Kế hoạch giảng dạy tuần 12 - Chủ điểm: Bản thân

- Biết tự cởi gấp quần áo

- Gọi tên các hiện tượng thời tiết

- Nghe nhạc và bài hát thiếu nhi

- Tăng vốn từ (quần áo, dày dép, thời tiết,.)

- Bỏ rác vào đúng nơi quy định

HH2–T2–C3–L3-B2

- Nhận biết một số thông tin về tên mẹ, tên bố

- Biết an ủi và chia vui với bạn bè

- Biết sự thay đổi trong sinh hoạt của con người theo thời tiết

- Nhận biết các ngày trong tuần, nói ngày trên lốc lịch

- Tăng vốn từ cho trẻ

 

doc16 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy tuần 12 - Chủ điểm: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 12
Từ ngày 20/11/2017 đến 24/11/2017
Hoạt động
Thứ 2
20/11/2017
Thứ 3
21/11/2017
Thứ 4
22/11/2017
Thứ 5
23/11/2017
Thứ 6
24/11/2017
Chủ đề
Cô giáo
Đón trẻ
- Biết tự cởi gấp quần áo
- Gọi tên các hiện tượng thời tiết
- Nghe nhạc và bài hát thiếu nhi
- Tăng vốn từ (quần áo, dày dép, thời tiết,..)
- Bỏ rác vào đúng nơi quy định
TDS
HH2–T2–C3–L3-B2
Trò chuyện sáng
- Nhận biết một số thông tin về tên mẹ, tên bố
- Biết an ủi và chia vui với bạn bè
- Biết sự thay đổi trong sinh hoạt của con người theo thời tiết
- Nhận biết các ngày trong tuần, nói ngày trên lốc lịch
- Tăng vốn từ cho trẻ
Giờ học
LQVH:
Thơ: Cô giáo của con (tg: Hà Quang)
KPMTXQ:
Khám phá Cô giáo
LQCC: 
Làm quen chữ cái a, n.
GDAN:
Dạy hát: Bàn tay cô giáo
HĐTH:
Vẽ cô giáo em bằng bút sáp
Ngoài trời
- TCDG: chi chi chành chành
- Biết mặc ấm khi trời lạnh
- Nhận biết một số trạng thái, cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên, tò mò, sung sướng qua nét mặt cử chỉ của người khác
- Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn
- Gọi tên các hiện tượng thời tiết
- Quan sát, suy xét, phán đoán, kết luận, giải thích về động vật, thực vật và các hiện tượng thời tiết
Chơi góc
+ Góc xây dựng: Xây dựng nhà rông
+ Góc phân vai: + Cửa hàng bán quà lưu niệm
+ Sinh nhật của bé, sinh nhật mẹ. Tổ chức 20/11
+ Góc âm nhạc: Hát múa vận động theo nhạc. Nghe nhạc: các loại băng nhạc khác nhau: nhạc thiếu nhi, nhạc hòa tấu, nhạc nước ngoài
+ Góc tạo hình: Vẽ: vẽ trên cát, áo cũ, thùng cát tông, nền gạch, giấy báo. Vẽ đường thẳng, đường cong tròn, đường gấp khúc, đường cong nhọn. Biết phối hợp màu sắc. "Vẽ bằng các phương tiện khác nhau: phấn, viên gạch, chai nước, sáp màu, bút chì, màu nước"
+ Góc học tập:- Các loại biểu bảng theo chủ đề.
Góc chữ cái: Làm quen các chữ cái đã học
+ Góc thư viện: Bổ sung sách truyện theo chủ đề. Làm sách" Đồ chơi chúng mình thích". Kể về đồ chơi trẻ thích. Đồ dùng bổ sung: Tranh ảnh, giấy, kéo, hồ dán
+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây hoa lớp bé. Vẽ trên sân bằng phấn
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình
- Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn
- Tăng vốn từ
- Biết thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp
- Nghe âm thanh bài hát, biết sang tạo âm thanh, kỹ năng biểu diễn
- Biết phối hợp các kỹ năng vẽ, xé, nặn, đan, tết, cài, xếp để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh
Vệ sinh
- Biết ứng xử phù hợp với giới tính
- Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
Sinh hoạt chiều
- Chuẩn bị mở chủ đề
- Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết.
- Trẻ chơi tự do ở các góc
- Ôn bài cũ
- Biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các tác phẩm nghệ thuật: tranh ảnh, bài hát, sách truyện.
- Trẻ chơi tự do ở các góc
- Ôn bài cũ
- Dạy một bài thơ mới: “Cô dạy con”
- Trẻ chơi tự do ở các góc
Trả trẻ
- Biết tự mặc quần áo, đi dày dép
- Nhắc nhở trẻ về nhà chào ông bà, bố mẹ, anh chị
- Nhắc nhở trẻ cách ứng xử trong gia đình (khi người thân đau ốm biết thăm hỏi, ăn cơm xong mời tăm ông bà, bố mẹ)
Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2017
GIỜ THỂ DỤC BUỔI SÁNG
HÔ HẤP 2 – TAY 2 – CHÂN 3 – LƯỜN 3 – BẬT 2
I.Mục đích - Yêu cầu: 
- 3 tuổi: cháu tập xếp hàng
 4 tuổi: cháu chú ý làm theo hiệu lệnh của cô
 5 tuổi: Cháu biết xếp được hàng ngay ngắn theo sự hướng dẫn của cô, tập được các động 
 tác theo nhạc.
- 3 tuổi: cháu đứng đúng vị trí của mình
 4 tuổi: tập được theo cô các động tác đơn giản
 5 tuổi: trẻ tập được các động tác theo nhạc.
- Giáo dục trẻ nề nếp, đoàn kết với bạn bè, không xô đẩy nhau khi xếp hàng 
II. Chuẩn bị: 
- Cô : Sân bãi, bài hát trường chúng cháu là trường mầm non
- Trẻ : cờ, nơ
III. Tổ chức hoạt động: 
*Khởi động:
Cô cho trẻ hát bài một đoàn tàu, vừa hát vừa đi vòng tròn. Đi các kiểu đi (mũi bàn chân, gót chân)
*Trọng động:
- Cô cho trẻ tập hợp thành 3 hàng dọc.
- Khi cô gõ một tiếng trống lắc, đưa tay phải lên vai bạn dàn đều, thẳng hàng.
- Khi cô gõ 2 tiếng trống lắc trẻ bỏ tay xuống đứng nghiêm.
- Cô cho trẻ xác định phía trước, đằng sau, bên phải, bên trái.
- Cho trẻ dàn thành 3 hàng ngang tập thể dục sáng.
*Động tác hô hấp 3: Sưởi tay:
 TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi đầu không cúi. 
 Hai lòng bàn tay che miệng rồi thở ra để lòng bàn ty ấm lên. Tập thở nhanh để tay chóng ấm.
*Động tác tay – vai 2: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay, ngón tay để trên vai (có thể tập với nơ).
TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi.
- N1: Bước chân trái sang bên một bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa ngang lòng bàn ngửa.
- N2: Gập khuỷu tay, ngón tay chạm vai
- N3: Như nhịp 1
- N4: Về tư thế chuẩn bị.
- N5,6,7,8: Thực hiện như trên, đổi chân.
*Động tác chân 3: Ngồi khuỵu gối, tay đưa cao, ra trước ( có thể tập với cờ hoặc nơ)
TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi.
- N1: Đưa 2 tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, kiễng chân.
- N2: Ngồi khuỵu gối, bàn chân sát sàn ( ngồi lưng chừng, lưng thẳng), 2 tay đưa trước, lòng bàn tay sấp.
- N3: Như nhịp 1
- N4: Về tư thế chuẩn bị
- N5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
*Động tác bụng – lườn 3: Nghiêng người sang bên (có thể tập với cờ, nơ, cành lá, gậy, vòng, bóng, khối gỗ).
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
