Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Thứ hai ngày 03 tháng 02 năm 2020

 Chủ Đề: Thế giới thực vật

 Chủ đề nhánh: Cây xanh và môi trường sống

 Lĩnh vực: Phát triển thể chất

 Môn: Thể dục kỹ năng

 Đề tài : Ném trúng đích thẳng đứng

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

+ Trẻ 5 tuổi: Dạy trẻ biết ném trúng đích đúng tư thế.

+ Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết ném đúng tư thế.

2. Kỹ năng:

+ Trẻ 5 tuổi: Phát triển tố chất khéo léo của đôi tay và khả năng ước lượng bằng mắt.

- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

+ Trẻ 4 tuổi: Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và ước lượng của mắt.

3.Giáo dục:

- Trẻ 5,4 tuổi: Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Đồ dùng của cô:

- Sân tập sạch sẽ thoáng mát, tranh ảnh về quả, cát, cột đứng.

2. Đồ dùng của trẻ : túi cát, .

III. PHƯƠNG PHÁP :

- Sử dụng lời nói, luyện tập.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi - Tuần 1 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN I
 CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG 
Từ ngày 03/02 đến ngày 07/02/2020 
 Giáo viên 1:H Rap Mlô
 Giáo viên 2: H Miên Byă
Ngày
Hoạt 
động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1.Đón trẻ, thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, cô hướng trẻ đến những bức tranh về chủ đề “Thế giới thực vật” 
-Trò chuyện với trẻ về cây xanh và môi trường sống
- Lồng ghép tiếng việt “Phân hiệu Buôn Kuốp”
-Trẻ tập thể dục ngoài sân kết hợp nhạc bài hát:
2.Trò chuyện
-Trò chuyện về chủ đề.
-Trò chuyện về chủ đề.
-Trò chuyện về chủ đề.
-Trò chuyện về chủ đề.
-Trò chuyện về chủ đề.
3.Hoạt động ngoài trời
- LQKTM: 
- TCVĐ: Bỏ lá
- TCDG: Chồng nụ chồng hoa
-TCTD: Vẽ, xếp hình chơi với đồ dùng trong sân trường.
- Ôn bài cũ:
-LQKTM : 
Cây xanh và môi trường sống
- TCVĐ: Bỏ lá
- TCDG: Chồng nụ chồng hoa
-TCTD: Vẽ, xếp hình chơi với đồ dùng trong sân trường.
- Ôn bài cũ:
- LQKTM : Đếm đến 9, nhận biết số lượng trong phạm vi 9.
- TCVĐ: Bỏ lá
- TCDG: Chồng nụ chồng hoa
- TCTD: Vẽ, xếp hình chơi với đồ dùng trong sân trường.
- Ôn bài cũ:
- LQKTM 
Làm quen chữ cái: m, n, l
- TCVĐ: Bỏ lá
- TCDG: Chồng nụ chồng hoa
-TCTD: Vẽ, xếp hình chơi với đồ dùng trong sân trường.
- Ôn bài cũ:
- LQKTM:
Vận động: Em yêu cây xanh
Nghe: Hạt gạo làng ta
TC: Ai nhanh nhất
- TCVĐ: Bỏ lá
- TCDG: Chồng nụ chồng hoa
-TCTD: Vẽ, xếp hình chơi với đồ dùng trong sân trường.
4.Tăng cường tiếng việt
Cây lấy gỗ, cây ăn quả , cây bóng mát
Cây muồng, cây lúa, cây mít
Cây chuối, cây dừa, cây cau.
Cây si,cây xưa,
 cây xoài
Ôn lại các từ trong tuần
5.Hoạt
động chung có chủ đích
 *GDTC: 
Ném trúng đích thẳng đứng 
*KPKH
Cây xanh và môi trường sống
* LQVT: Đếm đến 9, nhận biết số lượng trong phạm vi 9.
*LQCC
Làm quen chữ 
cái: m, n, l 
 *LQVH
Thơ : Cây dừa
*GDÂN: 
Vận động: Em yêu cây xanh
Nghe: Lý Cây xanh
TC: Ai nhanh nhất
 *HĐTH:
Vẽ cây xanh
6.Hoạt động góc
- Góc xây dựng : Xây công viên cây xanh 
- Góc phân vai: Bán cây giống., chợ quê
- Góc học tập – đọc sách: Xem lô tô tranh ảnh về chủ đề thực vật, làm album tranh ảnh về chủ đề và trò chuyện cùng bạn.
- Góc nghệ thuật : Múa hát, đọc thơ các bài thơ theo chủ đề. Vẽ, tô màu các loại cây xanh, tạo hình các loại cây xanh, cây hoa 
- Góc thiên nhiên: Gieo hạt theo dõi sự nãy mầm .
7. vệ sinh ăn ngủ
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đi ngủ
- Vệ sinh cá nhân ăn bữa chiều
- Tăng cường tiếng việt: Cây lấy gỗ, cây ăn quả , cây bóng mát.....
8.Hoạt động chiều
- Ôn lại bài cũ: 
- LQKTM
- Chơi tự do
- Ôn lại bài cũ:
- LQKTM
- Chơi tự do
- Ôn lại bài cũ:
- LQKTM
- Chơi tự do
- Ôn lại bài cũ:
- LQKTM
- Chơi tự do
- Ôn lại bài cũ:
- LQKTM
- Chơi tự do
9.Vệ sinh trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ 
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuần
- Trả trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ hai ngày 03 tháng 02 năm 2020 
 Chủ Đề: Thế giới thực vật 
 Chủ đề nhánh: Cây xanh và môi trường sống
 Lĩnh vực: Phát triển thể chất 
 Môn: Thể dục kỹ năng 
 Đề tài : Ném trúng đích thẳng đứng 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
+ Trẻ 5 tuổi: Dạy trẻ biết ném trúng đích đúng tư thế.
+ Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết ném đúng tư thế.
2. Kỹ năng:
+ Trẻ 5 tuổi: Phát triển tố chất khéo léo của đôi tay và khả năng ước lượng bằng mắt.
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.
+ Trẻ 4 tuổi: Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và ước lượng của mắt.
3.Giáo dục: 
- Trẻ 5,4 tuổi: Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Đồ dùng của cô: 
- Sân tập sạch sẽ thoáng mát, tranh ảnh về quả, cát, cột đứng. 
2. Đồ dùng của trẻ : túi cát, ..
III. PHƯƠNG PHÁP :
- Sử dụng lời nói, luyện tập.
IV.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sang
1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Cô đến sớm trước trẻ
- Chuẩn bị lớp sạch sẽ, gọn gàng, hướng dẫn trẻ nề nếp thói quen chào hỏi, xếp đồ dùng đúng nơi quy định, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
*Mở chủ đề: Thế giới thực vật 
-Bắt đầu từ tuần này chúng ta học về chủ đề : Thế giới thực vật.
- Hằng ngày thì chúng ta không khi nào quên được việc chăm sóc những cây cối trong nhà, trong rẫy.
- Vậy bạn nào có thể kể về cây xanh và môi trường sống của chúng?
- Chúng ta phải biết bảo vệ môi trường sống của các loài cây vì cây xanh chính là lá phổi của chúng ta nên mỗi người chúng ta phải có ý thức để bảo vệ.
-Vậy ai có thể kể cho cô biết một số loại rau nào?
- Ngoài ra còn có một số loại quả, ai có thể kể một số loại quả mà con biết?
1.2. Thể dục buổi sáng:
- Tập bài nhịp điệu theo chủ đề, thế giới động vật. Tập bài “ Em yêu cây xanh” cho trẻ đi đều nhẹ nhàng, tập theo khối lá (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy) Theo nhịp điệu bài hát, kết hợp với các động tác : Hô hấp, tay, chân, bụng, bật.
2. Hoạt động ngoài trời:
2.1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức
+Trẻ 5 - 4tuổi:
- Giúp trẻ đi dạo đi thăm quan, quan sát và trò chuyện về chủ đề. Trẻ biết quan sát thiên nhiên và tiếp xúc ánh nắng.
- Giúp trẻ được trải nghiệm một số tình huống trong cuộc sống
