Kế hoạch chủ đề: Những con vật bé
PT
T.CHẤT - Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi, chạy, thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.
- Phối hợp được tay, chân, cơ thể.
- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay.
- Hình thành cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh trong khi ăn uống và vệ sinh thân thể để có sức khoẻ tốt và hình thành cho trẻ thói quen giữ gìn đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, vệ sinh môi trường, lớp học gọn gàng đúng nơi quy định.
- Đồ chơi con vật được xếp để gọn gàng đúng nơi quy định khi chơi xong.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ : (Thời gian thực hiện: 4 tuần., từ ngày 19 tháng 12/2011 đến ngày 13 tháng 01/2012) I MỤC TIÊU L. VỰC MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG PT T.CHẤT - Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi, chạy, thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô. - Phối hợp được tay, chân, cơ thể. - Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay. - Hình thành cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh trong khi ăn uống và vệ sinh thân thể để có sức khoẻ tốt và hình thành cho trẻ thói quen giữ gìn đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, vệ sinh môi trường, lớp học gọn gàng đúng nơi quy định. - Đồ chơi con vật được xếp để gọn gàng đúng nơi quy định khi chơi xong. - Trò chơi bắt chước tạo dáng. - Tập bài vận động: Đi theo hướng thẳng, bò chui dưới vật. - Tập bài vận động: xâu vòng, chồng xếp 2-3 khối. - Trò chuyện với trẻ về chế độ dinh dưỡng hàm lượng chất đạm chất béo có trong động vật. Cần phải ăn nhiều thức ăn được chế biến từ động vật để có sức khoẻ tốt. - Trò chuyện với trẻ về một số cử chỉ động tác của một số con vật gần gũi xung quanh trẻ để trẻ bắt chước một số dáng đi của những con vật đó thông qua các trò chơi. PT N.THỨC - Trẻ biết tên gọi của một số con vật thân quen mà trẻ biết, trẻ biết được nơi sống và môi trường lối sống của chúng. - Trẻ biết phân biệt đặc điểm nổi bật (về hình dáng, màu sắc, tiếng kêu của con vật). - Trẻ biết phân nhóm con vật theo màu sắc xanh, đỏ. - Trò chuyện với trẻ về những con vật nuôi trong gia đình trẻ. Cô cho trẻ biết những con vật 2 chân và những con vật 4 chân và dạy trẻ tránh xa con vật nguy hiểm. - Dạy trẻ nhận biết, phân biệt + gà - vịt. - Dạy trẻ phân biệt màu sắc xanh - đỏ. PT N.NGỮ - Trẻ biết phát âm chuẩn xác tên con vật. - Trẻ biết kể tên những con vật trong gia đình trẻ. - Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện cùng cô những bài thơ, câu chuyện nằm trong chủ điểm. Trẻ biết đọc thơ cùng cô 1-2 từ cuối câu, biết nêu tên truyện và tên nhân vật trong truyện cùng với cô. - Cô cùng trẻ trò chuyện về những con vật nuôi trong gia đình và gọi tên con vật nhiều lần, bắt chước tiếng