Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Chủ đề: Những con vật đáng yêu

- Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình: Con chó, con mèo, con gà, con vịt, .

- Cho trẻ chơi tự chọn, chơi góc, xem tranh ảnh về các con vật có sự gợi ý của cô giáo

- Dạy trẻ biết chào hỏi và cất đồ dung đúng nơi quy định

- Thể dục sáng

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Chủ đề: Những con vật đáng yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Tuần 2: Con vật nuôi trong gia đình ( Có 4 chân)
Thời gian thực hiện từ ngày 28/12/2015 – 02/1/2016
Hoạt động
Thứ 2
Th ứ 3
Th ứ 4
Th ứ 5
Th ứ 6
Th ứ 7
Đón trẻ - Thể dục sáng
- Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình: Con chó, con mèo, con gà, con vịt,.
- Cho trẻ chơi tự chọn, chơi góc, xem tranh ảnh về các con vật có sự gợi ý của cô giáo
- Dạy trẻ biết chào hỏi và cất đồ dung đúng nơi quy định
- Thể dục sáng
Hoạt động chơi tập
PTTC:
Chạy nhanh - chậm theo hiệu lệnh
PTNN: 
Truyện: Chó vàng
NBTN:
Con chó – con mèo
Âm nhạc:
Nghe hát: Vì sao con Mèo rửa mặt?
TC: Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
HĐVĐV: 
Xếp nhà bác voi
Tiết ôn luyện:
HĐVĐV: Xếp nhà bác voi
Hoạt động ngoài tr ời
Quan sát cây trong sân trường
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
Quan sát cây hoa giấy
TCVĐ: Cáo và thỏ
Quan sát cây hoa sữa
TCVĐ: Ôtô và chim sẻ
Quan sát vườn hoa trên sân trường
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
Quan sát cây cảnh
TCVĐ: Cáo và thỏ
Chơi với đồ chơi ngoài sân trường
Hoạt động góc
Góc xây dựng: Ghép nhà, xếp ao cá
Góc phân vai: Chơi thao tác vai
Góc nghệ thuật: Tập nặn các con vật, dán hình các con vật
Hoạt động chiều
Chơi các trò chơi dân gian : Nu na nu nống, lộn cầu vồng
Trả trẻ
Chơi góc
Vệ sinh, trả trẻ
Trò chuyện về chủ đề
Nghe kể chuyện Chó vàng
Vệ sinh, trả trẻ
Hát một số bài hát theo chủ đề
Vệ sinh trả trẻ
Sinh hoạt cuối tuần
Phát bé ngoan
Vệ sinh, trả trẻ
Chơi góc
Trả trẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tên góc chơi
Thiết bị đồ dùng đồ chơi
Mục đích
Cách chơi
Góc xây dựng
Bộ lắp ghép bằng nhựa, bộ xếp hình, xếp ao cá
Kiến thức: 
Trẻ biết nhận vai chơi, chơi đúng vai
Trẻ tập cầm bút màu bằng tay phải, ngồi đúng tư thế để tô màu
Biết cách chăm sóc búp bê
Kỹ năng:
Hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Rèn kỹ năng cầm bút, cầm thìa bằng tay phải
Thái độ:
Trẻ chơi đúng vai chơi và góc chơi của mình
Trẻ đoàn kết khi chơi, không tranh giành đồ chơi
Trẻ giữ gìn bảo vệ đồ chơi
Chuẩn bị
Đồ xếp hình, dây xâu vòng, hột hạt
Búp bê, bộ đồ nấu ăn
Sáp màu, giấy màu
Hoạt động 1: Thỏa thuận chơi
Cô hướng trẻ vào vai chơi
Trẻ nhận vai chơi do cô hướng dẫn
Hoạt động 2: Tiến hành chơi
Xếp hình các ngôi nhà cho búp bê xếp lớp học và trồng cây xanh xung quanh ngôi nhà
Xếp ao cá gần cây xanh
Cô hướng dẫn trẻ chơi nấu ăn, dạy cách chăm sóc em bé khi mẹ vắng nhà, cách cho bé ăn, ngủ
Cô hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ. Tập cho trẻ cách chấm mầu và di màu lên tranh, giấy
Hoạt động 3: Kết thúc
Cô kết thúc từng góc chơi
Nhận xét và tuyên dương khuyến khích trẻ
Góc phân vai
Chơi nấu ăn, mẹ con
Góc nghệ thuật
Nặn những con vật đáng yêu, xem tranh ảnh về chủ đề
Thể dục sáng:
Gà con
I. Mục đích yêu cầu
Giúp trẻ tập thở sâu, phát triển cơ bắp, rèn luyện khă năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô
Trẻ tự tin trong khi luyện tập
II. Chuẩn bị
Sân tập an toàn