* Kỹ năng
+Trẻ 5 - 4tuổi:
- Rèn sự tích cực, nhanh nhẹn, khéo léo.
- Trẻ làm quen kỹ năng “Ném trúng đích thẳng đứng ”
- Hiểu luật chơi và hứng thú tham gia các trò chơi.
* Giáo dục:
+Trẻ 5 - 4tuổi:
- Giáo dục trẻ tích cực tham gia chơi, đoàn kết trong khi chơi.
- Trẻ chú ý trong giờ học và đoàn kết .
2.2. Chuẩn bị: 
- Đồ dùng của cô:
+ Sân chơi an toàn đảm bảo cho trẻ.
+ Một số bài hát về chủ đề, âm thanh “trống’’, “ tiếng gió thổi” “ lá cây”
+ Xắc xô
+ Vật đi khà kheo( lon sữa), bóng rổ, chai, vòng, hoa, lá, túi cát
- Đồ dùng của trẻ:
+ Các thùng đựng vải, bông, cát, sỏi, lúa, rơm
+ Rổ đựng, một số đồ chơi cho trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ.
+ Vật đi khà kheo( lon sữa), bóng rổ, chai, vòng, hoa, lá, túi cát
2.3. Tiến hành hoạt động:
a. Hoạt động mở đầu: Trò chuyện cùng bé
- Trẻ xúm xít bên cô hát “ Em yêu cây xanh” và trò chuyện về chủ đề
- Trò chuyện về chủ đề: Cây xanh và môi trường sống (3-4 trẻ kể) và cho trẻ xem tranh ảnh về cây xanh và môi trường sống .
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ cây xanh và môi trường sống.
b. Hoạt động trọng tâm: Chuyến vui chơi thú vị
- Hướng dẫn trẻ đi xung quanh sân trường hát, đọc thơ về chủ đề và quan sát thiên nhiên, thời tiết, thời tiết hôm nay có gì khác hôm qua. 
- Nhắc trẻ phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc áo ấm khi đi chơi, đi học vì thời tiết đã lạnh rồi.
- Cho trẻ tham quan vườn cây bác Năm.
- Ôn bài cũ : hát bài : Em thêm một tuổi.
- Bài mới: Ném trúng đích thẳng đứng.
* Cùng chơi nào
- Từ cái lon các con có thể chơi gì?Chia trẻ thành 3 đội chơi
- Cho trẻ chơi đánh trống hát “Em yêu cây xanh” 1-2 lần
- Cho trẻ đi theo đường hẹp từ các lon
- Cho trẻ chơi đi khà kheo từ các lon đội nào đi không bị ngã là thắng cuộc.
 *Trò chơi vận động: “ Bỏ Lá” 
+Yêu cầu: Trẻ nhanh nhẹn khéo léo trong khi chơi
+ Chuẩn bị: Một cành lá.
- Sân rộng thoáng mát.
* Cách chơi:
- Cô cho cả lớp xếp thành vòng tròn, chọn một trẻ làm người bỏ lá. Người bỏ lá đi xung quanh vòng tròn giấu kín lá không cho ai nhìn thấy rồi bỏ lá sau lưng một bạn nào đó, nếu bạn bỏ lá không biết thì người bỏ lá đi hết một vòng đến chỗ bạn người bỏ lá lên đập nhẹ vào vai bạn , bạn đó phải đứng dậy chạy một vòng và người bỏ lá chạy đuổi theo nếu bạn bị bỏ lá về được chỗ cũ, người bỏ lá lại phải tiếp tục đi bỏ lá.
- Nếu người bỏ lá đuổi kịp đập vào người bị bỏ lá người bị bỏ lá thua và phải đi bỏ lá.
* Luật chơi:
- Nếu người bị bỏ lá biết đứng lên đuổi bạn bỏ lá, bạn bỏ lá phải chạy thật nhanh một vòng về chỗ của bạn bị bỏ lá, nếu người bị bỏ lá mà đập vào người bỏ lá thì người bị bỏ lá đập mạnh vào người bỏ lá thì người bị bỏ lá lại tiếp tục đi bỏ lá.
+ Nhận xét: Cô tuyên dương trẻ kịp thời.
* Cho trẻ chơi theo từng tổ xếp các lon và bật qua suối nhỏ
+ Luật chơi: ai chạm vào lon là phạm luật.
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi
* Tình huống xảy ra: Cho trẻ nghe tiếng “trống’’, “ tiếng gió thổi” “ lá cây”
  và nêu nhận xét về các âm thanh đó.
* Trò chơi : “ Thử tài ”
