Kế hoạch giáo dục lớp mầm - Chủ đề: Bản thân

I . MỤC TIÊU :

1. Phát triển thể chất :

* Dinh dưỡng và sức khỏe :

- Biết được lợi ích của môi trường trong sạch với sức khỏe, ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và bữa ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ chất, đảm bảo vệ sinh đối với sức khỏe bản thân.

- Giữ gìn vệ sinh cơ thể , luyện kỹ năng lau mặt, đánh răng bằng xà phòng.

- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm đau: sốt, đau bụng và cách phòng tránh.

- Nhận biết và tránh một số nơi nguy hiểm, vật dụng nguy hiểmđối với bản thân.

* Vận động :

- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trogn việc vệ sinh cá nhân , sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày( bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng dao, kéo )

- Có kỹ năng thực hiện một số vận động : Đi bước dồn trước trên ghế thể dục , bật xa 45- 50cm ; đập bóng xuống sàn và bắt bóng . Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m.

- Phát triển sự phối hợp vận động các giác quan( Mắt , tai, mũi , miệng)

 

doc100 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp mầm - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : “ BẢN THÂN”
(Thực hiện trong 4 tuần , từ ngày 4/10 đến ngày 29/10/2010)
I . MỤC TIÊU :
Phát triển thể chất :
* Dinh dưỡng và sức khỏe : 
- Biết được lợi ích của môi trường trong sạch với sức khỏe, ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và bữa ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ chất, đảm bảo vệ sinh đối với sức khỏe bản thân.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể , luyện kỹ năng lau mặt, đánh răng bằng xà phòng.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm đau: sốt, đau bụng và cách phòng tránh.
- Nhận biết và tránh một số nơi nguy hiểm, vật dụng nguy hiểmđối với bản thân.
* Vận động :
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trogn việc vệ sinh cá nhân , sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày( bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng dao, kéo)
- Có kỹ năng thực hiện một số vận động : Đi bước dồn trước trên ghế thể dục , bật xa 45- 50cm ; đập bóng xuống sàn và bắt bóng . Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m.
- Phát triển sự phối hợp vận động các giác quan( Mắt , tai, mũi , miệng)
2. Phát triển nhận thức:
* KPKH:
- Phát triển ở trẻ tính tò mò , ham hiểu biết , tích cực tìm tòi khám phá một số bộ phận trên cơ thể 
- Biết sử dụng các giác quan để tìm tòi , khám phá thế giới xung quanh.
- Phân biệt chức năng của các giác quan và các bộ phận khác trên cơ thể.
- Có một số hiểu biết về bản thân, về các bộ phận bên ngoài và mộ số bộ phận bên trong , một số tác dụng của các bộ phận đó.
- Nói được sở thích, khả năng của bản thân và của bạn khác , mình giống và khác các bạn khác qua các đặc điểm giới tính, hình dáng bên ngoài, quần áo, sở thích , kiểu tóc, màu da, cao thấp gầy béo , khả naqng , vị trí của bản thân trong gia đình..)
- Biết được chức năng , tác dụng và cách bỏa vệ các bộ phận cơ thể , các giác quan và mối liện hệ giữa các bộ phận cơ thể với nhau.
* Toán:
- Trẻ nhận biết thành thạo , đếm so sánh , phân loại các bộ phận trên cơ thể trong phạm vi 5.