Chỗ tập rộng rãi thoáng mát
III. Tiến hành
a. Khởi động
Cho trẻ đi vòng tròn 1-2 vòng đi các kiểu chân: Đi nhanh, chậm, kiễng chân, đi bằng gót chân rồi xếp trẻ thành 2 hàng để tập bài thể dục
b. Trọng động
- Động tác 1: Gà vỗ cánh
TTCB: Trẻ đứng tự nhiên,hai tay thả xuôi
Tập: 
Cô nói “gà vỗ cánh” trẻ đưa hai tay sang ngang vẫy vẫy
Hai tay hạ xuống vỗ hai tay vào đùi
- Động tác 2. Gà mổ thóc
TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay giơ cao
Tập:
“Gà mổ thóc” trẻ cúi xuống tay gõ vào đầu gối “cốccốc”
Trở về TTCB
- Động tác 3. Gà bới đất
TTCB: Trẻ đứng hai tay để ngang hông
Tập: 
“ Gà bới đất” trẻ vừa nói vừa dậm chân tại chỗ
c. Hồi tĩnh
Cô cho trẻ giang 2 tay vẫy cánh giả làm những chú chim non nhẹ nhàng bay về tổ. Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng vừa đi vừa hát bài Con chim non
Thứ 2, Ngày 28/12/2015
A. Hoạt động chơi tập
PTTC: Chạy nhanh - chậm theo hiệu lệnh
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tập các động tác theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ biết chạy nhanh - chậm theo hiệu lệnh của cô
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng chạy nhanh - chậm, rèn khả năng chú ý của trẻ
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có một cơ thể mau lớn và khỏe mạnh
II. Chuẩn bị	
- Địa điểm cho trẻ tập
- Sân tập an toàn, sạch sẽ
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ 1. Khởi động
Cho trẻ đi vòng quanh lớp 1-2 vòng đi các kiểu chân kết hợp chạy chậm rồi đứng thành 2 hàng ngang
2. HĐ2. Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Cô cho trẻ tâp bài : Gà con
- Cho trẻ tập 2-3 lần
Động tác 1: Gà vỗ cánh
TTCB: Trẻ đứng tự nhiên,hai tay thả xuôi
Tập: 
Cô nói “gà vỗ cánh” trẻ đưa hai tay sang ngang vẫy vẫy
Hai tay hạ xuống vỗ hai tay vào đùi
Động tác 2. Gà mổ thóc
TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay giơ cao
Tập:
“Gà mổ thóc” trẻ cúi xuống tay gõ vào đầu gối “cốccốc”
Trở về TTCB
Động tác 3. Gà bới đất
TTCB: Trẻ đứng hai tay để ngang hông
Tập: 
“ Gà bới đất” trẻ vừa nói vừa dậm chân tại chỗ
* Vận động cơ bản: Chạy nhanh - chậm theo hiệu lệnh
Hôm nay cô và các bạn sẽ cùng vận động cơ bản: Chạy nhanh – chậm theo hiệu lệnh
C/m cùng quan sát cô làm mẫu nhé
Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích
Cô làm mẫu lần 2: Phân tích
Đầu tiên cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh cô bắt đầu chạy, cô chạy về phía trước theo hiệu lệnh, khi có hiệu lệnh chạy nhanh thì cô chạy nhanh về phía trước, có hiệu lệnh chạy chậm thì cô chạy chậm lại và liên tiếp cô chạy nhanh - chậm theo h/lệnh
Gọi 2 trẻ thực hiện làm mẫu
Lần lượt các trẻ lên thực hiện
Cô cho trẻ thực hiện 2-3 lần
- Tổ chức thi đua giữa 2 đội, đội nào thực hiện được theo hiệu lệnh đúng với cô thì sẽ là đội giành chiến thắng và đội nào thua sẽ bị nhảy lò cò
- Cô mời 1 trẻ lên nhắc lại tên vận động và thực hiện lại cho cả lớp xem
c. Trò chơi vận động: Ôtô và chim sẻ ( Trẻ đã biết cách chơi)
Cô nêu cách chơi và luật chơi
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
HĐ3: Hồi tĩnh
Đi một vòng hít thở nhẹ nhàng nhẹ nhàng
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ nghe
Trẻ quan sát
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ thi đua
Cá nhân trẻ nhắc lại
Trẻ chơi
Trẻ vận động 
B. Hoạt động ngoài trời
Quan sát cây trong sân trường
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên một số loại hoa có trong vườn trường.