- N1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, 2 tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào nhau hoặc gập sau gáy (tập tay không hay với nơ, với gậy).
- N2: Nghiêng người sang trái
- N3: Như nhịp 1
- N4: Về tư thế chuẩn bị
- N5,6,7,8: Như trên, đổi đổi chân, nghiêng người sang phải.
*Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân ( có thể tập với khối gỗ, vòng).
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
- N1: Bật dạng 2 chân sang 2 bên ( rộng bằng vai), 2 tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp.
- N2: Về TTCB
- N3: Như N1
- N4: Về TTCB
- N5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
c.Củng cố:
- Các con tập thể dục buổi sáng có tác dụng gì nào?
- Tập thể dục buổi sáng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, dẻo dai này. Vì vậy các con phải siêng tập thể dục.
* Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
GIỜ HỌC THƠ: THƠ “CÔ GIÁO CỦA CON”
I. Mục đích yêu cầu:
- 3 tuổi: chú ý, biết bài thơ nói về cô giáo
 4 tuổi: trẻ nhớ được tên bài thơ
 5 tuổi: trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ 
- 3 tuổi: tập nói những từ đơn giản
 4 tuổi: nói đủ câu, rõ ràng
 5 tuổi: Phát triển kỹ năng ghi nhớ, phát triển vốn từ, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
Thái độ: Giáo dục trẻ học ngoan, yêu quý, vâng lời cô giáo
II. Chuẩn bị :
- Cô: tranh thơ
Tranh về nội dung bài thơ
- Trẻ: Tâm thế thoải mái .
III. Tổ chức hoạt động:
Ổn định 
- Cô cho cả lớp hát bài “cô và mẹ” 
Nội dung: 
Giới thiệu bài:
- Vừa rồi cô và các con vừa hát bài hát gì? 3t
- Sắp đến ngày 20/11 rồi, đó là ngày tôn vinh các thầy cô giáo. Vào ngày này các bạn nhỏ luôn cố gắng học thật giỏi, chăm ngoan, vâng lời cô giáo. Để nhớ công ơn các thầy cô đã chăm lo cho những mầm non tương lai của đất nước, nhà thơ Hà Quang đã sáng tác một bài thơ để thể hiện tình cảm với những cô giáo thân yêu. Bài thơ có tên là “cô giáo của con” đó cũng chính là bài thơ cô muốn giới thiệu đến lớp mình ngày hôm nay.
*Đọc thơ cho trẻ nghe 
- Lớp mình cùng lắng nghe cô đọc nhé
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 1
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “cô giáo của con” của tác giả Hà Quang. Cho trẻ đọc lại tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 2 kết hợp chỉ tranh
Nội dung: Bài thơ nói về cô giáo thân yêu hằng ngày chăm lo cho các con, dạy dỗ các con nên người. Cô luôn nhẹ nhàng, ân cần, quan tâm đến các con. Và các bạn nhỏ cũng rất biết ơn cô giáo của mình.
Trích dẫn làm rõ ý
4 câu thơ đầu
“ Mỗi khi vào lớp
Cô cười thật tươi
Say sưa giảng bài
Giọng cô ấm áp”
Mỗi khi đến lớp, cô thấy bạn nào cũng ngoan, bạn nào cũng xinh và rất đáng yêu. Cô luôn nở nụ cười thật tươi để đón các con vào lớp. Bằng giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp cô đã đọc thơ, kể truyện cho các con nghe, dạy các con luôn chăm ngoan học giỏi
4 câu thơ tiếp theo
“bạn nào hay nghịch
Cô chẳng thích đâu
Bạn nào chăm ngoan
Cô yêu lắm đấy”
Bạn nào ngoan ngoãn nghe lời cô, nghe lời bố mẹ thì rất yêu thương. Nhưng bạn nào nghịch, không nghe lời cô, không thương yêu bố mẹ thì cô sẽ buồn lắm đấy!
2 câu tiếp theo
“cần như hạt muối
Đẹp như hoa rừng”
Cô phải làm rất nhiều việc để chăm sóc và dạy dỗ các con, cô giáo rất cần như những hạt muối.Và cô giáo còn đẹp như những bông hoa rừng nữa. 
2 câu thơ cuối
“cô giáo của con
Ai mà chẳng quý”
Tình cảm của các bạn nhỏ, sự quý trọng của các bạn đối với cô giáo 
Đọc và giảng từ khó:
Say sưa : rất là tập trung vào việc dạy học của mình. 
Cho trẻ đọc “Say sưa” “Say sưa giảng bài” 
Ấm áp: Cảm giác rất là gần gũi. 
Cho trẻ đọc: Ấm áp, giọng cô ấm áp. 
*Dạy trẻ đọc thơ
- cô cho trẻ đọc theo cô từng câu một đến hết bài thơ (2-3 lần)
- Cho trẻ đọc nối tiếp
- Cho tổ nhóm, cá nhân thi đua đọc
* Đàm thoại
- Bài thơ cô và các con vừa đọc có tên là bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Mỗi khi vào lớp cô làm gì?
- Giọng cô như thế nào?
- Cô không thích bạn như thế nào? Cô yêu nhưng bạn như thế nào?
- Cô được ví như gì?
- Cô củng cố: cô giáo luôn quan tâm dạy dỗ các con, yêu thương các con. Vì vậy các con phải biết quý trọng, vâng lời cô, vâng lời bố mẹ, ông bà, như vậy mới là bé ngoan. Các con nhớ chưa nào.
- Nhận xét – tuyên dương trẻ
Kết thúc: 
- Dặn trẻ về nhà đọc lại bài thơ cho mọi người cùng nghe. 
- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TRÒ CHƠI DÂN GIAN “CHI CHI CHÀNH CHÀNH”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian, biết tuân theo luật chơi.
- Rèn kỹ năng quan sát, biết làm theo các quy định của lớp, trẻ biết tuân theo luật chơi.
- Trẻ biết chăm ngoan, vâng lời cô, tuân theo các quy định của lớp.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ.
- Lời đồng dao
III. Tổ chức hoạt động:
*Ổn định:
Cho trẻ hát bài “cô và mẹ”
Hôm nay cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi mới, trò chơi tên là “chi chi chành chành”
*Nội dung:
Cô tập trung trẻ lại và phổ biến luật chơi và cách chơi
Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết chương. 
Ba vương ngũ đế. 
Chấp chế đi tìm 
Ù à ù ập.
Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.
- Cô cho trẻ chơi
- Động viên, nhắc nhở trẻ cẩn thạn không để ngã.
- Tổ chức cho cháu chơi.
Cô bao quát và động viên trẻ kịp thời.
- Cho trẻ đi lại tự do trên sân
*Kết thúc:
- Cô nhận xét buổi hoạt động ngoài trời, khen và động viên trẻ kịp thời.
- Cho lớp vận động nhẹ nhàng rồi vào lớp.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Chuẩn bị mở chủ đề
- Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết.
- Trẻ chơi tự do ở các góc.
VỆ SINH TRẢ TRẺ
- Biết ứng xử phù hợp với giới tính
- Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Biết tự mặc quần áo, đi dày dép
- Nhắc nhở trẻ về nhà chào ông bà, bố mẹ, anh chị
- Nhắc nhở trẻ cách ứng xử trong gia đình (khi người thân đau ốm biết thăm hỏi, ăn cơm xong mời tăm ông bà, bố mẹ)
Thứ ba ngày 21 tháng 10 măm 2017
KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH:
