Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 5 - Chủ đề: Quần áo của bé - Năm học 2018-2019
- Quan sát một số ngôi nhà, cách sắp xếp đồ dùng trong gia đình hoạt động của gia đình.
- TCVĐ: Tìm đúng nhà mình, tìm đúng số nhà.
- Cho trẻ chơi vẽ ngôi nhà trên sân trường.Vận động mèo đuổi chuột
- Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé,khu vườn nhà bé
- Góc phân vai: Nấu ăn.Gia đình, mẹ con.
- Góc học tập: Vẽ ngôi nhà của bé, tìm chữ cái e,ê trong bài thơ
- Góc nghệ thuật: Hát múa, tô màu về chủ đề.
- Góc thư viện: Cho trẻ xem tranh ảnh về chủ điểm gia đình
- Góc thiên nhiên : Chăm sóc vườn cây nhà bé
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 5 (TỪ NGÀY 1/10/2018 ĐẾN 5/10/2018) Hoạt động Thứ 2 1/10/2018 Thứ 3 2/10/2018 Thứ 4 3/10/2018 Thứ 5 4/10/2018 Thứ 6 5/10/2018 Chủ đề Quần áo của bé Đón trẻ Biết chào hỏi lễ phép Nghe nhạc thiếu nhi TDBS Tập với bài: “ Cả nhà thương nhau” Động tác: Thở 2, tay 2, chân 2, bụng 1, bật 2. Trò chuyện sáng Trò chuyện về chủ đề : Mở chủ đề - Biết sự thay đổi trong sinh hoạt của con người theo thời tiết - Biết một số thông tin về bản thân: Họ tên bản thân -Nói rõ ràng, mạch lạc để người khác hiểu được. Giờ học TDCK - Ném xa bằng một tay – Bật xa 45 cm Khám phá: Trò chuyện về quần áo của bé Truyện: Ba cô gái Toán: Bên phải, bên trái, ở giữa - Dạy hát kết hợp vỗ tay bài gõ đệm theo nhịp:Cả nhà thương nhau: Ngoài trời - Quan sát một số ngôi nhà, cách sắp xếp đồ dùng trong gia đình hoạt động của gia đình. - TCVĐ: Tìm đúng nhà mình, tìm đúng số nhà. - Cho trẻ chơi vẽ ngôi nhà trên sân trường.Vận động mèo đuổi chuột Chơi góc - Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé,khu vườn nhà bé - Góc phân vai: Nấu ăn.Gia đình, mẹ con.... - Góc học tập: Vẽ ngôi nhà của bé, tìm chữ cái e,ê trong bài thơ - Góc nghệ thuật: Hát múa, tô màu về chủ đề. - Góc thư viện: Cho trẻ xem tranh ảnh về chủ điểm gia đình - Góc thiên nhiên : Chăm sóc vườn cây nhà bé Vệ sinh Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. Sinh hoạt chiều * TDCMM HĐP Kistmast: Lớp Lá 1 Thực hiện trong vở LQCC trang 2 * TDCMM HĐP Kistmast: Lớp Lá 2 Cho trẻ vẽ tô màu về quần áo của bé * TDCMM HĐP Kistmast: Lớp Lá 3 *Thực hiện vở làm quen với toán * TDCMM HĐP Kistmast: Lớp Lá 4 * Cô cho trẻ hoạt động góc * TDCMM *đóng chủ đề Trả trẻ - Biết dọn đồ dùng, đồ chơi trước khi ra về. - Nghe nhạc thiếu nhi. - Tăng vốn từ mới. THỂ DỤC BUỔI SÁNG ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 2 – TAY 2 – CHÂN 2 – BỤNG 1 - BẬT 2 I.Mục đích-yêu cầu: - Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân - Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung. - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển. II.Chuân bị: - Sân bãi rộng, sạch sẽ. - Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm. III.Tổ chức hoạt động: 1.Khởi động. Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “cả nhà thương nhau”theo các kiểu đi. Cô đi ngược chiều quan sát trẻ . 