Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé
- TDS: Bật tiến về phía trước.
- HĐCCĐ: Bật liên tuc qua 5 chướng ngại vật cao 15- 20cm. (2)
- TCVĐ: chuyền bóng cho bạn.
- HĐNT:Bật qua vạch cỏ.
- HĐC: Bật qua dây.
- Trò chuyện với trẻ vì sao phải rửa tay?
- Thực hành rửa tay với xà phòng.
- Nghe kể chuyện Lợn con ở bẩn.
- Xem vieo clip về cách rửa tay.
- Chơi xếp tranh lô tô quy trình các bước rửa tay.
- ĐÓN TRẺ : chơi với các đồ chơi bé thích.
- HĐCCĐ: +Đồ dùng, đồ chơi của lớp.
+ Phân loại đồ dùng đồ chơi.
- HĐNT: Khám phá các đồ chơi ngoài trời.
- HĐVC: Trò chơi: Cái túi kỳ lạ, đồ dùng làm bằng gì? Hãy chọn đúng yêu cầu.
Đóng vai: Cửa hàng bán đồ chơi.
-HĐC:Làm bài tập: tô màu, gạch nối Thực hành phân loại sắp xếp đồ dùng đồ chơi theo công dụng.
TUẦN 2: (1tuần) Từ 16/09/2013 đến 20/09/2013 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ (15 chỉ số) Thời gian thực hiện: 01 tuần. Từ ngày 16/09/2013 đến ngày 20/09/2013 CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CHỈ SỐ MỤC TIÊU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 1. Bật xa tối thiểu 50cm. - Bật qua vật cản 15- 20cm. - TDS: Bật tiến về phía trước. - HĐCCĐ: Bật liên tuc qua 5 chướng ngại vật cao 15- 20cm. (2) - TCVĐ: chuyền bóng cho bạn. - HĐNT:Bật qua vạch cỏ. - HĐC: Bật qua dây. 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. - Rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng. - Rửa tay đúng quy trình. - Trò chuyện với trẻ vì sao phải rửa tay? - Thực hành rửa tay với xà phòng. - Nghe kể chuyện Lợn con ở bẩn. - Xem vieo clip về cách rửa tay. - Chơi xếp tranh lô tô quy trình các bước rửa tay. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 96. Phân loại một số đồ dùng theo chất liệu và công dụng. - Đặc điểm, công dụng của đồ dùng đồ chơi. - Phân loại đổ dùng đồ chơi. - ĐÓN TRẺ : chơi với các đồ chơi bé thích. - HĐCCĐ: +Đồ dùng, đồ chơi của lớp. + Phân loại đồ dùng đồ chơi. - HĐNT: Khám phá các đồ chơi ngoài trời. - HĐVC: Trò chơi: Cái túi kỳ lạ, đồ dùng làm bằng gì? Hãy chọn đúng yêu cầu. Đóng vai: Cửa hàng bán đồ chơi. -HĐC:Làm bài tập: tô màu, gạch nốiThực hành phân loại sắp xếp đồ dùng đồ chơi theo công dụng. 104. Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 5. - Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự từ 1- >5. - ĐÓN TRẺ : Tìm đếm những đdđc có SL 3,4, 5. So sánh số lượng đồ dùng đồ chơi ở 2 nhóm. - HĐCCĐ: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5. - HĐNT: viết bằng phấn các số trong phạm vi 5. - HĐVC: Gạch bỏ hoặc vẽ thêm cho đủ số lượng 5. - HĐC: Thực hiện vở Làm quen với toán, Bé vui học toán. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 64. Nghe, hiểu nội dung chuyện, thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề. - Nghe, hiểu nội dung các bài thơ, đồng dao, ca dao. - Đọc thơ cùng cô. - ĐÓN TRẺ: Xem một số hình ảnh về tình bạn, về bé... - HĐCCĐ: Thơ Tình bạn, Bé không khóc nữa. - HĐNT: Chơi trò chơi dân gian chi chi chành chành. - HĐVC: Đọc các bài thơ đã biết về chủ đề. - HĐC: Nghe cô đọc ca dao, đồng dao. 65. Nói rỏ ràng. - Phát âm đúng và rỏ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được. - Sử dụng lời nói dễ dàng, thoải mái vừa đủ âm lượng trong giao tiếp. - Quan sát, nhận xét về cảnh vật và đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non. - Trò chơi: Cái gì đã thay đổi? Tay cầm tay, nói đúng - HĐVC: Xem tranh và thể hiện diễn đạt về bức tranh. - Tạo tình huống. - MLMN: Đặt câu hỏi cho trẻ trả lời. 66. Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày. - Sử dụng đúng các danh từ, tính từ, động từ trong câu nói phù hợp với tình huống. - Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng. - Cô làm mẫu. - Dạy trẻ cách thể hiện các từ biểu cảm. - Kể chuyện Mèo con đi học. 90. Biết viết chữ từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. - Bắt đầu từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mắt nhìn theo nét viết. - Biết cách sao chép chữ cái. - ĐÓN TRẺ : Tập đồ các nét theo hình vẽ. - HĐCCĐ: Đồ chữ o,ô,ơ. - HĐNT: Dùng phấn viết chữ o,ô,ơ. - HĐVC: Trò chơi: viết tiếp theo. Viết chữ còn thiếu vào từ. Đồ chữ trong từ. - HĐC: Tập viết trên bảng con. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ 99. Nhận ra giai điệu của bài hát. - Nghe và nhận ra sắc thái của các bài hát trong chủ đề. - Nghe các thể loại âm nhạc khác nhau. - Tham gia hoạt động văn nghệ ở lớp. - Trò chơi âm nhạc: làm theo hiệu lệnh, nốt nhạc vui - Nghe đĩa các bài hát trong chủ đề trường mầm non. 101. thể hiện cảm xúc, vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát. - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp. - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu các bài hát. - HĐCCĐ: +Vận động: Gõ, vỗ theo nhịp, theo phách. +Hát Sáng thứ hai, Quả bóng, Em chơi đu. +Nghe: Cô đi nuôi dạy trẻ. Trường em. +Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. Làm quen điệu nhảy dissco - HĐNT: Gõ đệm bằng chai, lon, muỗng - HĐVC: Vận động theo nhiều cách khác nhau như: vẫy tay, lắc lư, nhún nhảy theo nhịp điệu bài hát. - HĐC: Xem đĩa hình về các anh chị lớn biểu diễn văn nghệ. 102.Biết sử dụng vật liệu khác nhau để làm sản phẩm đơn giản. - Lưa chọn các vật liệu trong thiên nhiên. - Phối hợp các kỹ năng vẽ, nặn, xé dán - HĐCCĐ: Xé dán đồ chơi tặng bạn. Nặn đồ chơi bé thích. - HĐNT: Làm đồ chơi bằng lá dừa, làm thuyền bằng bẹ chuối để tặng bạn. - HĐVC: Cắt dán, vẽ, nặn đồ chơi của lớp. - HĐC: Xếp hình đồ dùng đồ chơi bằng hột hạt, sỏi, nắp chai Trang trí lớp, trang trí bảng chủ đề. 103. Nói được ý tưởng trong sản phẩm tạo hình của mình. - Nói ý tưởng tạo hình của mình. - Nhận xét sản phẩm tạo hình của bạn. - Đặt tên cho sản phẩm khi đã hoàn thành. - Trao đổi ý tưởng cách làm sản phẩm. - Trò chuyện với trẻ về ý tưởng sắp thực hiện. - Nói lên ý tưởng ở góc nghệ thuật do trẻ tạo ra. - Vẽ phấn hình đồ dùng đồ chơi của bé. - Xếp lá, hạt, nắp chai thành hình đồ dùng đồ chơi. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày. - Tự giác thực hiện công việc được giao. - Chủ động và độc lập một số hoạt động hàng ngày. - Trực nhật giờ ăn. - Chuẩn bị giờ học. - Tự rửa tay trước khi ăn hoặc khi tay bẩn. - Tự sắp xếp ghế trước khi ăn và cất dọn khi ăn xong. - Thói quen bỏ rác đúng nơi. - Thu dọn đồ chơi khi chơi xong. 42. Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi. - Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn. - Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận. - Tạo tình huống. - HĐVC:Thi lấy bóng, ai nhanh hơn Hoạt động chơi ở các góc. - Thảo luận theo nhóm. 50. Thể hiện sự thân thiện đoàn kết với bạn bè. - Chơi vui vẻ với bạn. - Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn. - HĐNT: chơi các TCVĐ, TCDG. - HĐG: Đóng vai: lớp mẫu giáo, xây trường mầm non của chúng em. - HĐC: Tổ chức hoạt động lễ hội ở trường, lớp. - Tạo tình huống. KẾ HOẠCH TUẦN HOẠT ĐỘNG Thứ 2 18/09/2013 Thứ 3 19/09/2013 Thứ 4 20/09/2013 Thứ 5 21/09/2013 Thứ 6 22/09/2013 ĐÓN TRẺ Cô đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, xếp cặp dép gọn gàng. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. Trò chuyện cùng trẻ về đồ dùng đồ chơi trong lớp học và trong trường mầm non. Thể dục sáng, điểm danh. THỂ DỤC SÁNG - Tập ở sân trường. - Tập với bài: “Trường chúng cháu là trường mầm non”. 1. Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối. 2. Trọng động: Hô hấp: Thổi nơ. Tay - vai: Đưa 2 tay ra phía trước, lên cao, sang 2 bên (kết hợp vẫy tay). Bụng - lườn: Đưa tay ra trước, cúi gập người tay chạm ngón chân. Chân: Ngồi khuỵu gối. Bật: Bật tách chân khép chân. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân trường. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNT Đồ dùng, đồ chơi của lớp. PTNN Truyện: Mèo con và quyển sách. PTTM Xé dán hình tròn, hình vuông, hình tam giác (Mẫu) PTTC Bật liên tuc qua 5 chướng ngại vật cao 15- 20cm (2) TC: chuyền bóng cho bạn. PTNT Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5. PTTM NDTT: vận động theo nhịp 3/8: Em chơi đu. NDKH: Nghe hát: Trường em. TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. PTNN Tập tô chữ cái o, ô, ơ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Khám phá trải nghiệm: + Chơi với lá trong sân trường. + Bé chơi với cầu tuột. + Trường bé có những đồ chơi gì? + Đố bé đồ chơi ngoài trời để làm gì? + Bé biết gì về đất? (trẻ trồng hoa). Trò chơi vận động: + Chuyền bóng. + Mèo đuổi chuột. + Kết bạn. + Cướp cờ. + Nhảy lò cò. Chơi tự do. HOẠT ĐỘNG GÓC *GÓC PHÂN VAI: CỬA HÀNG BÁN ĐỒ CHƠI 1. Mục đích: Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi. Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết độc lập và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi. 2. Chuẩn bị: Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi “Cửa hàng bán đồ chơi”. 3. Cách tiến hành: Đóng vai người bán hàng và người mua hàng, mua bán một số đồ dùng đồ chơi trong lớp lá. Cô vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi. Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi. Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi. Có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi. *GÓC XÂY DỰNG: XÂY TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA 1. Mục đích: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường mầm non. Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo. Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng. 2.Chuẩn bị: Vật liệu xây dựng: Gạch, sỏi, các loại cây cỏ Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời: bập bênh, đu quay Hàng rào, cây, hoa Khối lắp ráp. 3.Cách tiến hành: Xây dựng trường mầm non với các lớp học, sân chơi ngoài trời có cây cảnh, vườn hoa Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được. Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường mầm non của mình, gợi ý để trẻ kể ở trường của mình có những gì. Dạy trẻ sắp xếp lớp học, hàng rào, sân chơi, bồn hoa, thảm cỏ thẳng, đều hợp lí. *GÓC THIÊN NHIÊN: TRỒNG HOA SÂN TRƯỜNG 1. Mục đích: Hứng thú tham gia hoạt động trồng hoa và chăm sóc hoa. 2. Chuẩn bị: Bình tưới nước, hoa, xẻng, đồ dùng để trồng cây. 3. Cách tiến hành: Cho trẻ xới đất và trồng hoa vào bồn hoa của trường. Tưới nước và che cho cây khỏi nắng. *GÓC HỌC TẬP: PHÂN LOẠI ĐỒ CHƠI THEO NHÓM 1. Mục đích: Trẻ biết phân loại đồ dùng đồ chơi theo nhóm: đồ chơi ngoài trời, đồ chơi trong lớp 2.Chuẩn bị: Các hình ảnh để trẻ trẻ phân loại theo nhóm. 3.Cách tiến hành: Cho trẻ tìm và phân loại nhóm đồ chơi: đồ chơi ngoài trời và đồ chơi trong lớp. Đếm