- Cho trẻ đi trên bê tông, đi trên cát, trên lúa, trên, sỏi, trên rơm, trên vải.
- Hỏi trẻ có nhận xét gì khi đi qua các đoạn đường như vậy, cô tuyên dương trẻ
- Dẫn dắt vào hoạt động thăm vườn cây nhà Bác Năm.
* Trò chơi dân gian: Chồng nụ chồng hoa.
+ Chuẩn bị : Sân rộng rãi, sạch sẽ
+ Luật chơi: Trẻ biết chia nhóm bạn cùng chơi, ai nhảy chạm chân bạn là phạm luật chơi.
+ Cách chơi: Chia trẻ làm theo nhóm mỗi nhóm có thể 4 -6 trẻ và cho trẻ oẳn tù tì xem đội nào được quyền đi trước, đội thua thì 2 bạn duỗi thẳng chân chồng chân lên với nhau để đội kia nhảy qua và tiếp tục chồng chân lên cao và đội kia lại nhảy qua nếu chạm chân thì thua và phải cổng bạn một vòng. Nếu đội nhảy qua thắng thì đội làm chồng nụ chồng hoa phải cổng đội kia một vòng. Trò chơi cứ tiếp tục. Cô chú ý tuyên dương trẻ kịp thời.
+ Nhận xét: Cô tuyên dương kịp thời.
* Trò chơi : Ném bóng vào rổ
+ Chuẩn bị : 2 rổ to, 20-25 quả bóng
+ Cách chơi: Trẻ đứng ở vạch chuẩn và lấy bóng ném trúng vào rổ.
* Trò chơi : Đẩy gậy
+ Chuẩn bị : 1 cây gậy
+ Cách chơi: Trẻ đứng trong vòng hai trẻ thi đua đẩy nhau bạn nào đẩy được bạn ra khỏi vòng thắng cuộc.
* Trò chơi: Bịt mắt đập đồ vật
+ Chuẩn bị: 4-5 đồ vật treo lên, gậy thể dụng để đập
+ Cách chơi: Trẻ đứng ở vạch chuẩn bịt mắt lại và lấy gậy tự đoán đồ vật ở đâu rồi đập trúng đồ vật đó. 
* Trò chơi: Bịt mắt đá bóng
+ Chuẩn bị: 4-5 quả bóng, khăn bịt mắt
+ Cách chơi: Trẻ đứng vòng tròn và tự đoán bóng ở đâu rồi đá mạnh quả bóng đó. 
- Trò chơi với cát, nước, chơi với lá cây làm chông chống.
- Giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, nhường nhịn nhau khi chơi và cho trẻ về góc chơi theo ý thích của trẻ.
c. Hoạt động kết thúc:
- Cô: Nhận xét từng góc chơi.
- Trẻ: Thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô.
3. Hoạt động có chủ đích: : Ném trúng đích thẳng đứng
a.Hoạt động mở đầu: Bé cùng tìm hiểu
- Giới thiệu hội thi “Bé khỏe bé ngoan” với chủ đề: Cây xanh và môi trường sống” với đề tài “Ném trúng đích thẳng đứng ” tại trường Mầm non Sơn Ca. 
- Giới thiệu các đội tham gia: : 
- Đội 1: Hoa mai
-Đội 2: Hoa đào
-Đội 3: cúc vàng
- Giới thiệu phần thi: Có 3 phần thi
- Phần thi thứ nhất: Diễu hành
- Phần thi thứ hai: Đồng diễn
- Phần thi thứ ba: Tài năng 
b.Hoạt động trọng tâm: Cùng thi tài
+ Khởi động – Diễu hành.
- Cô cùng trẻ đi theo đội hình vòng tròn và khởi động theo nhạc : Mùa xuân ơi( Làm động tác đi bằng mũi chân , bàn chân , gót chân, đi khuỵu gối, chạy nhanh, chạy chậm)
+ Trọng động:
*Bài tập phát triển chung – Đồng diễn.
- Từ đội hình vòng tròn to chuyển thành đội hình 2 vòng tròn đồng tâm, tập theo nhạc bài: Mùa xuân 
-Tập các động tác : Tay, chân , bụng, bật, theo nhạc. Nhấn mạnh động tác chân 2l x 8 nhịp.
*Vận động cơ bản: Ném trúng đích thẳng đứng
-Từ đội hình 2 vòng tròn chuyển thành 3 hàng dọc. Cô giới thiệu tên vận động: Ném trúng đích thẳng đứng 
- Cô mời 1trẻ làm thử kết hợp phân tích kỹ động tác.
+Trẻ thực hiện theo nhạc.
- Cô mời thêm1 trẻ 5tuổi, 1 trẻ 4 tuổi lên làm thử sữa sai.
- Mời các trẻ còn lại nhận xét và sau đó cô nhắc lại. 
- Cho 3 trẻ đại diện cho các đội 3 đội lên thực hiện.
