Kế hoạch chủ đề lớp chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật
I- MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Phát triển thể chất
- Trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối về chiều cao, cân nặng theo độ tuổi với bé trai ,bé gái.
- Thực hiện các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế: Đúng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian: Trẻ biết: đi trên ghế đầu đội túi cát, lăn bong và đi theo bong, bật chụm chân lien tục vào 5 ô, chạy chậm 60 – 80 mét, bật qua vật cản 10 – 15cm, tung bong lên cao và bắt bong.
- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi bàn tay: xé dán quả, nặn quả, vẽ và tô màu rau củ, ôn cuối chủ đề vẽ cây xanh.
- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giử gìn sức khỏe đảm bảo sự an toàn của bản thân: Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng là nguy hiểm không đến gần. Biết các vật sắc nhọn không nên nghịch.
- Trẻ có cảm giác sảng khoái, dể chịu khi tiếp xúc với thiên nhiên.
- Biết được lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất và hợp lý đối với sức khỏe của con người cần ăn uống để có ức khỏe tốt.
- Biết chăm sóc và bảo vệ rau, củ, quả, hoa.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ Chủ đề: “THẾ GIỚI THỰC VẬT” Thời gian thực hiện: 6 tuần từ 26/ 12/ 2016 đến 02 / 02/ 2017 I- MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Phát triển thể chất - Trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối về chiều cao, cân nặng theo độ tuổi với bé trai ,bé gái. - Thực hiện các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế: Đúng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian: Trẻ biết: đi trên ghế đầu đội túi cát, lăn bong và đi theo bong, bật chụm chân lien tục vào 5 ô, chạy chậm 60 – 80 mét, bật qua vật cản 10 – 15cm, tung bong lên cao và bắt bong. - Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi bàn tay: xé dán quả, nặn quả, vẽ và tô màu rau củ, ôn cuối chủ đề vẽ cây xanh. - Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giử gìn sức khỏe đảm bảo sự an toàn của bản thân: Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng là nguy hiểm không đến gần. Biết các vật sắc nhọn không nên nghịch. - Trẻ có cảm giác sảng khoái, dể chịu khi tiếp xúc với thiên nhiên. - Biết được lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất và hợp lý đối với sức khỏe của con người cần ăn uống để có ức khỏe tốt. - Biết chăm sóc và bảo vệ rau, củ, quả, hoa. - Nhận biết tên gọi, màu sắc, công dụng, đặc điểmcủa các loại rau ăn củ, quả, lá. 2. Phát triển nhận thức - Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi sự vật, hiện tượng xung quanh: Khám phá một số loài hoa, Khám phá một số loại quả ít hạt, tìm hiểu 1 số loại quả da láng, Khám phá rau muống, bồ ngót, rau dền, cải ngọt, khám phá cà rốt, cà chua, bó đỏ, mướp, su su. - Trẻ biết tên gọi của cây và bộ phận chính: rễ, thân, lá. - Quan sát, so sánh, và nhận xét những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét của 2 loại cây. - Biết lợi ích của cây và vì sao cây cần được tâm sự chăm sóc, bảo vệ. - Trẻ biết có nhiều loại hoa – quả , cách chăm sóc và bảo vệ, biết cách ăn quả: rửa sạch, gọt, vỏ,bỏ hạt. - Biết nói lên những nhận xét khi quan sát, trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn về chủ đề TGTV. - Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm về toán: Điếm đúng nhóm có 5 đối tượng, dạy trẻ so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5. 