Kế hoạch chủ đề chủ đề lớn: Thế giới thực vật

 - Giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, trẻ biết yêu thiên nhiên, biết được các chất dinh dưỡng có trong rau, quả. Hiểu được ý nghĩa của ngày quốc tế phụ nữ 8/3 là ngày hội của bà, mẹ, cô giáo, chị và các bạn gái Qua đó giáo dục trẻ có thái độ, hành vi bảo vệ môi trường, biết yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, biết tôn trọng, yêu quý những người thân, mọi người xung quanh.

 - Trẻ biết được thông qua hoạt động của các chủ đề khác nhau như: Cây xanh, rau, hoa-quả, ngày hội của bà của mẹ.

 

doc101 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chủ đề chủ đề lớn: Thế giới thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
` 
	KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ	
CHỦ ĐỀ LỚN: THẾ GIỚI THỰC VẬT 
 THỰC HIỆN 4 TUẦN (TỪ 14/2 – 11/3/2011)
I. CƠ SỞ CHỌN CHỦ ĐỀ:
 - Giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, trẻ biết yêu thiên nhiên, biết được các chất dinh dưỡng có trong rau, quả. Hiểu được ý nghĩa của ngày quốc tế phụ nữ 8/3 là ngày hội của bà, mẹ, cô giáo, chị và các bạn gái Qua đó giáo dục trẻ có thái độ, hành vi bảo vệ môi trường, biết yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, biết tôn trọng, yêu quý những người thân, mọi người xung quanh. 
 - Trẻ biết được thông qua hoạt động của các chủ đề khác nhau như: Cây xanh, rau, hoa-quả, ngày hội của bà của mẹ.
II. MỤC TIÊU:
 1. Phát triển thể chất:
 * Sức khỏe – Dinh dưỡng:
 - Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển tốt.
 - Hình thành cho trẻ có ý thức tự giác trong ăn uống, ăn hết suất.
 - Có ý thức vệ sinh trước và sau khi ăn, biết được lợi ích của việc vệ sinh cơ thể của bản thân trẻ.
 * Phát triển vận động:
 - Hình thành và phát triển một số kỹ năng vận động (bò, ném, tung, bật,..).
 - Chơi các trò chơi vận động giúp phát triển toàn diện ở trẻ, phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và mắt.
 2. Phát triển nhận thức:
 * Khám phá khoa học:
 - Hình thành và phát triển một số hiểu biết với môi trường xung quanh gần gũi, quen thuộc, biết tên gọi các bộ phận của cây xanh, ích lợi của cây xanh, hoa, quả. Nhận biết so sánh môi trường và điều kiện sống của cây, rau, hoa, quả.
 - Giúp trẻ phát triển một số hiểu biết về ngày hôi của bà, của mẹ, cô giáo, bạn gái.
 * Làm quen với toán:
 - Hình thành và phát triển một số hiểu biết về sự khác biệt về hình dạng, kích thước, của 2 đối tượng.
 - Hình thành 1 số kỹ năng phân biệt to nhỏ hơn – nhỏ hơn, nhiều hơn – ít hơn, ghép đôi tương ứng 1-1.
 3. Phát triển ngôn ngữ:
 - Phát triển 1 số kiến thức hiểu biết được lời nói, biết sử dụng 1 số từ chỉ tên gọi, đặc điểm nổi bật rõ nét của 1 số cây xanh, rau, hoa – quả.
 - Trò chuyện cùng cô ngày hội của bà, của mẹ, cô giáo, chị, bạn.
 4. Phát triển thẫm mỹ:
 - Hình thành và phát triển một số kỹ năng tạo ra sản phẩm theo ý thích vẽ, nặn, tô màu, dán.
- Hình thành một số kỹ năng: hát, đọc thơ, kể chuyện, về ngày hội của bà, của mẹ, chị,..
 5. Phát triển tình cảm – xã hội:
 - Hình thành và phát triển 1 số hành vi, thái độ, biết yêu quý cây, hoa, quả, biết quan tâm chăm sóc chúng.
 - Biết được 1 số kỹ năng giao tiếp đơn giản thăm hỏi, chúc mừng, trò chuyện với người thân, với mọi người xung quanh.
III. MẠNG CHỦ ĐỀ:
- Rau
- Cây xanh
THẾ GIỚI THỰC VẬT – QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
- Ngày hội của bà, của mẹ, của chị, bạn gái.
- Hoa – quả
IV. MẠNG NỘI DUNG:
* Cây xanh
- Tên gọi, đặc điểm, các bộ phận chính của cây
- Ích lợi
- Chăm sóc
* Rau
- Tên gọi, đặc điểm, các bộ phận chính của rau
- Ích lợi
- Chăm sóc
THẾ GIỚI THỰC VẬT – QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
* Hoa, quả
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật 
- Ích lợi 
- Chăm sóc
* Ngày hội của bà của mẹ
- Trẻ biết ngày 8-3 là ngày hội của bà, mẹ, cô giáo, bạn gái
- Biết yêu kính bà, mẹ, cô giáo, bạn gái.
* Phát triển ngôn ngữ
- Thơ: “Cây dây leo”
- Đồng dao: “Lúa ngô là cô đậu nành”
- Thơ: “Dán hoa tặng mẹ”
- Thơ: “Hoa mào gà”
* Phát triển nhận thức:
- Quan sát đặc điểm và các bộ phận chính của cây, so sánh cây cao cây thấp.
- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn của đồ vật.
IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
* Phát triển thể chất:
- Ném trúng đích
- Tung bóng
- Trèo thang	
- THẾ GIỚI THỰC VẬT – QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
* Phát triển thẩm mỹ
+ Âm nhạc:
- Hát và VĐ: “Lý cây xanh”, “Quà 8-3” 
- Nghe hát: “Lá xanh”, “Em yêu cây xanh”, “Ngày vui 8-3”
- TC: “Tai ai tinh”.
+ Tạo hình:
- Dán cây xanh
- Nặn rau, củ, quả trẻ thích 
- Vẽ hoa tặng bà, mẹ, cô giáo
* Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- TCPV: Mẹ con, nấu ăn, cửa hàng rau - củ - quả. Bé tập làm nội trợ: “Khuấy nước chanh”, 
- TCXD: - Xây công viên cây xanh, xây vườn rau, xây công viên 8 – 3, xây vườn hoa, cây ăn quả. 
- TCHT: Xếp cây xanh, chọn rau, xâu dây hoa.
V. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ:
 * Phía cô:
 - Chuẩn bị các học liệu, tranh ảnh có liên quan đến chủ đề.
 - Sân trường sạch, rộng, thoáng mát, bằng phẳng.
 - Phấn, túi cát, bóng TD, thang TD.
 - Đàn, xắc xô, thanh gõ, mũ chóp, máy cassette, băng nhạc có bài hát nói về chủ đề.
 - Tranh ảnh vẽ cây xanh, rau, hoa, quả, cô giáo, bà, mẹ
 - Tranh có nội dung bài thơ: “Cây dây leo”, “Lúa ngô là cô đậu nành”,“Dán hoa tặng mẹ”, “Hoa mào gà”. 
 - Bảng treo tranh, giá treo sản phẩm.
 * Phía trẻ:
 - Đồ chơi 
 - Trẻ thuộc thơ, bài hát.
 - Giấy vẽ, bút màu, đất nặn, bảng, hồ dán, bông bảng lau tay, dĩa đựng sản phẩm, bàn, ghế trẻ ngồi.
 - Tranh vẽ cây xanh chưa tô màu
 - Các loại đồ chơi bán hàng, nấu ăn.
 - Đồ chơi xây dựng: Hàng rào, hoa, cỏ, cây xanh, nhà, hoa, dây xâu, hạt xếp hình.
 - Xắc xô, phách tre, thanh gõ, mũ chóp, vòng hoa đội đầu,
 - Tranh ảnh về chủ đề để trẻ xem
 - Tranh cây xanh chưa tô màu.
 - Cát, nước, khăn, khuôn làm bánh, bình tưới cây.
* Phát triển ngôn ngữ
 - Biết sử dụng 1 số từ chỉ tên gọi, đđ, màu sắc nổi bật về thế giới xung quanh.
 - Hiểu được ý nghĩa ngày hội của bà, của mẹ,..
 - Mạnh dạn đọc thơ, trò chuyện về ngày lễ hội.
* KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
* Phát triển thể chất
- Dinh dưỡng:
 . Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
 . Biết sử dụng đồ dùng cá nhân.
- Vận động:
 . Trẻ mạnh dạn, tự tin thực hiện vận động cơ bản
THẾ GIỚI THỰC VẬT – QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
* Phát triển thẩm mỹ
 - Tạo hình:
 . BIết dùng kỹ năng lăn dọc, xoay tròn, cách cầm bút để tạo ra sản phẩm.
 - Âm nhạc:
 . Trẻ hát và vận động nhịp nhàng.
 . Trẻ thích nghe cô hát và thuộc bài hát.
* Phát triển tình cảm – XH:
 - Biết yêu quý cây, hoa, quả.
- Biết một số kỹ năng giao tiếp, thăm hỏi, chuc mừng với người thân.
* Phát triển nhận thức:
 - Tìm hiểu xã hội:
 . Hiểu biết về một số thực vât, ngày hội của bà, của mẹ, của chị, bạn gái.
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH
I. YÊU CẦU:
 - Trẻ gọi tên, lợi ích và mô tả được một vài đặc điểm nổi bật rõ nét của một số cây quen thuộc gần gũi trẻ.
 - Phát triển óc quan sát, tính ham hiểu biết của trẻ.
 - Yêu thích cây xanh, có thói quen mong muốn được chăm sóc, bảo vệ cây xanh, lợi ích của cây xanh, không ngắt lá, bẻ cành.
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật của cây xanh.
- Các bộ phận chính của cây
II. MẠNG NỘI DUNG:
Ích lợi:
- Cho ta gỗ.
- Che bóng mát.
CÂY XANH
Chăm sóc:
- Tưới cây.
- yêu quý và bảo vệ cây
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
*Phát triển thể chất:
 - Vận động:
 Phối hợp vận động toàn thân qua thể dục sáng.
 Bài tập phối hợp rèn luyện kỹ năng.
VĐ: Ném trúng đích
TCVĐ: Lá và gió.
GDDD: Qua các bữa ăn, món ăn hàng ngày của trường.
* Phát triển ngôn ngữ:
 - Thơ: “Cây dây leo”
 - Quan sát nhận xét, đặc điểm của cây và các bộ phận chính của cây.
THẾ GIỚI THỰC VẬT – QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
* Phát triển thẩm mỹ:
+ Âm nhạc:
 - Hát: Lý cây xanh
 - Nghe hát: Em yêu cây xanh
+ Tạo hình:
 - Dán cây xanh.
* Phát triển nhận thức:
+ KPKH: Quan sát đặc điểm và các bộ phận chính của cây.
+ Toán: So sánh cây cao – cây thấp.
* Phát triển tình cảm xã hội:
 TCĐV: Nấu ăn - mẹ con.- TCXD: Xây công viên cây xanh.
- TCHT: Xếp cây xanh.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
( Từ 14/02 – 18/02/2011)
Các	Ngày
hoạt 
động
THỨ HAI
14/2
THỨ BA
15/2
THỨ TƯ
16/2
THỨ NĂM
17/2
THỨ SÁU
18/2
ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ.
- Cho trẻ quan sát cây và trò chuyện với trẻ về các cây ở trong lớp.
- Cho trẻ quan sát sản phẩm tạo hình của trẻ.
- TDS: Trẻ tập thể dục theo nhạc bài: “ Em yêu cây xanh”
HĐNT
- Quan sát cây xanh trong trường, nhặt lá rụng.
- TCVĐ: Lá và gió
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
TD
- Ném trúng đích
KPKH
- Quan sát nhận biết đặc điểm và các bộ phận chính của cây.
- Nghe hát: “Em yêu cây xanh”
LQVH
- Thơ: “Cây dây leo”.
- Trò chơi: Gieo hạt.
GDÂN
- Dạy hát: “Lý cây xanh”.
- Nghe hát: “Lá xanh”
- TC: “Ai đoán giởi”
TH
- Dán cây xanh.
- So sánh nhận xét đặc điểm 2-3 cây.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con – nấu ăn.
- Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh.
- Góc khoa học toán: So sánh cao - thấp
 TCHT: Xếp cây xanh
- Góc truyện tranh: xem tranh truyện mà trẻ thích.
- Góc âm nhạc: cháu hát các bài hát cháu thuộc và bài hát theo chủ đề.
- Góc tạo hình: Vẽ cây to – nhỏ.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây – Tưới cây
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài học buổi sáng.
- Vệ sinh nêu gương.
- Chơi tự do các góc chơi.
- Trả trẻ.
 Thông qua các hoạt động trong tuần giáo viên tận dụng cơ hội để giáo dục trẻ có hành vi thái độ bảo vệ môi trường, GDDD, ATGT, sử dụng năng lượng tiết kiệm, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
THỂ DỤC SÁNG
NDGD
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Tập các bài thể dục theo nhạc: “ Em yêu cây xanh”
- Trẻ biết chuyển đội hình để tập thể dục.
- Tích cực làm theo nhạc và làm đúng các động tác
- Sân sạch, rộng, bằng phẳng.
- Quần áo đầu tóc gọn gàng.
1. Khởi động:
- Xếp 3 hàng dọc, trẻ đi vòng tròn kết hợp kiểng chân, bàn chân, chuyển 3 hàng ngang.
2. Trọng động:
- Cô tập động tác mẫu, trẻ tập theo cô 4 lần 2 nhịp.
. HH:
. TV:
. BL: gió thổi – cây nghiêng
. Chân: Cỏ thấp – Cây cao
. Bật: bật Tại chỗ
3. Hồi tỉnh:
- Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
- Trẻ biết biết cảm ơn và xin lỗi đúng lúc.
- Biết giúp bạn thu dọn đồ chơi.
- Đi học đúng giờ, thường xuyên, tham gia phát biểu ý kiến.
- Biết đánh răng, xúc miệng, rửa tay, lau mặt trước và sau khi ăn. Tự thay quần áo giúp cô.
- Ăn không ngậm thức ăn trong miệng.
	HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG CHƠI
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
+Góc
phân vai 
(trọng tâm ngày thứ hai):
- Nấu ăn
- Mẹ con
- Bán cửa hàng thực phẩm
- Biết thể hiện công việc của người nội trợ.
- Biết sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của vai chơi.
- Biết nấu các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Trẻ biết được công viêc của mẹ là chăm sóc cho con
- Trẻ thể hiện được vai chơi (người bán, người mua).
- Đồ chơi nấu ăn (xoang, bếp, chảo, chén, muỗng,..)
- Một số thực phẩm để nấu ăn.
- Một số thực phẩm: Rau, củ, quả, thịt, trứng
- Cô gợi ý trẻ phân công vai chơi (ai nấu, ai rửa thực phẩm,..)
- Cô tạo tình huống giúp trẻ giao lưu với các bạn ở các góc chơi khác.
- Tạo tình huống để trẻ giao tiếp với nhau giữa người mua và người bán.
+ Góc xây dựng 
(trọng tâm ngày thứ ba): 
- Xây công viên cây xanh
- Sử dụng các loại đồ chơi, phối hợp công trình hợp lý. 
- Chăm chỉ đoàn kết để hoàn thành vai chơi
- Đồ chơi xây dựng bằng mous: Hàng rào, cây xanh, băng đá, cổng, thùng rác
- Cô tạo tình huống để trẻ nói lên hiểu biết về công viên cây xanh, giúp trẻ nói đủ ý, đủ từ.
- Xây gì trước? Xây gì sau? Bên trong xây gì? Có những gì? Sắp xếp như thế nào cho phù hợp? Sử dụng đồ dùng nào?
+ Góc khoa học toán 
(trọng tâm ngày thứ tư):
- Phân biệt cây cao – cây thấp. TCHT: Xếp cây xanh
- Trẻ phân biệt được cây cao – thấp
- Biết dùng mous màu phù hợp để xếp hình cây xanh.
- Cây bằng mous (cây cao – thấp)
- Hạt bằng mous, bảng vẽ sẳn cây xanh.
- Cô gợi ý trẻ phân biệt cây cao – thấp.
- Biết xếp hạt ngay hình vẽ sẵn và chọn màu phù hợp.
+ Góc đọc sách 
(trọng tâm ngày thứ năm) - Xem tranh chủ đề và các tranh khác
- Biết lật sách, xem tranh nhẹ nhàng.
- Rèn kỹ năng quan sát xem tranh, truyện. Biết thêm một số tranh ảnh qua truyện tranh, biết bảo quản tranh.
- Tranh theo chủ đề, các truyện tranh mà trẻ biết.
- Cô gợi ý cách lật tranh, xem tranh (cách đưa mắt quan sát khi xem tranh truyện).
- Gợi ý trẻ xem tranh cẩn thận không làm hỏng tranh.
+ Góc âm nhạc: - Biểu diễn văn nghệ - đọc thơ
- Hát kết hợp vận động những bài hát trẻ đã học, tham gia đọc thơ.
- Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên trong khi chơi.
- Biểu diễn văn nghệ, đọc thơ theo chủ đề và các bài khác.
- Rèn luyện kỹ năng âm nhạc, đọc thơ.
- Các trang phục hóa trang.
- Nhạc cụ: xắc xô, phách tre, micrô,..
- Cô gợi ý trẻ (hát, đọc thơ) hóa trang thật đẹp khi tham gia biểu diễn văn nghệ theo nội dung chủ và các bài hát khác mà trẻ thích.
+ Góc tạo hình: Vẽ cây to - cây nhỏ
- Phối hợp các nét thẳng, cong, xiên để vẽ cây xanh to – nhỏ.
- Giấy A4, bút màu.
- Vẽ nét thẳng, cong, xiên để thành cây to – nhỏ và tô màu.
+ Góc thiên nhiên (trọng tâm ngày thứ sáu): - Chăm sóc, tưới cây.
- Biết dùng bình tưới để tưới cây.
- Tưới đều không tưới 1 chổ, biết cây tốt là nhờ căm sóc, biết yêu quý cây
- Cây kiểng, bình tưới, nước, khăn lau tay.
- Gợi ý trẻ nhẹ nhàng khi tưới và chăm sóc ây, khi tưới phải tưới cho đều,
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai: 14/02/2011.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: “Quan sát cây sộp”
 + Yêu cầu:
 - Trẻ biết được đặc điểm của cây, các bộ phận chính của cây, ích lợi của cây, nơi sống của cây.
 + Chuẩn bị:
 - Cây sộp trong trường.
 + Tiến hành:
 - Cho trẻ hát bài : “Em yêu cây xanh”, sau đó dẫn trẻ đến cây sộp và hỏi trẻ: 
 - Đây là cây gì?
 - Cây gồm có những bộ phận nào? Tán lá ra sao?
 - Phần phía dưới là gì của cây?
 - Cây sống được là nhờ đâu?
 GD: Nhà bạn nào có trồng cây xanh các con phải chăm sóc, tưới nước cho cây, giữ gìn xung quanh sạch sẽ để cây mau lớn cho bóng mát, cho gỗ đóng cửa, bàn ghế cho chúng ta.
2. Trò chơi: “Lá và gió”
 + Yêu cầu: 
 - Thực hiện theo yêu cầu của cô.
 - GD trẻ chơi trật tự.
 + Chuẩn bị:
 - Sân sạch sẽ, rộng, bằng phẳng.
 + Tiến hành:
 - Luật chơi: Thực hiện các hành động theo hiệu lệnh của cô.
 - Cách chơi: Cô giả làm tiếng “gió”, trẻ làm “cây” cô chạy xung quanh sân và kêu ù ù làm gió thổi. Trẻ nghiêng người sang trái, sang phải và nói: “cây nghiêng”. Khi cô đứng im có nghĩa là gió lặng thì trẻ ngồi thụp xuống đất làm lá rụng và nói: “nhiều lá”.
 - Cho trẻ chơi vài lần.
* TRÒ CHƠI HỌC TẬP: “ XẾP HÌNH CÂY XANH”
 + Yêu cầu: Trẻ biết chọn hạt màu phù hợp để xếp hình
 + Chuẩn bị: Hạt bằng mous, bảng xếp hình, phấn vẽ.
 + Tiến hành: Biết xếp ngay trên hình vẽ và chọn màu phù hợp.
 - Thực hiện trong phần hoạt động góc. Góc khoa học – toán.
3. Chơi tự do:
 + Yêu cầu: Trẻ vẽ hình cây xanh, vẽ theo ý thích.
 + Chuẩn bị: Phấn vẽ.
 + Tiến hành: Cháu chơi tự do, cô gợi ý để trẻ chơi trò chơi nhân gian hoặc tạo thành nhóm để chơi, nếu thích vẽ thì dùng phấn để vẽ cây xanh hoặc vẽ theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
THỂ DỤC
NÉM TRÚNG ĐÍCH
I. YÊU CẦU:
 - Trẻ ném trúng vào đích, phát triển cơ tay.
 - Trẻ biết được ích lợi của cây.
 - GD trẻ biết chăm sóc cây, chơi có trật tự.
II. CHUẨN BỊ:
 - 6 túi cát, phấn vẽ.
 - Sân sạch, rộng, bằng phẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
+ Hoạt động 1:
 - Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn và hát: “Em yêu cây xanh” kết hợp đi bình thường sau đó kiểng gót chân chuyển sang 3 hàng ngang.
- Trẻ thực hiện.
+ Hoạt động 2:
 - Trọng động: Bài tập phát triển chung
 . Hô hấp 1: Thổi bong bóng bay.
 . Tay vai: Hai tay thay nhau đưa lên cao (6 lần 2 nhịp)
 . Chân 1: Cỏ thấp – cây cao.
 . Bụng lườn: Gió thổi cây nghiêng.
 . Bật: Bật về trước.
* Vận động cơ bản: NÉM TRÚNG ĐÍCH
 - Cô giới thiệu bài tập vận động.
 - Thực hiện mẫu 1 lần cho trẻ xem
 - Thực hiện mẫu lần 2 kèm theo giải thích động tác.
 - Gọi 1 trẻ lên thực hiện cho lớp xem. Sau đó gọi lần lượt 3-4 trẻ lên thực hiện cho đến hết lớp. Cô theo dõi động viên và sửa sai cho trẻ. Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý xem cô thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
+ Hoạt động 3: 
 - Hồi tỉnh
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng đến góc cô đã dán sẵn tranh, cho trẻ quan sát tranh và hỏi: “Đây là cây gì? Cây gồm có những gì? Cây có lợi ích gì? GD trẻ biết yêu quý cây xanh và bảo vệ môi trường xung quanh cho sạch sẽ. Cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt”.
- Trẻ quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo gợi ý của cô và tham gia chơi trò chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Thực hiện như đã soạn phần hoạt động góc (củng cố kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi của trẻ). Thông qua các hoạt động giáo dục cháu BVMT, GDDD, ATGT, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Cho trẻ yếu thực hiện lại: “Ném trúng đích”
 - Vệ sinh trẻ sạch sẽ - Nêu gương - Trả trẻ.
IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
NHẬT KÝ HÀNG NGÀY
Thứngày.tháng..năm 2011
Số TT
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VÀ THAY ĐỔI TIẾP THEO
1
- Tên những trẻ nghỉ học
- Lý do:
2
+ Hoạt động có chủ đích:
- Sự thích hợp cử hoạt động với khả năng của trẻ
- Sự hứng thú và tích cực tham gia hoạt động của trẻ
- Tên của trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động
3
+ Các hoạt động khác trong ngày
- Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được
- Lý do chưa thực hiện được
- Những thay đổi tiếp theo
4
+ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
- Sức khỏe (những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn ngủ, vệ sinh, bệnh tật,)
- Kỹ năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo,..)
- Thái độ và biểu lộ cảm xúc hành vi
.
5
+ Những vấn đề cần lưu ý khác
.
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba: 15/02/2011.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: “Quan sát cây mai hoàng hậu”
 + Yêu cầu: 
 - Trẻ biết được đặc điểm của cây, các bộ phận chính, ích lợi của cây.
 - GD cháu yêu quý, chăm sóc cây.
 + Chuẩn bị:
 - Cây mai hoàng hậu trong trường.
 + Tiến hành:
 - Cho trẻ hát bài: “Em yêu cây xanh” sau đó dẫn trẻ đến cây mai hoàng hậu và hỏi trẻ:
 - Đây là cây gì?
 - Cây gồm có những bộ phận gì?
 - Thân cây như thế nào?
 - Cây sống được là nhờ đâu?
 - Các con biết không, cây mai hoàng hậu có hoa màu vàng kết thành chùm rất là đẹp. Ngoài ra còn có rất nhiều cây xanh như: phượng, bàng và có loại cây cho quả nữa.
 GD: Nhà bạn nào có trồng cây xanh thì các con phải chăm sóc tưới nước cho cây, giữ gìn xung quanh cho sạch sẽ để cây mau lớn cho bóng mát, cho gỗ đóng bàn ghế,  nhé!
2. Trò chơi: “Lá và gió”
 + Yêu cầu: 
 - Thực hiện theo yêu cầu của cô.
 - GD trẻ chơi trật tự.
 + Chuẩn bị:
 - Sân sạch sẽ, rộng, bằng phẳng.
 + Tiến hành:
 Luật chơi: Thực hiện các hành động theo hiệu lệnh của cô.
 Cách chơi: Cô giả làm tiếng “gió”, trẻ làm “cây” cô chạy xung quanh sân và kêu ù ù làm gió thổi. Trẻ xung nghiêng người sang trái, sang phải và nói:
 “cây nghiêng”. Khi cô đứng im có nghĩa là gió lặng thì trẻ ngồi thụp xuống đất làm làm lá rụng và nói: 
“ nhiều lá”.
 - Cho trẻ chơi vài lần.
 3. Chơi tự do:
 + Yêu cầu: Trẻ vẽ hình cây xanh, vẽ theo ý thích.
 + Chuẩn bị: Phấn vẽ.
 + Tiến hành: Cháu chơi tự do, cô gợi ý để trẻ chơi trò chơi dân gian hoặc tạo thành nhóm để chơi, nếu thích vẽ thì dùng phấn để vẽ cây xanh hoặc vẽ theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
KPKH
QUAN SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY, BỘ PHẬN CHÍNH CỦA CÂY
I. YÊU CẦU:
 - Trẻ biết được đặc điểm chính của cây và các bộ phận chính của cây.
 - Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây, giữ vệ sinh môi trường sạch, đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh vẽ (cây phượng, cây cam, soài, nhãn,..).
 - Mô hình cây xanh (cây xanh, cây bàng, cây sakê )
 - Máy hát.
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
+ Hoạt động 1:
 - À các con ơi! Hôm nay trời rất đẹp, cô và các con đến phòng triển lãm để xem tranh nhé! Lớp mình đông quá thì phải đi bộ thôi. Khi đi thì các con nhớ đi bên tay phải, không được đùa giỡn trên đường đi nhé!
 Đến nơi trẻ ngồi xuống, cho trẻ quan sát tranh trên máy chiếu. Cô giới thiệu từng loại cây (Tên gọi, đặc điểm, ích lợi và chăm sóc) cho trẻ xem.
+ Hoạt động 2:
 Cho trẻ nhận biết về tên gọi, đặc điểm, ích lợi và chăm sóc các loại cây trên.
- Đây là cây gì?
- Cây xanh gồm những bộ phận nào?
- Thân cây thế nào? Lá ra sao?
 - Phía dưới thân có gì? Cây xanh này để làm gì? (Để làm kiểng).
* Cô cho trẻ nhận biết tiếp cây xanh cho ta bóng mát:
- Đây là cây gì?
- Cây gồm có mấy bộ phận?
- Thân lá như thế nào?
- Cây xanh này cho ta lợi ích gì?
* Cô cho trẻ quan sát tiếp cây xanh cho hoa, quả và hỏi như trên.
 - Cho trẻ so sánh cây xanh làm kiểng và cây cho hoa, quả.
 Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây, giữ vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp. 
+ Hoạt động 3:
 - Hôm nay cô thấy các con học rất là ngoan. Để thưởng cho các con, cô cháu ta vỗ tay hát bài “Em yệu cây xanh” nhé! Cô cháu hát vài lần. Ra chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát tranh, lướt mắt nhìn từ trái sang phải từ trên xuống dưới.
- Trẻ nhận biết và trả lời theo gợi ý của cô.
- Trẻ hát cùng cô bài hát.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Thực hiện

File đính kèm:

  • docchu de cay xanh.doc