*Trẻ thực hiện: 
- Cả 3 đội cùng thực hiện: Ném trúng đích thẳng đứng.
- Lần lượt từng đội thực hiện thử thách.
- Khi trẻ thực hiện xong cô cho các lớp còn lại nhận xét.
- Từ đội hình 3 hàng dọc chuyển thành 3 vòng tròn tiếp tục thực hiện vận động ( Tăng dần độ khó)
+ Cùng thi tài.
- Cho trẻ đi tự do.
+Tổ chức bằng hình thức thi đua 3 đội: Ở phần thi này các tổ sẽ thi ném đích thẳng đứng sau đó chạy lấy cờ cắm vào lọ, về chạm tay vào bạn tiếp theo và chạy về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo cũng như vậy thời gian kết thúc đội nào lấy được nhiều cờ đội đó chiến thắng.
- Thời gian chơi sẽ là 1 bản nhac
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần
- Nhận xét kết quả 3 đội chơi.
* Hồi tĩnh : Trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân hít thở sâu.
c. Hoạt động kết thúc:
+ Cô : Thu dọn đồ dùng
+ Trẻ: Cùng cô thu dọn đồ dùng
V. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1.Dự kiến góc chơi.
1.1. góc xây dựng: Xây công viên cây xanh
1.2. góc phân vai
- Bán cây giống.
- Bán hàng ( chợ quê)
1.3.Góc nghệ thuật
- Âm nhạc: Hát múa các bài hát theo chủ đề 
- Tạo hình: Làm 1 số đồ dùng ( nhẫn, vòng, đồng hồ, dây chuyền, tạo hình bằng lá cây, cây hoa) bằng nguyên vật liệu mở (lá khoai mì, lá mít, hoa, ) xâu vòng bằng ống hút.
1.4.Góc học tập –sách:
- Xem tranh lô tô về chủ đề thực vật,làm allbum tranh ảnh về thế giới thực vật.
1.5. Góc thiên nhiên: Gieo hạt theo dõi sự nảy mầm....
2.Mục đích yêu cầu:
2.1. Kiến thức:
+Trẻ 5tuổi: Trẻ biết vai chơi của mình, biết thỏa thuận vai chơi, phân vai chơi, cùng chơi với nhau, quá trình chơi thể hiện được mối quan hệ chơi, giao tiếp giữa các vai chơi, nhóm chơi.
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để thể hiện ý định chơi
+Trẻ 4 tuổi : Chơi với anh chị.
2.2. Kỹ năng:
+Trẻ 5 tuổi: Rèn cho trẻ biết giao tiếp trong quá trình chơi, biết liên hệ giữa các góc chơi. Rèn kỹ năng chơi ở từng góc chơi
+Trẻ 4tuổi: Rèn kỹ năng chơi ở từng góc chơi
2.3. Giáo dục:
+Trẻ 5 -4 tuổi: Thông qua chủ đề chơi, vai chơi, góc chơi giáo dục trẻ biết đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong khi chơi và biết yêu thương, chăm sóc các con vật gần gũi, biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định sau khi chơi.
3.Chuẩn bị:
3.1. Đồ dùng của cô
- Cô lau chùi trong và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đồ chơi ở các góc an toàn đối với trẻ, bố trí các góc chơi phù hợp.
3.2. Đồ dùng của trẻ
a. Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh.
- Hộp sửa đã rửa sạch và đóng kín, đồ chơi lắp ráp để xếp nhà, cây xanh, hoa, các con vật, thảm cỏ, các loại cây trong cong viên
b. Góc phân vai: 
- Các kệ để đồ dùng: Các loại cây xanh, cây giống ; Bộ đồ chơi bán hàng bằng nguyên vật liệu mở ( lồng chim, lồng gà) các loại rau, củ ( rau muống, rau khoai lang, củ khoai lang, bắp, củ khoai môn)
c. Góc nghệ thuật
- Phòng thay đồ trang trí bằng rèm vải, quần áo cho trẻ thay bằng giấy,
- Góc trải nghiệm cuộc sống: Đồ trang điểm, gương, lược, dây thun, nơ cài đầu, vòng đeo cho trẻ chơi.
- Góc tạo hình: Một số vật liệu mở ( lá dừa, lá khoai mì, lá mít, hoa, lá chuối) để làm nhẫn,đồng hồ, dây chuyền, ống hút cho trẻ xâu dây chuyền.
d.Góc học tập –sách: Xem tranh lô tô về chủ đề thực vật,làm allbum tranh ảnh về cây xanh và môi trường sống.
-Tranh lô tô trẻ xếp thành allbum......
e. Góc thiên nhiên: Gieo hạt theo dõi sự nảy mầm.....
- Bình, túi, bao bỏ đất vào làm đất tơi xốp, tưới nước, gieo hạt.
4.Tiến hành hoạt động:
a. Hoạt động mở đầu: Bé trò chuyện cùng cô
- Cô và trẻ cùng vận động theo lời bài hát “Em yêu cây xanh” di chuyển về vòng tròn.
- Bài hát nói đến gì? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)
- Thế các con có cây xanh không nào? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
- Khi yêu cây xanh các con sẽ làm những công việc gì? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
*Dẫn dắt vào buổi vui chơi ngày hôm nay.
b. Hoạt động trọng tâm: Bé cùng chơi
+ Thỏa thuận chơi
- Dùng hình thức mở quà của bạn Lin tặng cho lớp mình
- Tổ chức cho trẻ chơi lăn bóng: Khi bóng lăn đến bạn nào thì bạn đó nói lên ý thích, ý tưởng của mình sẽ chơi gì ngày hôm nay và chơi như thế nào ( cô gợi ý để trẻ liên hệ chủ đề chơi, ý tưởng chơi)
- Hôm nay con sẽ chơi ở góc nào? Trò chơi đó con sẽ chơi ra sao? Con sẽ cần những dụng cụ gì để chơi trò chơi đó? Cô đưa ra một số đồ chơi xem giống trong ý tưởng của trẻ vừa nêu trong trò chơi đó không.
* Góc nghệ thuật: Góc nghệ thuật có những trò chơi nào? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
+ Âm nhạc: Con sẽ làm gì ở góc âm nhạc
- Để các tiết mục biểu diễn hôm nay thêm sinh động, hấp dẫn các bạn sẽ làm gì? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại) Trang điểm, thay quần áo
- Muốn thay trang phục thì các ca sĩ sẽ thay ở đâu? Phòng thay đồ
Ai thích chơi góc này? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
+ Tạo hình: Cô tạo tình huống bất ngờ đưa ra các vật liệu cho góc chơi tạo hình
- Cô gợi ý cho trẻ xem dùng những nguyên vật liệu đó để làm gì? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
- Đóng kịch bài thơ “Cây dừa”.
+ Trải nghiệm cuộc sống ( liên kết với góc âm nhạc và tạo hình)
* Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh.
- Ở góc này con sẽ chơi gì? Với những đồ chơi ở góc xây dựng con sẽ xây công viên cây xanh thế nào? Nhiệm vụ của các bạn trong nhóm xây dựng sẽ làm gì? Con có cần ai giúp đỡ mình xây công viên cây xanh không? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
- Con sẽ hỏi xem bạn nào cùng thích chơi với con không nhé? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
* Góc phân vai: Bán cây giống, chợ quê:
- Để chuẩn bị vào mua mưa các bác nông dân đã chuẩn bị ươm trồng rất nhiều loại cây giống để bán, đủ loại cây trồng. Nhưng một số người thì họ lấy cây để bán lấy lời đấy . Vậy thì bán cho ai ? Họ bán những loại cây gì? Người bán phải như thế nào? Người mua thì như thế nào? Họ sắp xếp cây như thế nào? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
- Gợi ý trẻ thỏa thuận vai chơi, nhiệm vụ chơi 
