Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 20 - Chủ đề: Mẹ của chúng mình - Năm học 2018-2019

-Phân loại,Quan sát,Phán đoán,Suy xét,Kết luận,Giải thích

- Thích khám phá MTXQ

- Kích thích trẻ hay đặt câu hỏi.

- Thích đọc, tò mò đối với chữ viết trong MTXQ

Góc phân vai: Cửa hàng bán quà lưu niệm

Góc xây dựng : Xây dựng trường mẫu giáo.

Góc tạo hình : Vẽ, xé dán, nặn, in thành những bức tranh tặng mẹ.

Góc âm nhạc : Biểu diễn bài hát bằng nhạc cụ

Góc học tập : lập bảng thời trang mẹ yêu thích.

Biết che miệng khi ho, hắt hơi, gáp

Tự rửa mặt chải răng hàng ngày

Cố gắng hoàn thành công việc được giao đến cùng

 

docx22 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 20 - Chủ đề: Mẹ của chúng mình - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẤN20
(TỪ NGÀY 14/1/2019 ĐẾN 18/1/2019)
Hoạt động
Thứ 2
14/1/2019
Thứ 3
15/1/2019
Thứ 4
16/1/2019
Thứ 5
17/1/2019
Thứ 6
18/1/2019
Chủ đề
MẸ CỦA CHÚNG MÌNH
Đón trẻ
- Nghe bài hát: Thiếu nhi
- Cảm nhận trong cuộc sống: đồ vật, quần áo, váy, trang sức của người bana
TDBS
Hô hấp 5, tay 6, chân 3, bụng 5, bật 2,
Trò chuyện sáng
“ Thứ hai mở chủ đề “
- Tăng vốn từ: Dựa vào nội dung học hang ngày dể dạy trẻ từ mới
- Chăm chú lắng nghe người khác nói và nhìn vào mặt người đang nói với mình.
Giờ học
Kể chuyện
Bàn tay có nụ hôn
KPMTXQ
Khám phá ngày mẹ của chúng mình.
TẠO HÌNH:
Vẽ hoa tặng mẹ
TOÁN: 
Luyện kỹ năng đo độ dài 
DẠY HÁT:
 Cô và mẹ
Ngoài trời
-Phân loại,Quan sát,Phán đoán,Suy xét,Kết luận,Giải thích
- Thích khám phá MTXQ
- Kích thích trẻ hay đặt câu hỏi.
- Thích đọc, tò mò đối với chữ viết trong MTXQ
Chơi góc
Góc phân vai: Cửa hàng bán quà lưu niệm
Góc xây dựng : Xây dựng trường mẫu giáo.
Góc tạo hình : Vẽ, xé dán, nặn, in thành những bức tranh tặng mẹ.
Góc âm nhạc : Biểu diễn bài hát bằng nhạc cụ
Góc học tập : lập bảng thời trang mẹ yêu thích.
Vệ sinh
Biết che miệng khi ho, hắt hơi, gáp
Tự rửa mặt chải răng hàng ngày 
Cố gắng hoàn thành công việc được giao đến cùng
Sinh hoạt chiều
' THTVBLQT
Chuẩn bị cho ngày khám phá thứ 3
Cho trẻ hoạt động góc
THTVBLQCC 
Hoạt động góc
Tổng kết chủ đề
Trả trẻ
- Nghe bài hát: Thiếu nhi
- Biết đi bên phải khi đi đường, khi ra vào lớp phải xin phép.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 5 – TAY 6 – CHÂN 3– BỤNG 5 - BẬT 2
I.Mục đích-yêu cầu: 
- Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân
- Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển.
II.Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng, sạch sẽ.
- Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Khởi động.
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “cô và mẹ”theo các kiểu đi.
Cô đi ngược chiều quan sát trẻ .
2.Trọng động.
+Tập BT phát triển chung:
Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc.
*Động tác hô hấp 5: “Máy bay “ù...ù”
Thực hiện: Cho trẻ đi theo vòng tròn hoặc đi theo tự do, 2 tay đưa ngang và làm tiếng máy bay “ùù”.
*Động tác tay – vai 6: Các ngón tay đan vào nhau, gập duỗi cẳng tay ra phía trước hoặc lên cao.
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, Các ngón tay đan vào nhau để trước ngực (hoặc lên đầu).
