Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Chủ đề: Bánh trưng - Trương Thị Quý Sang

I. Mục đích:

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của bánh chưng, hiểu được bánh Chưng là một loại bánh Người Việt chúng ta thường làm vào Tết Nguyên Đán.

- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng

- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng những người làm ra Bánh chưng, biết cách ăn và hiểu về tập tục của dân tộc ta vào tết cổ truyền.

II. Chuẩn bị:

Một cặp bánh chưng, tranh ảnh về ngày tết

III. Tổ chức hoạt động:

* Trò chuyện

 - Cho trẻ hát bài “ Sắp đến tết rồi”

 - À ngày tết bố mẹ có mua những gì để sắm tết?

- À giờ cô có một câu đố các con đoán xem đó là gì nhé.

 Mình vuông mà mặt áo xanh

 Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong

 Đó là bánh gì các con?

 

docx29 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Chủ đề: Bánh trưng - Trương Thị Quý Sang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN IA GRAI
TRƯỜNG MẦM NON 17.3
	Họ và tên: Trương Thị Quý Sang
	Lớp: Ghép 5-6 tuổi 1
	Địa điểm: Cụm chính
QUYỄN 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN IA GRAI
TRƯỜNG MẦM NON 17.3
CHỦ ĐỀ:
	1. Chủ đề Bánh chưng - Trang 3
	2. ....
	3......
MẠNG NỘI DUNG
Chủ đề: Bánh chưng
Cách dùng bánh chưng
Tên gọi, ý nghĩa của bánh chưng
BÁNH CHƯNG
Đặc điểm của bánh chưng
Ai làm ra bánh chưng?
---------------------------------------------------------------------------------
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Chủ đề: Bánh chưng
MẠNG NỘI DUNG
MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Tên gọi ý nghĩa của bánh chưng 
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Vẽ Theo hình vẽ
- Đặc điểm của bánh chưng 
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Xem tranh ảnh
 - Cách dùng bánh chưng 
- Trò chuyện 
- Xem tranh ảnh
- Thực hành
 - Ai làm ra bánh chưng? 
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Xem tranh ảnh
MỞ CHỦ ĐỀ BÁNH CHƯNG
I. Mục đích:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của bánh chưng, hiểu được bánh Chưng là một loại bánh Người Việt chúng ta thường làm vào Tết Nguyên Đán.
- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng
- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng những người làm ra Bánh chưng, biết cách ăn và hiểu về tập tục của dân tộc ta vào tết cổ truyền.
II. Chuẩn bị: 
Một cặp bánh chưng, tranh ảnh về ngày tết
III. Tổ chức hoạt động: 
* Trò chuyện
 - Cho trẻ hát bài “ Sắp đến tết rồi”
 - À ngày tết bố mẹ có mua những gì để sắm tết?
- À giờ cô có một câu đố các con đoán xem đó là gì nhé.
 Mình vuông mà mặt áo xanh
 Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong 
 Đó là bánh gì các con? 
 	- À bánh chưng có hình gì các con?
- Bánh chưng có màu gì?
- Các con đã được ăn bánh chưng chưa nào?
- Ăn bánh chưng các con thấy có ngon không nào?
 - Ăn bánh chưng các con thấy bên trong có gì nào?
 - Các con có biết bánh chưng có ý nghĩa gì trong ngày tết cổ truyền không nào?
 - À có những điều các con chưa biết về bánh chưng vậy để giờ học khám phá bánh chưng cô và các con cùng nhau tìm hiểu thêm nhé.