 KHÁM PHÁ CÔ GIÁO
 (Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Quan sát, trò chuyện)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài cũ
- Biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các tác phẩm nghệ thuật: tranh ảnh, bài hát, sách truyện.
- Trẻ chơi tự do ở các góc
VỆ SINH TRẢ TRẺ
- Biết ứng xử phù hợp với giới tính
- Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Biết tự mặc quần áo, đi dày dép
- Nhắc nhở trẻ về nhà chào ông bà, bố mẹ, anh chị
- Nhắc nhở trẻ cách ứng xử trong gia đình (khi người thân đau ốm biết thăm hỏi, ăn cơm xong mời tăm ông bà, bố mẹ)
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
GIỜ HỌC LÀM QUEN CHỮ CÁI
LÀM QUEN CHỮ A, N
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận thức: 3 tuổi: biết mặt chữ a, n
 4 tuổi: nhớ được mặt chữ a, n
 5 tuổi: biết đặc điểm chữ a, n 
- Kĩ năng: 3 tuổi: tập phát âm được chữ a, n
 4 tuổi: phát âm đúng chữ a, n
 5 tuổi: phát âm đúng, rõ ràng chữ a, n 
- Thái độ: chú ý trong tiết học, thích học chữ cái
II. Chuẩn bị: 
Tranh mẫu của cô
Thẻ chữ cái cho cô và trẻ
III. Tổ chức hoạt động:
 Ổn định 
- Cô cho cháu hát bài “Cô và mẹ” 
Nội dung:
Làm quen chữ a:
- Cô gắn tranh bó hoa
- Cho trẻ đọc “bó hoa” 3 lần
- Đây là tranh bó hoa, các bạn nhỏ dành tặng những bó hoa đẹp nhất để tặng cô giáo của mình nhân ngày 20/11 đấy. Trong tranh có từ “bó hoa”. Cho trẻ đọc từ trong tranh 3 lần.
- Cô gắn thẻ chữ dời từ “bó hoa”
- Hỏi trẻ có giống từ trong tranh không? Cho trẻ đọc từ trong thẻ chữ rời 3 lần
- Mời trẻ lên lấy thanh và chữ đã học trong từ “bó hoa”
- Còn lại chữ a, là chữ hôm nay cô muốn giới thiệu với lớp mình.
- Cô phát âm mẫu “a” 3 lần
- Cho cả lớp, tổ nhóm cá nhân đọc.
- Cho trẻ xếp hột hạt chữ “a”
- Trò chơi: Ai tinh mắt: Cả lớp mình đi tìm chữ a ở xung quanh lớp mang lên đây cho cô nào.
- Trò chơi: Thi xem ai nhanh: cô phát âm chữ gì trẻ tìm giơ lên và cùng phát âm. Cô mô tả hình dáng giống chữ gì thì các con tìm nhanh giơ lên và phát âm thật to nhé.
 Làm quen chữ n:
- Cô gắn tranh “cái nơ”
- Cho trẻ đọc từ trong tranh
- Cô gắn thẻ chữ rời, hỏi trẻ có giống với từ trong tranh không?
- Cô cất tranh
- Cho trẻ đọc từ “cái nơ” thẻ chữ rời
- Mời trẻ lên lấy thanh và chữ cái đã học
- Cô cất những chữ chưa học để lại chữ “n”
- Cô phát âm mẫu “n” 3 lần
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Luyện tập:
 + Phát cho mỗi trẻ một rổ, cô cho trẻ xếp chữ n. 
- Trò chơi: Ai tinh mắt: Cả lớp mình đi tìm chữ n ở xung quanh lớp mang lên đây cho cô nào.
- Trò chơi: Thi xem ai nhanh: cô phát âm chữ gì trẻ tìm giơ lên và cùng phát âm. Cô mô tả hình dáng giống chữ gì thì các con tìm nhanh giơ lên và phát âm thật to nhé.
- Trò chơi: Chiếc túi kì diệu.
 Cô cho trẻ thò tay vào túi, cầm chữ cái và đoán đó là chữ gì.
Cô gắn 2 chữ a, n cho trẻ phát âm lại.
* Củng cố:
- Hỏi trẻ tên chữ vừa học
- Giáo dục: các con biết không các chữ cái cô vừa dạy các con nằm trong bảng chữ cái tiếng việt. Khi biết hết các chữ cái này thì các con sẽ biết viết tên của mình đấy. Vì vậy các con phải học thật giỏi nhé.