Nhịp 1: Đưa thẳng tay ra phía rước, lòng bàn tay hướng ra ngoài (các ngón tay vẫn đan vào nhau), kiễng gót chân.
Nhịp 2: Đưa 2 tay về TTCB. Hạ gót chân.
Nhịp 3, 5, 7: Như nhịp 1.
Nhịp 4, 6, 8: Như nhịp 2.
 Nếu TTCB để tay trên đầu thì thực hiện:
Nhịp 1, 3, 5, 7: tay đan nhau đưa lên cao, lòng bàn tay hướng lên trên, kiễng gót chân.
*Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao (hoặc đưa ngang, lên cao).
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
Nhịp 1: Đưa thẳng chân trái ra phía trước, lên cao (hoặc đưa ra ngang, lên cao). Trọng tâm dồn vào chân phải.
Nhịp 2: Về TTCB.
Nhịp 3: Đổi chân phải (như nhịp 1).
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Tiếp tục thực hiện như trên.
*Động tác bụng – lườn 5: Ngồi duỗi chân, tay chống sau, 2 chân thay nhau đưa thẳng lên cao.
TTCB: Ngồi duỗi thẳng chân, tay chống phía sau lưng.
Thực hiện: 2 chân thay nhau đưa thẳng lên cao theo nhịp đếm 1–2 hoặc nhịp vỗ tay. Thực hiện 1 lần 8 nhịp, nghỉ 1 chút rồi lại tiếp tục thực hiện 1 lần 8 nhịp nữa. Khi thực hiện động tác không cúi đầu.
*Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân.
TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi.
Nhịp 1: Bật tách chân sang 2 bên ( chân rộng bằng vai), tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp.
Nhịp 2: Bật khép chân, tay thả xuôi.
Nhịp 3, 4, 5, 6, 7, 8: Thực hiện như nhịp 1, 2.
- Trò chơi : Uống nước chanh.
3. Hồi tĩnh
 - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục.
Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2019
GIỜ HỌC CHUYỆN
ĐỀ TÀI: BÀN TAY CÓ NỤ HÔN
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên truyện , tên các nhân vật trong truyện 
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện 
- Phát triển khả năng nghe hiểu và ghi nhớ truyện của trẻ.
- Nhận rõ giọng điệu của các nhân vật trong truyện qua đó phát triển trí nhớ và ngôn ngữ cho trẻ
- Trả lời câu hỏi to, rõ, mạch lạc.
- Qua nội dung truyện giáo dục trẻ biết vâng lời cha mẹ , cô giáo.
- Giáo dục trẻ mạnh dạn không nhút nhát khi tới lớp.
II. Chuẩn bị:
- Máy chiếu, máy tính.
- Bưu thiếp, giấy màu và hồ dán để trẻ làm bưu thiếp tặng mẹ
-Các bài hát trong chủ điểm. 
III. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định:
- Cô giới thiệu khách và trẻ chào khách 
- Cô cho trẻ hát bài hát “ cả nhà thương nhau ” Dẫn dắt vào bài
* Giới thiệu bài 
- Có bạn nhỏ đã sợ đến lớp học và mẹ bạn nói cho bạn nghe một điều bí mật đó là điều bí mật gì các bé cùng nghe cô kể truyện nhé.
2. Nội dung:
* Cô kể truyện cho trẻ nghe 
+ Cô kể lần 1 : Cô kể diễn cảm.
- Cô giới thiệu tên truyện , tác phẩm.
Hát “ Cả nhà thương nhau” về ghế ngồi
+ Cô kể lần 2 : Máy chiếu
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu truyện gì vậy?
- Trog câu truyện có những nhân vật nào ?
- Giảng nội truyện : Các con biết không câu truyện nói về chuyện của một bạn nhỏ, tên là Quân bạn ấy sợ không dám đi học và mẹ bạn ấy đẫ giúp bạn nhỏ ấy để bạn nhỏ ấy đến trường mà không còn thấy nhút nhát nữa, và bạn ấy cùng rất yêu mẹ của mình và bạn ấy cũng bày tỏ tình cảm với mẹ của mình. 
* Tứ khó : ấm áp , dịu êm
* Từ khó : Điều bí mật
* Cô kể lần 3 : Máy chiếu
- Cô đạt câu hỏi trich dẫn trẻ hiểu nội dung câu truyện 
- Bạn Quân của chúng ta sợ đi đâu? 
- Ban ấy đã bảo mẹ điều gì?
- Mẹ đã bảo cậu bé điều gì? 
- Mẹ đã nói thêmcho bạn quân nghe đièu gì?
- Điều bí mật này đó có tên gọi là gì?
- Điều bí mật của bàn tay có nụ hôn là gì?
- Bé Quân đã cảm giác gì khi mẹ hôn lên tay của mình?
- Điều kỳ diệu của bàn tay có nụ hôn là gì nữa?
- đêm hôm đó khi đi ngủ thì bé cũng đã làm gì cho mẹ của mình.
- Theo các con bạ quân của chúng mình còn sự đi học không? vì sao bạn âý không sự đi học nữa?
Bạn Quân thật đáng khen phải không các con , vì bạn đã biết nghe lời mẹ , biết làm cho mẹ vui lòng 
* Giáo Dục : Qua câu truyện chúng mình phải luôn biết yêu thương mọi người trong gia đình và dặc biệt là mẹ của mình các bé hãy nói thầm vào tay cảu mẹ mình mỗi khi thấy mẹ làm mệt nhé.
* Trò chơi 
- Dán bưu thiếp tặng mẹ 
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi 
- Củng cố bài, nhận xét tuyên dương trẻ 
Hát “ Cả nhà thương nhau” ra ngoài
3. Kết thúc:
MỞ CHỦ ĐỀ
I. Yêu cầu: 
- Trẻ biết được mẹ là ai
- Mẹ thường làm gì
- Trẻ ngoan, chú ý, hứng thú với gợi ý của cô.
II.Chuẩn bị :
- Một số câu hỏi để gợi ý trẻ
III.Tổ chức hoạt động:
- Bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn biết những thành viên trong gia đình mình nào?.
- Vậy bạn nào hãy đứng dạy kể về mẹ nào?
- Nhìn mẹ như thế nào?
- mẹ thường làm gì?
- Các con có vâng lời, yêu thương mẹ không?
- Để hiểu rõ hơn về bài thì ngày mai cô sẽ cho lớp mình tìm hiểu về mẹ của chúng mình nhé.
Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2019
GIỜ HỌC KHÁM PHÁ 
CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ MẸ CỦA CHÚNG MÌNH
Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2019
GIỜ HỌC TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI : VẼ HOA TẶNG MẸ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng vẽ các nét cơ bản để vẽ hoa tặng mẹ nhân ngày 8/3.
- Rèn kỹ năng sử dụng các nét cong tròn, xiên, ngang, thẳng để vẽ hoa.
- Kỹ năng ngồi, cầm viết, tô màu không bị chờm ra ngoài.
- Trẻ chú ý học, yêu quý kính trọng người mẹ, chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng
II.Chuẩn bị:
- Tranh hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. một số hoa khác.
- Bàn, ghế, giấy A4,màu tô cho trẻ.
- Góc trưng bày sản phẩm.
III. Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định
- Chào mừng tất cả các thí sinh đã về tham gia hội thi “Bé tập làm họa sĩ”, đến với hội thi hôm nay cô xin giới thiệu..
- Mở đầu chương trình hội thi hôm nay là tiết mục văn nghệ do các bạn lớp Nhỡ 2 trình bày.
- Cô thấy lớp mình thật là ngoan và giỏi, bây giờ cô cùng các con hãy cùng nhau du lịch qua màng ảnh nhỏ.
- Cho trẻ xem đoạn phim về các loại hoa.
- Các con vừa xem xong đoạn phim, vậy trong đoạn phim các con thấy những gì? - Các con biết không! Sắp đến ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 là ngày của các bà các mẹ các chị nên ban tổ chức đã đưa ra chủ đề của hội thi là “Vẽ hoa tặng mẹ”