3. Phát triển ngôn ngữ - Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, màu sắc, hình dáng. - Biết sử dụng từ ngử phù hợp để mô tả được một vài đặc điểm nỗi bật, ích lợi của một số cây ( rau, quả, củ) quen thuộc và gần gũi với trẻ. - Trả lời được các câu hỏi về nguyên nhân tại sao, vì sao, có gì giống và khác nhau. - Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau: Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép. - Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống: cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp. - Có khả năng lắng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện: Kể lại sự việc theo trình tự - Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi trẻ về chủ đề thực vật. - Biết kể chuyện và nói lên những hiểu biết của mình về cây cối xung quanh. 4. Phát triển tình cảm – xã hội - Có ý thức về bản thân: Nói được điều bé thích, không thích - Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người: Biết biểu lộ một số cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên. - Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạng, trẻ mạnh dạn vui trẻ trong các hoạt động , cùng vui chơi hòa thuận với bạn bè và cố gắng hoàn thành công việc được giao. - Có một số kỹ năng sống: Tôn trọng , hợp tác, than thiệt, quan tâm. Biết tên và công việc thành viên trong gia đình, số điện thoại, số nhà. - Thực hiện được 1 số quy định ở trường: Chú ý nghe khi cô, bạn nói, biết giữ gìn đồ chơi. - Trẻ biết yêu thích cảnh dẹp thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn, bảo vệ môi trường sống. - Có một số kĩ năng, thói quen, cần thiết bảo vệ môi trường sống: Chăm sóc bảo vệ cây xanh và cảnh quan thiên nhiên. - Giữ gìn vệ sinh môi trường (không vứt rác bừa bãi). 5. Phát triển thẩm mỹ - Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên và cuộc sống: Sử dụng từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng - Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động: Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa) - Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật: Đặt tên cho sản phẩm tạo hình - Biết chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng và quang cảnh thiên nhiên. - Biết sử dụng những màu sắc, đường nét..để tạo ra những sản phẩm tạo hình trang trí quanh lớp. - Biết yêu thiên nhiên, cảnh đẹp quanh mình MẠNG HOẠT ĐỘNG Chủ đề: THẾ GIỚI THỰC VẬT Thời gian thực hiện: 6 tuần ( 26/12 – 02/02/2016) PTTC – XH - Trẻ biết quý trọng người trồng. - Trẻ biết bảo vệ và chăm sóc các loại rau, củ, quả, hoa. - TC: trẻ biết tên gọi, đặc điểm và ích lợi của các loại rau, củ, quả, hoa. - HĐG: + Góc phân vai: Người bán hàng rau, củ, quả, hoa. Người nấu ăn. - VL xây dựng. + Góc xây dựng: Xây vườn hoa, rau củ quả. PTNT Trò chuyện tìm hiểu về: - Một số loài hoa. - KP một số loại quả ít hạt. - TH một số loại quả da láng. - KP rau muống, bồ ngót, rau dền, cải ngọt. - KP cà rốt, cà chua, bí đỏ, mướp, su su. Trẻ nhận biết: - nhận biết đếm đúng nhóm có 5 đối tượng. - So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5 THẾ GIỚI THỰC VẬT PTTM Âm nhạc: - Màu hoa. - Quả. - Em yêu cây xanh. - Lá xanh - Cây bắp cải. - Ôn cuối chủ đề bài hát: lý cây xanh PTTC Cung cấp kiến thức: - đi trên ghế bằng đầu đội túi cát - lăn bong và đi theo bong - bật chụm chân lien tục vào 5 ô - chạy chậm 60 – 80 mét. - bật qua vật cản 10-15cm - tung bóng lien tục và bắt bóng PTNN Thơ: - lời chào của hoa - cây chuối má em -giàn mướp - hoa kết trái. Truyện: - Cây táo thần. - Củ cải trắng. MẠNG NỘI DUNG Chủ đề: THẾ GIỚI THỰC VẬT Thời gian thực hiện: 6 tuần từ (26/12 – 02/02/2017) TUẦN 1: BÉ BIẾT LOÀI HOA GÌ ( 26/12– 30/12/2016) Tên gọi, đặc điểm nỗi bật sự giống nhau và khác của một số loài hoa. Các bộ phận chính. Lợi ích của hoa đối với đời sống của con người. Quá trình phát triển Cách chăm sóc, bảo vệ. TUẦN 2: CÂY CHO QUẢ NGỌT ( 02/01 – 06/01/2017) Tên gọi, đặc điểm nỗi bật sự giống nhau và khác nhau của một số loại quả. Các bộ phận chính. Quá trình phát triển Cách chăm sóc, bảo vệ. Lợi ích của quả đối với đời sống con người. Cách chọn quả, cách bảo quản và cách chế biến thức ăn từ quả. TUẦN 3 : MỘT SỐ LOẠI QUẢ (09/01 – 13/01/2017) Tên gọi, đặc điểm nỗi bật sự giống nhau và khác nhau của một số loại quả. Các bộ phận chính. Quá trình phát triển Cách chăm sóc, bảo vệ. Lợi ích của quả đối với đời sống con người. Cách chọn quả, cách bảo quản và cách chế biến thức ăn từ quả. THẾ GIỚI THỰC VẬT TUẦN 4: MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ ( 16/01 – 20/01/2017) Tên gọi, đặc điểm nỗi bật sự giống nhau và khác nhau của một số loại rau. Các bộ phận chính. Quá trình phát triển Cách chăm sóc, bảo vệ. Lợi ích của rau đối với đời sống con người. Cách chọn rau, cách bảo quản và cách chế biến món ăn từ rau. TUẦN 6 : MỘT SỐ CÂY CẢNH (30/01 – 02/02/2017) Tên gọi, đặc điểm nỗi bật sự giống nhau và khác nhau của một số cây cảnh Các bộ phận chính. Quá trình phát triển Cách chăm sóc, bảo vệ. Lợi ích của cây đối với đời sống con người. Cách chọn cây, cách bảo quản TUẦN 5 : MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN CỦ, QUẢ ( 23/01 – 27/01/2017) Tên gọi, đặc điểm nỗi bật sự giống nhau và khác nhau của một số loại củ, quả. Các bộ phận chính. Quá trình phát triển Cách chăm sóc, bảo vệ. Lợi ích của củ, quả đối với đời sống con người. Cách chọn củ, quả, cách bảo quản và cách chế biến món ăn từ củ, quả. Chủ đề : THẾ GIỚI THỰC VẬT I- MỞ CHỦ ĐỀ 1. lý do chọn đề tài Cháu biết những bài thơ, bài hát, câu truyện, đồ chơi. Mà trẻ sẽ được làm quen ở chủ đề “Thế giới thực vật”. Thông qua các hoạt động mà trẻ thực hiện hàng ngày, thì trẻ sẽ biết tên gọi, màu sắc, công dụng, đặc điểmcủa các loại cây xanh, rau củ, quả. Trẻ biết yêu thích cảnh dẹp thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn, bảo vệ môi trường sống. Biết chăm sóc và bảo vệ rau, củ, quả, hoa. Qua nội dung chủ đề thì trẻ sẽ thể hiện được tình cảm: Trẻ biết yêu thiên nhiên cảnh đẹp quanh mình, có ý thức bảo vệ và chăm sóc các loại cây xanh, rau củ quả, trẻ biết quý trọng người trồng ra. 2- Chuẩn bị - Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề “ Thế giới thực vật” - Tranh bài thơ, câu truyện, đồ chơi theo chủ đề. II- KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ ë Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú Cho trẻ hát “ Vườn cây của ba ” Bài hát nói về những loại cây gì? Các con nhìn xem hôm nay lớp mình có gì mới? ( Tranh, ảnh về một số loài cây xanh, rau củ quả). Các con thấy có những loại cây, rau, củ, quả? Gia đình nhà các con trồng những loại cây rau, củ, quả, gì? ë Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều trẻ chưa biết - Cho trẻ cùng xem 1 số hình ảnh về thế giới thực vật - Thời gian cho trẻ tự do trao đổi với nhau về các hình ảnh này + Cô đặt câu hỏi với trẻ: + Bạn nào kể tên một số loại hoa mà con biết? + Bạn nào kể tên một số loại quả ít hạt mà con biết? + Bạn nào kể tên một số loại rau ăn lá mà con biết? + Bạn nào kể tên 1 số loại rau ăn củ, qảu mà con biết?