Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 18 - Chủ đề: Nghề bán hàng - Năm học 2018-2019

Quan sát trò chuyện một số nghề

Trò chơi học tập: Đoán nghề. TCVĐ: Dệt vải

Chơi với các thiết bị ngoài trời, chơi với vật liệu thiên nhiên.

Góc phân vai:Cửa hàng tạp hóa

Góc xây dựng : Xây nhà 2 tầng

Góc tạo hình : Nặn đồ bánh kẹo, vẽ tranh bánh, kẹo, sữa và tô màu.

Góc cát nước : Các vật đựng nước và không đựng được nước

* Góc toán: Xếp chữ số tương ứng với số lượng.

* Góc chữ cái: Tìm và đọc những chữ cái đã học.

Thứ sáu: Tổng kết chủ đề

 

docx19 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 18 - Chủ đề: Nghề bán hàng - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 18
(TỪ NGÀY 31/12/2018 ĐẾN 4/2/2019)
Hoạt động
Thứ 2
31/12/2018
Thứ 3
1/1/2019
Thứ 4
2/1/2019
Thứ 5
3/1/2019
Thứ 6
4/1/2019
Chủ đề
Nghề Bán Hàng
Đón trẻ
- Nghe bài hát: Thiếu nhi
- Chủ động giao tiếp với bạn bè và người lớn gần gũi
TDBS
Tập theo nhạc bài: “ Lớn lên cháu lái máy cày”
(Động tác Thở 1, tay 4, chân 1, bụng 2, bật 1)
Trò chuyện sáng
Thứ hai “ Mở chủ đề”tròchuyệnvềchủđề
Giờ học
THỂ DỤC
- Ném xa bằng 1 tay, bậtxa 45cm
Nghỉ lễ tết dương lịch
 TẠO HÌNH:
 Nặn cái bát
TOÁN:
Số 9 (T2)
LQVH
Thơ cái bát xinh xinh
Ngoài trời
Quan sát trò chuyện một số nghề
Trò chơi học tập: Đoán nghề. TCVĐ: Dệt vải
Chơi với các thiết bị ngoài trời, chơi với vật liệu thiên nhiên.
Chơi góc
Góc phân vai:Cửa hàng tạp hóa
Góc xây dựng : Xây nhà 2 tầng
Góc tạo hình : Nặn đồ bánh kẹo, vẽ tranh bánh, kẹo, sữa và tô màu.
Góc cát nước : Các vật đựng nước và không đựng được nước
* Góc toán: Xếp chữ số tương ứng với số lượng.
* Góc chữ cái: Tìm và đọc những chữ cái đã học.
Thứ sáu: Tổng kết chủ đề
Vệ sinh
'- Tự thay quần áo khi bị ướt và để đúng nơi quy định.
Sinh hoạt chiều
THTVBLQCC Cho trẻ đọc bài đồng dao tìm gạch chân chữ c, tô màu chữ c, in rổng, tô chữ c
Cho trẻ hoạt động góc
Không đi theo người lạ, không nhận quà của người lạ khi người lớn chưa cho phép
Tổng Kết Chủ Đề
Trả trẻ
'- Không đi theo người lạ, không nhận quà của người lạ khi người lớn chưa cho phép 
-Nghe bài hát: Thiếu nhi
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 1 – TAY 4 – CHÂN 1– BỤNG 2 - BẬT 1
I.Mục đích-yêu cầu: 
- Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân
- Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển.
II.Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng, sạch sẽ.
- Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Khởi động.
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “cô và mẹ”theo các kiểu đi.
Cô đi ngược chiều quan sát trẻ .
2.Trọng động.
+Tập BT phát triển chung:
Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc.
*Động tác hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o...”
Tư thế chuẩn bị(TTCB): Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.
Thực hiện: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy”ò ò o”. Cô động viên trẻ làm tiếng gà gáy càng to, ngân dài càng tốt. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên.