- Biết nhận biết đếm, thêm bớt các nhóm đối tượng trong phạm vi 6.
- Biết đếm bằng các giác quan( nghe tiếng động, sờ tay, nhìn )
- Biết xác định vị trí không gian( phía phải, phía trái so với bản thân trẻ và so với bạn khác )
- Đo chiều cao của bản thân và các bạn bằng đơn vị đo nào đó.
3. Phát triển ngôn ngữ :
- Nghe và làm theo hai lời chỉ dẫn liên tiếp khác nhau.
- Nghe và hiểu nội dung chuyện kể , chuyện đọc , thơ có nội dung liên quan đến chủ đề bản thân .
- Trả lời các câu hỏi chỉ nguyên nhân , so sánh và liên hệ bản thân.
- Kể lại sự việc rõ ràng , mạch lạc. Biết sử dụng từ ngữ phù hợp kể về bản thân , về những người thân,hiểu được những suy nghĩ của mình. Bày tỏ tình cảm , nhu cầu của bản thân bằng các câu đơn , câu ghép khác nhau.
- Kể chuyện theo tranh, biết sử dụng các từ có hình ảnh.
- Nhận dạng và phát âm 4-5 chữ cái, tìm chữ cái trong các từ chỉ tên bộ phận cơ thể và thẻ tên.
- Làm quen chữ viết , phát âm rõ ràng , phát âm chuẩn trong các âm riêng lẻ trong từ.
Một số kỹ năng cho việc đọc viết các chữ cái a , ă, â, o , ô, ơ. Biết một số chữ cái trong họ , tên của mình, các bạn, tên gọi một số bộ phận cơ thể , sao chép tên của mình.
- Cách đọc , cách giữ và bảo vệ sách truyện .
- Mạnh dạn , lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói.
4. Phát triển thẩm mỹ :
- Nhân biết những vẻ đẹp khác nhau về hình dạng , trang phục của bản thân, và của các bạn.
- Trẻ biết vận dụng, phối hợp các kỹ năng xé, vẽ dán, tô màuđể tạo thành sản phẩm tạo hình về các bộ phận và các giác quan.
- Luyện kỹ năng tô màu , nặn , xé dán về các bộ phận , các giác quan.
- Phối hợp các kỹ năng, phương tiện , dụng cụ , vật liệu phong phú, phù hợp với điều kiện địa phương để tạo ra sản phẩm vẽ , nặn , xé dán , chắp ghép những hình ảnh về bản thân, nhu cầu , sở thích với màu sắc, kích thước , hình khối phù hợp.
- Hát và vận động nhịp nhàng, tình cảm theo nhác và giai điệu bài hát về chủ đề bản thân, tập sử dụng các dụng cụ gõ, đệm đa dạng theo tiết tấu.Thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hành động múa , hát ..về chủ đề bản thân.
- Biết làm đẹp cho bản thân qua việc tự chải đầu gọn gàng, mặc quần áo, tự đi dép và thắt buộc dây giày.
- Yêu thích cái đẹp, có khả năng cảm nhận cái đẹp bản thân qua 1 số tác phẩm tạo hình ,múa hát.
5. Phát triển tình cảm xã hội.
- Biết thể hiện và cảm nhận các cảm xúc khác nhau của bản thân và của những người xung quanh qua lời nói , cử chỉ, hành động, sắc thái nét mặt.
- Biết giúp đỡ mọi người xung quanh, biết lắng nghe và trả lời lễ phép.
- Bộc lộ suy nghĩ và cảm nhận của trẻ với môi trường xung quanhqua cử chỉ , lời nói, điệu bộ.
- Biết ứng xử phù hợp với bạn bè, với người lớn một cách phù hợp với giới tính của mình.
- Biết tôn trọng và làm theo những quy định chung của Gia Đình và Nhà trường .
- Trẻ tự tin, tự lực.
II. MẠNG NỘI DUNG 
- Phân biệt một số đặc điểm các nhân của tôi và bạn: Họ tên, tuổi,ngày sinh nhật, giới tính và những người thân trong gia đình
- Tôi và các bạn khác nhau về hình dạng bên ngoài, khả năng trong các hoạt động và sở thích riêng
- Tôi tôn trọng và tự hào về bản thân: Tôn trọng và chấp nhận sự khác nhau, sở thích riêng của mọi người.
