, cống quặng .
 III- Tổ chức hoạt động 
 1. Quan sát – trò chuyện
 Cho trẻ hát “ Cả nhà thương nhau”
- Cả gia đình lớp học của chúng ta cùng khám pha về chủ đề mới nha! Đó là nhưng hình ảnh gì ?
- Những bạn gái thường mặc những quần áo như thế nào ? (trẻ kể theo hiểu biết)
 Cô hướng dẫn trẻ quan sát “tranh một số đồ dùng cá nhân”
- C/c xem cô có chuẩn bị gì ? (Cá nhân trẻ trả lời)
- C/c quan sát xem quần áo bạn gái có những đặc điểm gì ? (trẻ nhận xét theo hiểu biết)
 Cô hướng dẫn trẻ quan sát lần lượt từng loại
- Cái này gọi là áo gì ? (trẻ nhận xét )
- Trên áo có những đặc điểm gì ? (có nhiều màu sắc )
- Bạn gái thường mặc đầm còn mặc gì nữa ? (trẻ kể ..)
- C/c nhìn xem đây là đồ gì của bạn gái nữa ?
- Váy có những đặc điểm gì ?
 Cô giáo dục trẻ chăm ngoan giử gìn quần áo sạch đẹp và mặc đồ đúng giới tính
2. Trò chơi vận động “Tạo dáng”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi
 - Giải thích luật chơi, cách chơi 
- Cô và trẻ vận động theo nhịp điệu của âm nhạc, khi nhạc dừng lại trẻ cũng dừng lại và tạo cho mình một tư thế, một dáng vẽ minh họa cho 1 hình ảnh, một động tác nào đó mà trẻ thích và cho là đẹp.
Trước khi chơi cô có thể gợi ý cho trẻ nhớ lại một số hình ảnh, tư thế, dáng điệu nào đó mà trẻ hay vận động ở lớp( các động tác múa hay động tác tượng trưng như hoa nở..) và tạo cho cả lớp nhiều dáng đẹp.
- Luật chơi: Trẻ phải đứng ngay lại khi có tín hiệu, và nói đúng dự định của mình tượng trưng dáng gì
 - Cho cả lớp tham gia chơi 3-4 lần
3. Trò chơi dân gian “Nu na nu nống”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi
 - Giải thích luật chơi, cách chơi 
Cô cho 2-3 trẻ ngồi thành vòng cung, chân duỗi thẳng tay cô chạm lần lượt hết các chân của trẻ, mỗi lần chạm ứng với một từ
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
Tùng.. tùng..tùng...tùng
Đọc đến câu cuối cô nắm tay lại làm động tác đánh trống vào chân trẻ và khuyến khích trẻ cùng làm động tác và đọc theo vui vẻ.
 - Cho cả lớp tham gia chơi 3-4 lần
 4. Chơi tự do:
 - Cho trẻ chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước: trẻ đong nước.
 - Cô quan sát hướng dẫn và theo dõi qua trình chơi của trẻ.
 - Nhận xét kết quả chơi của trẻ.
 IV- Bổ sung:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Hai, ngày 25 tháng 09 năm 2017
Chủ đề nhánh: Ngày sinh nhật của tôi
Tên hoạt động: Hoạt động góc
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
I- Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết chơi với đồ chơi ở các góc trong lớp, biết thể hiện đúng từng vai chơi
- Rèn kỹ năng thể hiện từng vai chơi ở góc cho trẻ biết một cách phù hợp với nội dung chơi.
 - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng và cất đúng nơi quy định, không giành đồ chơi với bạn 
II- Chuẩn bị
- Đồ dùng đồ chơi trong từng góc: Đồ chơi để nấu ăn, một số loại rau củ, thực phẩm 
 III- Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Thỏa thuận chơi
 Cho trẻ đọc thơ “ Của chung ”
- Trong lớp thì các con có những đồ chơi gì ?
- Hàng ngày cô tổ chức cho các con chơi những góc chơi nào ?
- Góc xây dựng các con sẽ làm gì?
- Góc học tập thì sao?
- Góc tạo hình sẽ làm gì?