*Động tác tay – vai 4: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang (cuộn tháo len).
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, 2 tay gập trước ngực.
Thực hiện: 2 cẳng tay quay tròn trước ngực 4 nhịp rồi đưa tay ra ngang. Tiếp tục thực hiện 4 nhịp nữa, xong hạ tay xuống về TTCB.
*Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục.
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với cờ, nơ).
Nhịp 1: Đưa 2 tay ra ngang (lòng bàn tay ngửa).
Nhịp 2: ngồi xổm (thẳng lưng) tay đưa ra phía trước (lòng bàn tay sấp).
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Tiếp tục thực hiện như trên.
*Động tác bụng – lườn 2: Đứng quay người sang 2 bên.
TTCB: Như động tác 1.
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước, tay chống hông (hoặc để tay sau gáy).
Nhịp 2: Quay người sang trái 900 (chân không xê dịch).
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, đổi chân và quay người sang bên phải.
*Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy)
TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông.
Thực hiện: Bật 2 chân về phía trước 3 – 4 lần. Quay sau, bật về chổ cũ và thực hiện tiếp 2 – 3 lần. Nếu tập với gậy (vòng) thì đặt gậy (vòng) xuống đất phía trước rồi bật qua gậy (vào vòng).
- Trò chơi : Uống nước chanh.
3. Hồi tĩnh
 - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục.
Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2018
MÔN HỌC: THỂ DỤC CHÍNH KHÓA
ĐỀ TÀI: NÉM XA BẰNG MỘT TAY, BẬT XA 45CM. 
(Soạn cho ngày thứ 7, 5/1/2019)
I. Mục đích và yêu cầu.
- Dạy trẻ kỹ năng bật xa 45 cm, ném xa bằng một tay. Khi bật trẻ biết dùng sức mạnh của thân người để bật xa, khi ném trẻ biết dùng lực để ném vật đi xa.
- Rèn luyện và phát triển toàn cơ của trẻ
- Rèn luyện tính tổ chức trật tự trong giờ học
II. Chuẩn bị.
- Túi cát 
- Sân tập bằng phẳng
- Đội hình, trống lắc, nơ đeo tay.
III. Tổ chức hoạt động:
1.Khởi động 
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi kiễng chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi khom lưng, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm. Về đội hình 3 hàng dọc. 
- Cho trẻ xác định các phía
- Chuyển đội hình hàng ngang
2.Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung
Động tác hô hấp 2: “Thổi bóng bay”
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
Thực hiện: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần). 
ñ Động tác tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân (có thể tập với cờ, nơ)
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay để dọc thân.
Thực hiện: Tay thay nhau đưa thẳng ra phía trước, xuống dưới, ra sau, lên cao ra trước (quay thẳng tay như bơi trải). Thực hiện theo nhịp vỗ tay nhanh dần khoảng 4 nhịp, xong quay ngược lại.
ñ Động tác chân 2: Ngồi khuỵu gối (tay đưa cao, ra trước).
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
Nhịp 1: Tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau), kiễng chân.
Nhịp 2: Ngồi khuỵu gối (lưng thẳng, không kiễng chân) tay đưa ra phía trước, bàn tay sấp.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Tiếp tục như trên.