- Để các con có thêm nhiều sự lựa chọn cho bức tranh của mình thì cô cũng cố một số loại hoa muốn giới thiệu cho các con, cô cháu ta cùng xem nhé.
2. Nội dung:
 *Tranh 1: hoa hồng: 
Thân cành có nhiều gai
Hương thơm tỏa sớm mai
Trắng, hồng, nhung nhiều loại
Tên gọi là hoa gì ?
- Bức tranh vẽ hoa gì đấy các con?
- Bé nào có nhận xét gì về tranh vẽ của ban tổ chức?
- Bạn nào có nhận xét gì về cách tô màu?
- Khi vẽ tranh này ban tổ chức đã sử dụng những kỹ năng nào?
- Cô khái quát: Đây là tranh vẽ hoa hồng, khi vẽcô đã sử dụng kết hợp các nét cong, cong tròn, nét xiên, nét thẳng để vẽ.
 *Tranh 2: Vẽ hoa đồng tiền:
- Chơi “Trời tối trời sáng”
- Đây là hoa gì?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
- Bố cục của nó như thế nào?
- Cách tô màu của bức tranh thì sao?
- Để có được bức tranh đẹp thế này ban tổ chức đã sử dụng những kỹ năng nào?
- Cô khái quát: Đây là tranh vẽ hoa đồng tiền. khi vẽ cô đã sử dụng các nét cong tròn, nét cong, nét xiên, nét thẳng để vẽ đấy các con.
 *Tranh 3: Vẽ hoa cúc:
Hoa gì tươi thắm sắc vàng
Cánh dài thường nở muộn màng vào thu ?
- Tranh vẽ hoa gì đây?
- Các con có nhận xét gì về bức tranh của cô?
- Để vẽ được bức tranh này thi cô đã sử dụng những kỹ năng gì?
- Cô khái quát: Đây là tranh vẽ hoa hồng, để vẽ được tranh này cô đã kết hợp các nét cong, cong tròn, nét xiên, nét thẳng để vẽ thành.
- Ngoài những loại hoa cô đã giới thiệu cho các con thì còn có nhiều loại hoa rất rực rỡ các con hãy thể hiện tài năng của mình vẽ những bông hoa thật đẹp để tặng cho mẹ của mình các con có đồng ý không? 
- các con cho cô biết các con sẽ vẽ hoa gì đẻ tặng cho mẹ của mình ?
- Để cho bức tranh của mình được đẹp hơn thì các con có thể vẽ thêm ông mặt trời, những đám mây.bây giờ các con hãy về chỗ của mình và cùng nhau vẽ những bức tranh thật đẹp để tặng mẹ của mình nào!
 *Trẻ thực hiện:
- Cho trẻ hiện cô chú ý quan sát gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo.
- Hướng dẫn trẻ vẽ yếu hoàn thành sản phẩm.
- Trẻ vẽ xong cho trẻ đem sản phẩm lên trưng bày.
 *Nhận xét sản phẩm:
- Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Con thấy bạn vẽ hoa gì?
- Cô nhận xét. Ban tổ chức thấy các thí sinh hôm nay dự thi rất tích cực và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Xin 1 tràng pháo tay giành cho các thí sinh. Và thay mặt cho ban tổ chức cô xin công báo kết quả hội thi “Bé tập làm họa sĩ” đã có những bức tranh đạt giải như sau: 
- Cô chọn những tranh đẹp trao giải nhất, nhì ,ba.
- Các con ạ, mẹ là người luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho chúng ta từ bữa ăn, giấc ngủ. Vì vậy các con phải yêu quý, kính trọng mẹ, chăm ngoan học giỏi để mẹ vui long các con có đồng ý không?
3. Kết thúc: 
Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2019
GIỜ HỌC TOÁN
ĐỀ TÀI: LUYỆN KĨ NĂNG ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách đo chiều dài của một đối tượng bằng một đơn vị đo theo sự hướng dẫn của cô, trẻ biết nhận xét kết quả
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy, khả năng so sánh chiều dài của các đối tượng trong không gian
- Trẻ tập trung hứng thú trong họat động
II. Chuẩn bị
- Chuẩn bị của cô: thước đo, băng giấy dài, thẻ số
- Chuẩn bị của trẻ: thước đo, băng giấy nhỏ hơn của cô
III. Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú
- Cho trẻ đọc bài thơ "Lúa mới"
- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ và giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại cây trồng
2. Nội dung
a, Đo chiều dài của một đơn vị đo
- Thầy cho trẻ quan sát băng giấy và hỏi trẻ: Đây là gì?
+ Các con hãy nhận xét băng giấy này như thế nào? Dài hay ngắn?
Muốn biết băng giấy dài bao nhiêu bây giờ các con hãy cùng quan sát xem cô đo và kết quả như thế nào nhé.
- Cô hưóng dẫn trẻ đo chiều dài băng giấy cho trẻ quan sát: Đặt đầu thước trùng với đầu của băng giấy, dùng bút chì đánh dấu vào điểm cuối sau đó nhấc thước đo và đặt đầu thước đo vào nơi đánh dấu. Cứ lần lượt đo đến khi hết, sau khi đo xong dùng thẻ số gắn để xác định kết quả đo.
- Thầy đo 2 lần để trẻ quan sát
b, Trẻ thực hành đo
- Chia trẻ thành 3 nhóm, cô phát cho mỗi trẻ 1 băng giấy, yêu cầu trẻ đo và gắn thẻ số 
+ Băng giấy dài bằng bao nhiêu lần thước đo?
- Cô bao quát và sửa sai cho trẻ
 c, Củng cố
- Cho trẻ thực hành đo chiều dài của một số đồ vật trong lớp
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ đo và nhận xét kết quả của trẻ
3. Kết thúc.
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2019
GIỜ HỌC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: DẠY HÁT “CÔ VÀ MẸ”
 I. Mục đích yêu cầu
	 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả Phạm Tuyên, hát đúng giai điệu, nhịp điệu bài hát và vận động 1 số động tác minh họa cho bài hát “ Cô và mẹ ”
 - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài hát “ Cô giáo miền xuôi ” nhạc và lời Mộng Lân, cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát.
 - Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi “ Ai Nhanh nhất ”
- Rèn kỹ năng chú ý nghe cô hát, nghe trọn vẹn bài hát.
- Phát triển tai nghe âm nhạc, thích nghe hát và hưởng ứng cùng cô
 - Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng cô giáo
II. Chuẩn bị:
- Cô: + Nhạc bài hát “ Cô và mẹ ” “ Cô giáo miền xuôi ”, nhạc các bài hát đã học trong chủ đề, trống, xắc xô, phách tre, mũ múa hoa hồng, hoa sen, hoa cúc.
-Trẻ: Trang phục gọn gàng, ngồi theo hình chữ u, lớp học sạch sẽ.
III. Tổ chức hoạt động:
Trò chuyện:
“ Loa loa loa loa
Ngày hội của bà, mẹ, và cô
Đang đến rất gần 
Các bé nhanh chân
Về đây dự hội
Văn nghệ chào mừng
Đồ, rê, mí
Loa loa loa loa ”
-Nhiệt liệt chào mừng các bé đến từ lớp MGNA1- TT Trường mầm non Tả Lèng về tham gia chương trình “ Đồ, rê, mí ”. Tôi xin chân trọng giới thiệu đến với chương trình hôm nay gồm 3 đội:
 Đội hoa hồng
 Đội hoa cúc
 Và đội hoa sen.
- Ba đội chơi xin thể hiện tình đoàn kết, tinh thần chiến thắng của mình nào.
- Xin chân trọng giới thiệu các vị khách quý đến từ chương trình đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng. Và không thể thiếu được cô xin giới thiệu người dẫn chương trình là cô Cát Tường.
- Thay mặt cho chương trình chúc các đội tự tin, chúc các vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cho chương trình thành công tốt đẹp.
- Sau đây cô Cát Tường xin thông qua nội dung của chương trình gồm có 3 phần:
Phần thứ nhất được mang tên: “ Thi tài hát hay ”
Phần thứ 2: “ Quà tặng âm nhạc ”
Phần 3: “ Trò chơi âm nhạc ”
Nội dung
Dạy hát “ Cô và mẹ ”
- Trước khi bước vào phần 1 ban tổ chức có một câu đố rất hay đố các đội, các đội chú ý lắng nghe và cùng đoán xem đó là ai nhé!
Cô đọc câu đố 
“ Ai người đến lớp
Chăm chỉ sớm chiều
Dạy bảo mọi điều
Cho em khôn lớn ”
Là ai?
- Hằng ngày đến lớp cô giáo yêu quý, chăm sóc, dạy bảo các con giống ai?
- Các bé ạ! Hằng ngày đến lớp cô giáo chăm sóc, yêu quý, dạy bảo các con giống như mẹ.Để nói về tình yêu thương của cô giáo đối với các con khi đến lớp cũng giống như tình yêu thương của mẹ dành cho các con khi ở nhà nhạc sĩ Phạm Tuyênđã sáng tác một bài hát rất là hay mà hôm nay chương trình muốn gửi tới các bé bài hát được mang tên “ Cô và mẹ ”
 Để chương trình thành công sau đây các bé cùng lắng nghe người dẫn chương trình thể hiện bài hát trước 1 lần nhé!
* Cô hát mẫu : 
- Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm qua nét mặt
Cô vừa hát bài hát “ Cô và mẹ ” do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác.
- Lần 2 : Kết hợp nhún nhẩy theo nhạc bài hát.
- Các bé vừa được nghe người dẫn chương trình hát bài hát gì ?
- Bài hát do ai sáng tác ?
- Bài hát nói về ai?
=>Bài hát “ Cô và mẹ ” nhạc và lời Phạm Tuyên. Bài hát có giai điệu thiết tha, tình cảm, bài hát nói về sự yêu thương, chăm sóc của cô giáodành cho các con khi các con đến lớp cũng giống như sự yêu thương, chăm sóc của mẹ dành cho con lúc ở nhà
- Các đội vừa được nghe cô hát rồi, sau đây đó chính là phần đầu tiên của chương trình văn nghệ “ Thi tài hát hay ” cô mời 3 đội hãy thể hiện bài hát cùng cô nào.
* Dạy trẻ hát: 
- Cả lớp hát:
+ Lần 1: Ngồi thể hiện bài hát
 Để cho bài hát hay hơn cô Cát Tường mời các con hãy cùng đứng thể hiện và nhún nhảy theo lời bài hát nhé.
+ Lần 2 : Đứng thể hiện bài hát.
 Hôm nay đến tham dự hội thi cô thấy bé nào cũng xinh, và cô thấy các bé còn xinh hơn khi đội mũ mang biểu tượng bông hoa tươi thắm của đội mình. Sau đây cô sẽ tổ chức cho các con thi đua giữa các đội xem đội nào hát hay hơn nhé.
- Tổ hát: Cô lần lượt mời từng đội
 “ Tìm đội, tìm đội ”
+ Cô xin mời đội hoa cúc sẽ đứng tại chỗ của mình thể hiện hát để tặng các cô và các bạn nhé.
+ Các bạn đội hoa cúc thể hiện bài hát rất hay rồi, vậy bây giờ các con có nhận xét gì về các bạn của đội hoa cúc nào?
+ Đội trình diễn tiếp theo đố các con biết đó là đội nào nhé.
Đoán xem! Đoán xem!
+ Đoán xem đội có bông hoa màu hồng đó là nào các con nhỉ ?
+Tiếp theo chương trình văn nghệ cô xin mời đội hoa hồng sẽ lên hát.
( Cô cho trẻ nhận xét đội hoa hồng)
+ Chắc đội hoa sen cũng rất mong đến phần thể hiện tài năng của mình sau đây cô xin mời đội hoa sen
( Trong khi trẻ hát chú ý bao quát và sửa sai cho trẻ, sau mỗi lần trẻ hát cô cho các bạn nhận xét các bạn trong tổ)