 - Cho lớp hát một bài “ Sắp đến tết rồi”
---------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH TUẦN 22
(Từ ngày 28/1/2019 đến ngày 15/2/2019)
(Từ ngày 31/1/2019 đến ngày 13/2/2019 nghỉ Tết Nguyên Đán)
Hoạt động
Thứ hai
28/1/2019
Thứ ba
29/1/2019
Thứ tư
30/1/2019
Thứ năm
14/2/2019
Thứ sáu
15/2/2019
Chủ đề
Bánh chưng
Đón trẻ
- Biết và thực hiện một số qui định ở lớp (để đồ dùng đúng chỗ)
- Nghe bài hát, bản nhạc thiếu nhi, dân ca.
TDBS
- Các bài tập: HH 3, T 3, C 2, L3, B2
TC sáng
- Mở chủ đề Bánh chưng
- Họp mặt đầu tuần: Trò chuyện về tết nguyên đán
- Nhận biết một số thông tin về tên anh tên chị.
- Mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến của bản thân
Giờ học
PTTM: 
Vẽ, tô màu bánh chưng bằng bút sáp màu
KPKH: Bánh chưng ngày tết
PTNN: 
Làm quen d,u
PTNN: 
Thơ: Tết đang vào nhà
PTTM: 
Dạy hát:Em thêm một tuổi
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát đàm thoại về tranh ảnh ngày tết 
- Trò chơi dân gian: “Đi cầu đi quán”,” bịt mắt bắt dê”
- Chơi theo ý thích: Vẽ trên sân bánh chưng, hoa mai, hoa đào....
- Quan sát sân trường khung cảnh ngày tết
Hoạt động góc
* Góc tạo hình:Vẽ, nặn hoa, bánh, quả ngày tết.
* Góc phân vai: Chơi bán các loại hoa, quả, bánh kẹo ngày tết
* Góc học tập: Lập bảng	
* Góc xây dựng: Xây công viên ngày tết
* Góc tiên nhiên: Chăm sóc cây
Vệ sinh
- Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Thực hiện thao tác đánh răng, lau mặt, súc miệng.
- Luyện tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
Sinh hoạt chiều
- Dạy 1 bài hát mới: “Gà trống mèo con cún con” 
- Trẻ chơi tự do ở các góc
- Ôn chữ cái đã học
- Trẻ chơi tự do ở các góc.
- Ôn toán số 8
- Biết được những công việc tự phục vụ bản thân 
- Trẻ chơi tự do ở các góc
- Cho trẻ thực hiện vở 5 điều Bác Hồ dạy
- Cho trẻ chơi tự do các góc
- Đóng chủ đề Nghề Bác sĩ
- Nêu gương cuối tuần
Trả trẻ
- Cất đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi, không tranh giành đồ chơi
- Nghe bài hát, bản nhạc thiếu nhi, dân ca.
- Biết thể hiện lời nói, cử chỉ, lời nói lễ phép (chào tạm biệt)
Thứ 2 ngày 28 tháng 1 năm 2019
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
Trò chuyện về tết Nguyên Đán
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết cổ truyền là tết của dân tộc Việt Nam.
- Biết một số loại hoa chỉ có trong ngày tết
- Biết các đồ ăn như:  Các loại quả, bánh kẹo, mứt, thịt nấu đông, dưa hành có trong ngày Tết.
- Biết một số phong tục, lễ hội, trò chơi có trong ngày Tết cổ truyền.
- Thực hành kĩ năng quan sát, phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ định ở trẻ
 - Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để mô tả những phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Qua bài học giáo dục trẻ trân trọng, yêu quý  ngày tết cổ truyền và tham gia tích cực vào các hoạt động trong ngày tết, biết giữ ghìn bản sắc văn hóa ngày tết 
II. Chuẩn bị
- Máy tính, loa, 1 số tranh ảnh về ngày tết
 - Bài hát, nhạc  “Tết tết tết đến rồi, đón tết, mùa xuân ơi”
III.Tổ chức hoạt động
1.Ổn định: Gây hứng thú: 