- Biết trả lời đúng câu hỏi của cô, làm theo mệnh lệnh của cô. 
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Sân rộng, bằng phẳng.
- Vườn trường, có trồng một số loại hoa mô hình vườn hoa, cây cảnh.
- Các đồ chơi ngoài trời, phù hợp với lứa tuổi.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú
Cô dắt trẻ ra sân trường , vừa đi vừa hát bài Đàn gà con lông vàng.
Hoạt động 2: Quan sát
- Chúng mình đang đứng ở đâu? Trước mặt chúng mình có gì?
- Đây là cây gì? 
- Đây là gì? 
- Quả có màu gì?
- Lá cây màu gì?
- Các loại cây trong trường có đẹp không? Ai là người chăm sóc cho hoa và cây trong trường?
- Muốn các loại cây ra nhiều hoa nhiều quả chúng mình phải làm gì?
Hoạt động 3: Trò chơi: Mèo đuổi chuột
Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, Cô bao quát và động viên trẻ chơi
Hoạt động 4: Chơi tự do
Cho trẻ vẽ phấn tự do trên sân trường.
Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời cô bao quát và quản trẻ
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
cá nhân trả lời
Tẻ chơi
Trẻ chơi
C. Hoạt động góc
Góc xây dựng: Ghép nhà, xếp ao cá
Góc phân vai: Chơi thao tác vai
Góc nghệ thuật: Tập nặn các con vật, dán hình các con vật, xem tranh ảnh chủ đề
D. Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ nhàng
- Ăn bữa xế, bữa phụ
- Chơi các trò chơi dân gian : Nu na nu nống, lộn cầu vồng
+ Cô cho trẻ về thành nhóm
+ Hướng đẫ trẻ chơi
+ Cô chơi cùng trẻ
+ Khuyến khích động viên trẻ chơi cùng bạn
- Vệ sinh - trả trẻ
E. Đánh giá cuối ngày
.
Thứ 3, Ngày 29/12/2015
A. Hoạt động chơi tập
PTNN: Truyện Chó vàng
I. Mục Đích - Yêu Cầu.
1. Kiến Thức.
 - Trẻ biết được tên câu chuyện.
 - Biết tên các nhân vật trong chuyện.
2. Kĩ năng.
 - Phát triển ngôn ngữ của trẻ.
 - Phát triển tai nghe và khả năng giao tiếp của trẻ.
3. Thái độ. 
 - Trẻ hứng thú tham gia nhiệt tình vào tiết học.
 II. Chuẩn bị.
- Tranh truyện: chó vàng
- Băng đĩa kể chuyện cho trẻ
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức,gây hứng thú 
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề 
Hoạt động 2 : Cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe
-Cô kể lần 1: Cô kể 2 lần cho trẻ nghe để trẻ cảm nhận nội dung, tính cách của các n/v trong chuyện, cô kể chậm, kể rõ lời diễn cảm cho trẻ nghe, 
- Cô kể lần 2: Cô kết hợp tranh, ảnh minh họa
Hoạt động 3 : Đàm thoại 
- C/m vừa được nghe cô kể câu chuyện gì?
+ Cô vừa kể cho c/m nghe câu chuyện: Chó vàng. 
