Kế hoạch giáo dục lớp nhà trẻ - Chủ đề “Giao thông”

Trẻ kiểm soát được các vận động cơ bản như đi theo hiệu lệnh.

- Trẻ biết thể hiện sự nhanh, mạnh, khéo trong khi thực hiện bài tập.

- Trẻ thực hiện được các vận động như cuộn – xoay tròn cổ tay, gập – mở các ngón tay.

- Trẻ biết tuân thủ và không ra khỏi trường khi không được phép của cô.

- Trẻ thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở: Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng , tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn.

 

doc64 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp nhà trẻ - Chủ đề “Giao thông”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ “ GIAO THÔNG”
Thời gian thực hiện: 3 tuần
Từ ngày 14/ 03/ 2016 đến ngày 01/ 04/ 2016
T.T
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GHI CHÚ
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MT 1
MT 2
MT3
MT 4
MT 5
MT 6
- Trẻ kiểm soát được các vận động cơ bản như đi theo hiệu lệnh.
- Trẻ biết thể hiện sự nhanh, mạnh, khéo trong khi thực hiện bài tập.
- Trẻ thực hiện được các vận động như cuộn – xoay tròn cổ tay, gập – mở các ngón tay. 
- Trẻ biết tuân thủ và không ra khỏi trường khi không được phép của cô.
- Trẻ thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở: Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng , tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn.
- Trẻ có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở: Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, đi dép giầy khi đi học, biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt....
+ Đi theo hiệu lệnh
+ Bật liên tục về phía trước
+ Chuyền bóng qua dầu
- Dạy trẻ cách thực hiện các vận động tinh của tay
- Dạy trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ mình như không đi theo người lạ
- Rèn luyện thao tác 
rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, lau mặt.
-Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể
Hoạt động học
Hoạt động học
Hoạt động học
Hoạt động góc
Thể dục sáng
Hoạt động trò chuyện
Hoạt động vệ sinh cá nhân
Hoạt động vệ sinh, ăn, ngủ
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT 7
MT 8
MT 9
MT 10
MT 11
- Trẻ biết nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.
- Trẻ biết phân loại các phương tiện theo 1 – 2 dấu hiệu.
+ Tìm hiểu một số luật lệ giao thông
- Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1 - 2 dấu hiệu.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật
+ Đếm đến 8, nhận biết đối tượng trong phạm vi 8. 
+ Chia nhóm đối tượng trong phạm vi 8
-Đếm trên đối tượng trong phạm vi 8 và đếm theo khả năng.
Hoạt động học
Hoạt động góc
Hoạt động ngoài trời, HĐ góc
Hoạt động học
Hoạt động học
Hoạt động góc
- Trẻ sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ: Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn.
- Trẻ nhận biết và tách – gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 8, đếm và nói kết quả..
Trẻ quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: bao nhiêu? là số mấy?...
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MT 12
MT 13
MT 14
MT 15
MT 16
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao...
- Trẻ biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
- Trẻ lắng nghe và trao đổi với người đối thoại
- Trẻ biết sử dụng kí hiệu để “viết”: tên, làm vé tàu.
- Trẻ hiểu các từ ngữ khái quát như phương tiện, luật lệgiao thông
+ Đèn giao thông_Mỹ Trang
+ Thuyền giấy_Phạm Hổ
- Truyện:
+ Kiến con đi ô tô
- Cho trẻ nói chuyện, giao tiếp với bạn, cô trò chuyện cùng trẻ
- Cho trẻ chơi, tập làm vé tàu vé xe
- Dạy trẻ nhận biết các nhóm phương tiện, các luật lệ để trẻ hiểu các từ ngữ khái quát, câu mở rộng
Hoạt động học
Hoạt động học
Hoạt động góc, HĐ ngoài trời
Hoạt động góc
Hoạt động trong ngày
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI
MT 17
MT 18
MT 19
MT 20
- Trