Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 4: Lớn lên bé làm nghề gì

- Trẻ thực hiện đúng thuần thục các động tác của bài tập thể dục - Tập các động tác.

 Hô hấp, tay, chân, bụng, bật

 - Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo, trong thực hiện bài tập tổng hợp + Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục.

+ Ném xa bằng 2 tay. Chạy nhanh 18m.

+ Bò zích zắc qua 7 điểm.

 

doc104 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 4: Lớn lên bé làm nghề gì, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 4: LỚN LÊN BÉ LÀM NGHỀ GÌ
Thực hiện 5 tuần từ ngày 13/11 - 15 /12/2017
 Nhánh 1: Nghề dịch vụ (từ ngày 13/11 đến ngày 17/11/2017)
 Nhánh 2: Các nghề phổ biến trong xã hội (từ 20/11 đến ngày 24/11/2017)
 Nhánh 3: Quê bé có nghề nào (từ ngày 27/11 đến ngày 01/12/2017)
 Nhánh 4: Bé thích làm xây dựng (từ ngày 04/12 đến ngày 08/12/2017)
 Nhánh 5: Nghề bộ đội (từ ngày 11/12 đến ngày 15/12/2017)
I. Mục tiêu, nội dung của chủ đề:
TTMT
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
a) Phát triển vận động
MT 1
- Trẻ thực hiện đúng thuần thục các động tác của bài tập thể dục
- Tập các động tác.
 Hô hấp, tay, chân, bụng, bật
- Thể dục sáng.
- Hoạt động học
MT2
 - Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo, trong thực hiện bài tập tổng hợp
+ Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục.
+ Ném xa bằng 2 tay. Chạy nhanh 18m.
+ Bò zích zắc qua 7 điểm.
- Hoạt động học
MT3
- Trẻ thực hiện Bật xa tối thiểu 50cm (C1 - CS1)
+ Bật từ trên cao xuống 35 – 40cm.
- Hoạt động học
MT4
- Trẻ biết trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất(C1 – CS4)
+ Trèo lên xuống thang. Tung và bắt bóng.
- Hoạt động học
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
MT5
- Trẻ biết lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm:
+ Thực phẩm giầu chất đạm: Thịt, cá .
+ Thực phẩm giầu chất vitamin và muối khoáng: rau, quả
- Hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
- Chơi, hoạt động theo ý thích
II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
1. Khám phá khoa học
MT6
- Trẻ thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: Xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận.
+ Xem clip về hoạt động củ một số nghề trong xã hội
- Hoạt động học. Hoạt động mọi lúc, mọi nơi
- Chơi, hoạt động theo ý thích
MT7
- Trẻ biết nói đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.
+ Tìm hiểu phân biệt các nghề dịch vụ.
+ Tìm hiểu về ngày 20/11
+ Tìm hiểu về nghề xây dựng.
+ Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hoạt động học
- Chơi, hoạt động theo ý thích
2. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
MT8
- Trẻ sử dụng một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.
+ Nhận biết mục đích của phép đo.
+ Dạy trẻ thao tác đo độ dài một đối tượng.
- Hoạt động học
- Chơi, hoạt động theo ý thích
- Trẻ có thể đếm trên đối tượng trong phạm VI 10 và đếm theo khả năng.
+ Đếm đến 7. Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 7. Nhận biết số 7.
- Hoạt động học
- Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi, hoạt động góc
MT9
- Trẻ biết So sánh số lượng của 2 đến 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất ít hơn, ít nhất.
+ Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7.
- Hoạt động học
- Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi, hoạt động góc
MT10
- Trẻ có thể tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau.
+ Thêm bớt nhóm đồ vật có số lượng 7 thành 2 phần.
- Hoạt động học
- Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi, hoạt động góc
3. Khám phá xã hội
MT11
- Trẻ biết nói đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.
+ Nói đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.
Ví dụ: “Nghề nông làm ra lúa gạo, nghề xây dựng xây nên những ngôi nhà mới”
+ Xem tranh, ảnh, vật thật (sản phẩm, dụng cụ của nghề) đoán tên nghề và kể những hiểu biết của nghề đó.
+ Lập bảng phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề
- Hoạt động học; mọi lúc mọi nơi.
- Hoạt động ngoài trời
- Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi, hoạt động góc
III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MT12
- Trẻ nhận dạng được các chữ trong bảng chữ cái tiếng việt (C19 – CS91)  
- Làm quen chữ cái: u, ư.
- Làm quen chữ cái: i, t, c.
- Hoạt động học 
- Chơi, hoạt động góc
MT13
- Trẻ biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại
+ Truyện: Sự tích quả dưa hấu.
- Hoạt động ngoài trời
- Chơi, hoạt động theo ý thích
MT14
- Trẻ thực hiện Tô đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình.
- Tập tô u, ư.
- Tập tô i, t, c.
- Hoạt động học
- Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi, hoạt động góc
3. Làm quen với việc đọc và viết.
MT15
- Trẻ nhận ra ký hiệu thông thường: Nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra, vào, cấm lửa, biển báo giao thông
- Nhận biết được các ký hiệu về đồ dựng của trẻ như: khăn mặt, tủ đựng quần áo,
- Biết đượct kí hiệu về thời tiết,
- Nhận biết được ý nghĩa của các ký hiệu quen thuộc trong cuộc sống (Nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra, vào, cấm lửa, bảng hiệu giao thông, quảng cáo, chữ viết, cấm hút thuốc, cột xăng...).
- Nhận biết được các nhãn hàng hóa.
- Chơi, hoạt động góc 
- Mọi lúc, mọi nơi
- Hoạt động học; mọi lúc mọi nơi.
- Hoạt động ngoài trời
- Chơi, hoạt động theo ý thích
IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
MT16
- Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi biết cất đồ chơi vào đúng nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố, me, anh, chị, muốn đi chơi phải xin phép.
 + Thực hiện một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường)
- Mọi lúc, mọi nơi.
- Hoạt động ngoài trời
- Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi, hoạt động góc
V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MT17
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, để tạo thành bức tranh có mầu sắc hài hòa, bố cục cân đối
- Vẽ hoa tặng cô
- Vẽ sản phẩm nghề may
- Hoạt động học.
- Mọi lúc, mọi nơi.
- Hoạt động ngoài trời
- Chơi, hoạt động góc
MT18
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ
+ Hát: Bác đưa thư vui tính.
+ Cháu yêu cô chú công nhân.
+ Lớn lên cháu láy máy cày
- Hoạt động học
- Chơi, hoạt động theo ý thích
MT19
- Trẻ biết thực hiện Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát, bản nhạc, với các hình thức (Vỗ tay theo các loại tiết tấu múa)
+ VĐTTC: Cháu yêu cô chú công nhân
+ Biểu diễn cuối chủ đề.
- Hoạt động học
- Chơi, hoạt động theo ý thích
II. Chuẩn bị chung cho cả chủ đề 
- Một số hình ảnh, và đồ dùng, sản phảm của các nghành nghề trong xã hội, Tranh trang trí hình tròn, hình vuông, tranh cắt dán hình vuông, tranh vẽ quà tặng chú bộ đội Đĩa nhạc những bài hát về nghành nghề
+ Tranh truyện: Sự tích quả dưa hấu
- Dụng cụ gõ đệm. Bóng, ghế thể dục. Giấy vẽ, bút màu. Đồ dùng học toán số lượng 7, thẻ số từ 1 – 7 
- Các đồ dùng, trang phục, sản phẩm nghề.
- Giấy vẽ, bút màu
- Bộ đồ dung học toán
III. Mở chủ đề
Hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
Các cháu có biết trong bài hát nói đến ai không?
Các cháu còn biết thêm nghề gì nữa không?
- À giỏi quá, vậy cô cháu ta cùng nhau tìm hiểu xem có bao nhiêu nghề trong xã hội 
- Cô giúp cháu biết được những hoạt động chính, công cụ và sản phẩm của một số nghề gần gũi và phổ biến: Giáo viên, bác sĩ, công nhân, nông dân, và một số nghề ở địa phương.
- Trong xã hội có nhiều ngành nghề khác nhau. Lợi ích của các ngành nghề phục vụ cho đời sống con người.
- Biết phân loại so sánh đồ dùng, sản phẩm theo nghề (số lượng, chất liệu hình dáng).
- Minh họa một số nghề thông thạo qua tạo hình, hát thơ, truyện, kể chuyện đồng dao, ca dao.
- Đóng vai thể hiện cử chỉ thái độ, hàng động và giao tiếp của một số nghề khác nhau.
- Tô vẽ, kể chuyện về một số ngành nghề
- Quí trọng người lao động.
- Giữ gìn tôn trọng thành quả (sản phẩm) lao động.
- Ước mơ trở thành nghề nào đó
Chủ đề nhánh 1: Nghề dịch vụ
 (Từ ngày 13 - 17 tháng 11 năm 2017)
I. Mục đích:
- Trẻ biết được tên gọi, công việc của 1 số nghề dịch vụ trong xã hội: Bác sỹ, bán hàng, thợ may, thợ cắt tóc
- Biết phối hợp chân, tay và mắt thực hiện vận động: Trườn sấp kết hợp trèo qua nghế thể dục và chơi tốt trò chơi.
- Nhận biết được mục đích của phép đo.
- Biết hát và vận động nhịp nhàng bài hát bác đưa thư vui tính.
- Biết nhận ra chữ cái u, ư trong từ trọn vẹn và phát âm chính xác.
- Quan sát nói được đặc điểm dụng cụ và sản phẩm các nghề dịch vụ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
 NGÀY
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện về nghề dịch vụ. Cho trẻ quan sát tranh về công việc của nghề.
- Điểm danh trẻ đến lớp.
THỂ
DỤC
SÁNG
1. Mục đích:
- Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC
- Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ.
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập.
2. Chuẩn bị: 
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, trẻ khỏe mạnh.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái
3. Tiến hành:
* Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp với các kiểu chân khác nhau trên nền nhạc bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt” kết hợp các động tác:
* Trộng động: BTPTC
 - Hô hấp: Thổi nơ 
 - ĐT tay: Hai tay quay dọc thân. ( 2L x 8N)
 - ĐT bụng: Nghiêng người sang hai bên ( 2L x 8N)
 - ĐT chân: Đứng khuỵu gối ( 2L x 8N)
 - ĐT bật: Tách khép chân ( 2L x 8N)
 * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT
 ĐỘNG
 HỌC
Phát triển thể chất
Phát triển
nhận thức
Phát triển
Ngôn ngữ
Phát triển
Nhận thức
Phát triển thẩm mỹ
Thể dục
Toán
LQCC
KPKH
Âm nhạc
Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
TC: Ai nhanh hơn
 Nhận biết mục đích của phép đo
Làm quen chữ cái u, ư
Tìm hiểu phân biệt các nhgề dịch vụ 
Bác đưa thư vui tính
TC: Tai ai tinh
Nghe: Niềm vui cô nuôi dạy trẻ
CHƠI,
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: QS: Thời tiết
- TCVĐ: Nhảy lò cò 3 – 4 m
- HĐCMĐ: Làm TN về sự chuyển động của không khí.
- TCVĐ: Lượn vòng rồng rắn.
- HĐCMĐ: QS: Tìm hiểu về thuốc
- TCVĐ: Chạy tiếp cờ.
- HĐCMĐ: QS: Bầu trời
- TCVĐ: Chạy tiếp cờ
HĐCMĐ: QS: Quan sát: Thời tiết
Tc: Bánh xe quay
Chơi tự do: với cát, nước, lá, hột hạt, xích đu....
CHƠI,
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
1. Góc sắm vai : Thợ may. Thợ làm đầu. Bán hàng. Hướng dẫn viên du lịch
* MĐ: Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi
- Trẻ biết tự thoả thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung, tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận
- Biết hướng dẫn khách đi tham quan các công trình, cảnh đẹp...
* Chuẩn bị: Sắp xếp đồ dùng, đồ cơi chu đáo hợp lý, thuận tiên cho Việc bao quát của cô va Việc chơi của trẻ
* Cách chơi: Trò chuyện dẫn dắt trẻ nhập vai chơi. Cô quan sát hướng dẫn trẻ
2. Góc tạo hình: Vẽ, xé dán các ngành trong xã hội
* MĐ: Trẻ biết vẽ, xé dán các ngành trong xã hội. Trẻ nhận biết các ngành nghề khác nhau, biết xé dán bố cục cân đối hợp lí.