(Trẻ nhận xét) Cho trẻ xem lần lượt các tranh nói về truyện “Cây táo thần” “Củ cải trắng”; thơ “Hoa kết trái, Chùm quả ngọt, Giàn mướp.” (Trẻ nhận xét tranh) Cho trẻ xem trong từng góc chơi có chuẩn bị gì ? ë Hoạt động 3: Tạo môi trường chủ đề “ Thế gới thực vật” Cho trẻ trình bày những đồ dùng, tranh trẻ chuẩn bị Cô và trẻ cùng sắp xếp môi trường lớp theo chủ đề - Cô giáo dục trẻ qua chủ đề “ Thế giới thực vật” phải biết bảo vệ chăm sóc rau, củ, quả, hoa. Phải biết quý trọng người trồng. III. DỰ KIẾN ĐÓNG CHỦ ĐỀ “THÊ GIỚI THỰC VẬT” ( Thời gian: Ngày 02 / 02 /2017) - Cô và trẻ cùng nhau đàm thoại để đóng chủ đề nhánh: “Một số loại rau ăn củ, quả” trong phần hoạt động góc vào ngày thứ sáu. - Trong 1 tuần vừa qua các con vừa tìm hiểu về chủ đề gì? - Bạn nào có thể đứng lên kể lại một số loại rau, củ, quả mà chúng ta được tìm hiểu trong các tuần qua? - Bạn nào hãy kể tên 1 số loài hoa mà con biết? - Bạn nào kể tên 1 số loại rau ăn lá ? - bạn nào kể tên 1 số loại rau ăn củ, quả ? + Giáo dục: Chúng ta phải biết yêu quý và bảo vệ rau, củ, quả, hoa xung quanh chúng ta. - Hôm nay chúng ta khép lại chủ đề “ Thế gới thực vật” và tháng sau chúng ta qua 1 chủ đề mới. Đó là “ Tết và mùa xuân ”. - Các con hãy quan sát lớp học của mình để tuần sau chúng ta sẽ thực hiện chủ đề. KẾ HOẠCH TUẦN 01 Chủ đề: BÉ BIẾT LOÀI HOA GÌ ( Thời gian: Từ ngày 26/ 12 đến ngày 30 / 12/ 2016) Thời gian Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Đón trẻ -- Vệ sinh phòng lớp - Nhắc trẻ sắp xếp đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi. - Trao đổi phụ huynh về trẻ khi ở nhà -- Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Một số loài hoa. -- Trẻ kể tên các loại cây xanh có trong sân trường. Thể dục sáng - Hô hấp : Thở ra từ từ thu hẹp lồng ngực bằng động tác: Hai tay thả xuôi, đưa ra trước bắt chéo trước ngực - Tay – vai : Đứng rộng bằng vai, hai tay giơ thẳng lên đầu- Đưa 2 tay ra trước- Đưa 2 tay dang ngang bằng vai- Hạ 2 tay xuống xuôi 2 tay theo người. -- Bụng - lườn : Đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên. Bụng- lườn: Đứng rộng bằng hai vai, 2 tay chống hông, nghiên người sang 2 bên Bật: Bật tách khép chân Điểm danh Mở chủ đề nhánh - - Trò chuyện về chủ đề: Một số loài hoa - Điểm danh: Cô mời tổ trưởng báo cáo sỉ số trong tổ và nêu tên bạn vắng, cô điểm danh. - Thời gian: Thứ, ngày tháng, năm ( hiện tại, quá khứ,tương lai) - - Thời tiết: Nắng, mưa, mát mẻ - Tâm trạng : Vui, buồn. - Thông tin: Tin mới, thời sự, chuyện khi trẻ ở nhà Hoạt động chung PTTC Đi trên ghế bằng đầu đội túi cát PTNT Tìm hiểu hoa hồng hoa cúc PTNN Thơ Lời chào của hoa PTTM Bài hát Màu hoa PTTM Dạy trẻ nhận biết, đếm đúng nhóm có 5 đối tượng Hoạt động ngoài trời - Quan sát Tranh một số loại quả. -TCVĐ: Tìm lá cho hoa, ai nhanh hơn. - TCDG: Trồng nụ hoa - Chơi tự do: chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước - Quan sát Tranh 1 số loại rau củ quả. -TCVĐ: Tìm lá cho hoa, ai nhanh hơn. - TCDG: Trồng nụ hoa -- Chơi tự do: chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước - Quan dụng Tranh 1 số loại quả. -TCVĐ: Tìm lá cho hoa, ai nhanh hơn. - TCDG - Trồng nụ hoa Chơi tự do: chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước - Quan sát Cây hoa góc thiên nhiên -TCVĐ: Tìm lá cho hoa, ai nhanh hơn. - TCDG: Trồng nụ hoa - Chơi tự do: chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước - Quan sát Tranh rau quả -TCVĐ: Tìm lá cho hoa,ai nhanh hơn. - TCDG: Trồng nụ hoa. - Chơi tự do: chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước Hoạt động góc - Thư viện: Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề. - Xây dựng: Xây dựng hoa viên. - Nghệ thuật: Vẽ xé dán, tô màu, xếp hột hạt..một số loại hoa. - Phân vai: Gia đình, cô giáo, bán hàng. - Học tập: Xem tranh truyện về một số loài hoa. - Văn học: xem tranh ảnh, làm sách tranh về một số loài hoa. - Âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề. - Thiên nhiên:Trồng hoa kiểng, chăm sóc cây hoa,quan sát sự phát triển của hoa. - Cô gợi cho trẻ thực hiện Đóng chủ đề nhánh Hoạt động chiều Ôn Đi trên ghế bằng đầu đội túi cát Ôn Tìm hiểu hoa hồng hoa cúc Ôn Thơ Lời chào của hoa Ôn Bài hát Màu hoa Ôn Dạy trẻ nhận biết, đếm đúng nhóm có 5 đối tượng Vệ sinh- Nêu gương Trả trẻ - Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ra về. - Nêu gương bé ngoan - Trả trẻ Thứ Hai, Ngày 26 Tháng 12 Năm 2017 HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH Chủ đề nhánh: Bé biết loài hoa gì Tên hoạt động: Hoạt động điểm danh Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Ngọc Dạy lớp: Chồi 3 I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức Cháu biết được tổng số bạn trong lớp, nhận biết và gọi tên được bạn vắng, trao đổi thông tin với bạn, biết nêu thời gian, quan sát được thời tiết và nêu lên tâm trạng của mình. - Kĩ năng Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, lắng nghe, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. - Giáo dục Giáo dục vệ sinh cho trẻ, giáo dục trẻ biết trả lời thưa cô, vâng dạ. II. Chuẩn bị: - ĐD của cô: Bảng bé đến lớp, bảng thời gian, lịch, thời tiết, lịch sinh hoạt - ĐD của trẻ: Các biểu tượng, băng từ, thẻ số, hình. III. Tổ chức hoạt động: ë Hoạt động 1: Mở chủ đề nhánh: “bé biết loài hoa gì” Cho 2-3 trẻ đứng lên giới thiệu về một số loài hoa mà bé biết. - Các con biết hoa thường được trồng ở đâu? ( trồng ở vườn, ở trước sân) - Các con có biết hoa mai nở vào mùa nào?( mùa xuân) - Các con có biết hoa hồng có màu gì?( màu hồng, màu đỏ, màu vàng) ë Hoạt động 2: Điểm danh Cô cho 3 tổ trưởng điểm danh, báo cáo Cho trẻ gắn hình bạn vắng, tìm hiểu lí do bạn vắng - Chúng ta cùng xem các bạn đi học hôm nay tay như thế nào ? - Cô kiểm tra lại nhắc trẻ giữ vệ sinh ë Hoạt động 3: Tìm hiểu tâm trạng Hôm nay đi học tâm trạng các con thế nào? ( Thưa cô: vui) Vì sao? ( được mẹ đưa đi học, có nhiều bạn, được chơi nhiều đồ chơi) ë Hoạt động 4: Đàm thoại thời gian: Cho trẻ cùng hát “ cả tuần đều ngoan” - Cho trẻ xem lịch, trò chuyện về thời gian: Hôm qua, hôm nay, ngày mai + Cho trẻ gắng băng từ, thẻ số + Cô dạy trẻ đọc theo cô + Cô hướng dẫn trẻ gắn băng từ vào bảng + Cho trẻ đọc lại 1 lần ë Hoạt động 5: Theo dõi thời tiết: Hát “ mây và gió ”. Cô dẫn trẻ đi 1 vòng cho trẻ quan sát bầu trời (Trẻ nhận xét) Cô cho trẻ dự đoán thời tiết trong ngày và gắn biểu tượng ë Hoạt động 6: Trò chuyện về thông tin: Cô thông tin với trẻ về các góc chơi trong lớp ë Hoạt động 7: Trò chuyện chủ đề ngày “ bé ngoan chăm phát biểu” - Chủ đề ngày hôm nay là “ Bé ngoan chăm phát biểu” - Vậy hôm nay các con đi học phải trật tự và phát biểu thật tích cực nhé. IV. Bổ sung: Thứ Hai, Ngày 26 Tháng 12 Năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh: Bé biết loài hoa Tên hoạt động: Hoạt động ngoài trời Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Ngọc Dạy lớp: Chồi 3 I. Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ biết được một số loài hoa gần gũi trong cuộc sống - Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, nói được tên của 1 số loài hoa, nói được một số đặc điểm cấu tạo của một số loài hoa. - Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ, chăm sóc một số loài hoa gần gũi với chúng ta. II.Chuẩn bị - Cô: Tranh 1 số nghề. Sân rộng, sạch, - Trẻ: Cầu trượt, xích đu, chai lọ, nước, cống quặng . III. Tổ chức hoạt động ë Hoạt động 1: Ổn Định quan sát – trò chuyện Cho trẻ hát “ Hoa trường em” - Các con vừa hát bài hát có tên là gì ? ( hoa trường em) - Bài hát nói lên điều gì ? - Các con biết được những loại hoa nào?