- Góc gia đình thì các con làm gì?
+ Hôm nay giờ hoạt động góc cô sẽ cho các con vào góc thể hiện vai chơi. 
- Trước khi vào góc chơi c/c làm gì ?
- Trong khi chơi c/c làm gì ? 
- Sau khi chơi làm gì ?
Hoạt động 2: Tiến hành chơi
 - Cô cho trẻ vào góc chơi
 - Trẻ chơi theo gợi ý cô đưa ra hoặc sáng tạo thêm trong quá trình chơi
 - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi
Hoạt động 3: Nhận xét trẻ chơi
- Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của góc làm được gì ? 
- Cô định hướng tiếp cho trẻ chơi tốt hơn lần sau
- Giáo dục trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định sau mỗi giờ hoạt động hoặc sau khi chơi
Hoạt động 4: Đóng chủ đề nhánh “ Ngày sinh nhật của tôi 
Các trò chơi vừa rồi cũng đã kết thúc chủ đề nhánh : “Ngày sinh nhật của tôi” và chúng ta sẽ chuyển sang chủ đề nhánh “Tổ ấm gia đình ” vào tuần sau nhé.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Hai, ngày 25 tháng 09 năm 2017
Chủ đề nhánh: Ngày sinh nhật của tôi
Tên hoạt động: Bật tiến về trước
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan
Dạy lớp: Chồi 2
Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết thực hiện vận động “Bật tiến về trước”.
- Kỹ năng: Trẻ biết giữ thăng bằng và khi đi phối hợp tay chân nhịp nhàng mắt nhìn về trước .
 Biết chơi trò chơi “ tạo dáng”.
- Thái độ: Giáo dục trẻ tập thể dục để có sức khỏe.
Chuẩn bị:
Cô: Phòng lớp sạch sẽ, vạch chuẩn đủ cgo số trẻ thực hiện
Tổ chức hoạt động
 Hoạt động 1: Khởi động 
Cho trẻ đi vòng tròn hát “Cùng đi đều” sau đó kết hợp các kiểu đi - chạy (trẻ thực hiện theo cô)
 Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Tay : Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang.
- Lưng, bụng : Đứng cúi người về trước.
- Chân : Co duỗi từng chân
-Bật: Bật lên trước, ra sau, sang hai bên (Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 4 nhịp
* VĐCB “Bật tiến về trước”
- Hôm nay cô cho các con VĐCB “Bật tiến về trước” (Trẻ nhắc lại đề tài)
 - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích (Trẻ chú ý)
 - Lần 2 cô vừa thực hiện vừa giải thích:
- TTCB: Đứng sau vạch chuẩn chống hông, 
- TH: Khi có hiệu lệnh “bật” thì nhún bật rơi xuống nhẹ nhàng bằng nữa mũi bàn chân trước.
 - Làm mẫu: Cho trẻ làm mẫu (2 trẻ)
 Lần lượt mỗi hàng 1 trẻ thực hiện (mỗi trẻ thực hiện 1 – 2 lần xong đi về cuối hàng đứng)
 Cô cho trẻ thực hiện theo hình thức thi đua 2 tổ (mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần)
 Cô quan sát sửa sai. 
- Cô vừa cho c/c thực hiện VĐCB gì ?
* TCVĐ: Tạo dáng
 Cô giải thích luật chơi và cách chơi 
- Cô và trẻ vận động theo nhịp điệu của âm nhạc, khi nhạc dừng lại trẻ cũng dừng lại và tạo cho mình một tư thế, một dáng vẽ minh họa cho 1 hình ảnh, một động tác nào đó mà trẻ thích và cho là đẹp.
Trước khi chơi cô có thể gợi ý cho trẻ nhớ lại một số hình ảnh, tư thế, dáng điệu nào đó mà trẻ hay vận động ở lớp( các động tác múa hay động tác tượng trưng như hoa nở..) và tạo cho cả lớp nhiều dáng đẹp.
- Luật chơi: Trẻ phải đứng ngay lại khi có tín hiệu, và nói đúng dự định của mình tượng trưng dáng

File đính kèm:

  • docchu de Ban than_12244665.doc