+ Chúng mình cùng nói theo cô nào
- Cho trẻ tập nói tên chuyện theo cô 2-3 lần
- Trong chuyện có kể đến con gì nhỉ ? Trong chuyện còn nói đến bạn nào nữa nhỉ các con
- Vậy khi không thấy chú Chó Vàng đâu thì bạn Bi tỏ ra như thế nào
- À bạn Bi rất sợ hãi, lo lắng khi không thấy con chó Vàng của mình
- Vậy bạn đã làm gì
- Bạn đã chạy đi tìm chú chó Vàng của mình
- Nhưng kết quả là Chú Chó Vàng đã nằm ở đâu nhỉ ( cô chỉ vào tranh cho trẻ xem )
Đúng rồi con chó Vàng đang nằm ngủ ngon lành dưới gầm giường của Bạn Bi
* Giáo dục: Qua câu chuyện này c//m phải biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật
Hoạt động 4: Trò chơi
C/m đã rất là ngoan và nghe lời cô rồi bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau chơi trò chơi nhé! Cô sẽ cho c/m chơi trò chơi Chi chi chành chành
Kết thúc cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ trả lời
Trẻ nói 
Trẻ nói
Cá nhân trả lời
Cá nhân trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ chơi
Trẻ về chỗ ngồi
B. Hoạt động ngoài trời
Quan sát: Cây hoa giấy
1. Mục đích yêu cầu
- Giúp trẻ nhận biết tên, đặc điểm của cây hoa giấy
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc cây. 
2. Chuẩn bị
- Cây hoa giấy có trong sân trường
- Chuẩn bị trò chơi vận động cho trẻ
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú
Chơi trò chơi: Bóng tròn to
- Cô và trẻ vừa hát , vừa chơi” Bóng tròn to”
- Trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn và chơi.
Hoạt động 2: Quan sát
- Quan sát cây hoa giấy
- Đây là cây gì? Hoa giấy có màu gì ?
- Lá cây có màu gì?
- Muốn cây hoa giấy luôn xanh tốt và ra nhiều hoa thì chúng mình phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ
Hoạt động 3: Trò chơi: Cáo và thỏ
- Cô nêu cách chơi và cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
Hoạt động 4: Chơi tự do
- Cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt, chơi với lá và phấn
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi an toàn
Trẻ chơi
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ chơi
Trẻ chơi tự do
C. Hoạt động góc
Góc xây dựng: Ghép nhà, xếp ao cá
Góc phân vai: Chơi thao tác vai
Góc nghệ thuật: Tập nặn các con vật, dán hình các con vật, xem tranh ảnh chủ đề
D. Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ nhàng
- Ăn bữa xế, bữa phụ: 	
- Chơi góc : 
+ Cô cho trẻ chơi làm 3 góc : Góc tạo hình, góc xâu vòng, góc bế em 
+ Cô hướng trẻ vào góc chơi
+ Hướng dẫn trẻ chơi 
+ Khuyến khích động viên trẻ chơi
+ Nhận xét từng góc
- Vệ sinh, trả trẻ
E. Đánh giá cuối ngày
.
Thứ 4, Ngày 30/12/2015
A. Hoạt động chơi tập
NBTN: Con chó – con mèo
I.Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của con chó – con mèo
- Kĩ năng: Rèn cho trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật
II. Chuẩn bị	
- Tranh con chó – con mèo
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài Vì sao con mèo rửa mặt?
- Trò chuyện về nội dung bài hát
2. Hoạt động 2: NBTN: Con chó- con mèo:
a. Con mèo:
- Cô đưa tranh con mèo ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+ Cô cầm bức tranh con gì đây?
+ C/m biết gì về con mèo? Tiếng con mèo kêu ntn nhỉ?
+ Con mèo được nuôi ở đâu nhỉ? để làm gì?
- Con mèo được nuôi ở trong gia đình và nó có nhiệm vụ là bắt chuột đấy
+ C/m nhìn xem con mèo có những gì? Cô chỉ vào từng bộ phận của con mèo và cho trẻ tập nói theo cô
- Bây giờ c/m hãy làm những chú mèo con đi ngủ nào
b. Con chó:
- Cô đưa ra bức tranh con chó ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ
+ Đây là con gì? Vậy trong lớp mình có nhà bạn nào nuôi chó không
+ Vậy bạn nào giỏi cho cô biết con chó thường sống ở đâu các con, bạn nào biết nào
Con chó sống ở trong nhà và là vật nuôi trong gia đình đấy, nó có nhiệm vụ là trông nhà, giữ nhà đấy
+ Vậy c/m nhìn xem con chó có những gì? Cô chỉ vào từng bộ phận và cho trẻ tập nói theo cô
- Cô đưa cả 2 bức tranh con chó – con mèo lên, cô chỉ vào từng tranh và cho trẻ nói tên con vật đó
- Cô cho trẻ nói theo tập thể, cá nhân và lưu ý những trẻ chậm nói, ít nói tập nói nhiều hơn
- Cô chỉ vào từng bộ phận của con vật rồi cho cá nhân trẻ lên nói tên từng bộ phận đó
* Giaó dục: C/m học rất là giỏi rồi, c/m phải biết yêu quý, chăm sóc và bảovệ các con vật nuôi. C/m nhớ chưa nào
3. Hoạt động 3: Củng cố
Cô tổ chức cho trẻ chơi: Ai nhanh nhất 
- Tìm con vật theo tên gọi
- Tìm con vật theo tiếng kêu
- Tìm con vật theo chức năng ( Trông nhà, bắt chuột)
* Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài: Là con mèo
Trẻ hát
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Cá nhân trả lời
Trẻ nghe
Trẻ nói
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát
Cá nhân trả lời
Cá nhân trả lời
Trẻ nghe
Trẻ nói
Trẻ nói
Trẻ nói theo cô
Cá nhân nói
Trẻ chơi
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ hát
B. Hoạt động ngoài trời
Quan sát cây sữa
I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức :- Trẻ nhận xét , nêu đặc điểm của cây sữa. Biết lợi ích , tác dụng của cây
* Kỹ năng : - Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát và nêu nhận xét, đánh giá 
* Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ cây xanh
II. Chuẩn bị:
Địa điểm quan sát ngoài sân trường
III. Tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
Cô dắt trẻ ra sân trường vừa đi vừa hát bài : Đi chơi
* Hoạt động 2: Quan sát
- C/m đang đứng ở đâu ?
- Đây là cây gì?
- Đây là gì của cây sữa? ( Cô chỉ vào từng bộ phận của cây hỏi trẻ)
- Các con làm gì để cây luôn xanh tốt ?...
* Giáo dục trẻ yêu quý , chăm sóc, bảo vệ cây..
Hoạt động 3: Trò chơi : Ôtô và chim sẻ
Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, Cô bao quát và động viên trẻ chơi
Hoạt động 4: Chơi tự do
 Cho trẻ vẽ phấn tự do trên sân trường.
- Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời cô bao quát và quản trẻ
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ chơi
Trẻ chơi tự do
C. Hoạt động góc
Góc xây dựng: Ghép nhà, xếp ao cá
Góc phân vai: Chơi thao tác vai
Góc nghệ thuật: Tập nặn các con vật, dán hình các con vật
D. Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ nhàng
- Ăn bữa xế, bữa phụ
- Trò chuyện về chủ đề
- Nghe kể chuyện Chó Vàng:
+ Cô kể 2 lần cho trẻ nghe kết hợp tranh ảnh
+ Cô đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện
+ Cho trẻ tập nói theo cô
+ Cho trẻ chơi góc tự chọn
- Vệ sinh, trả trẻ
E. Đánh giá cuối ngày
`.
.
Thứ 5, Ngày 31/12/2015
A. Hoạt động chơi tập
Âm nhạc:
Nghe hát: Vì sao con Mèo rửa mặt?
Trò chơi: Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ ôn lại các bài hát đã được học ở bài trước
- Biết nhún nhảy, biểu diễn theo nhạc
2. Kỹ năng:
- Phát triển năng khiếu âm nhạc, rèn tính tự tin
3. Thái độ:
- Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật
II. Chuẩn bị 
- Xắc xô, Nhạc 
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1 : Gây hứng thú, trò chuyện
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề 
* Hoạt động 2 : Ôn hát Đàn gà con
- Cô tổ chức cho trẻ ôn lại bài hát: Đàn gà con
- Cô mời tập thể lên hát và biểu diễn theo bài hát theo nhạc
- Cho các nhóm, tổ, cá nhận lên vừa hát vừa biểu diễn kết hợp vận động
* Hoạt động 3 : Nghe hát: Vì sao con Mèo rửa mặt?
C/m hát rất là hay rồi bây giờ cô sẽ cho c/m nghe hát bài: Vì sao con mèo rửa mặt
+ Cô hát lần 1 không nhạc cho trẻ cảm nhận nội dung bài hát
+ Cô hát lần 2 kết hợp nhạc rồi trò chuyện với trẻ về bài hát:
+ Trong bài hát có nói đến con gì
+ Con mèo đi ra đâu nhỉ? Con mèo rửa mặt để làm gì?