ñ Động tác lườn 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm mũi bàn chân
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi (có thể tập với cờ, nơ, gậy, vòng).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước nhỏ, tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
Nhịp 2: Cúi gập người về phía trước (chân thẳng), tay chạm mũi bàn chân.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, đổi bước chân phải sang bên.
Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy)
TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông.
Thực hiện: Bật 2 chân về phía trước 3 – 4 lần. Quay sau, bật về chổ cũ và thực hiện tiếp 2 – 3 lần. Nếu tập với gậy (vòng) thì đặt gậy (vòng) xuống đất phía trước rồi bật qua gậy (vào vòng).
b. Vận động cơ bản
€ € € € € € € € € € € € € €
 € € € € € € € € € € € € € € 
- Cô cho trẻ về đội hình hai hàng ngang đứng quay mặt vào nhau.
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động mới " ném xa bằng một tay, bật xa 45 cm "
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động
- Giờ các con chú ý nhìn cô thực hiện trước nha
 + Lần 1: không giải thích.
 + Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
Bật xa 45cm
TTCB: cô đứng trước vạch chuẩn, đứng chụm chân, hai tay chống hông. 
Khi nghe hiệu lệnh cô bật mạnh về phía trước 45cm, nhẹ nhàng tiếp đất bằng mũi bàn chân rồi đến gót chân.
Ném xa bằng một tay
TTCB: Sau đó cô về vạch chuẩn cầm túi cát về tư thế chuẩn bị. Cô đứng trước vạch, chân trái đưa lên trước, chân phải làm trụ. Đưa phải tay ra trước thân người thẳng, khi có hiệu lệnh tay phải cô vòng ra sau, vòng qua đầu, đồng thời lực dồn về chân trái, ném mạnh túi cát về phía trước. Sau đó chạy nhanh tới cờ phía trước lấy túi cát rồi đi về cuối hàng.
- Mời một trẻ khá lên thực hiện lại cho các bạn
- Cho lần lượt hai trẻ ở hai nhóm lên thực hiện đến hết trẻ.
- Sau khi trẻ thực hiện hết cô cho nhóm từ 4-5 trẻ lên thực hiện lại một lần nữa
- Cô nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ
- Cho trẻ chơi trò chơi pha nước tranh
3. Hồi tĩnh
- Cho trẻ làm chim bay.
MỞ CHỦ ĐỀ
I. Yêu cầu: 
- Trẻ biết được nghề bán hàng
- Trẻ biết một số việc nghề bán hàng thường làm
- Trẻ ngoan, chú ý, hứng thú với gợi ý của cô.
II.Chuẩn bị :
- Một số câu hỏi để gợi ý trẻ
III.Tổ chức hoạt động:
- Bạn nào giỏi cho cô biết khi gia đình thiếu đồ dùng thì chúng ta phải làm gì?
- vậy chúng ta phải mua ở đâu?
- Ai bán cho chúng ta?
- Người bán hàng cho chúng ta được gọi là gì?
- Để hiểu rõ hơn thì hôm sau cô sẽ cho các con tìm hiểu về nghề bán hàng nhé.
Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2019
NGHỈ LỄ TẾT DƯƠNG LỊCH
Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2019
GIỜ HỌC TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI : NẶN CÁI BÁT
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết nặn được cái chén
- Biết dùng các kĩ năng xoay tròn, ấn lõm, dàn mỏng... để nặn thành cái chén với đầy đủ các bộ phận: Miệng chén, thân chén, đế chén.