và xếp số lượng đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 5. *GÓC NGHỆ THUẬT: VẼ, TÔ MÀU, XÉ DÁN ĐỒ CHƠI 1. Mục đích: Trẻ vẽ, tô màu, xé dán đồ chơi ngoài trời. 2.Chuẩn bị: Giấy màu, bút vẽ, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán. 3.Cách tiến hành: Hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu và xé dán đồ dùng đồ chơi ngoài trời: cầu tuột, bập bênh, xích đu Cho trẻ thực hiện, cô giúp đỡ. VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ TRƯA Cô hướng dẫn và kiểm tra thao tác vệ sinh của các cháu. Nhắc nhở các cháu khi tiêu, tiểu xong phải biết rửa tay bằng xà phòng. Kiểm tra thao tác rửa tay, rửa mặt, đánh răng của cháu. Chú ý các cháu khi dùng khăn mặt. Nhắc nhở các cháu giữ gìn vệ sinh cơ thể. Giờ ngủ không nói chuyện, ngủ đúng nơi quy định. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Chơi trò chơi : Bật qua dây. Làm bài tập: Tô màu, gạch nối Thực hành phân loại sắp xếp đồ chơi theo công dụng. Nghe cô đọc các bài ca dao, đồng dao. Trò chơi viết tiếp theo. Viết chữ còn thiếu vào từ. Đồ chữ trong từ. Xếp hình đồ dùng đồ chơi trong lớp bằng hột hạt, sỏi, nắp chai Trang trí lớp, trang trí bảng chủ đề. TRẢ TRẺ Cho trẻ hát, đọc thơ các bài trong chủ điểm. Đưa trẻ ra cửa lớp khi có ba, mẹ đón bé về. PHỐI KẾT HỢP VỚI PHỤ HUYNH Trao đổi với phụ huynh: + Tình hình học tập và sức khỏe trong ngày của trẻ. + Cách phòng bệnh tay – chân – miệng. + Các chỉ số cần phối hợp với phụ huynh. BAN GIÁM HIỆU Giáo viên lập kế hoạch Lê Yến Hương KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai, ngày 16 tháng 09 năm 2013 ĐÓN CHÁU Trò chuyện về một số đồ dùng, đồ chơi của lớp, cho trẻ chơi với các đồ chơi bé thích. Ăn sáng, tập thể dục sáng. Điểm danh. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA LỚP * Mục đích yêu cầu: Phân biệt một số đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp và chức năng sử dụng của mỗi loại. Nhận biết số lượng của các nhóm đối tượng, so sánh sự bằng nhau, khác nhau giữa 2 nhóm đối tượng. Rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ. Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi và cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. * Chuẩn bị: Một số đồ chơi lắp ráp, đồ chơi gia đình, đồ chơi xây dựng để trong rổ cho mỗi trẻ * Tiến trình tổ chức: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1.Hoạt động mở đầu: Chơi trò chơi: Trời tối, trời sáng. 2. Hoạt động trọng tâm: *Đố bé lớp có những đồ dùng, đồ chơi nào? Cô dẫn trẻ đi xung quanh lớp, chỉ từng đồ dùng trong lớp để trẻ gọi tên và công dụng của chúng (kệ dép, kệ đồ chơi, tủ đồ dùng học tập, tủ nệm, giá treo cặp, giá để ly, treo khăn, bàn chải) Sau đó cô cho trẻ ngồi trước mặt cô và hỏi đố trẻ: + Có mấy cái tủ? Tủ nào to nhất? + Bao nhiêu cái kệ? Kệ nào đựng được nhiều đồ nhất? Vì sao? + Đồ chơi trong lớp để ở đâu? Có những loại đồ chơi nào? *Mình cùng chơi đồ chơi nhé: Cho trẻ hát: “Đu quay”. Cho trẻ lấy đồ dùng. Cô hỏi trẻ: + Các bạn có những đồ chơi gì trong rổ? + Vì sao gọi là đồ chơi lắp ráp? Đồ chơi gia đình? Đồ chơi xây dựng? *Trò chơi: Thi xem ai nhanh hơn? Cô cho trẻ xếp đồ chơi mỗi loại theo từng cặp tương ứng, cho trẻ đếm số lượng từng loại, gợi ý cho trẻ phát hiện số lượng nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau của mỗi loại đồ chơi (cô đặt những câu hỏi chung cho cả nhóm, và riêng từng trẻ). *Trò chơi: Thi xem ai nhanh hơn? Cô xếp một số ghế xung quanh lớp, số ghế ít hơn số trẻ. Cách chơi: cho trẻ vừa đi vòng tròn vừa hát, khi nghe hiệu lệnh phải chạy nhanh đến ngồi lên ghế (mỗi trẻ một ghế). Trẻ nào không có ghế ngồi thì vào giữa vòng tròn đứng. Sau mỗi lần chơi, cô hỏi trẻ: Có mấy bạn không có ghế ngồi? Vì sao? rồi cô đặt thêm ghế cho trẻ chơi tiếp theo Lần chơi sau cùng thì số ghế bằng với số trẻ và cho trẻ tự phát hiện số lượng bằng nhau của ghế và trẻ 3. Hoạt động kết thúc: Hát : Cất đồ chơi, thu dọn đồ dùng. Trẻ chơi trò chơi. Trẻ đi cùng với cô. Xem đồ dùng đồ chơi, gọi tên và nhận biết công dụng của chúng. Trẻ trả lời câu hỏi của cô. Hát, lấy đồ dùng. Trả lời câu hỏi của cô. Trẻ chơi trò chơi. Trẻ chơi trò chơi. Hát, thu dọn đồ dùng. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: TRUYỆN : MÈO CON VÀ QUYỂN SÁCH * Mục đích yêu cầu: Trẻ hiểu nội dung truyện,nhớ tên các nhân vật trong chuyện, ghi nhớ các tình tiết chính và các câu nói của nhân vật trong chyện, thể hiện được giọng nhân vật Phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ cho trẻ Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết nghe lời người lớn, biết giữ gìn đồ dùng học tập, không xé sách như bạn Mèo. * Chuẩn bị: Giáo án power poin câu chuyện: Mèo con và quyển sách. Tranh vẽ minh hoạ truyện Mũ mèo và gà trống. * Tiến trình tổ chức: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1. Hoạt động mở đầu: Cô và trẻ cùng hát bài “Ngày vui của bé”. 2. Hoạt động trọng tâm: * Giới thiệu câu chuyện: Cô cùng trẻ trò chuyện về các bạn trong lớp, trò chuyện về công việc hàng ngày và về tình cảm của các bạn với nhau. Cô có gì đây? Quyển vở này dùng để làm gì ? Để vở được bền đẹp chúng mình phải làm gì? Có một bạn mèo được mẹ mua cho quyển tập tô rất mới,nhưng bạn sử dụng quyển vở này như thế nào chúng mình hãy nghe cô kể chuyện “Mèo con và quyển sách nhé! * Cô kể diễn cảm câu chuyện: Trẻ lắng nghe cô kể diễn cảm câu chuyện 2 lần. Lần 1 cô kể cho trẻ xem hình ảnh. Đàm thoại cùng trẻ: + Cô vừa kể cho c/c nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Lần 2 cô kể diễn cảm kết hợp tranh minh hoạ. Giảng nội dung, giảng từ khó: + Câu chuyện kể về một bạn Mèo con được mẹ mua cho một quyển sách mới để học nhưng Mèo con đã xé quyển sách và cậu đã bị bác Gà Trống nhắc nhở, mèo không nghe theo mà còn trách bác Gà trống và bác Gà trống đã bảo cậu là một chú mèo không biết nghe lời. Sau khi hiểu ra Mèo đã xin lỗi bác Gà trốngvà không bao giờ xé sách nữa. + “Lẩm bẩm” là nói nhỏ trong miệng mà không ai nghe thấy. + “Ngủ thiếp đi” là ngủ lúc nào mà mình không biết. + “Hớn hở” rất vui mừng khi mà mình làm được một việc gì đó có ích và muốn đem ngay đến cho người khác cùng xem. * Đàm thoại cùng trẻ: Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì? Trong chuyện có những ai? Mèo cầm quyển sách làm gì? Bác Gà trống đã nói như thế nào khi thấy mèo con xé sách? Nghe bác Gà trống nhắc Mèo con nói gì ? Thấy Mèo con nói vậy bác Gà trống nói gì? Trong giấc mơ Mèo con thấy điều gì ? Sau khi đã thấy mình sai Mèo con đã làm gì ? Các con thấy bạn mèo như thế nào ? Nếu c/c là bạn mèo, thì c/c sẽ làm như thế nào? Để giữ gìn sách vở luôn sạch đẹp chúng ta cần làm gì? * Cùng nhau đóng vai: Cho trẻ nhận vai, cô là người dẫn chuyện, tới lời nói của nhân vật nào thì trẻ có vai đó phải thể hiện được lời nói và hành động của nhân vật. Cho trẻ tập đóng kịch * Trò chơi: Giúp mèo con làm sách. Cô cho trẻ cắt dán tranh ảnh sách báo cũ làm thành sách tranh. Chia trẻ thành 2 đội cùng nhau làm thành sách tranh về trường mầm non. 3. Hoạt động kết thúc: Đọc thơ: Mèo con đi học. - Trẻ hát và vận động theo bài hát. - Trẻ trò chuyện cùng cô Trẻ nghe cô kề, quan sát hình ảnh và đàm thoại. Nghe cô kể chuyện. Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ. Trẻ nhận vai, đội mũ và thể hiện vai của mình. Trẻ cùng làm sách. Đọc thơ, thu dọn đồ dùng. Cho trẻ chơi trò chơi: Kết bạn. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Chơi với lá trong sân trường. TCVĐ: Chuyền bóng Chơi tự do. HOẠT ĐỘNG GÓC * Trọng tâm: Xây trường mầm non. Mục đích: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường mầm non. Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo. Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng. Chuẩn bị: Vật liệu xây dựng: Gạch, sỏi, các loại cây cỏ Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời: bập bênh, đu quay Hàng rào, cây, hoa Khối lắp ráp. Cách tiến hành: Xây dựng trường mầm non với các lớp học, sân chơi ngoài trời có cây cảnh, vườn hoa Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được. Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường mầm non của mình, gợi ý để trẻ kể ở trường của mình có những gì. Dạy trẻ sắp xếp lớp học, hàng rào, sân chơi, bồn hoa, thảm cỏ thẳng, đều hợp lí. * Chơi các góc khác: Học tập: phân loại đồ chơi theo nhóm. Nghệ thuật: Vẽ , tô màu xé dán đồ chơi. Phân vai: Cửa hàng bán đồ chơi. VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ ĂN CHIỀU Cô hướng dẫn và kiểm tra thao tác vệ sinh của các cháu. Nhắc nhở các cháu khi tiêu, tiểu xong phải biết rửa tay bằng xà phòng. Kiểm tra thao tác rửa tay, rửa mặt, đánh răng của cháu. Chú ý các cháu khi dùng khăn mặt. Nhắc nhở các cháu giữ gìn vệ sinh cơ thể. Giờ ngủ không nói chuyện, ngủ đúng nơi quy định. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Chơi trò chơi : Bật qua dây. Nêu gương. Chơi tự do. TRẢ CHÁU Cho trẻ hát, đọc thơ các bài trong chủ điểm. Đưa trẻ ra cửa lớp khi có ba, mẹ đón bé về. Trao đổi với phụ huynh: + Tình hình học tập và sức khỏe trong ngày của trẻ. + Cách phòng bệnh tay – chân – miệng. + Các chỉ số cần phối hợp với phụ huynh. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ ba, ngày 17 tháng 09 năm 2013 ĐÓN CHÁU Trò chuyện về một số đồ dùng đồ chơi ở góc xây dựng, cho trẻ chơi với các đồ chơi bé thích. Thể dục sáng. Ăn sáng. Điểm danh. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BẬT LIÊN TỤC QUA 5 CHƯỚNG NGẠI VẬT TCVĐ: CHUYỀN BÓNG * Mục đích yêu cầu: Trẻ thực hiện được vận động: Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật, chơi tốt trò chơi vận động: Chuyền bóng. Phát triển cơ chân, đồng thời luyện kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ qua vận động cơ bản: Đứng chụm 2 chân, tay chống hông khi có hiệu lệnh bật thì gối hơi khuỵu dùng sức bật của chân bật liên tục qua 5 chướng ngại vật cao 15 - 20cm. Rơi xuống đất nhẹ nhàng bằng hai mũi bàn chân – từ từ đến cả bàn chân. Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể, tích cực trong các hoạt động * Chuẩn bị: Đĩa nhạc về chủ đề Trường Mầm non Cờ đủ cho trẻ tập BTPTC. 10 hộp giấy cao 15 – 20cm để làm chướng ngại vật. * Tiến trình tổ chức: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1. Hoạt động mở đầu: Cho trẻ chơi trò chơi: trời tối, trời sáng. 2. Hoạt động trọng tâm: * Khởi động: Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn, kết hợp đi thường, đi nhanh, chạy nâng cao đùi,khom người, chạy, đi chậm đứng theo vòng tròn. Kết hợp bài hát : Ngày vui của bé. * Trọng động: @ Bài tập phát triển chung: Tập với vòn
File đính kèm:
- NHANH 2.doc