* Chuẩn bị: Đất nặn
* Cách chơi: Trẻ về góc thực hiện
3. Góc sách: Xem sách truyện về các nghề trong xã hội. Làm sách tranh truyện về nghề dịch vụ.
* MĐ: Biết xem sách và trò chuyện cùng bạn, trẻ biết lật trang sách từ trang đầu đến trang cuối, từ trái qua phải
- Biết sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến chủ đề để làm thành sách. Chuẩn bị: Lô tô các ngành nghề
- Các nhóm đối tượng có số lượng là 7, 8, 9, vở “bé làm quen với toán” 
- Sách, tranh ảnh có nội dung về các nghề khác 
* Cách chơi: Trẻ về góc chơi cô hứng dẫn giúp đỡ trẻ khi cần thiết
4. Góc xây dựng: Xâydựng, xếp hình cửa hàng, siêu thị, bến cảng, bến ô tô.
* MĐ: Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình
- Xây dựng, xếp hình cửa hàng, bến cảng, siêu thi, bến ô tô.
* Chuẩn bị: Hàng rào, cây hoa, thảm cỏ, sỏi đá. Đồ chơi lắp ghép. Các loại khối
* Chuẩn bị: Vật liệu xây nhà: Gạch và các khối gỗ hình chữ nhật, khối lăng trụ, tam giác, hàng rào, thảm cỏ, hoa...búp bê hoặc con giống nhỏ,...
* Cách chơi: Phân một bạn làm nhóm trưởng, trong nhóm phân công vai chơi và công VIệc thực hiện. Cô động VIên giúp đỡ trẻ kịp thời.
5. Góc Thiên nhiên, KPKH: Chăm sóc cây xanh.
* MĐ: Biết chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên
- Biết phân biệt các hình và các khối cầu, khối trụ.
* Chuẩn bị: Cát, nước, đất nặn, mẫu gỗ. Các loại rau củ, hạt rau Giấy trẻ gấp thuyền.
 * Cách chơi: Trẻ về góc thiên nhiên tỉa lá, lau lá cây chơi với cát nước
CHƠI
HOẠT
ĐỘNG
THEO Ý THÍCH
+ Hướng dẫn làm nội trợ.
+ Tập TCDG: "Rồng rắn lên mây"
+ Làm quen bài hát; Bác đưa thư vui tính
+ Vẽ theo ý thích
+ HĐ tự chọn
+ TC: Rồng rắn lên mây
+ Tạo hình từ bảng chun học toán
+ Sinh hoạt văn nghệ nêu gương cuối tuần
Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2017
I. Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh
II. Hoạt động học 
Lĩnh vực phát triển thể chất:
 Bài dạy: TRƯỜN SẤP KẾT HỢP TRÈO QUA GHẾ THỂ DỤC
TCVĐ: Ai nhanh hơn
1. Mục đích yêu cầu:
 - KT: Trẻ biết trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
- KN: Rèn luyện kỹ năng thực hiện bài tập phát triển chung
- Phát triển cơ đùi, cơ chân, cơ tay, định hướng trong không gian, tố chất linh hoạt, khéo léo
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật làm theo yêu cầu của cơ, biết nghe lời cơ, tinh thần tập thể, biết phối hợp tham gia vận động cùng bạn
2. Chuẩn bị:
- Máy tính, băng nhạc
- Tranh lô tô dụng cụ các nghề.
- Tranh một số nghề. Ghế thể dục. 6 vòng tròn thể dục, 3 túi cát
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
DK TG
1. Gây hứng thú 
- Xúm xít! Các con ơi! tuần này chúng mình đang thực hiện chủ điểm gì nào ?
- Trò chuyện về chủ đề
2. Nội dung
* Khởi động
Cô cùng trẻ đi, chạy các kiểu nhanh, chậm khác nhau theo vòng tròn trên nền nhạc bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt”
àChuyển đội hình 2 hàng ngang
*Trọng động: Tập các động tác kết hợp bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”
* BTPTC
- Tay 1: tay đưa ra phía trước, gập trước ngực (3 lần 8 nhịp).