- Giáo dục cháu yêu quý, giữ gìn sản phẩm lao động, đồ dùng trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
- 2 - 3 mẫu nặn của cô.
- Đất nặn, bảng, khăn lau tay cho trẻ.
- Bàn ghế, khăn trải bàn.
* Tích hợp: âm nhạc, tìm hiểu.
III/ Tổ chức hoạt động:
1: Ổn định, gây hứng thú 
- Cô đố!..
	 “Miệng tròn lòng trắng phau phau
Đựng rau đựng thịt bé ăn hằng ngày”.
- Đó là cái gì?
- Các con nhìn lên màn hình xem cô có các ô số, chúng ta cùng khám phá xem đó là hình ảnh gì nhé! (Cô mời lần lược 4 trẻ lên mở ô số bí mật)
- Cái chén còn gọi là cái gì?
- Các con có biết cái chén là sản phẩm của nghề gì không ?
- Ngoài cái chén ra, thì nghề gốm còn tạo ra sản phẩm gì nữa? 
- Các con biết không nghề thợ gốm rất vất vả, để làm ra các sản phẩm phục vụ cho xã hội các nghệ nhân phải dùng đất sét nhào nặn, tạo hình rồi vẽ nên các hình ảnh, qua đôi bàn tay khéo léo các sản phẩm xinh xinh đã lần lược được ra đời và được mang đi khắp nơi trong cả nước. 
2. Bài mới:
- Các con có biết sản phẩm nghề gốm nổi tiếng nhất đất nước mình có tên là gì không?
- Cô cho cháu xem một số hình ảnh làng nghề gốm Bát Tràng.
- Nhìn xem cô nặn được gì nào ?
- Cái chén có màu gì?
- Cái chén có những bộ phận nào?
- À, cái chén có các đặc điểm như miệng chén, lòng chén, và đế chén.
- Con thấy miệng chén như thế nào?
- Còn đây là gì của cái chén ?
- Con thấy lòng chén như thế nào?
- Còn đế chén thì ra sao?
- Ngoài cái chén cô vừa giới thiệu cho các con biết cô còn nặn thêm 2 mẫu khác nữa đó. Các con xem nhé!
- Vậy các con có thích nặn cái chén để mang về tặng cho mẹ mình không nào ?
- Vậy hôm nay cô sẽ tổ chức nặn cái chén, để xem hôm nay lớp mình ai là nghệ nhân khéo léo nhất nhé! Trước khi nặn các con nghe cô hỏi nè!
- Cô hỏi, cô hỏi!
- Muốn nặn được cái chén trước tiên con phải làm sao ? 
- Con chia đất như thế nào?
- Con dùng kĩ năng gì để nặn ?
- Còn đế chén con nặn như thế nào?
- Thế để có cái chén to, nhỏ cô phải làm sao ?. 
- Khi nặn xong các con có thể trang trí hoa lá lên thân chén cho đẹp.
- Để cho đôi tay sạch khi nặn xong con phải làm gì?
* Trẻ nặn
- Trẻ nặn, cô bao quát. Gợi ý, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. 
- Cô khuyến khích cháu nặn bóng, trang trí thêm hoa lá vào thân chén cho đẹp.
- Cô mở băng.
* Trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn
- Quan sát trẻ chọn sản phẩm trẻ thích. Vì sao con thích ? 
- Cô nhận xét sản phẩm thích ? vì sao?
- Cô nhận xét bổ sung sản phẩm.
- Giáo dục: Các con thấy không, qua phần thi tài vừa rồi con thấy để nặn được một cái chén đẹp không dễ chút nào đâu và để làm được một cái chén đẹp cho mọi người sử dụng hàng ngày lại càng khó khăn hơn rất nhiều lần. Vì thế, khi sử dụng sản phẩm của các cô chú công nhân các con phải cẩn thận không làm rơi vỡ, giữ gìn để sản phẩm luôn bền đẹp. Các con nhớ chưa?
3. Kết thúc:
Thứ năm ngày 03 tháng 1 năm 2019
GIỜ HỌC TOÁN
SỐ 9 (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết cách thêm bớt chia nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau. 