(trẻ kể theo hiểu biết) + Cô hướng dẫn trẻ quan sát “Quan sát tranh chủ đề” - Các con hãy quan sát tranh rồi kể cho cô nghe con thấy những gì trong tranh. - Trong tranh có loài hoa gì? - Các con thích loài hoa đó không? -Các loài hoa này thường được sống ở đâu? + Giáo dục: Các con phải biết yêu quý và kính trọng người trồng hoa. ë Hoạt động 2: Trò Chơi có luật * Trò chơi vận động “ Tìm lá cho hoa” - Cô giới thiệu tên trò chơi. Giải thích luật chơi, cách chơi - Cho cả lớp tham gia chơi 2 – 3 lần * Trò chơi dân gian “ Trồng nụ trồng hoa” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Giải thích luật chơi, cách chơi - trồng nụ, trồng hoa là trò để các nắm tay lên nhau và đếm cho tới khi nào chữ cuối cùng của bài đụng tới nắm tay nào thì nắm tay đó bị loại ra. Và lại bắt đầu bài hát, loại ra từ từ các nắm tay của các người chơi, cho tới khi nắm tay cuối cùng còn lại là người đó thắng. Chặt cây vừa Chừa cây mộng Cây tầm phộng Cây mía lau Cây nào cao Cây nào thấp Cây mía vấp Chặt bỏ ra. - Cho cả lớp tham gia chơi 2 – 3 lần ë Hoạt động 3: Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với lá cây khô, làm mũ bằng lá dừa - Chơi với nước: trẻ đong nước IV. Bổ sung: Thứ Hai, Ngày 26 Tháng 12 Năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh: Bé biết loài hoa gì? Tên hoạt động: Hoạt động góc Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Ngọc Dạy lớp: Chồi 3 I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết phân vai chơi trò chơi, biết thể hiện đúng từng vai chơi - Rèn kỹ năng thể hiện từng vai chơi ở góc cho trẻ biết một cách phù hợp với nội dung chơi. - Giáo dục trẻ giử gìn đồ dùng và cất đúng nơi quy định, không giành đồ chơi với bạn. II. Chuẩn bị ë Các góc chơi: Xây dựng: Xây dựng hoa viên. Thư viện: Sách thư viện, kể chuyện theo tranh, sáng tạo. Thiên nhiên: Đồ chơi cát nước, chăm sóc góc thiên nhiên. Nghệ thuật: Bút màu kéo hồ, tranh rổng về một số loài hoa. Phân vai: gia đình, cô giáo, bán hàng. Âm nhạc: Hát bài hát về chủ đề. III. Tổ chức hoạt động ëHoạt động 1: Thỏa thuận chơi Cho trẻ đọc thơ “ Hoa mai – hoa đào” - Trong bài thơ giúp chúng ta biết được điều gì? - Hoa mai và hoa đào có màu gì ? - Hoa mai và hoa đào nở vào mùa nào? - Hoa mai có mấy cánh ? * Cô trò chuyện về các góc chơi - Lớp chúng ta có những góc chơi nào? * Cô hỏi trẻ ý tưởng các góc chơi - Ở góc xây dựng các con làm gì? - Góc thư viện các con làm gì? - Góc Thiên nhiên các con làm gì? - Góc nghệ thuật các con làm gì? - Cho trẻ chọn góc chơi - Trước khi vào góc chơi các con làm gì ? - Trong khi chơi các con làm gì ? - Sau khi chơi xong thì các con cần phải làm gì ? ë Hoạt động 2: Tiến hành chơi Cô cho trẻ vào góc chơi Trẻ chơi theo gợi ý cô đưa ra hoặc sáng tạo thêm trong quá trình chơi Cô quan sát và hướng dẫn chơi ëHoạt động 3: Nhận xét trẻ chơi Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của góc làm được gì ? Cô định hướng tiếp cho trẻ chơi tốt hơn lần sau Giáo dục trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định sau mỗi giờ hoạt động hoặc sau khi chơi ë Hoạt động 4: Đóng chủ đề nhánh “ Một số loài hoa”. - Các trò chơi vừa rồi cũng đã kết thúc chủ đề nhánh : “ Một số loài hoa” và chúng ta sẽ chuyển sang chủ đề nhánh “ Một số loại quả” vào tuần sau nhé. IV. Bổ sung: Thứ Hai, Ngày 26 Tháng 12 Năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh: Bé biết loài hoa gì Tên hoạt động: đi trên ghế bằng đầu đội túi cát Giáo viên: Huỳnh Thị Mỹ Ngọc Dạy lớp: Chồi 3 I. Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ biết thực hiện vận động “đi trên ghế bằng đầu đội túi cát”. + trẻ biết đi mắt nhìn thẳng và biết giữ thăng
File đính kèm:
- the_gioi_thuc_vat.docx