- Chân 4: bước khuỵu một chân ra phía trước, chân sau thẳng (3 lần 8 nhịp). 
- Lưng bụng 6: ngồi duỗi chân, quay người sang hai bên (3 lần 8 nhịp). 
- Bật 4: bật luân phiên chân trước, chân sau (2 lần 8 nhịp).
- Trẻ về 2 hàng
* Vận động cơ bản “Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục”
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
- Lần 2 cô nói cách thực hiện vận động: 
+ TTCB: Nằm sấp sát sàn, một tay co một tay duỗi đồng thời một chân co một chân duỗi.
+ Thực hiện: Khi trườn phải ép người xuống sàn, phối hợp nhịp nhàng tay và chân. Khi trèo qua ghế thể dục phải nằm sát ngực vào ghế, ôm ngang ghế rồi mới đưa lần lượt từng chân qua. 
- Cho cả lớp thực hiện 2 – 3 lần, động viên trẻ thực hiện đúng động tác. 
- Cô chia trẻ ra làm 2 đội.
- Trẻ thực hiện vận động trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục, sau đó trẻ tìm tranh lô tô có dụng cụ thích hợp của nghề mà cô yêu cầu gắn lên bảng.
- Đội nào tìm được nhiều dụng cụ và thực hiện đúng như yêu cầu của cô thì đội đó sẽ thắng.
* Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn
- Cô thấy lớp mình chơi rất giỏi, để thưởng các bạn cô có trò chơi “Ai nhanh hơn”, bây giờ lớp mình cùng chơi nhé!(Cô nói cách chơi)
- Luật chơi: Nhảy bằng hai chân
- Cách chơi: Chia trẻ làm ba nhóm xếp thành 3 hàng dọc đứng phía dưới vạch chuẩn. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì ba trẻ đứng đầu hàng bật tiến về phía trước đến vòng tròn thứ nhất lấy túi cát ném vào vòng tròn thứ hai, rồi lại nhảy tới vòng tròn thứ hai, nhặt túi cát, ném về vòng tròn thứ nhất và chạy về đứng vào cuối hàng. Nhóm nào nhanh hơn và nhiều người ném được vào vòng là thắng cuộc. 
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần
* Hồi tĩnh: 
Trẻ hít thở nhẹ nhàng
3. Kết thúc: Nhận xét tiết học
- Nghề dịch vụ
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi
- Trẻ hít thở
4 phút
22-25 phút
1 phút
II. Chơi, hoạt động góc
III. Chơi, hoạt động ngoài trời
 HĐCMĐ: Quan sát: Thời tiết
 TC: Nhảy lò cò 3 – 4 m
 Chơi tự do
 1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết đặc điểm thời tiết trong ngày, biết nghe và phân biệt các âm thanh.
- Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý quan sát, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Thái độ: Tích cực tham gia vào các hoạt động, Gd trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm cho trẻ quan sát
- Sân chơi tập, quần áo trẻ gọn gàng.
3. Tiến hành:
* Quan sát trò chuyện với trẻ về thời tiết.
- Cô cùng trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài “đi chơi”
- Con có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay?
- Tại sao?
- Thời tiết như thế này chúng mình mặc quần áo như thế nào?
- Hãy lắng nghe thật tinh xem xung quanh chúng mình có những âm thanh gì?
- Âm thanh đó có đặc điểm gì?
- GD trẻ mặc quần áo phù hợp thời tiết, biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
* Trò chơi: Nhảy lò cò 3 – 4 m
- Cô nói chách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi.
* Chơi tự do 
Cô bao quát cho trẻ chơi, nhắc trẻ không tranh giành nhau.
V. Chơi, hoạt động theo ý thích
Chơi góc: Hướng dẫn làm nội trợ.
1. Mục đích yêu cầu. 
- Trẻ biết pha bột đậu đúng cách theo công thức của cô hướng dẫn.
 	- Rèn sự khéo léo cho trẻ.