kêu của con vật đó. - Dạy trẻ đọc thơ: “Gà gáy” - Kể chuyện: “Quả trứng”. PT TCKNXH - Trẻ biết bày tỏ tình cảm của mình với những con vật trẻ yêu thích. - Trẻ thể hiện bài hát về con vật với sắc thái tình cảm hồn nhiên và thích thú. - Hình thành cho trẻ lời nói và hành vi văn minh trong giao tiếp. - Dạy trẻ biết yêu quý, bảo vệ những con vật có ích. - Dạy trẻ hát: “Gà trống, mèo con và cún con”. - Trò chơi: Thỏ tìm lồng. - Dạy trẻ lời nói lễ giáo, hành vi ứng xử văn minh, lễ phép trong giao tiếp. II CHUẨN BỊ 1 Chuẩn bị của giáo viên - Tuyên truyền với phụ huynh về sức khoẻ và cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ về mùa đông; cách phòng chống rét cho trẻ. - Chuẩn bị bài hát, bài thơ, câu chuyện nằm trong chủ điểm và 1 số bài hát ngoài chương trình. - Chuẩn bị đồ dùng mẫu của cô để dạy trẻ. - Vẽ tranh, xé dán tạo mạng nội dung để trẻ hoạt động. - Thu gom phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. 2 Chuẩn bị của phụ huynh: - Đóng góp phế liệu, sách báo cũ, bìa các tông, len, vải vụn 3 Chuẩn bị của nhà trường: - Chuẩn bị đồ dùng dạy mẫu của cô đúng với chủ điểm. III. DỰ KIẾN SẢN PHẨM IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Tên góc Nội dung chơi Mục đích yêu cầu Chuẩn bị, cách tiến hành Góc sinh hoạt - Bé giúp mẹ vào bếp. - Trẻ làm quen và biết cách nấu thức ăn cho vật nuôi trong gia đình mình. - Bé đi mua rau về nấu. - Bé biết thái rửa rau cho vào nồi. - Bé biết đổ vào nồi ngoáy đều cho chín, bắc ra đổ cho vật nuôi ăn. 1. Chuẩn bị: Nguyên liệu để làm thức ăn cho con vật, bộ đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ và con giống. 2. Thực hiện: a) Thoả thuận: - Cô giới thiệu cho trẻ tên góc chơi và cách chơi ở góc. - Trẻ tự chọn góc chơi của mình. b) Quá trình trẻ chơi. - Cô quan sát hướng dẫn, gợi ý giúp trẻ thực hiện tốt các thao tác chơi. - Cô gợi cho trẻ chuẩn bị cho quá trình nấu thức ăn cho vật nuôi (nấu cám) cho rau vào trước sau đó ngoáy và cho cám vào rau. Khi chín thức ăn, đem thức ăn đến cho vật nuôi ăn. - Cửa hàng bán con giống. - Trẻ biết bày con giống ra để bán và biết trao đổi giữa người mua và người bán. - Gợi ý cho trẻ biết bày bán con giống theo đúng từng loại và cách trao đổi giữa người mua và người bán. - Cô tham gia chơi cùng trẻ. Góc hoạt động với đồ vật - Bé làm thợ xây. - Xâu hình con vật - Trẻ làm quen với công việc của bác thợ xây: xây chuồng và làm chuống cho vật nuôi. - Trẻ biết xâu hình các con vật lại với nhau. 1. Chuẩn bị: đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng, đồ chơi xâu vòng có hình con vật 2. Thực hiện: - cô giới thiệu trò chơi. - Cô hướng dẫn trẻ cách xây chuồng và làm chuồng cho vật nuôi. - Cô hướng dẫn trẻ cách xâu các hình con vật lại với nhau. - Cô chơi cùng trẻ. Góc vận động - Chơi với bóng - Trẻ biết chơi với bóng và truyền bóng cho bạn đá. 1. Chuẩn bị: Bóng to, bóng nhỏ 2. Thực hiện: - Cô giới thiệu cách chơi. - Trẻ tự chọn góc chơi. - Cô động viên khuyến khích trẻ. V. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ (Thời gian thực hiện: 4 tuần, từ ngày tháng đến ngày tháng năm ) I MỤC TIÊU Kiến thức kỹ năng Thái độ - Đi theo hướng thẳng, bò chui dưới vật. - Trẻ nói được tên gọi và các bộ phận của gà trống, gà mái, vịt; biết được tiếng kêu của các con vật đó - Trẻ nghe và hiểu được nội dung của bài thơ “gà gáy” - Trẻ biết đọc cùng cô từ cuối. - Nghe hát: “Con gà trống”. - Trẻ đi theo hướng thẳng, bò chui được dưới vật. - Trẻ nói được tên gọi và các bộ phận của gà trống, gà mái, vịt; biết được tiếng kêu của các con vật đó. - Trẻ đọc được thơ, không ngọng. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. VI. KẾ HOẠCH TUẦN Thứ Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Cho trẻ xem tranh con vật và trò chuyện với trẻ về con vật nuôi trong gia đình trẻ. - Hỏi trẻ thích con vật nuôi nào trong gia đình của trẻ. Thể dục sáng - Bài thể dục “Gà con”. Đt1: Gà con tập bay: Đt2: Gà mổ thóc. Đt3: Gà tìm bới giun. HĐcó chủ đích PTTC - Đi theo hướng thẳng, bò chui dưới vật. PTNN - Nhận biết gà trống gà mái. - HĐ1: Hát cùng cô. - HĐ2: Cùng trẻ khám phá. - HĐ3: Chơi trò chơi. PTNT - Nhận biết con gà, con vịt. + HĐ1: Chơi trò chơi + HĐ2: Thăm trang trại chăn nuôi của bác nông dân. + HĐ3: Chơi trò chơi. PTNN - Thơ “Gà gáy”. + HĐ1: Chơi trò chơi + HĐ2: Bé đọc thơ + HĐ3: Chơi trò chơi PTTCKNXH - Nghe hát: “Con gà trống”. + HĐ1: Chơi trò chơi + HĐ2: Bé nghe cô hát + HĐ3: Chơi trò chơi Hoạt động ngoài trời - Quan sát: con gà trống, gà mái. - Trò chơi: mèo và chim sẻ. - Chơi tự do Hoạt động góc - Góc sinh hoạt: + Bé giúp mẹ vào bếp. + Cửa hàng bán con giống. - Góc hoạt động với đồ vật: + Bé làm thợ xây. + Xâu hình con vật. - Góc vận động: Chơi với bóng HĐ chiều - Chơi trò chơi mới - Xem tranh con vật - Chơi trò chơi - Kế chuyện bé nghe - Nhận xét cuối tuần VII. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH I: NHỮNG CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Thời gian: 2 tuần từ ngày 19/12 đến ngày 31/12/2011) Thứ 2 ngày 19 tháng 12 năm 2011 Hoạt động Nội dung, yêu cầu Chuẩn bị, thực hiện Đánh giá Phát triển Thể chất *Nội dung: Đi theo hướng thẳng, bò chui dưới vật. *YC: - Trẻ đi theo hướng thẳng. - Trẻ bò chui dưới vật được. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 1 Chuẩn bị: Cổng chui: 2 cái (1 cổng sắt); một số đồ chơi con gà. 2 Thực hiện : HĐ1: Khởi động: Trò chơi “Dung dăng dung dẻ”. - Cô cùng trẻ chơi “Dung dăng dung dẻ” tới thăm nhà bạn gà. HĐ2: Trọng động: Thăm nhà bạn gà: - Cô giới thiệu với trẻ: đường đến nhà bạn gà phải chui qua cổng rồi mới vào nhà được. - Cô làm mẫu cho trẻ 2-3 lần. Sau đó cho trẻ thực hiện chui qua cổng để đến nhà bạn gà, chào