- Tôi cảm nhận được những cảm xúc yêu, ghét, tức giận, hạnh phúc, có ứng xử và tình cảm phù hợp.
- Tôi quan tâm đén mọi người, hợp tác và tham gia cùng các bạn trong các hoạt động chung
TÔI LÀ AI
- Tôi được sinh ra và được bố mẹ, người thân chăm sóc và dần lớn lên (Trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường mầm non)
- Sự yêu thương và chăm sóc của người thân trong gia đình và ở trường
- Dinh dưỡng hợp lý, giữ dìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh
- Môi trường xanh sạch đẹp và an toàn
- Đồ dùng, đồ chơi và chơi với bạn bè
- Cơ thể tôi là một thể thống nhất do nhiều bộ phận khác nhau hợp thành và tôi không thể thiếu một bộ phận nào
- Tôi có 5 giác quan và mỗi giác quan có một chức năng riêng và phối hợp các giác quan để nhận biết mọi thứ xung quanh
- Giữ dìn vệ sinh cơ thể và bảo vệ các giác quan
CƠ THỂ TÔI
BẢN THÂN
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN & KHỎE MẠNH
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
* Thơ: “ Lời bé”, “ Tay ngoan”
* Truyện: “ Giấc mơ kỳ lạ”, “ Câu chuyện của tay trái và tay phải ”
- Tự kể và giới thiệu về mình, người thân gần gũi, bày tỏ về nhu cầu, mong muốn, sở thích, ngày sinh nhật, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Nghe, đọc thơ, kể chuyện về các nội dung: các nét tính cách, việc làm tốt, hành vi văn minh, các chức năng, hoạt động của các bộ phận, cách giữ dìn vệ sinh, tình cảm, sự chăm sóc của những người thân.
* LQCC: Làm quen, tô và chơi với chữ cái a, ă, â. Tìm chữ cái trong tên bạn, ghép tên các bộ phận trong cơ thể, chơi nu na nu nống
* Dinh dưỡng, sức khỏe:
- Tìm hiểu, chơi các trò chơi về sức khỏe, nhu cầu dinh dưỡng, luyện tập, môi trường đối với cơ thể con người
- Thực hành giữ dìn VS, chăm sóc cơ thể
* Vận động: 
- Bò bằng bàn tay và bàn chân chui qua cổng, đi trên dây, bật xa 45- 50cm, đập bóng xuống sàn và bắt bóng
- TCVĐ: “ Nhảy tiếp sức”, “ Chuyền bóng”
- Chơi VĐ thô: quay cổ tay, hái hoa, vẫy tay
- Rèn luyện các kỹ năng đi, chạy, nhảy, leo, trèo
Phát triển thể chất
Phát triển ngôn ngữ
BẢN THÂN
Phát triển nhận thức
Phát triển TC- XH
Phát triển thẩm mỹ
* Làm quen với toán:
- Ôn số lượng trong phạm vi 5, nhận biết chữ số 5
- Nhận biết số lượng, thêm bớt, tạo nhóm, tách gộp trong phạm vi 6
TC: Chơi với các con số, đếm bộ phận , giác quan của cơ thể, làm biểu đồ chiều cao, cân nặng
* Khám phá khoa học:
- Tìm hiểu các bộ phận của cơ thể bé 
- Chức năng các giác quan và các bộ phận trên cơ thể bé
Qúa trình lớn lên của bé: các món ăn, thực phẩm, môi trường đối với cơ thể bé
Phân biệt các nhóm thức phẩm
- TC: Cái túi kỳ lạ, Ai nhanh, Ai nói nhanh, Tôi vui, tôi buồn
* Âm nhạc: 
- Hát: “ Mừng sinh nhật”, “ Em là bông hồng nhỏ”, “ Vì sao mèo rửa mặt”, “Đường & chân”
- VĐ : Gõ đệm theo nhịp, minh họa
- NH:“ Năm ngón tay ngoan”, “ Cho con”, “ Ru con”, “ Em thêm một tuổi”
* Tạo hình: 
- Vẽ, năn, tô màu chân dung của bé, của bạn trai, bạn gái, Trang phục cá nhận, các loại hoa quả, món ăn
- Trang trí các biểu hiện khuôn mặt
- Làm tập san về chủ đề, thực hiện bài sách tạo hình