2.Trọng động. +Tập BT phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc. *Động tác hô hấp 2: Thổi cháo TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi đầu không cúi. - Hai tay khum trước miệng tưởng tượng đang bưng bát cháo nóng, muốn ăn phải thổi nguội. *Động tác tay – vai 2: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay, ngón tay để trên vai (có thể tập với nơ). TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi. - N1: Bước chân trái sang bên một bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa ngang lòng bàn ngửa. - N2: Gập khuỷu tay, ngón tay chạm vai - N3: Như nhịp 1 - N4: Về tư thế chuẩn bị. - N5,6,7,8: Thực hiện như trên, đổi chân. *Động tác chân 2: Bước khuỵu 1 chân sang bên, chân kia thẳng (có thể tập với cờ, nơ, cành lá, khối gỗ) TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay chống hông. - N1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, 2 tay đưa ngang lòng bàn tay sấp. - N2: Khuỵu gối trái, chân phải thẳng, 2 tay đưa trước, lòng bàn sấp. - N3: Như nhịp 1. - N4: Về tư thế chuẩn bị - N5,6,7,8: Đổi bên. *Động tác bụng – lườn 1: Cúi gập người về trước, ngón tay chạm mu bàn chân ( có thể tập với cờ hoặc nơ) TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi. - N1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, 2 tay đưa cao, lòng bàn tay hướng phía trước. - N2: Cúi gập người về phía trước, ngón tay chạm mu bàn chân ( nếu cầm dụng cụ: cờ, vòng thì có thể đặt hoặc gõ xuống sàn, nhịp 2 tiếp sau nhặt lên) - N3: Như nhịp 1 - N4: Về tư thế chuẩn bị - N5,6,7,8: Như trên, đổi bước chân sang bên. *Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân ( có thể tập với khối gỗ, vòng). TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi. - N1: Bật dạng 2 chân sang 2 bên ( rộng bằng vai), 2 tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp. - N2: Về TTCB - N3: Như N1 - N4: Về TTCB - N5,6,7,8: Tiếp tục như trên. - Trò chơi : Uống nước chanh. 3. Hồi tĩnh - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng. - Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục. Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm 2018 GIỜ HỌC THỂ DỤC ĐỀ TÀI: NÉM XA BẰNG 1 TAY, BẬT XA 45 CM I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cách ném xa bằng 1 tay, bật xa 45cm - Dạy trẻ phối hợp chân, tay nhịp nhàng. - Chú ý trong tiết học II. Chuẩn bị: - Kẻ sàn tập III. Tổ chức hoạt động: 1. Khởi động: Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi khom khoảng 2 phút. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 2. Trọng động: * Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cô theo nhạc “Cả nhà thương nhau” **Động tác hô hấp 2: Thổi cháo *Động tác tay – vai 2: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay, ngón tay để trên vai (có thể tập với nơ). *Động tác chân 2: Bước khuỵu 1 chân sang bên, chân kia thẳng (có thể tập với cờ, nơ, cành lá, khối gỗ) *Động tác bụng – lườn 1: Cúi gập người về trước, ngón tay chạm mu bàn chân ( có thể tập với cờ hoặc nơ) *Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân ( có thể