- Nhận xét tiết học
Kết thúc: 
Cho cháu hát bài “cả tuần đều ngoan”.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài cũ
- Dạy một bài thơ mới: “Cô dạy con”
- Trẻ chơi tự do ở các góc	
VỆ SINH TRẢ TRẺ
- Biết ứng xử phù hợp với giới tính
- Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Biết tự mặc quần áo, đi dày dép
- Nhắc nhở trẻ về nhà chào ông bà, bố mẹ, anh chị
- Nhắc nhở trẻ cách ứng xử trong gia đình (khi người thân đau ốm biết thăm hỏi, ăn cơm xong mời tăm ông bà, bố mẹ)
Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017
GIỜ HỌC HÁT: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Mục đích yêu cầu:
- 3 tuổi: biết được bài hát nói về cô gíao
 4 tuổi: biết tên bài hát, tên tác giả
 5 tuổi: thuộc và hiểu nội dung bài hát
- 3 tuổi: hát được theo cô một số câu
 4 tuổi: hát theo cô được hết bài hát
 5 tuổi: hát đúng và thuộc bài hát
- Qua bài hát giáo dục trẻ yêu quý, vâng lời cô giáo
II. Chuẩn bị: 
*Đồ dùng của cô
- Băng nhạc, máy hát, tranh minh họa 
*Đồ dùng của cháu: 
- Mũ múa
III. Tổ chức hoạt động:
*Ổn định 
- Cho trẻ đọc bài thơ “ cô giáo của con”
*Nội dung:
Dạy hát: Bàn tay cô giáo
Hôm nay cô dạy các con hát bài hát “Bàn tay cô giáo”. Lời: Định Hải, nhạc : Trương Quang Lục.
- Nội dung: bài hát nói về cô giáo thân yêu, cô luôn quan tâm chăm sóc cho các cháu, tết tóc, vá áo cho em. Cô như người mẹ chăm sóc cho các cháu từng chút một.
- Cô hát mẫu 2-3 lần.
- Cô dạy trẻ hát từng câu 1.
- Bây giờ các con hát thật hay cùng cô nhé
- Cả lớp hát cùng cô 2-3 lần
- Cô mở nhạc cho cả lớp hát cùng cô lần nữa
- Mời tổ, nhóm lên hát
- Cô mời cá nhân hát
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
Nghe hát: “ Bụi phấn_sáng tác: Vũ Hoàng, Lê Văn Lộc”
- Hôm nay cô sẽ hát tặng các con bài hát “Bụi phấn”
- Cho trẻ nhắc lại tên bài hát
- Cô hát lần 1
- Bài hát nói về những người thầy giáo, cô giáo đã dạy chữ, dạy kiến thức cho chúng ta. Cả cuộc đời ươm mầm cho thế hệ tương lai.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe lại bài hát lần 2, cô minh họa bài hát cùng trẻ
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Thầy cô luôn chăm sóc, yêu thương, quan tâm, dạy dỗ chúng ta. Vì vậy các con phải biết yêu quý, vâng lời thây cô nhé.
Kết thúc: 
Cho trẻ đọc thơ “cô giáo của em”
Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2017
GIỜ HỌC VẼ: VẼ CÔ GIÁO EM BẰNG BÚT SÁP
I. Mục đích- yêu cầu:
- 3 tuổi: biết cách cầm bút
 4 tuổi: biết cách xé vẽ thành hình
 5 tuổi: biết vẽ và tô màu phù hợp
- 3 tuổi: rèn luyện sự khéo léo của đôi tay
 4 tuổi: biết cách phối hợp các nét để vẽ cô giáo
 5 tuổi: biết cách vẽ, tô màu, bố cục hợp lý 
- Yêu trường mến lớp, cô giáo và bạn bè
II. Chuẩn bị:
 Đồ dùng của giáo viên:
 - Mẫu xé dán của cô
 Đồ dùng cho trẻ:
 - Khăn lau tay, giấy A4, giấy màu, hồ dán
III. Tổ chức hoạt động:
*Ổn định 
- Cháu đọc thơ: Cô giáo của con
- Hằng ngày cô dạy dỗ, quan tâm, chăm sóc các con từng chút một, dạy các con học chữ, dạy các con hát, múa. Hôm nay các con cùng thể hiện tình cảm của mình với cô giáo nhé. Cô sẽ hướng dẫn các con vẽ cô giáo bằng bút sáp nhé.
 *Nội dung:
Quan sát mẫu 
- Cô cho trẻ xem tranh và đàm thoại về tranh.
- Cô có tranh cô giáo. Tóc cô dài màu đen, môi đỏ, cô mặc áo vàng, trên áo có bông hoa nữa. 
Cô làm mẫu
- Cô vẽ hình tròn làm khuôn mặt của cô, cô vẽ những nét cong làm mắt, môi. Nét thẳng đứng làm mũi, sau đó cô vẽ tóc, vẽ áo. Cuối cùng cô tô màu theo màu mình thích.
Trẻ thực hiện
- Cô đã chuẩn bị cho các con những đồ dùng để vẽ tranh rồi
- Cô cho trẻ đọc tư thế ngôi, cách cầm bút.
- Cháu thực hiện cô động viên khuyến khích cháu sáng tạo
Nhận xét sản phẩm 
- Cô tuyên dương lớp hoàn thành sản phẩm 
- Cho các cháu mang tranh lên giá trưng bày 
- Cháu nhận xét về bức tranh mà cháu thích 
- Cô nhận xét nhẹ nhàng và động viên những cháu còn yếu 
- giáo dục trẻ phải biết chăm sóc và bảo vệ hoa
- Nhận xét tuyên dương trẻ
*Kết thúc :
- Lớp hát và đi ra ngoài
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
I.Yêu cầu:
- Biết cách nhận xét bạn
- Biết nhận xét đúng, nói đủ câu
- Cháu ngoan ngoãn và tự giác trong giờ học
II.Chuẩn bị:
- Cờ, bảng bé ngoan, phiếu bé ngoan.
III.Tổ chức hoạt động:
* ổn định
- Cho cả lớp ngồi ngay ngắn
- Cô bắt cho cả lớp hát bài “Cả tuần đều ngoan”.
*biểu diễn văn nghệ:
- Hôm nay là ngày cuối tuần, cô và các con cùng biểu diễn văn nghệ cuối tuần nhé.
- Cô mời trẻ lên hát, đọc thơ những bài mà trẻ thuộc.
- Cô động viên khuyến khích trẻ.
* nêu gương cuối tuần.
- Cả lớp nhắc lại cho cô tiêu chuẩn bé ngoan.
- À vậy là sắp đến hai ngày nghỉ rồi, cô muốn các con nhận xét xem tuần học vừa rồi các con đã làm được gì? Bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan?
- Cô mời lần lượt từng tổ trưởng đứng dậy nhận xét các bạn trong tổ.
- Các thành viên trong tổ tự nhận xét lẫn nhau.
* Cô nhận xét chung:
- Cô nhận xét bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan.
- Cô mời những bạn ngoan lên cắm cờ, nhận phiếu bé ngoan.
- Cô động viên những cháu chưa được cắm cờ lần sau cố gắng hơn.
* Giáo dục:
- Khi về nhà các con nhớ phải giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức nhé.
- Các con phải giữ vệ sinh sạch sẽ và chăm chỉ học bài ở nhà nữa nhé.
*Kết thúc:
- Cô động viên, tuyên dương trẻ
- Cho cả lớp đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho cháu về.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
MẠNG NỘI DUNG
Tên gọi, nơi làm việc của cô
Giọng nói, đặc điểm bề ngoài của cô
CÔ GIÁO
Sở thích của cô
Công việc của cô giáo
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Tên gọi, nơi làm việc của cô
Quan sát
Trò chuyện
Giọng nói, đặc điểm bề ngoài của cô
Quan sát
Trò chuyện
Công việc của cô giáo
Quan sát
Trò chuyện
Sở thích của cô
Quan sát
Trò chuyện
Lập bảng
MỞ CHỦ ĐỀ 
- Các con ơi hằng ngày đi học cá

File đính kèm:

  • docgiao an lop MGG tuan kham pha co giao_12224038.doc
Giáo Án Liên Quan