- Phân biệt các cảm xúc khác nhau qua cử chỉ, điệu bộ và thể hiên sự quan tâm đối với người khác bằng lời nói và hành động trong các tionhf huống chơi đóng vai “ Gia đình”, Lớp học”, “ Cửa hàng ăn uống”, “ Siêu thị”, “ Phòng khám”
- Xây dựng công viên cây xanh, vườn hoa
- Chơi “ Tôi vui, tôi buồn”, ‘ Xếp vào đúng chỗ”
- Làm sách về chủ đề
- Luyện tập tự phục vụ bản thân, don dẹp đồ chơi và vệ sinh lớp
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ : “B É GIỚI THIỆU VỀ MÌNH ”
(Thực hiện từ ngày 4 đến 8/ 10/ 1010)
Ngày
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ - TDS
Đón trẻ : Giúp trẻ dán các bức tranh lên tuờng và trò chuyện với trẻ đây là ai? bé mặc cái gì? trông bé thế nào?
Cho trẻ soi gương, quan sát trò chuyện về đặc điểm, sở thích của bản thân
TDS: Tập theo băng nhạc
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
PTNT
KPKH:
“ Bé giơí thệu về mình”
PTNN: 
“LQCC: a, ă, â”
PTTM
Tạo hình:
“ Vẽ chân dung bé”
PTNT
“ôn xác định phía trên, phía duới,phía trước. phía sau của bạn khác”
PTTM
Âm nhạc: 
Hát & VĐ: 
“ Mừng sinh nhật”
NH:” Cho con”
TC: “Thi ai nhanh” 
PTNN
Thơ:
“Xoè tay”
PTTC 
VĐCB: 
“ Đi bứoc dồn trước trên ghế thể dục”
TCVĐ: “ ai nhanh hơn”
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc đóng vai: Gia đình, phòng khám bệnh, siêu thị
- Góc âm nhạc, tạo hình: Hát các bài hát, đọc các bài thơ về chủ đề, hoàn thành bài “vẽ chân dung bé”
- Góc khoa học và toán : Chơi “Chiếc túi kỳ lạ” ( Sử dụng giác quam để đoán đồ vật theo hình dạng)
- Góc sách truyện: Kể chuyện về mình, về đặc điểm, sở thích, giới tính.
- Góc xây dựng, lắp ráp: Xây ngôi nhà của bé, xếp bé tập thể dục
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Nghe kể chuyện vê bé 
- Nhặt lá cây xếp hình bé trai, bé gái
- Chơi “ Tai ai thính”, “ Mắt ai tinh”, “ Chiếc mũi kỳ lạ”
- Chơi “ Kể xem bé nhìn thấy gì, nghe thấy gì? ”
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Làm quen thơ “ Xoè tay”, Ôn bài hát “ Mừng sinh nhật ”
- Luyện đọc diễn cảm các bài thơ về chủ đề
- Hướng dẫn chơi trò chơi KIDSMART: “Ngôi nhà toán học của nàng bò”
- Hát cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề
- Vệ sinh, nêu gương bé ngoan cuối tuần
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ : “ BÉ KHÁM PHÁ BẢN THÂN”
(Thực hiện từ ngày 11 đến 15/ 10/ 1010)
Ngày
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ - TDS
- Đón trẻ : Cho trẻ quan sát tranh bé trai, bé gái, trẻ soi gương và đặt các câu hỏi về các bộ phận, các giác quan
- Giới thiệu về thời tiết và cách ăn mặc cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe
- Trao đổi với phụ huynh về sở thích, khả năng trẻ có thể làm được
- TDS: Tập theo băng nhạc 
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
PTNT
KPKH:
“ Bé khám phá bản thân”
PTNN: 
“Tập tô: a, ă, â”
PTTM
Tạo hình:
“ Làm búp bê”
PTNT
“Ôn số lượng trong phạm vi 5, nhận biết chữ số 5”
PTTM
Âm nhạc: 
Hát & VĐ: 
“ Vì sao mèo rửa mặt”
NH: “ Năm ngón tay ngoan”
TC: “Nghe tiếng hát đoán tên bạn hát” 
PTNN
Truyện: 
“Câu chuyện của tay trái và tay phải ”
PTTC 
VĐCB: 
“ Đập bóng xuống sàn và bắt bóng”
TCVĐ: “ Về đúng nhà”
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc đóng vai: Gia đình, phòng khám bệnh, siêu thị
- Góc âm nhạc, tạo hình: Hát các bài hát, đọc các bài thơ về chủ đề