bạn gà chơi ở đó 1 - 2 phút rồi lại bò chui qua cổng trở về vị trí trước khi bò. - Cô cho trẻ tập từ 2 - 3 lần.ra ngoài sân. Hoạt động ngoài trời Nội dung: - quan sát: gà mái - Trò chơi VĐ: mèo và chim sẻ - chơi tự do Yêu cầu - Trẻ biết tên gà mái và biết được các bộ phận của gà mái 1 Chuẩn bị: Liên hệ với nhà dân ở gần trường có con gà mái. 2 Thực hiện: * Quan sát: - Cô cùng trẻ quan sát con gà mái. - Cô gọi tên gà mái và cho trẻ nhắc lại cùng cô nhiều lần. - Cô giới thiệu lần lượt từng bộ phận của con gà mái cho trẻ: đuôi, cánh, mỏ, mào, chân. Gà mái đẻ những quả trứng tròn. - Cô cho trẻ nhắc lại theo cô nhiều lần. - Giáo dục trẻ: biết chăm sóc gà, cho gà ăn nhiều để gà cho nhiều trứng. * Chơi trò chơi: mèo và chim sẻ Hoạt động chiều - Chơi trò chơi: “Quạ và gà con” - Cô giới thiệu cho trẻ chơi trò chơi: “quạ và gà con” - Cô cho trẻ chơi và chơi cùng trẻ. Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2011 Hoạt động Nội dung, yêu cầu Chuẩn bị, thực hiện Đánh giá Phát triển Ngôn ngữ *Nội dung: Nhận biết gà trống, gà mái *YC: - Trẻ nói được tên gọi và các bộ phận của 2 con vật. - Trẻ nhận biết được 2 con vật qua tiếng gáy và tiếng kêu của 2 con vật. - Trẻ thích thú tham gia hoạt động. 1 Chuẩn bị: Tranh vẽ con gà trống, gà mái. Con vật bằng mô hình, vòng. 2 Thực hiện : a) HĐ1: Bé hát cùng cô. - Cô cùng trẻ hát bài “Con gà trống”. - Cô trò chuyện cùng trẻ về con gà trống trong bài hát: con gà trống có cái gì màu đỏ? Chân gà làm sao? Gà trống gáy như thế nào? b) HĐ2: Cùng cô khám phá * Cho trẻ quan sát tranh con gà (lần lượt từng tranh) - Tranh 1: Bức tranh vẽ con gà mái: + Cô cho trẻ xem tranh và hỏi: Tranh con gì đây? Con gà này có gì? Cánh của gà mái đâu? Mào gà như thế nào? Mỏ gà như thế nào? Gà mái có mấy chân? Tiếng kêu của gà mái như thế nào? + Cô cùng trẻ bắt chước tiếng kêu của gà mái. - Tranh 2: Bức tranh vẽ con gà trống: + Cô cho trẻ xem tranh và hỏi: Tranh con gì đây? Con gà này có gì? Mào như thế nào? Mỏ như thế nào? Có mấy chân? Tiếng kêu của gà trống như thế nào? + Cô cùng trẻ bắt chước tiếng kêu của gà trống. c) HĐ3: Trò chơi “Gà tìm chuồng”. - Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Con gà trống”. - Khi có hiệu lệnh của cô “Tìm chuồng” trẻ phải chạy tìm cho mình 1 cái chuồng. - Chơi 3 lần. Hoạt động chiều - Xem tranh con vật - Cho trẻ xem tranh con vật: gà trống, gà mái, vịt con, vịt mẹ. - Cô giới thiệu tên con vật cho trẻ biết. - Cho trẻ nhắc lại tên con vật nhiều lần. Thứ 4 ngày 21 tháng 12 năm 2011 Hoạt động Nội dung, yêu cầu Chuẩn bị, thực hiện Đánh giá Phát triển nhận thức *Nội dung: Nhận biết con gà, con vịt *YC: - Trẻ nhận biết được đúng con gà, con vịt. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 1 Chuẩn bị: Tranh con gà trống, gà mái, con vịt; đồ chơi các con vật gà trống, gà mái, con vịt, 1 chiếc hộp. 2 Thực hiện : HĐ1: Trò chơi “Chiếc hộp diệu kỳ” - Cô cho gà trống, gà mái, vịt vào trong hộp và mời trẻ lên thò tay vào trong hộp và lấy ra 1 con vật. (mời 3 trẻ) Hỏi trẻ: +Con gì đây? - Cho cả lớp nhắc lại nhiều lần. HĐ2: Thăm trang trại của bác nông dân. - Cô cùng trẻ đi đến trang trại chăn nuôi của bác nông dân. - Tới thăm chuồng gà. Hỏi: + Con gà mái đâu? Cô chỉ vào cánh gà và hỏi đây là gì? Chân gà đâu? Đuôi gà đâu? Mào gà đâu? Mỏ gà đâu? Gà mái kêu như thế nào? Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của gà mái. + Con gà trống đâu? Cô chỉ vào cánh gà và hỏi đây là gì? Chân gà đâu? Đuôi gà đâu? Mào gà đâu? Mỏ gà đâu? Gà trống gáy như thế nào? Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của gà trống. - Tới thăm chuồng vịt: Hỏi: + Con vịt đâu? Cô chỉ vào cánh vịt và hỏi đây là gì? Chân vịt đâu? Đuôi vịt đâu? Mỏ vịt đâu? Con vịt đi được ở đâu? Con vịt kêu thế nào? Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của vịt. - Cho trẻ nhắc lại nhiều lần câu trả lời ở mỗi lần hỏi. - Cô khái quát lại: con gà trống gáy ò ó o o, gà trống có mào đỏ, mỏ gà nhọn để mổ thức ăn, chân gà có móng dài, nhọn; Gà mái kêu cục ta cục tác, mỏ gà nhọn để mổ thức ăn. Gà mái đẻ những quả trứng tròn. Con vịt không có mào đỏ, mỏ vịt to và dài để mò thức ăn, chân vịt có màng để bơi ở dưới nước và con vịt thì kêu cạc cạc cạc. - Giáo dục trẻ: yêu thương con vật xung quanh mình HĐ3: Trò chơi “Ai đoán đúng” - Cô bắt chước tiếng kêu của con gà trống (gà mái, con vịt). Hỏi trẻ cô vừa bắt chước tiếng kêu của con gì? Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của con vật đó giống cô. - Cho trẻ chơi nhiều lần. Hoạt động chiều -Trò chơi: “Cáo ơi ngủ à” - Giới thiệu trò chơi “Cáo ơi ngủ à” - Cô chơi cùng trẻ, khuyến khích động viên khen trẻ. Thứ 5 ngày 22 tháng 12 năm 2011 Hoạt động Nội dung, yêu cầu Chuẩn bị, thực hiện Đánh giá Phát triển Ngôn ngữ *Nội dung: Thơ “Gà gáy” *YC: - Trẻ nghe và hiểu được nội dung của bài thơ. - Trẻ biết đọc cùng cô từ cuối. - Trẻ hứng thú tham gia đọc cùng cô. 1 Chuẩn bị: Tranh thơ. 2 Thực hiện : HĐ1: Chơi trò chơi: tạo dáng. - Cô cùng trẻ bắt chước cử chỉ và điệu bộ của chú gà, làm động tác vẫy cánh, mổ thóc. HĐ2: Bé đọc thơ cùng cô. - Cô đọc cho trẻ nghe lần 1. - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc cho trẻ nghe lần 2 kết hợp chỉ vào tranh. - Giảng nội dung bài thơ: bài thơ nói về các chú gà gáy sáng, khi thát trời sáng thì các chú đua nhau gáy. - Cô cùng trẻ đọc nhiều lần. Cô theo dõi sửa ngọng cho trẻ. - Hỏi lại trẻ tên bài thơ, giáo dục trẻ biết yêu thương chăm sóc những con vật gần gũi xung quanh mình. HĐ3: Trò chơi: “Rì rà rì rà”. - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Rì rà rì rà” - Chơi 2 - 3 lần. Hoạt động chiều - Kể chuyện bé nghe - Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Quả trứng”. - Cô kể cho trẻ nghe 2 - 3 lần. Thứ 6 ngày 23 tháng 12 năm 2011 Hoạt động Nội dung, yêu cầu Chuẩn bị, thực hiện Đánh giá Phát triển TCXH * Nội dung: Nghe hát “Con gà trống” - *YC: - Trẻ hát được theo cô từ cuối câu hát. - Trẻ biết lắc lư theo giai điệu bài hát. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 1 Chuẩn bị: Mũ 2 Thực hiện : HĐ1: Trò chơi “Đàn gà mổ thóc” - Cô và trẻ cùng chơi “Đàn gà mổ thóc”. - Chơi từ 2- 3 lần. HĐ2: Bé yêu ca hát - Cô hát cho trẻ nghe lần 1. - Cô giới thiệu tên bài hát “Con gà trống”. - Cô hát lần 2 cho trẻ nghe. Kết hợp giảng nội dung: bài hát nói về chú gà trống có cái mào đỏ, chân gà trống có cựa và gà trống thì gáy ò ó o. - Cô hát cho trẻ nghe lần 3 và hỏi lại trẻ tên bài hát. - Cô khuyến khích trẻ hát cùng cô nhiều lần. HĐ3: Các bạn gà, vịt đáng yêu - Cô bắt chước tiếng gà trống gáy, tiếng vịt kêu, tiếng gà mái kêu và hỏi trẻ xem cô vừa bắt chước tiếng kêu của con gì? - Cô và trẻ cùng bắt chước tiếng kêu của các con vật: gà trống, gà mái, vịt con, vịt mẹ Hoạt động chiều - Nhận xét cuối tuần - Cô nhận xét từng trẻ, động viên, khen trẻ tuần sau đi học ngoan hơn nữa. Thứ 2 ngày 26 tháng 12 năm 2011 Hoạt động Nội dung, yêu cầu Chuẩn bị, thực hiện Đánh giá Phát triển Thể chất *Nội dung: Đi theo hướng thẳng, bò chui dưới vật. *YC: - Trẻ đi theo hướng thẳng. - Trẻ bò chui dưới vật được. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 1 Chuẩn bị: Cổng chui: 2 cái (1 cổng sắt); một số đồ chơi con gà. 2 Thực hiện : HĐ1: Khởi động: Trò chơi “Dung dăng dung dẻ”. - Cô cùng trẻ chơi “Dung dăng dung dẻ” tới thăm nhà bạn gà. HĐ2: Trọng động: Thăm nhà bạn gà: - Cô giới thiệu với trẻ: đường đến nhà bạn gà phải chui qua cổng rồi mới vào nhà được. - Cô làm mẫu cho trẻ 2-3 lần. Sau đó cho trẻ thực hiện chui qua cổng để đến nhà bạn gà, chào bạn gà chơi ở đó 1 - 2 phút rồi lại bò chui qua cổng trở về vị trí trước khi bò. - Cô cho trẻ tập từ 2 - 3 lần. HĐ3: Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng ra ngoài sân. Hoạt động ngoài trời Nội dung: - quan sát: gà mái - Trò chơi VĐ: mèo và chim sẻ - chơi tự do Yêu cầu - Trẻ biết tên gà mái và biết được các bộ phận của gà mái 1 Chuẩn bị: Liên hệ với nhà dân ở gần trường có con gà mái. 2 Thực hiện: * Quan sát: - Cô cùng trẻ quan sát con gà mái. - Cô hỏi trẻ con gì đây? Cho nhiều trẻ nhắc lại cùng cô nhiều lần. - Cô giới thiệu lại lần lượt từng bộ phận của con gà mái cho trẻ: đuôi, cánh, mỏ, mào, chân. Gà mái đẻ những quả trứng tròn. - Cô cho trẻ nhắc lại theo cô nhiều lần. - Giáo dục trẻ: biết chăm sóc gà, cho gà ăn nhiều để gà cho nhiều trứng. * Chơi trò chơi: mèo và chim sẻ Hoạt động chiều - Chơi trò chơi: “Quạ và gà con” - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “quạ và gà con” Thứ 3 ngày 27 tháng 12 năm 2011 Hoạt động Nội dung, yêu