+ Vừa rồi cô thấy 3 đội thi đua nhau hát và vỗ tay rất giỏi rồi bây giờ cô mời từng nhóm một lên thi tài hát hay của mình nào?
- Nhóm hát:
+ Mời nhóm bạn gái nào? 
( Mời 1 trẻ lên tự chọn bạn hát cùng )
+ Các bé thấy nhóm bạn gái hát như thế nào?
+ Và tiếp theo chương trình mời nhóm bạn trai. ( Mời 1 bạn trai lên và mời thêm 3 bạn trai nữa cùng hát cùng )
+ Bây giờ cô mời bạn trai và các bạn gái sẽ giao lưu với nhau được không?
 + Cô sẽ mời nhóm bạn trai và nhóm bạn gái lên thể hiện.
+ Các bạn gái hát rất là hay, các bạn trai hát rất đúng nhạc, đúng lời xin chúc mừng các bé.
- Cá nhân trẻ hát
+ Bé nào muốn thể hiện tài năng của mình nào?
Cô thấy bé nào cũng nóng lòng muốn thể hiện tài năng của mình đấy. 
+ Cô mời 2 - 3 trẻ lên thể hiện bài hát 
( Sau mỗi lần hát cô động viên, khuyến khích trẻ hát ) 
- Cô sửa sai cho trẻ khi trẻ hát.
- Cô và các bé vừa thể hiện bài hát gì?
=> Cô và các bé vừa thể hiện bài hát “ Cô và mẹ ” Bài hát như một lời ca ngợi về cô giáo đối với các cháu, vậy có bạn nào biết bài thơ nào nói về cô giáo không?
- Cô và các con cùng đứng thể hiện bài thơ “ Cô và cháu ” để tặng các cô chú bác sĩ và các vị đại biểu nào?
Trò chơi: Ai nhanh 
nhất
- Và kết thúc chương trình sẽ là phần 3 phần “ Trò chơi âm nhạc”. Trò chơi mà chương trình đưa ra là trò chơi “ Ai nhanh nhất ”
- Để chơi được trò chơi này các đội chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chơi nhé.
+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được nhảy vào 1 vòng, bạn nào chậm chân không nhảy được vào vòng sẽ phải nhảy lò cò một vòng xunh quanh các bạn
+ Cách chơi: Cô chuẩn bị 6 chiếc vòng và cô sẽ mời nhóm bạn có số lượng nhiều hơn số vòng lên chơi, nhiệm vụ của các bạn là sẽ đi xung quanh vòng vừa đi vừa hát các bài hát về chủ đề khi cô vỗ tiếng xắc xô mạnh và nhanh thì các con phải nhanh chân nhảy vào vòng và bạn nào không nhanh chân nhảy được vào vòng của mình thì bạn đó phải nhảy lò cò 1 vòng xung quanh các bạn.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ.
- Các bé vừa chơi trò chơi gì
3. Kết thúc: 
Qua 3 phần chơi ban tổ chức nhận thấy các đội chơi rất giỏi:
+ Đội hoa hồng hát rất đều, trả lời các câu hỏi rất chính xác.
+ Đội hoa sen hát rất đúng nhạc và chơi trò chơi rất đúng luật
+ Đội hoa sen: Các bé rất đoàn kết trong khi chơi, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi, hát rất hay.chương trình xin có lợi khen ngợi ba đội chơi.
Các bé ơi, chương trình giao lưu văn nghệ rất vui, các con được thể hiện tài năng của mình, và chơi trò chơi rất giỏi, kết thúc chương trình văn nghệ ngày hôm nay cô xin kính chúc quý vị đại biểu các bé mạnh khỏe, vui vẻ
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
MẠNG NỘI DUNG
Vẻ bề ngoài của mẹ
Mẹ là ai
MẸ CỦA CHÚNG MÌNH
Sở thích của mẹ
Mẹ thường làm gì
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Mẹ là ai
Quan sát
Trò chuyện
Vẻ bề ngoài của mẹ
Quan sát
Trò chuyện
Mẹ thường làm gì
Quan sát
Trò chuyện
Lập bảng
Sở thích của mẹ
Quan sát
Trò chuyện
CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
- Hôm sau cô sẽ chuẩn bị cho lớp mình t

File đính kèm:

  • docxTUAN 20 ME CUA CHUNG MINH sang.docx