- Cô cùng trẻ vận động theo giai điệu bài hát “Sắp đến tết rồi”
- cô nói vào ngày tết ở miền Bắc có một loài hoa: các con nghe câu đố xem là hoa gì?
Hoa gì cánh nhỏ màu hồng
Tết về thường có ở trong mọi nhà?
- A đúng rồi đó là hoa đào
- Hoa đào nở còn báo hiệu mùa xuân đã về và tết cũng đã đến rồi đấy
- Hoa đào có màu gì các con?
- Miền nam có hoa gì các con?
- Tết đến xuân về trăm hoa khoe sắc, goài hoa đào ra trong ngày tết còn có những loại hoa gì nữa?
- Đúng rồi ngoài hoa đào ra còn có các loại hoa khác nữa như: Hoa mai, Hoa hồng, hoa cúc, hoa lyđấy
- Để chuẩn bị đón tết gia đình bé thường làm những công việc gì?
- A đúng rồi bố mẹ chúng mình thường dọn dẹp nhà cửa, trang trí nhà của đi chợ mua đào mua quất và mua 1 số đồ dùng phục vụ cho cho 3 ngày tết
- Bây giờ các con hãy kể cho cô nghe món ăn ngày tết của chúng ta có những món ăn gì?
- Cho trẻ kể
- Ngày tết có rất nhiều những đồ ăn ngon mỗi một món ăn là có 1 mùi vị khác nhau như là bánh trưng, dưa hành, thịt nấu đông, thịt gà, mứt gừng, mứt bí, trên mâm ngũ quả nhà chúng mình thì có các loại quả như: Quả chuối, quả dưa, quýt, bưởi, cam, táo
- Hôm nay cô cũng mang đến đên cho chúng mình 1 loại bánh kẹo rất đặc trưng chỉ ngày tết mới có các con hãy đoán xem cô có món gì đây?
- Đây chính là mứt tết cô muốn chúng mình cùng nhau thưởng thức vị tết nhé
- Ngày tết thường có những phong tục gì?
- Vào đêm giao thừa thì bố mẹ chúng ta thường chuẩn bị những mâm cơm thịnh soạn để thắp hương cúng tổ tiên, ngày tết thì gia đình được xum họp quây quần bên mâm cơm, chúng ta được bố mẹ đưa đi chơi chúc tết ông bà, người thân, năm mới đến trẻ con thì được người lớn lì xì đầu năm
- Khi tết đến con chúc ông bà, bố mẹ, anh chị em chúng ta điều gì?
- Gọi 3-4 trẻ đứng lên chúc
- Cho cả lớp đồng thanh đọc câu chúc
- Tết đến các con được thêm 1 tuổi mới
- Các con có thích tết đến không?
* Giáo dục: Ngày tết cổ truyền hay còn gọi là ngày tết nguyên đán của dân tộc việt nam, Ngày tết là thời gian mọi người nhớ tới cội nguồn, nhớ tới những người thân trong gia đình, Trong ngày tết mọi người quay quần xum họp bên nhau dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất để đón chào 1 năm mới gặp nhiều may mắn.
- Nhân dịp đầu năm mới cô chúc các con luôn chăm ngoan học giỏi để là những người con ngoan của gia đình và là những trò ngoan của cô giáo nhé, các con có đồng ý với cô không?
* Kết thúc : Cô cho trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát “Tết đến rồi” và đi ra sân chơi
---------------------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Hô hấp 3 - Tay 3 - Chân 2 - Bụng 3 - Bật 2 
( Thực hiện cả tuần)
I. Yêu cầu:
 - Trẻ chú ý tập theo cô được các động tác thể dục trên, nhằm rèn luyện điều hòa cơ thể phát triển một cách cân đối.
 - Trẻ tập nhịp nhàng các động tác và hít thở đều.
 - Giáo dục trẻ luyện tập thể dục thường xuyên sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
 	- Sân bãi rộng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
 	- Cô thuộc các động tác.
III: Tiến hành:	 
 	1. Khởi động: 
 - Cho lớp hát bài: “ Một đoàn tàu”