 Cháu biết được 2 nhóm có số lượng khác nhau
- Luyện kỹ năng đếm ở các cháu, chia nhóm, phát triển ngôn ngữ ở trẻ
- Qua bài học cô giáo dục các cháu chăm ngoan hơn
II.Chuẩn bị:
- Đồ dung của cô: Các nhóm đồ dùng gia đình có số lượng 1-9. Đồ dùng gia đình có số lượng 9
- Đồ dùng của cháu: Thẻ số từ 7-9. Mỗi cháu có 9 cái ly, 9 cái bat, 9 cái thìa sỏi thể số
- Nội dung tích hợp Trò chơi dân gian “ Tập tầm vông”. GDAN: Bài hát “ Cả nhà thương nhau”
III.Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định Cô cháu hát bài “ cả nhà thương nhau”
Gia đình của cháu có mấy thành viên?
Mối gia đình đều có các thành viên khác nhau nhà thì có ba thành viên nhà thì có bốn thành viên và hôn nay của hàng bách hoá có bán rất nhiều đồ dùng gia đình.Nào cô cùng các cháu đi mua đồ dùng về gia đình mình nhé
 2.Nội dung: 
* Nhận biết nhóm có 9 đối tượng
Nào đi cửa hàng các cháu đã mua được những gì?
Các cháu hãy lấy bát thìa ra và đếm xem
- Chúng ta mua cho mấy thành viên?
- Cô cho các cháu xếp bát, thìa và trả lời
- Cô cũng mua cho 9 thành viên cô gắn lên bảng 9 cái bát, cái thìa,9 cái ly
Nào các cháu cùng đếm nào
Cô gõ trống lắc các cháu đếm thầm cô vỗ mấy tiếng cháu nghe và trả lời
-Nào chúng ta cùng tìm các nhóm đồ vật dùng để trong gia đình có số lượng là 9
* Luyện tập chia nhóm đồ vật có số lượng 9 thành hai phần
Trò chơi: Tập tầm vông
Trong tay cô có gì? Các cháu hãy đếm xem trong tay cô có mấy hạt sỏi nhé!
Nào chúng ta cùng chơi tập tầm vông nào?
Sau mối lần chơi cô cho trẻ đếm và đoán xem mỗi tay có bao nhiêu hạt
Bên tay phải của cô có bao nhiêu hạt?
Bên tay trái của cô có bao nhiêu hạt?
Cô xoè bàn tay ra xem bạn nào đoán đúng nhé cúa như vậy
Cứ như vậy cô tập cho các cháu đếm chia nhóm đồ vật có số lượng 9 thành hai phần
Các con nhìn xem trong rổ của các con có gì nữa nào?
Các cháu hãy chia cho cô 9 cái bát thành hai phần theo yêu cầu của cô nhé
Chia một phần có 1 cái bát phần còn lại là mấy cái bát?
Vậy 1 thêm 8 là mấy?
Cứ như vậy cô cho các chia đồ vật làm hai nhóm, đọc đồ vât mối nhóm và xếp số tương ứng cô cho các cháu đọc
 8 thêm 1 là 9
 7 thêm 2 là 9
 6 thêm 3 là 9
 5 thêm 4 là 9
* Trò chơi về đúng nhà
Các con ơi trời sắp mưa rồi chúng ta hãy về nhà của mình thôi, ở xung quanh lớp đều có địa chỉ là ba nhóm chấm tròn khác nháu
Các cháu hãy cầm thể số của mình 1-8, 2-6, 3-6, cho các cháu vừa đi vừa hát để tìm nhà ở xung quanh, khi có hiệu lệnh cháu chạy nhanh về nhà có số chấm tròn tương ứng
Ví dụ: cháu có thể 1 chấm tròn thì về nhà 8 chấm tròn có số 2 thì về nhà có 7 chấm tròn có 3 về nhà 6 chấm tròn
- Cô tổ chức cho trẻ chơi khi cháu về nhà rồi cô hỏi cháu nhà này có mấy thành viên đang sống ở đấy
* Củng cố:
- Hỏi trẻ tên bài vừa học
- Giao dục trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
3.Kết thúc:
Cô cháu hát bài: lớn lên chúa lái máy cày.
Thứ sáu ngày 04 tháng 1 năm 2019
GIỜ HỌC THƠ
ĐỀ TÀI: CÁI BÁT XINH XINH
 I. Mục đích yêu cầu
+ Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ, đọc thuộc bài thơ.
+ Trẻ đọc thơ mạch lạc, rõ ràng diễn cảm, thể hiện được cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ
+ Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra rõ ràng mạch lạc.
+ Trẻ thích đọc thơ 
+ Giáo dục trẻ biết lòng biết ơn bố, mẹ, cô chú công nhân và biết nâng niu những sản phẩm do cô chú công nhân làm ra.
II. Chuẩn bị
- Máy tính, màn chiếu, hình ảnh nội dung bài thơ. Loa, nhạc bài hát ( Cháu yêu cô chú công nhân )
- Mô hình cửa hàng bách hóa có cái bát bằng sứ vẻ hoa 
III. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định:
- Cho trẻ tham quan mô hình cửa hàng bách hóa. 
- Cô chỉ vào cái bát và hỏi trẻ 
+ Đây là cái gì ?
+ Cái bát này do ai làm ra ?
- Cô nói: Để có được cái bát này, các cô chú công nhân ở nhà máy bát tràng đã làm việc rất chăm chỉ và vất vả .
- Cho trẻ hát bài Cháu yêu cô chú công nhân
và về ngồi đội hình tự do.
2. Bài mới:
- Cô giới thiệu bài thơ “ Cái bát xinh xinh” do nhà thơ Thanh Hòa sáng tác.
* Đọc thơ diễn cảm
- Cô đọc diễn cảm lần 1 
+ Cô vừa đọc bài thơ gì ?
+ Bài thơ của tác giả nào ?
- Cô đọc diễn cảm lần 2 kết hợp trình chiếu hình ảnh lên màn hình .
+ Các con vừa nghe và xem hình ảnh bài thơ gì?
+ Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
* Trích dẫn, đàm thoại .
+ Bố, mẹ của bé làm việc ở đâu ?
+ Và mang về cho em bé cái gì?
- Cô đọc trích dẫn : 
 “Mẹ cha công tác 
 Cái bát xinh xinh ”
+ Cái bát được làm từ chất liệu gì?
+ Nhờ bàn tay cha, tay mẹ đã tạo nên cái bát như thế nào?
- Cô đọc trích dẫn 
 “ Từ bùn đất sét 
 Thành cái bát hoa ”
+ Đất sét là loại đất như thế nào?
- Giải thích: Đất sét là loại đất bùn dẻo, có độ kết dính cao, và nó có những tính chất khác với các lọai đất khác
+ Khi sử dụng cái bát đó thì bé phải như thế nào?
- Cô đọc trích dẫn: 
 “ Nâng niu bé giữ 
 ..........................
 Bé cầm trên tay”
* Dạy trẻ đọc thơ.
- Mời trẻ đọc thơ cùng cô 2 lần 
- Mời nhóm đọc 
- Cá nhân đọc 
Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ 
- Cô cho trẻ đọc to đọc nhỏ (cô đưa tay phải lên - trẻ đọc to , cô đưa tay trái lên – trẻ đọc nhỏ ) 
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Do ai sáng tác?
=> Giáo dục trẻ: Để có được cái bát bố mẹ bé và các cô chú công nhân đã rất vất vả sớm hôm,trải qua rất nhiều công đoạn mới làm ra được cái bát mà hằng ngày chúng mình vẫn thường dùng để đựng cơm ,canh  , khi dùng thì các con phải cẩn thận và nâng niu không làm vỡ bát.và đặc biệt là phải yêu quí biết ơn cô chú công nhân.
3.Kết thúc: Cô cho trẻ đọc thơ “Cái bát xinh xinh” đi thành đội hình vòng tròn.
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: NGHỀ BÁN HÀNG
 (Thực hiện cho cả tuần)
Góc phân vai: Cửa hàng tạp hóa
Góc xây dựng : Xây nhà 2 tầng
Góc tạo hình : Nặn đồ bánh kẹo, vẽ tranh bánh, kẹo, sữa và tô màu.
Góc cát nước : Các vật đựng nước và không đựng được nước
* Góc toán: Xếp chữ số tương ứng với số lượng.
* Góc chữ cái: Tìm và đọc những chữ cái đã học.
I/ Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ biết chơi theo nhóm, về nhóm để chơi cùng nhau
- Xây dựng nhà 2 tầng
- Biết phản ảnh công việc của người lớn, Cửa hàng tạp hóa
- Biết Nặn đồ bánh kẹo, vẽ tranh bánh, kẹo, sữa và tô màu.
- Biết : Hát và dẫn chương trình
- Biết Tìm và đọc những chữ cái đã học.
* Toán: Xếp chữ số tương ứng với số lượng.
- Biết Các vật đựng nước và không đựng được nước
- Giáo dục trẻ chơi với nhau đoàn kết, cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
* Tranh ảnh đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi
- Khối gỗ lắp ghép, hàng rào, đồ dùng của người bán hàng tạp hóa
- chữ cái, chữ số, đồ chơi
- đất nặn, giấy, bút màu, bút chì
- Các dụng cụ để chăm sóc góc thiên nhiên
 III. Tổ chức hoạt động:
1.Ôn định tổ chức: 
 Trẻ đọc bài thơ “bé làm bao nhiêu nghề”
2. Giới thiệu:
 Cô giới thiệu về các góc chơi, cho trẻ quan sát những đồ dùng cô chuần bị như tranh ảnh, cô trẻ bình luận về tranh để biết hôm đó chơi những gì
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra học liệu mới ở góc chơi
 3. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô trẻ trò chuyện về chủ đề “nghề bán hàng”
 - Trẻ chọn góc chơi theo ý muốn của mình
 - Bầu bạn nhanh nhẹn làm nhóm trưởng
 4. Quá trình chơi: 
 * Cô hướng dẫn quan sát gợi ý trẻ chơi đúng chủ đề, biết phối hợp cùng chơi, hướng dẫn trẻ 1 số kỹ năng của vai chơi
 * gợi ý để trẻ liên kết giữa các nhóm chơi 
- Vật liệu xây dựng, xây hàng rào nhà 2 tầng
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi đóng vai, người bán hàng, mua hàng
- Biết cách vẽ, nặn, tô màu
* Trong khi trẻ chơi cô đi quan sát động viên nhắc nhở, nếu nhóm nào trẻ chơi chưa được cô cùng đóng vai chơi với trẻ
 5/ Nhận xét sau khi chơi xong:
 - Cô và trẻ cùng quan sát góc chơi, cô gợi ý để trẻ tự gới thiệu sản phẩm của nhóm mình và so sánh nhận xét nhóm chơi tốt
 - Tuyên dương bạn chơi tốt, sau đó cô nhận xét lại
 - Trẻ cùng nhau trưng bày sản phẩm đẹp của các bạn ở góc chơi
 *Giáo dục trẻ chơi với nhau thật đoàn kết, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định không làm hư hỏng.
 6. Kết thúc: cho các cháu đọc bài đồng dao “đi cầu đi quán” 
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
MẠNG NỘI DUNG
Sản phẩm của nghề bán hàng
Công việc của nghề bán hàng
NGHỀ BÁN HÀNG
Ai làm nghề bán hàng
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Công việc của nghề bán hàng
Quan sát
Trò chuyện
Sản phẩm của nghề bán hàng
Quan sát
Trò chuyện
Ai làm nghề bán hàng
Quan sát
Trò chuyện
Lập bảng
BIỀU DIỄN VĂN GNHỆ
TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
I.Mục đích, yêu cầu :
- Cháu biết giới thiệu các sản phẩm của mình đã thực hiện được trong tuần.
- Cháu tự tin thể hiện bản thân, biết nhận xét sản phẩm
- Cháu ngoan, chú ý
II.Chuẩn bị :
- Các sản phẩm của trẻ đã thực hiện trong tuần
- Nhạc
- Bảng bé ngoan, cờ bé ngoan
III.Tổ chức hoạt động :
- Hỏi trẻ tuần này học chủ đề gì?
- Giới thiệu các sản phẩm mà trong tuần trẻ làm được
- Tuyên bố lý do
- Cho cả lớp hát bài: mời bạn ăn
- Cho trẻ giới thiệu sản phẩm
- Biểu diễn văn nghệ hát, đọc nhữ

File đính kèm:

  • docxTUAN 18 NGHE BAN HANG sgan.docx