cầu Chuẩn bị, thực hiện Đánh giá Phát triển Ngôn ngữ *Nội dung: Nhận biết gà trống, gà mái *YC: - Trẻ nói được tên gọi và các bộ phận của 2 con vật. - Trẻ nhận biết được 2 con vật qua tiếng gáy và tiếng kêu của 2 con vật. - Trẻ thích thú tham gia hoạt động. 1 Chuẩn bị: Tranh vẽ con gà trống, gà mái. Con vật bằng mô hình, 2 ngôi nhà. 2 Thực hiện : a) HĐ1 Bé hát cùng cô. - Cô cùng trẻ hát bài “Con gà trống”. - Cô trò chuyện cùng trẻ về con gà trống trong bài hát: con gà trống có cái gì màu đỏ? Chân gà làm sao? Gà trống gáy như thế nào? b) HĐ2: Cùng cô khám phá * Cho trẻ quan sát tranh con gà (lần lượt từng tranh) - Tranh 1: Bức tranh vẽ con gà mái: + Cô cho trẻ xem tranh và hỏi: Tranh con gì đây? Con gà này có gì? Cánh của gà mái đâu? Mào gà như thế nào? Mỏ gà như thế nào? Gà mái có mấy chân? Tiếng kêu của gà mái như thế nào? + Cô cùng trẻ bắt chước tiếng kêu của gà mái. - Tranh 2: Bức tranh vẽ con gà trống: + Cô cho trẻ xem tranh và hỏi: Tranh con gì đây? Con gà này có gì? Mào như thế nào? Mỏ như thế nào? Có mấy chân? Tiếng kêu của gà trống như thế nào? + Cô cùng trẻ bắt chước tiếng kêu của gà trống. c) HĐ3: Trò chơi “Gà tìm chuồng”. - Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Con gà trống”. - Khi có hiệu lệnh của cô “Tìm chuồng” trẻ phải chạy tìm cho mình 1 cái chuồng. - Chơi 3 lần. Hoạt động chiều - Xem tranh con vật - Cho trẻ xem tranh con vật: gà trống, gà mái, vịt con, vịt mẹ. - Cô giới thiệu tên con vật cho trẻ biết. - Cho trẻ nhắc lại tên con vật nhiều lần. Thứ 4 ngày 28 tháng 12 năm 2011 Hoạt động Nội dung, yêu cầu Chuẩn bị, thực hiện Đánh giá Phát triển nhận thức *Nội dung: Nhận biết con gà, con vịt *YC: - Trẻ nhận biết được đúng con gà, con vịt. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - 1 Chuẩn bị: Tranh con gà trống, gà mái, con vịt; đồ chơi các con vật gà trống, gà mái, con vịt, 1 chiếc hộp. 2 Thực hiện : HĐ1: Trò chơi “Chiếc hộp diệu kỳ” - Cô cho gà trống, gà mái, vịt vào trong hộp và mời trẻ lên thò tay vào trong hộp và lấy ra 1 con vật. (mời 3 trẻ) Hỏi trẻ: +Con gì đây? - Cho cả lớp nhắc lại nhiều lần. HĐ2: Thăm trang trại của bác nông dân. - Cô cùng trẻ đi đến trang trại chăn nuôi của bác nông dân. - Tới thăm chuồng gà. Hỏi: + Con gà mái đâu? Cô chỉ vào cánh gà và hỏi đây là gì? Chân gà đâu? Đuôi gà đâu? Mào gà đâu? Mỏ gà đâu? Gà mái kêu như thế nào? Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của gà mái. + Con gà trống đâu? Cô chỉ vào cánh gà và hỏi đây là gì? Chân gà đâu? Đuôi gà đâu? Mào gà đâu? Mỏ gà đâu? Gà trống gáy như thế nào? Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của gà trống - Tới thăm chuồng vịt: Hỏi: + Con vịt đâu? Cô chỉ vào cánh vịt và hỏi đây là gì? Chân vịt đâu? Đuôi vịt đâu? Mỏ vịt đâu? Con vịt kêu thế nào? Con vịt đi được ở
File đính kèm:
- chu de nhung con vat be -t1-t2.doc