 - Cho lớp đi các kiểu đi kiễng chân, khom người, chạy đều và về 3 hàng dọc.
 	2. Trọng động:
 	- Chuyển thành 3 hàng ngang
 	*Tập bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập theo bài: “ Sắp đến tết rồi”
Hô hấp 3: Sưởi tay ( Sắp đến tếtc rồi..biết đi thăm ông bà”. Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
 CB TH
 Tay 3: Đánh xoay tròn 2 tay ( cuộn len). ( Sắp đến tếtc rồi..biết đi thăm ông bà”. Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
 CB 1.2 3 4
Chân 2: Hai tay dang ngang khuỵu gối về trước. ( Sắp đến tếtc rồi..biết đi thăm ông bà”. Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
 CB 2.4 1.3
Lườn 3: Nghiêng người sang bên. ( Sắp đến tếtc rồi..biết đi thăm ông bà”. Trẻ tập 2 lần x 8 nhị
 CB- 1 2 3 4
Bật 2: bật dạng chân khép chân. ( Sắp đến tếtc rồi..biết đi thăm ông bà”. Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
 CB 2.4 1.3 
* Trò chơi: Cho trẻ chơi trò chơi “ Quả bóng lăn”
- Cô hướng dẫn cách chơi: Cô cuộn tay về các hướng trái, phải, trước, sau, cô hô khẩu hiệu: quả bóng lăn phía trước
 quả bóng lăn phía sau.
- Trẻ chơi 2-3 lần 
 3. Hồi tĩnh:
 	- Cô mở nhạc không lời trẻ thực hiện các động tác nhẹ nhàng làm động tác chim bay , đi dạo thăm vườn hoa, xem khung cảnh ngày tết trên sân.
---------------------------------------------------------------------------------
PHÁT TRIỂN THẪM MĨ 
Giờ tạo hình: Vẽ tô màu bánh chưng bằng bút sáp
I. Mục đích:
+ Trẻ cầm bút vẽ các nét thẳng xiên để tạo thành hình vuông bánh chưng.
+ Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, kết hợp giữa mắt và tay tạo ra sản phẩm.
+ Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra, đoàn kết trong khi chơi
II. Chuẩn bị:
- Vở tạo hình, bút chì, bút sáp cho trẻ
- Đĩa nhạc bài “Sắp đến tết rồi”
- Bàn, ghế cho trẻ.
III. Tiến hành:
1*Tạo hứng thú: Hát “ Sắp đến tết rồi”
- Trò chuyện về bánh, mứt tết, kẹo trong ngày tết
- Ngày tết các con thích bánh gì?
2. Quan sát mẫu
- Bánh hình vuông có tên là gì?
- Cho trẻ quan sát bánh chứng thật, cho trẻ đàm thoại về đặc điểm bánh chưng
- Cô cho trẻ quan sát mẫu vẽ tô màu của cô: Cho trẻ nhận xét:
- Cô vẽ bánh chưng có dạng hình gì? Cô vẽ bằng nét gì?
- Bên ngoài bánh chưng cô vẽ gì? Bằng những nét gì?
* Cô làm mẫu
Bây giờ các con hãy quan sát cô vẽ bánh chưng nhé: Đầu tiên cô vẽ hai nết ngang bằng nhau, sau đó nối hai đầu của hai nét ngang ta được hình vuông, cô trang trí các nét ngang dọc và nét ngang ở giữa hình vuông thành dây lạc gói bánh chưng , sau đó cô tô bánh chưng màu xanh, dây lạc cô tô màu vàng.
- Các con ơi sắp đến tết rồi cô cháu mình hãy vẽ thật nhiều bánh có dạng hình chưng trong ngày tết nhé.
3. Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ nhắc lại cách cầm bút, cách ngồi vẽ, cách tô và di màu.
- Cho trẻ vẽ tô màu vào vở tạo hình. Cô quan sát trẻ vẽ và tô màu, cô theo dõi giúp đỡ trẻ yếu.
4. Trưng bày sản phẩm
Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, hai tay cầm tranh của mình dơ cao ngang ngực. Cô cùng trẻ nhận xét tranh.
- Cô mời một vài trẻ lên nhận xét tranh và chọn ra những bức tranh đẹp nhất.
- Cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ.
5. Kết thúc:
- À ngày tết đã đến rồi cô chúc các con thêm một tuổi mới ăn tết vui vẻ, luôn 
vâng lời cô giáo và ông bà cha mẹ.
Cô và trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” rồi ra chơi
---------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động: Quan sát đàm thoại về tranh ảnh ngày tết 
Trò chơi dân gian: “Đi cầu đi quán”
Chơi theo ý thích: Vẽ trên sân bánh chưng, hoa mai, hoa đào....
I.Mục đích yêu cầu:
- Phát triển ngôn ngữ và phản xạ nhanh nhẹn. Trẻ thuộc lời thơ
- Cháu vui vẻ trò chuyện, biết cách tham gia vào các hoạt động vui chơi, hiểu luật chơi và chơi đúng luật.
- Rèn luyện thính giác và khả năng định hướng âm thanh cho trẻ. 
- Giáo dục cháu đoàn kết hứng thú khi tham gia các hoạt động vui chơi.
II.Chuẩn bị: 
- Sân chơi bằng phẳng sạch sẽ 
- Quang gánh, các loại hoa quả bằng nhựa 
III.Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định trò chuyện:
- Cháu hát bài “ Tết tết tết đến rồi” 
- Cho cháu vừa đi vùa hát thành vòng tròn
 2.Nội dung: 
* Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại về một số tranh ảnh về ngày tết
- Các con ơi cô có một số bức tranh vẽ gì đây? ( Hoạt động ngày tết) 
- Cô lần lượt chỉ vào một số bức tranh có nội dung:
+ Mọi người sắm tết
+ Bố mẹ gói bánh chưng
+ Mọi người đi chợ hoa.
- Khi chỉ vào tranh cô gợi hỏi để trẻ tự nói lên các hoạt động trong bức tranh về ngày tết cô chốt lại: Ngày tết cổ truyền hay còn gọi là ngày tết nguyên đán của dân tộc việt nam, Ngày tết là thời gian mọi người nhớ tới cội nguồn, nhớ tới những người thân trong gia đình, Trong ngày tết mọi người quay quần xum họp bên nhau dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất để đón chào 1 năm mới gặp nhiều may mắn.
- Nhân dịp đầu năm mới cô chúc các con luôn chăm ngoan học giỏi để là những người con ngoan của gia đình và là những trò ngoan của cô giáo nhé, các con có đồng ý với cô không?
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi dân gian “ Đi cầu đi quán”
- Cô đọc trẻ nghe lần 1
- Lần 2 cô nhắc lại tên đồng dao cho đọc lại, cô giải thích nội dung bài đồng dao.
* Trẻ đọc bài đồng dao.
- Đi cầu đi quán Mua một đàn gà
 Đi bán lợn con Về cho ăn thóc
 Đi mua cái xoong Mua lược chải tóc
 Đem về đun nấu Mua cặp cài đầu
 Mua quả dưa hấu Đi mau về mau
 Về biếu ông bà Kẻo trời sắp tối.
- Cô cho trẻ đọc 3- 4 lần và đi quanh sân mua đồ về cho gia đình mình.
- Giáo dục trẻ phải biết yêu quí gia đình của mình, giữ gìn đồ dùng trong gia đình
* Hoạt động 3: Vẽ trên sân bánh chưng, hoa mai, hoa đào....
 Nào các con hãy dùng đôi bàn tay khéo léo của mình, vẽ bánh chưng, hoa mai, hoa đào....theo ý thích
- Cháu vẽ cô có thể gợi hỏi cháu vẽ gì? có những bộ phận nào? Cô gợi ý để cháu vẽ đẹp.
3.Kết thúc: Cháu đọc bài thơ " Tết đang vào nhà " .
- Cô nhận xét giờ chơi, tuyên dương trẻ.
---------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc học tập:Vẽ nặn hoa, bánh, quả ngày tết.
* Góc phân vai: Chơi bán các loại hoa, quả, bánh kẹo ngày tết
	* Góc âm nhạc: Hát một số bài hát về mùa xuân, ngày tết
* Góc xây dựng: Xây công viên ngày tết
* Góc tiên nhiên: Chăm sóc cây	
I. Mục đích – yêu cầu:
 - Trẻ dùng bút chì vẽ nét thẳng, xiên, cong, tròn để vẽ một số loại quả ngày tết như hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng. Dùng đất nặn để nặn một số loại quả, bánh chưng, bánh tét
 - Trẻ biết thiết kế xây dựng, biết sử dụng các học liệu xây dựng phù hợp chi tiết bên trong . Sử dụng các khối vuông, chữ nhật, gạch... xây dựng công viên có các khu vực vui chơi, ghế đá nghỉ mát, chồng thú.
- Trẻ biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi đóng vai người bán hang bán các loại hoa, quả, bánh kẹo ngày tết
- Trẻ chăm sóc cây cảnh, nhặt lá vàng rơi, lau lá.chăm sóc cây xanh
- Trẻ thuộc và biết biễu diễn một số bài hát về mùa xuân, ngày tết
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng cho góc chơi, sử dụng kỹ năng chơi theo nhóm,
 phối hợp trong khi chơi, kỹ năng lắp ghép tạo thành mô hình
- Biết lấy, cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết múa, hát, kể chuyện, đọc thơ.
- Đoàn kết trong khi chơi, biết giúp đỡ lẫn nhau trong khi chơi, không dành đồ chơi của bạn, không ném đồ chơi, biết chăm sóc cây cảnh và yêu thích cái đẹp.
- Cháu biết cách chơi các góc và chơi theo các anh chị, chơi đoàn kết 
- Trẻ nắm được cách chơi của từng vai chơi trong các góc 
- Biết thể hiện vai chơi của mình, biết sử dụng đồ chơi phù hợp tạo ra những sản phẩm đẹp, biết liên kết các góc chơi. biết thỏa thuận với bạn khi chơi
- Rèn cho trẻ khả năng vận động của cơ chân và tay .
- Rèn cho trẻ kỹ năng hoạt động nhóm, có khả năng quan sát cho trẻ 
- Giáo dục cháu chơi đoàn kết, biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi, đúng nơi qui định.
II. Chuẩn bị:
	* Góc phân vai: đồ chơi bán hang, các loại hoa quả bánh mứt tết.
* Góc học tập: Giấy A4. Đất nặn
* Góc phân vai: Đồ chơi các loại hoa, quả, bánh kẹo ngày tết
	* Góc âm nhạc: Máy cát sét, loa, mũ múa.. một số bài hát về mùa xuân, ngày tết
 * Góc xây dựng: nguyên vật liệu như cục pin, khối, cây xanh, con thú..
III. Qúa trình chơi:
1/Ổn định: 
- Cho trẻ hát 1 bài: “ Sắp đến tết rồi”.
2/ Nội dung: 
Cô giới thiệu về các góc chơi, cho trẻ quan sát những đồ dùng cô chuẩn bị như tranh ảnh, cô trẻ đàm thoại về tranh để biết hôm đó chơi những gì?
- Tuần này chúng mình đang học về chủ đề gì nào?
- Hôm nay cô chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi về chủ đề
- Các con nhìn xem lớp chúng mình hôm nay có gì mới ?
- Cô giới thiệu góc chơi.
3/Thỏa thuận trước khi chơi:
 	 - Trẻ chọn góc chơi theo ý muốn của mình. Bầu bạn nhanh nhẹn làm nhóm trưởng.
4. Nội dung chơi: 
*Góc phân vai : Chơi bán các loại hoa, quả, bánh kẹo ngày tết
- Vai chơi: Người bán hàng, người mua hàng, người đi chơi 
- Hành động vai:
+Người bán hàng : Mời khách, giới thiệu các loại hoa, quả, bánh kẹo ngày tết, giá tiền, thối tiền cho khách.
+Người mua hang: Xem, hỏi giá, chọn loại hoa, quả, bánh kẹo ngày tết, trả giá, trả tiền, cảm ơn.
+ Người đi chơi chợ: ngắm nghía quan sát
* Góc xây dựng: Xây công viên ngày tết
- Xếp chồng: Xếp chồng cao 5- 7 khối 
- Xây dựng: “Xây công viên ngày tết”
- Kĩ năng cần có:
+ Sử dụng các khối vuông, chữ nhật, tam giác để xây hàng rào, có nhiều khu vui chơi, chuồng thú.
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Các khối xốp có kích cỡ khác nhau, 1số đồ chơi, gạch cho cháu xây, hoa, các hình vuông, tròn 
- Vai trò của cô: Gợi ý trẻ xây công viên cần trang trí các khu vực đẹp, hợp lí, khác nhau.
* Góc học tập:Vẽ nặn hoa, bánh, quả ngày tết.
 	+PTBS: Giấy vẽ, bút màu, kéo, hồ dán, hột hạt, dây, giấy màu để cháu vẽ, nặn...
- Trẻ dùng bút chì vẽ nét thẳng, xiên, cong, tròn để vẽ một số loại quả ngày tết như hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng. 
- Dùng đất nặn để nặn một số loại quả, bánh chưng, bánh tét
- Vai trò của cô: Hướng dẫn trẻ sử dụng. Khích lệ trẻ tích cực tham gia tự do theo ý thích.
* Góc âm nhạc: Hát một số bài hát về mùa xuân, ngày tết
- Khám phá các loại âm thanh từ các đồ vật
- Sáng tạo : Tự tạo ra các âm thanh và đoạn nhạc theo cách mới
- Kỹ năng biểu diễn 
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung:
+ Tranh: Trẻ hát múa.
+ Các loại nhạc cụ: Trống, phách tre, xắc xô, song loan.
+ Các loại nhạc khác nhau.
- Vai trò của cô: Hướng dẫn trẻ sử dụng phối hợp các loại nhạc cụ trong 1 các bài hát. Khích lệ trẻ tích cực tham gia hát múa tự do theo ý thích.
Trẻ thuộc và biết biễu diễn một số bài hát về mùa xuân, ngày tết
*. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây
- Trải nghiệm các hoạt động: Trẻ chăm sóc cây cảnh, nhặt lá vàng rơi, lau lá.chăm sóc cây xanh
	4. Nhận xét quá trình chơi :
	 Cho trẻ tham quan nhóm chơi, nhận xét sản phẩm chơi của bạn,
	 Cô nhận xét chung, tuyên dương
5. Kết thúc: Hát: “ Tết tết tết đến rồi”
---------------------------------------------------------------------------------
CHUẨN BỊ KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
- Con hãy kể tên một số loại bánh kẹo trong ngày tết ?
- Bánh chưng con ăn có hình dáng như thế nào?
- Bánh chưng có những màu gì?
- Có bao nhiêu loại Bánh chưng ?
 Để biết thêm nhiều điều về bánh chưng thì chúng mình cùng khám phá nhé!
---------------------------------------------------------------------------------
	Thứ 3 ngày 29 tháng 1 năm 2019
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Quan sát bánh chưng ngày tết
Khám phá MTXQ: Bánh chưng ngày tết
I. Mục đích:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của bánh chưng, cách gói và nguyên liệu làm bánh chưng, hiểu được bánh Chưng là một loại bánh Người Việt chúng ta thường làm vào Tết Nguyên Đán.
- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng.
- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng những người làm ra Bánh chưng, biết cách ăn và hiểu về tập tục của dân tộc ta vào tết cổ truyền.
II. Chuẩn bị: 
 	1. Cô:
 	- Các loại bánh chưng khác nhau .
 	 - Nguyên vật liệu làm ra bánh chưng
 	 2. Cháu:
 	- Mỗi cháu một cái bánh chưng đã gói.
 III. Tổ chức thực hiện:
Ổn định gây hứng thú:
- Cho cháu hát bài “ Bánh chưng xanh ” 
 - Các con vừa hát bài nói về bánh chưng xanh , các con có biết bánh chưng có ý nghĩa gì ngày tết khô

File đính kèm:

  • docxTuần 22 Tết nguyên đán soạn mẫu - Chỉnh sửa.docx
Giáo Án Liên Quan