Đúng rồi con mèo rửa mặt để không bị đau mắt đấy
C/m cũng phải nhớ rửa mặt sạch sẽ để không bị bẩn, không bị đau mắt nhé!
Bây giờ cô cháu mình cùng nghe bài hát Vì sao con mèo rửa mặt một lần nữa nhé
Để bài hát được hay hơn nữa thì chúng mình hãy cùng cô thể hiện bài hát thật hay nhé! Chúng mình đồng ý không
Cô và trẻ cùng nhau thể hiện bài hát, vừa hát vừa thể hiện động tác minh họa, biểu diễn và nhún nhảy theo nhạc
- Cô cho trẻ nghe hát lại 1-2 lần nữa
* Hoạt động 4: Trò chơi: Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
- Cô giả làm tiếng kêu các con vật rồi cho trẻ đoán tên
- Cô và trẻ cùng chơi 1-2 lần
- Kết thúc cô nhận xét và khen trẻ.
Trẻ nghe
Trẻ hát
Trẻ hát
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ thể hiện
Trẻ thể hiện
Trẻ nghe 
Trẻ chơi
B. Hoạt động ngoài trời
Quan sát vườn hoa trên sân trường
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên một số loại hoa có trong vườn trường.
- Biết trả lời đúng câu hỏi của cô, làm theo mệnh lệnh của cô. 
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Sân rộng, bằng phẳng.
- Vườn trường, có trồng một số loại hoa mô hình vườn hoa, cây cảnh.
- Các đồ chơi ngoài trời, phù hợp với lứa tuổi.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô dắt trẻ ra sân trường vừa đi vừa hát bài Cùng đi chơi
Hoạt động 2: Quan sát
- Chúng mình đang đứng ở đâu?
- Trước mặt chúng mình có gì?
- Đây là hoa gì? 
- Hoa có màu gì?
- Đây là gì? Lá hoa có màu gì?
- Cây và hoa trong trường có đẹp không? Ai là người chăm sóc cho hoa và cây trong trường?
Hoạt động 3: Trò chơi : Mèo đuổi chuột
Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, Cô bao quát và động viên trẻ chơi
Hoạt động 4: Chơi tự do
 Cho trẻ vẽ phấn tự do trên sân trường.
- Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời cô bao quát và quản trẻ
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ chơi
Trẻ chơi tự do
C. Hoạt động góc
Góc xây dựng: Ghép nhà, xếp ao cá
Góc phân vai: Chơi thao tác vai
Góc nghệ thuật: Tập nặn các con vật, tô màu, dán hình các con vật
D. Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ nhàng
- Ăn bữa xế, bữa phụ
- Hát một số bài hát theo chủ đề:
+ Cô cho trẻ lên hát và biểu diễn theo nhạc,
+ Cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc
Vệ sinh trả trẻ
E. Đánh giá cuối ngày
.
Thứ 6, Ngày 01/1/2016
Nghỉ tết dương lịch
Thứ 7, Ngày 02/1/2016
A. Hoạt động chơi tậpTiết ôn luyện
Tổ chức cho tiết ôn luyện H ĐVĐV: Xếp nhà bác voi
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cho trẻ vẽ phấn,xếp sỏi
- Chơi theo ý thích
1. Mục đích- yêu cầu
Trẻ biết 1 số đặc điểm của đồ chơi ngoài trời và biết cách chơi.từ đó trr thích đi học hơn
2. Chuẩn bị
- Đồ chơi ngoài sân trường
3.Tổ chức hoạt động
- Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm
+ Chơi theo ý thích: Vẽ phấn, xếp sỏi
C. Hoạt động góc
Góc xây dựng: Ghép nhà, xếp ao cá
Góc phân vai: Chơi thao tác vai
Góc nghệ thuật: Tập nặn các con vật, dán hình các con vật
D. Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ nhàng
- Ăn bữa xế, bữa phụ
- Chơi góc
+ Chuẩn bị đồ chơi ở các góc
+ Cô hướng trẻ vào góc chơi
+ Cho trẻ chơi ở góc mình đã chọn
+ Cô hướng dẫn trẻ chơi hoặc có thể chơi cùng trẻ
+ Nhận xét góc chơi
- Trả trẻ
E. Đánh giá cuối ngày
.

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc
Giáo Án Liên Quan