 2. Chuẩn bị:
 	- Bột đậu, thìa, cốc, đường, nước
3. Tiến hành:
* Làm nội trợ:
 	- Cô giới thiệu nội dung của buổi nội trợ
 	- Cô trò chuyện với trẻ về các món ăn làm từ đậu tương
 	- Cô thực hiện pha bột đậu cho trẻ quan sát kết hợp giải thích cách làm: rót 2/3 cốc nước còn ấm, cho 2 thìa bột đậu vào cốc nước, thêm 2 thìa đường khuấy đều rồi uống.
 	- Trẻ thực hiện, cô bao quát, hướng dẫn trẻ.
 	- Cô cho trẻ thưởng thức sản phảm do bạn và trẻ làm và đưa ra nhận xét.
 	- Cô giáo dục: uống bột đậu có nhiều chất đạm và chất bột đường giúp trẻ khỏe mạnh. 
VI. Nhận xét cuối ngày:
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ: ................................................................................
.
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: ......................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2017
I. Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh
II. Hoạt động học: 
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
Bài dạy: : NHẬN BIẾT MỤC ĐÍCH CỦA PHÉP ĐO
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết được mục đích của phép đo.
- Biễu diễn độ dài của kích thước một đối tượng qua độ dài của một vật chọn làm đơn vị đo.
- Rèn kỹ năng so sánh chiều dài của 3 đối tượng.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ về toán.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ có 3 băng giấy: màu xanh, đỏ, vàng có kích thước khác nhau, 10 hình chữ nhật có màu sắc và kích thước khác nhau, các thẻ số từ 5- 10.
- Đồ dùng của cô cũng giống trẻ nhưng có kích thước lớn hơn.
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
DK TG
 1. Gây hứng thú:
- Cô bắt nhịp bài hát "Cô giáo "
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về ai?
- Thế ngoại nghề giáo viên ra các con còn biết những nghề gì nữa?
2. Nội dung
- * Ôn tập so sánh chiều dài:
- Cô cho trẻ nhận xét, so sánh chiều dài 3 băng giấy của cô xem băng giấy nào dài nhất và băng giấy nào ngắn nhất. 
- Cô cho trẻ nhận xét, so sánh chiều dài 3 băng giấy của trẻ xem băng giấy nào dài nhất và băng giấy nào ngắn nhất
*Biễu diễn chiều dài của băng giấy qua chiều dài của hình chữ nhật:
- Cô xếp hình chữ nhật lên băng giấy màu vàng, cô vừa làm vừa nói: Đặt chiều dài hình chữ nhật theo chiều dài của băng giấy, đầu trái của hình chữ nhật sát với đầu trái của băng giấy, sau đó lấy tiếp hình chữ nhật khác đặt kề tiếpcho đến hết băng giấy.
+ Cô cho trẻ đếm xem xếp kín băng giấy màu vàng cần bao nhiêu hình chữ nhật (7 hình).
- Cô hỏi trẻ.
+ Chiều dài của băng giấy màu vàng dài bằng mấy lần hình chữ nhật
+ Cô cho trẻ chọn số 7 đặt vào băng giấy màu vàng (thu các hình chữ nhật lại).
- Cô cho trẻ đo tiếp chiều dài của băng giấy màu xanh và màu đỏ tương tự như cách đo băng giấy màu vàng.
- Sau đó cô hỏi trẻ:
+ Chiều dài băng giấy màu xanh bằng mấy lần hình chữ nhật ( 8 lần).
+ Chiều dài băng giấy màu đỏ bằng mấy lần hình chữ nhật ( 6lần).
+ Cho trẻ gắn số tương ứng với số hình chữ nhật xếp lên các băng giấy
- Cô cho trẻ nhắc lại:
+ Băng giấy màu xanh dài gấp mấy lần hình chữ nhật. 
+ Băng giấy màu đỏ dài gấp mấy lần hình chữ nhật. 
+ Băng giấy màu vang dài gấp mấy lần hình chữ nhật. 
+ Băng giấy nào được xếp nhiều hình chữ nhật nhất?
+ Băng giấy nào được xếp ít hình chữ nhật ?
+ Băng giấy nào dài nhất?
+ Băng giấy nào ngắn nhất?
+ Băng giấy nào ngắn hơn?
- Cô cho trẻ chơi trả lời nhanh (cô n

File đính kèm:

  • doclop_5_tuoi_nghe_nghiep.doc
Giáo Án Liên Quan