Hoàn thành bài ở vở tạo hình
- Góc khoa học và toán : Hoàn thành bài tập sách “ Bé làm quen với toán”. Đếm, phân loại, tạo nhóm trong phạm vi 5. Chơi “Chiếc túi kỳ lạ” ( Sử dụng giác quam để đoán đồ vật theo hình dạng)
- Góc sách truyện: Kể chuyện, xem tranh về các giác quan, các bộ phận trên cơ thể, xem tranh giữ dìn vệ sinh cơ thể
- Góc xây dựng, lắp ráp: Xây công viên, ngôi nhà, xếp bé tập thể dục
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Nghe kể chuyện vê cơ thể bé và bạn
- Nhặt lá cây xếp hình bé trai, bé gái
- Chơi “ Tai ai thính”, “ Mắt ai tinh”, “ Chiếc mũi kỳ lạ”
- Chơi “ Kể xem bé nhìn thấy gì, nghe thấy gì? ”
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Tổ chức các trò chơi nhận biết về các giác quan
- Tập kể chuyện “Câu chuyện của tay trái và tay phải”
- Luyện đọc diễn cảm các bài thơ về chủ đề
- Hát cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề
- Vệ sinh, nêu gương bé ngoan cuối tuần
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ : “NHU CẦU CẦN CHO BÉ” TUẦN 1
(Thực hiện từ ngày 18 đến 22/ 10/ 1010)
Ngày
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ - TDS
- Đón trẻ : Trò chuyện về những người chăm sóc bé, về nhu cầu dinh dương đối với cơ thể và sức khỏe, làm quen với 4 nhóm thực phẩm
- Quan sát tranh và đàm thoại tìm hiểu quá trình lớn lên của bé theo năm tháng, dán những hình ảnh thể hiện sự lớn lên của bé
- Trao đổi với phụ huynh về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, vệ sinh cơ thể trẻ, thói quen giữ vệ sinh cá nhân
- TDS: Tập theo băng nhạc
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
PTNT
KPKH:
“Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng cần cho bé”
PTNN: 
“Tổ chức trò chơi với chữ cái”
PTTM
Tạo hình:
“ Vẽ công viên cây xanh”
PTNT
“Số 6” ( tiết 1)
PTTM
Âm nhạc: 
Hát & VĐ: 
“Đường và chân”
NH:“Em thêm một tuổi”
TC: “Nghe tiếng hát đoán tên bạn hát” 
PTNN
Truyện: 
“Giấc mơ kỳ lạ”
PTTC 
VĐCB: 
“Bật xa 45- 50 cm”
TCVĐ: “ Đoán xem ai vào”
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc đóng vai: “ Cửa hàng thực phẩm”, “ Cửa hàng ăn uống”, “ Người đầu bếp giỏi”,“ Phòng khám bệnh”
- Góc âm nhạc, tạo hình: Hát các bài hát, đọc các bài thơ về chủ đề
Vẽ vườn hoa, công viên, cây xanh. Cát dán “ Những gì cần cho cơ thể”. Xé, nặn những loại cây xanh hoa quả.
- Góc khoa học và toán : Hoàn thành bài tập sách “ Bé làm quen với toán”. Đếm, phân loại, tạo nhóm trong phạm vi 6. Phân nhóm các loại thực phẩm
- Góc sách truyện: Nghe và kể lại câu chuyện “ Giấc mơ kỳ lạ”. Đọc các câu đố về các loại quả
- Góc xây dựng, lắp ráp: Xây công viên cây xanh, vườn hoa của bé
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Nghe kể chuyện vê chủ đề
- Nhặt lá cây xếp hình bé trai, bé gái
- Chơi “Về đúng nhà”, “Mèo đuổi chuột”..
- Kể xem bé cần gì để lớn lên khỏe mạnh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Tổ chức các trò chơi nhận biết về các giác quan
- Tập kể chuyện “ Thỏ trắng biết lỗi”
- Luyện đọc diễn cảm các bài thơ, hát các bài hát về chủ đề
- Vệ sinh, nêu gương bé ngoan cuối tuần
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ : “NHU CẦU CẦN CHO BÉ” TUẦN 2
(Thực hiện từ ngày 25 đến 29/ 10/ 1010)