tập với khối gỗ, vòng). Cho trẻ tập như thể dục buổi sáng * Vận động cơ bản: - Cho trẻ đứng thành hai hang ngang quay mặt vào nhau ném xa bằng 1 tay - Cô làm mẫu: + Lần 1 + Lần 2: Khi nghe hiệu lệnh chuẩn bị cô bước ra trước vạch xuất phát. - TTCB: Đứng chụm chân, hai tay chống hông. Nhún chân bật mạnh về phía trước 45 cm. Đến vạch kẻ thứ 2, cô cầm túi cát bằng tay phải để ngang tầm mắt. Đứng chân trước chân sau. Khi nghe hiệu lệnh tay phải cầm túi cát đưa vòng qua đầu ném mạnh về phía trước. Sau khi ném xong cô chạy nhanh lên nhặt túi cát bỏ vào rổ rồi về cuối hàng đứng. - Cô cho 2 trẻ lên thực hiện * Trẻ thực hiện: - Cho lần lượt trẻ lên thực hiện - Cô chú ý quan sát, nhắc nhở trẻ thực hiện và sửa sai cho trẻ *Trò chơi: “Chim bay cò bay” 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng. Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2018 GIỜ HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: TRÒ CHUYỆN VỀ QUẦN ÁO CỦA BÉ Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2018 GIỜ HỌC TRUYỆN TRUYỆN: BA CÔ GÁI I. Mục đích yêu cầu - Trẻ hiểu trình tự câu truyện “Ba cô gái”, nắm được trình tự diễn biến câu truyện. - Biết cách thể hiện tính cách nhân vật qua ngôn ngữ, biểu cảm, giọng điệu và cử chỉ. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc - Trẻ có thể thể hiện được từng lời thoại của nhân vật qua nhiều giọng điệu khác nhau. - Tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức. - Biết hợp tác và giúp đỡ bạn trong cùng nhóm, lớp. - Giáo dục trẻ có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. II. Chuẩn bị - Nội dung câu truyện - Lớp học sạch sẽ, thoáng mát. - Tranh minh họa. - Các đồ dùng cần thiết cho những nhân vật trong truyện “Ba cô gái” (mũ đội đầu, mô hình rối...) III. Tổ chức hoạt động Ổn định và giới thiệu truyện. - Gợi nhớ tên câu truyện, tạo tình huống. +Nào bây giờ lớp mình cùng hát bài “Vào rừng hoa” và cùng đi dạo vào rừng hoa với cô nha! “khụ khụ!” Ôi! Hình như cô nghe thấy 1 âm thanh kì lạ trong khu rừng hoa thì phải. A! Hình như đó là tiếng ho của một bà lão phát ra từ một ngôi nhà gần đây thì phải, các con cùng lắng nghe với cô nào. “Sóc con ngoan, Sóc hãy đưa thư cho ba cô con gái của ta và báo với chúng là ta đang ốm. Báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé! Sóc con nhanh nhảu đáp: Vâng ạ!” A! Các con có nhận thấy câu nói vừa rồi của bà lão và Sóc con rất là quen thuộc không nào? Giống với câu chuyện gì mà lớp mình đã được học rồi nhỉ? Nào lớp mình ai có thể cho cô biết đó là lời thoại của nhân vật nào, trong câu truyện gì không nè! Đúng rồi! Vậy diễn biến tiếp theo của câu chuyện như thế nào lớp mình có muốn biết không! Vậy bây giờ lớp mình cùng ngồi xuống và nghe cô kể lại câu chuyện cho lớp mình nghe nha! Nội dung: - Kể chuyện lần 1 kết hợp tranh minh họa - Kể chuyện lần 2 kêt hợp múa rối - Giáo dục: Qua câu chuyện vừa rồi giáo dục trẻ biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Kính trọng lễ phép với người lớn tuổi. - Đàm thoại: + Trong câu chuyện vừa rồi có những nhân vật nào? + Người mẹ đã nói gì với sóc? Bạn nào có thể thể hiện lại lời thoại và giọng điệu của mẹ và sóc khi người mẹ nhờ sóc đưa thư cho cô và các bạn nghe được không nào? (mời 2-3 trẻ) + Sóc đã nói gì khi đưa thư đến nhà cô chị cả? Cô chị cả đã nói gì khi đọc xong thư? + Cô chị cả đã biến thành con gì? + Sóc đưa thư đến nhà cô chị 2, cô chị 2 đã nói gì khi đọc xong thư? Chuyện gì đã xảy ra sau khi sóc bỏ đi? + Thái độ của sóc ra sao? Và sóc đã nói gì với 2 cô chị? + Cô út đã làm gì sau khi nghe mẹ bệnh? Sóc đã nói gì khi thấy cô út vội vàng về thăm mẹ? + Giọng điệu của 3 cô gái như thế nào khi nghe tin mẹ mình đang bị bệnh? Bạn nào có thể thể hiện lại giọng điệu đó cho cô và các bạn cùng nghe nào? + Trong câu chuyện con thích ai nhất? Vì sao? *Cho trẻ đóng kịch - Hôm nay lớp mình rất là ngoan, rất là giỏi, nhớ được tất cả các lời thoại của những nhân vật trong truyện. Vậy bây giờ lớp mình có muốn được hóa thân thành những nhân vật trong câu chuyện của cô không nè! (cô có thể chỉ định nhân vật cho trẻ đóng kịch, cho trẻ đóng 1-2 lần). - Giáo dục trẻ ngồi xem kịch phải trật tự không được làm ồn. - Người dẫn chuyện(cô), cho trẻ diễn kịch, trẻ tự giới thiệu vai của mình. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét và tuyên dương. - Củng cố và giáo dục. Thứ năm ngày 04 tháng 10 năm 2018 GIỜ HỌC TOÁN ĐỀ TÀI: BÊN PHẢI, BÊN TRÁI, Ở GIỮA I Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết được phía phải, phía trái, ở giữa của đối tượng, có sự định hướng - Xác định được phía phải, phía trái, ở giữa của bản thân và đối tượng khác. - Giáo dục trẻ chăm chỉ học tập biết giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận. II: Chuẩn bị: - Cô: Búp bê, ô tô, máy bay to, hai khối gỗ giống của trẻ. - Trẻ: Mỗi trẻ một đồ chơi xe ô tô, máy bay, tàu, một khối vuông, 1 khối chữ nhật. III: Tổ chức hoạt động: 1: Ổn định trò chuyện - Cô gọi trẻ lại gần và cùng hát bài “ Múa cho mẹ xem”. + Cô và các con vừa hát bài gì ? + Bài hát nói về cái gì ? + Chúng ta dùng gì múa cho mẹ xem? + Mỗi con người chúng ta có mấy bàn tay ? + Muốn để cho tay, chân chúng mình luôn sạch sẽ các con phải làm gì ? → Các con vừa hát bài hát nói về tay phải, tay trái của chúng mình múa cho mẹ xem đấy. Vậy để các con nhận biết và xác định được tay phải, tay trái của. Giờ học toán hôm nay cô cho các con xác định tay phải, tay trái. Phân biệt To hơn – Nhỏ hơn nhé. 2/Nội dung hoạt động: * Hoạt động 1: Nhận biết tay phải – tay trái. - Cô hỏi bên phía tay phải bé có gì? Tay trái bé có gì? Vàng đỏ - Cô cho trẻ chơi “ Tiếng hát ở đâu” để trẻ nhận biết tay phải, tay trái của mình và của bạn. Xác định tay phải, tay trái của mình và đối tượng khác. Cô đặt ô tô, búp bê, máy bay theo thứ tự hàng ngang, rồi cho từng trẻ xác định đâu là phía phải. Phải trái của đối tượng theo thứ tự của các đồ vật. Xác định đồ vật nào ở giữa. Tiếp theo cô đặt 3 đồ vật để trẻ tiếp tục xác định được phía phải và phía trái của đối tượng, có thể cô thay đổi hướng của 3 đồ vật để trẻ luyện tập xác định các hướng cho trẻ. Cho trẻ lấy đồ vật theo yêu cầu của cô để ở phía phải và phía trái của mình. * Hoạt động 3: Luyện tập nhận biết tay phải táy trái.. Cô cho lấy đồ vật xếp ra bàn theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Cháu hãy xếp ô tô ở giữa, bên phải của máy bay là khối vuông, bên trái của máy bay là khối chữ nhật, sau đó cô lại yêu cầu trẻ xếp thay đổi vị trí của đồ vật đó sang hai hướng khác nhau. Cho hai cháu lên đứng cạnh cô và hỏi trẻ bạn nào đứng bên tay phải của cô, bạn nào đứng bên tay trái của cô. * Cô sẽ thưởng cho các con trò chơi “ Thi xem ai nhanh ” - Khi cô yêu cầu các con cầm hình màu nào bằng tay nào thì chúng mình phải nhanh tay cầm hình màu đó giơ lên và nói thật to nhé. + Hình màu vàng, tay phải.- Trẻ cầm hình giơ cao và đọc to + Hình màu đỏ, tay trái. ( Cho trẻ chơi 2 – 3 lần, cô kiểm tra kết quả, động viên khen trẻ kịp thời ) - Bây giờ khó hơn một chút các con chú ý lắng nghe nhé. + Màu vàng. - Tay phải + Màu đỏ. - Tay trái ( Cho trẻ chơi 2 – 3 lần, cô kiểm tra kết quả, động viên khen trẻ kịp thời ) * Hoạt động 3: Trò chơi. Xây dựng nhà cho bé. Cô cho cháu xây nhà đội 1 xây nhà bên tay phải của cô, đội 2 xây nhà bên tay trái của cô. Cô cho 3 tổ thi đua nhau xây ngôi nhà cho bé bên phải có cây xanh, bên trái có trồng hoa. Cô đo kiểm tra và nhận xét khen trẻ, cô cho các cháu đứng thành 3 hàng dọc các cháu chý ý khi lên xây cháu phải bật qua rãnh nước sau đó lấy dụng cụ để xây. Đội nào xây nhanh và đúng theo yêu cầu của cô là đội đó thắng cuộc. Cháu xây xong cô cùng các cháu đi tham quan công trình xây dựng. 3: Kết thúc: Cô cho các cháu hát bài “ Đường em đi” Thứ sáu ngày 05 tháng 10 năm 2018 GIỜ HỌC HÁT ĐỀ TÀI: DẠY HÁT KẾT HỢP VỖ TAY VÀ GÕ ĐỆM THEO NHỊP BÀI “CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU” I Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết vỗ tay theo đúng nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh một cách thành thạo. - Rèn kỹ năng ca hát và vỗ tay đúng nhịp cho trẻ. - Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình. II. Chuẩn bị - Máy tính, ti vi, loa, nhạc bài hát: “ Cả nhà thương nhau” , “ Niềm vui gia đình” - Mũ âm nhạc, xắc xô, mũ thỏ đủ cho trẻ III. Tổ chức hoạt động: 1. Giới thiệu bài Chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé yêu âm nhạc” với chủ đề “Gia đình thân yêu” của bé ngày hôm nay. - Đến với chương trình ngày hôm nay cô Thỏ Ngọc xin chân trọng giới thiệu các vị đại biểu. và một thành phần không thể thiếu đó là sự có mặt của 3 gia đình: + Gia đình Thỏ Trắng + Gia đình Thỏ Nâu + Gia đình Thỏ Hồng - Chương trình: “Bé yêu âm nhạc” hôm nay gồm 3 phần: + Phần thứ nhất: Tài năng âm nhạc + Phần thứ hai: Trò chơi âm nhạc + Phần thứ ba: Quà tặng âm nhạc 2. Nội dung: - Mở màn cho chương trình âm nhạc ngày hôm nay, chúng ta sẽ đến với phần chơi: “Tài năng âm nhạc” ở phần chơi này ban tổ chức tặng cho chúng mình một món quà( Cô bật nhạc bài “ Cả nhà thương nhau”) + Chúng mình vừa nghe giai điệu của bài hát gì? + Bài hát của tác giả nào? - Để cho không khí sôi động hơn, cô Thỏ Ngọc xin mời các gia đình đứng lên hát bài hát này. - Bài hát cả nhà thương nhau nói về tình cảm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau rất gần gũi và thân thương. Để tình yêu đó thể hiện một một các trọn vẹn hơn cô sẽ vừa hát và vỗ tay theo nhịp bài hát này. * Cô VTTN mẫu + Cô VTTN trước cho trẻ quan sát 1 lần Bây giờ chúng mình sẽ cùng thể hiện tài năng âm nhạc của mình bằng cách vỗ tay theo nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau”, để thể hiện tốt tài năng đó chúng mình hãy quan sát cô Thỏ Ngọc hướng dẫn nhé! + Cô VTTN lần 2 kết hợp phân tích động tác: Đầu tiên cô mở tay ra, khi bắt đầu vào nhịp cô sẽ vỗ tay vào từ đầu tiên và mở ra ở từ tiếp theo. Sau đó vỗ vào, mở ra theo nhịp 1, 2. Cứ như vậy cô vỗ tay đến hết lời bài hát. * Cho trẻ thực hiện VTTN - Trước khi bước vào phần thể hiện tài năng của các gia đình, thì các gia đình sẽ phải luyện tập thật chăm chỉ. Cho cả lớp VTTN 2 lần ( Thay đổi các hình thức) - Cô Thỏ Ngọc xin mời phần thể hiện tài năng âm nhạc của các gia đình Thỏ. (Mỗi tổ VTTN 1 lần) - Đại diện các thành viên trong các gia đình sẽ lên giao lưu. - Cô tổ chức cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa vỗ tay theo nhịp bài hát, sau đó trở về chỗ của mình - Cô nhận xét khen trẻ, chú ý sửa sai cho trẻ. Trò chơi: “ Tai ai tinh” - Các gia đình đã thể hiện rất xuất sắc tài năng của mình rồi và tiếp theo xin mời các gia đình sẽ đến với phần hai của chương trình đó là phần chơi ‘ Trò chơi âm nhạc” - Với phần trò chơi âm nhạc này các thành viên gia đình sẽ phải đội mũ âm nhạc và đoán tên bạn hát. Nếu bạn nào không đoán được đúng tên bạn sẽ phải nhảy lò cò. - Tổ chức cho trẻ chơi ( 3 – 4 lần, chú ý gọi trẻ ở cả 3 độ tuổi). Nghe hát “ Niềm vui gia đình” - Xin mời các gia đình bước vào phần thứ 3: “ Quà tặng âm nhạc” - Cho trẻ xem video bài hát “ Niềm vui gia đình”. - Nghe ca khúc “ Niềm vui gia đình” của tác giả: “ Hoàng Vân” cô Thỏ Ngọc thấy tình cảm sâu sắc trong gia đình không gì có thể sánh được, đó là tình yêu, sự quan tâm và sẻ chia vui buồn, hạnh phúc của những người thân dành cho nhau. Cô Thỏ Ngọc muốn hát tặng các gia đình bài hát này.( Cô khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng) 3. Kết thúc: Bài hát cũng đã khép lại chương trình, Cô Thỏ Ngọc xin chúc các vị đại biểu, các gia đình sức khỏe, hạnh phúc và luôn dành cho nhau những tình cảm yêu thương sâu sắc nhất để cho mái ấm gia đình mình luôn tràn đầy tiếng cười và tình yêu thương. Xin chào và hẹn gặp lại. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ Quần áo bạn nam MẠNG NỘI DUNG Quần áo bạn nữ Quần áo mùa đông QUẦN ÁO CỦA BÉ Cách mặc quần áo Quần áo mùa hè Cách giữ gìn quần áo MẠNG HOẠT ĐỘNG Quần áo bạn nam Quan sát Trò chuyện Lập bảng Quần áo bạn nữ Quan sát Trò chuyện Lập bảng Quần áo mùa hè Quan sát Trò chuyện Lập bảng Quần áo mùa đông Quan sát Trò chuyện Lập bảng Cách mặc quần áo Quan sát Trò chuyện Thực hành Cách giữ gìn quần áo Quan sát Trò chuyện Lập bảng MỞ CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ: QUẦN ÁO CỦA BÉ I. Yêu cầu: - Trẻ biết được đặc điểm của quần áo theo mùa - Trẻ mạnh dạn, tự tin - Trẻ ngoan, chú ý, hứng thú với gợi ý của cô. II.Chuẩn bị : - Một số câu hỏi để gợi ý trẻ III.Tổ chức hoạt động: 1.Ổn định trò chuyện : - Cô đọc câu đố: Có cổ mà chẳng có đầu, Có tay, chẳng thấy chân đâu mới tài! Dù là già, gái, trai, Mùa đông, mùa hạ ai ai cũng cần? Là cái gì? 2. Nội dung: - Áo, quần dùng để làm gì? - Chúng mình hãy quan sát xem hôm nay các bạn lớp mình mặc những loại quần áo gì? - Con thích mặc những loại quần áo nào? - Quần áo của bạn nam thì như thế nào nhỉ ? - Thế quần áo của bạn nữ thì sao? Có giống quần áo của bạn nam không? . - Quần áo của bạn nam và bạn nữ có gì khác nhau? - Mùa hè chúng mình thường mặc quần áo gì nào ? - Thế còn mùa đông thì sao? - Bạn nào biết chúng mình phải làm thế nào để quần, áo luôn được đẹp? - Vậy bạn nào biết cách mặc quần, áo như thế nào cho đúng cách không ? Bạn nào biết nào! - À! Để biết cách mặc quần, áo như thế nào cho đúng cách , hôm sau cô sẽ cùng các con khám phá những quần áo của chúng mình nhé! 3 Kết thúc : Giáo dục trẻ yêu trường mến lớp, thân ái đoàn kết với bạn bè. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - Cô cùng cháu chuẩn bị chỗ treo quần áo để làm cửa hàng quần áo. - Cho trẻ thảo luận và lựa chọn trang phục của mình để làm cửa hàng quần áo. - Cho trẻ bàn bạc xem cần chuẩn bị những gì: Bảng, kéo, hồ dán. GIỜ HỌC KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: QUẦN ÁO CỦA BÉ (Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống : Quan sát, trò chuyện) I. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết và phân biệt được quần áo dành cho nam và nữ. - Trẻ biết 1 số loại quần áo dành cho mùa đông và mùa hè. - Trẻ biết cách mặc quần áo theo mùa. - Trẻ biết cách giữ gìn quần áo cẩn thận, không bôi bẩn II. Chuẩn bị - Một số quần áo. - Tranh ảnh về trang phục của 2 mùa: mùa hè và mùa đông. - Báo, tờ rơi về quần áo. - Bảng. - Kéo, keo. III. Tổ chức hoạt động: - Các con à! Các con có biết hôm nay lớp mình có điều gì mới không nào? - Đúng rồi cô mới làm trưng bày cửa hàng bán quần áo cho chúng mình đấy. Các con thấy có đẹp không nào? - Các con có muốn được ngắm nhìn những bộ quần áo đẹp của các con không ? - Vậy cô mời các con cùng cô đi thăm 1 cửa hàng quần áo trẻ em. Các con đồng ý không nào? - Cô cho trẻ quan sát 2 cửa hàng thời trang trẻ em dành cho mùa hè và mùa đông. Kết hợp trò truyện về trang phục dành cho 2 mùa. - Các con hãy nhìn 2 bạn trai và gái làm mẫu của cửa hàng và nói với cô xem 2 bạn ấy mặc áo như thế nào? - Đúng rồi 2 bạn ấy mặc áo cộc tay. Thế còn bạn trai mặc quần gì nào? - À bạn ấy mặc 1 cái quần ngắn hay còn gọi là quần sóoc. Còn bạn gái nào? - Cô thấy bạn ấy mặc chiếc váy rất đẹp. - Và theo quan sát của cô các bạn ấy mặc trang phục rất thoáng mát và trang phục đó dành cho mùa gì các con?( mùa hè) - Đúng rồi đó là trang phục dành cho mùa
File đính kèm:
- TUAN 5 QUAN AO CUA BE - sáng.docx