- Các bạn đi chợ quê bao giờ chưa? Thấy gì ở chợ nào? Vậy các bạn chơi gì ở góc chợ quê? Các bạn chơi như thế nào? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
* Ngoài ra lớp mình còn được chơi góc học tập, góc thiên nhiên nữa.
-Góc học tập: xem tranh ảnh, làm album cây xanh và môi trường sống.
- Góc thiên nhiên: Gieo hạt theo dõi sự nảy mầm....
- Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng di chuyển về các góc chơi của mình đã lựa chọn, các con nhớ hãy lấy và sắp xếp đồ chơi gọn gàng, không ném và phá đồ chơi, phải chơi đoàn kết và không tranh giành đồ chơi của nhau nhé.
+ Quá trình chơi:
- Cho trẻ về góc chơi, cô nhắc trẻ thỏa thuận vai chơi ở từng góc chơi
- Cô bao quát trẻ chơi, đi từng góc chơi để gợi mở cho trẻ cách chơi, khuyến khích trẻ chơi cùng nhau, quan sát trẻ chơi để giúp đỡ trẻ chơi, tạo tình huống xảy ra trong khi chơi, chú ý phát triển kĩ năng chơi cho trẻ, giúp trẻ biết liên kết với các nhóm chơi khác.
+ Nhận xét buổi chơi
- Cô đến từng góc chơi nhận xét góc chơi, sản phẩm của góc chơi mà trẻ đã làm được.
- Cuối cùng cô đến góc xây dựng (góc chính) nhận xét quá trình chơi của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc các động vật.
c. Hoạt động kết thúc
- Cô hướng dẫn trẻ thu dọn đồ chơi cùng cô
- Trẻ: cất đồ dùng cùng cô, rửa tay
VI. HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, cần chăm sóc những trẻ mới đến lớp, nếu thấy trẻ ăn kém cần tìm hiểu nguyên nhân ngay .
- Chú ý chăm trẻ mới ốm dậy , ăn ngủ, vệ sinh hướng dẫn trẻ lấy gối khi ngủ, cần giữ ấm cho trẻ vào buổi sáng, phòng ngủ thoáng mát, giảm ánh sáng.
-Trẻ ốm dậy nên cho trẻ ăn riêng động viên trẻ ăn hết xuất của mình
VII. LÀM QUEN TIẾNG VIỆT: 
Trẻ làm quen từ: “Cây lấy gỗ, cây ăn quả , cây bóng mát”
1. Yêu cầu:
- Trẻ nói được “Cây lấy gỗ, cây ăn quả , cây bóng mát”, và biết phân biệt Cây lấy gỗ, cây ăn quả , cây bóng mát.
- Trẻ mạnh dạn cùng nhau tham gia để cùng hiểu các từ 
- Trẻ yêu thích học và cùng vui đùa với các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Trò chuyện cùng trẻ vào buổi sáng khi trẻ đến lớp và đồ dùng tranh ảnh cho trẻ xem.
3. Tiến hành: 
a. Hoạt động mở đầu: Trò chuyện cùng bé.
- Cô cùng trò chuyện để dẫn dắt trẻ và cùng trò chuyện với trẻ. Trẻ hát “ Em yêu cây xanh”
b. Hoạt động trọng tâm: Dạy phát âm 
- Cô cho đọc thơ “ Cây dây leo” cùng trò chuyện để dẫn dắt trẻ và gợi hỏi trẻ về cây ở ngoài sân có cây gì? Cây bàng gọi là cây gì( cây cho bóng mát) , và cây gì? Cây xưa ( cây lấy gỗ),kết hợp đưa tranh cho trẻ xem, cho cả lớp đọc 2-3 lần, cá nhân trẻ đọc. 
- Tiếp tục gợi hỏi trẻ còn có cây gì? Cây ăn quả , kết hợp đưa tranh cho trẻ xem, cho cả lớp đọc 2-3 lần, cá nhân trẻ đọc và cho trẻ phân biệt Cây lấy gỗ, cây ăn quả , cây bóng mát. Cho trẻ đọc các từ đó cho chuẩn rõ ràng và tập tính mạnh dạn cho trẻ. Hỏi cá nhân trẻ để trẻ phát âm.
- Tiếp tục gợi hỏi nhiều lần cho trẻ phát âm nhiều lần.
* Thi nói nhanh
- Cho trẻ chọn theo yêu cầu của cô đọc to rõ ràng.
c. Hoạt động kết thúc: 
+ Cô: Cho trẻ hát bài “ Lý cây xanh”
+

File đính kèm:

  • docphat trien tinh cam tham mi 4 tuoi_12757055.doc