Ngày
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ - TDS
- Đón trẻ : Trao đổi với phụ huynh về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, vệ sinh cơ thể trẻ, thói quen giữ vệ sinh cá nhân, gợi ý đưa trẻ đi công viên vào ngày nghỉ
- Quan sát tranh và đàm thoại tìm hiểu quá trình lớn lên của bé theo năm tháng, dán những hình ảnh thể hiện sự lớn lên của bé
- TDS: Tập theo băng nhạc
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
PTNT
KPKH:
“Bé lớn lên như thế nào”
PTNN: 
“Hoàn thành bài trong vở tập tô”
PTTM
Tạo hình:
“Nặn bé tập thể dục”
PTNT
“Số 6” ( tiết 2)
PTTM
Âm nhạc: 
BD: “ Mừng sinh nhật”, “ Đường và chân”, “ Em thêm 1 tuổi”
NH: “Ru con”
PTNN
Thơ: 
“Lời bé”
PTTC 
VĐCB: 
“Bò bằng bàn tay bàn chân chuyển thực phẩm về nhà”
TCVĐ: “ Đoán xem ai vào”
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc đóng vai: “ Cửa hàng thực phẩm”, “ Cửa hàng ăn uống”, “ Người đầu bếp giỏi”,“ Phòng khám bệnh”
- Góc âm nhạc, tạo hình: Hát các bài hát, đọc các bài thơ về chủ đề
Vẽ vườn hoa, công viên, cây xanh. Cát dán “ Những gì cần cho cơ thể”. Xé, nặn những loại cây xanh hoa quả.
- Góc khoa học và toán : Hoàn thành bài tập sách “ Bé làm quen với toán”. Đếm, phân loại, tạo nhóm trong phạm vi 6. Phân nhóm các loại thực phẩm
- Góc sách truyện: Nghe và kể lại câu chuyện “ Giấc mơ kỳ lạ”. Đọc các câu đố về các loại quả
- Góc xây dựng, lắp ráp: Xây công viên cây xanh, vườn hoa của bé, vườn cây ăn quả
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Nghe kể chuyện vê chủ đề
- Nhặt lá cây xếp hình bé trai, bé gái
- Chơi “Về đúng nhà”, “Mèo đuổi chuột”..
- Kể xem bé cần gì để lớn lên khỏe mạnh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Tổ chức các trò chơi nhận biết về các giác quan
- Tập kể chuyện “Gíâc mơ kỳ lạ” “ Chuyện của tay trái, phải”
- Luyện đọc diễn cảm các bài thơ, hát các bài hát về chủ đề
- Vệ sinh, nêu gương bé ngoan cuối tuần
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: BÉ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tổ chức
I. Góc phân vai:
- Mẹ con
- Phòng khám bệnh 
- Siêu thị.
- Bước đầu trẻ biết nhập vai chơi,biết làm theo công việc của người lớn như biết nấu các món ăn chăm sóc con cái. 
 - Trẻ biết thể hiện công việc cúa bác sỹ:khámchữabệnh,kê đơn,tiêm,hướng dẫn bệnh nhân cách uống thuốc. 
- Biết phân vai bố mẹ trong gia đình đưa con đi mua sắm đồ dùng ở siêu thị
- Bộ đồ chơi nấu ăn và các loại thức ăn.
- Bộ đồ chơi y bác sỹ, Các loaị thuốc, ống tiêm, áo mũ bác sỹ.
- Các đồ dùng như:quần áo giày dép,các loai thức ăn, .
I. Trò chuyện gây hứng thú: ( 5’- 6’)
- Cô cùng trẻ hát bài “ Cháu đi mẫu giaó” 
- Mời trẻ giới thiệu về mình,sở thích lớn lên các con sẽ thích làm nghề gì?Hôm nay các con sẽ đóng vai bác sỹ để khám chữa bệnh cho mọi người. Ở nhà ai chăm sóc các con? mẹ thường làm những công việc gì? cô cháu mình cùng đóng vai mẹ để chăm sóc các con nhé.
Vào những ngay nghỉ chúng mình cùng nhau đi siêu thị để mua sắm những đồ dùng cần thiết.Góc xây dựng chúng mình cùng xếp nhà bé và xếp đường về nhà bé.Ngoài ra còn có góc gì nữa?
 Trong lớp thì có gì đặc biệt, các góc chơi thì có gì?
- Góc âm nhạc tạo hình:chúng mình cùng hát các bài hát về chủ đề,làm ảnh tặng mẹ,tặng bạn...
- Góc khoa học và toán:làm biểu đồ cân nặng chiều cao,phân nhóm,gộpvà đếm nhóm bạn trai bạn gái...
- Góc sách chuyện:cùng làm chuyện về mình,và xem sách về chủ đề.
- II. Qúa trình hoạt động ( 25 – 30’)
- Cho trẻ lấy kí hiệu về các góc
- Cô hướng dẫn trẻ chơi, nhập vai, phân vai chơi.
- Cô giúp trẻ giải quyết, xử lý các tình huống trong qua trình chơi
III. Kết thúc hoạt động ( 5- 7’)
- Cô lại tường góc chơi nhận xét về các góc chơi, nhắc trẻ cất đồ chơi gọn gàng
. Khen ngợi, động viên các góc chơi.”
II. Góc xây dựng
- Xếp nhà bé, xếp đường về nhà bé,xếp hình bé tập thể dục,bé đá bóng.
- Trẻ biết nhập vai, biết cách xếp nhà, đường theo sự sáng tạo của trẻ.Trẻ thích xếp hình về bế tâp thể dục,bé đá bóng. 
- Khối gạch, thảm cỏ, cây xanh, cây hoa,
- Các loai hình hình học,cúc, que...
III.Góc sách truyện
- Hướng dẫn trẻ làm chuyện về mình:về đặc điểm,sở thích ăn uống,mặc;những người,những công việc bé thích, đồ dùng của bé.
- xem sách chuyện liên quan đến chủ đề. 
- Trẻ biết lựa chọn tranh, ảnh,biết cách vẽ,xé dán... để làm sách chuyện về mình:về đặc điểm,sở thích,...
- Trẻ thích xem sách,biết cách bảo quản sách.
- Giấy A4,hoạ báo,màu,hồ dán,bìa...
Sách báo về chủ đề bản thân.
IV. Góc âm nhạc- tạo hình
- Làm ảnh tặng bạn thân,tặng mẹ.Nặn đồ dùng của bé,những thứ bé thích.
- Làm rối từ nguyên vật liệu khác nhau. 
- Hát và đọc các bài hát, bài thơ về chủ đề.Chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau.
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng đã học để vẽ, xé, dán làm ảnh tặng mẹ,bạn.
- Dùng cac kỹ năng nặn để nặn các loại đồ trẻ thích.
 - Trẻ biết cách làm rối theo sự gợi ý của cô.
- Trẻ hát hay, đọc thơ diễn cảm về các bài hát, bài thơ về chủ đề.
- giấy A4, giấy màu, màu, hồ gián,bìa, đất nặn,các loại nguyên vật liêu mở.
- Mũ múa, các nhạc cụ để trẻ thế hiện tốt các bài hát, bài thơ về bản thân.
V. Góc khoa học và toán:
Làm biểu đồ chiều cao,cân nặng.
- Phân nhóm,gộp và đếm nhóm bạn trai, bạn gái
- Chơi:chiếc túi kỳ lạ,nhận biết hình khối. 
- Trẻ biết cách làm biểu đồ một cách đơn giản nhất.
- Trẻ biết cách phân nhóm,gộp và đếm nhóm bạn trai bạn gái.
- Thích chơi các trò chơi
- Cây cảnh, ca, nước.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: BÉ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
(Thực hiện từ ngày: 4 đến ngày 8/10/2010)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức:
- Trẻ biết phân biệt được bản thân với các qua một số đặc điểm cá nhân và hình dáng bên ngoài,thể hiện qua lời nói.
- Trẻ cảm nhận được cảm xúc yêu,ghétcó ứng xử phù hợp.
- Trẻ biết quan tâm giúp đỡ người khác,hợp tác cùng bạn thực hiện công việc đến cùng.
- trẻ thực hiện một số nội quy ở trường và ở nhà.
- Trẻ thực hiện một số bài tập “đi trên ghế thể dục”. Biết chơi trò chơi nhảy tiếp sức.
- Trẻ biết biết phát âm chính xác các chữ cái a, ă, â.
- Biết xác định các vị trí trên, giới, trước ,sau.
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học như vẽ các nét cong, nét xiên nét thẳng để vẽ chân dung bé.
- Trẻ hát đúng, hát diễn cảm bài hát: Mừng sinh n

File đính kèm:

  • docgiao_an_5_tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan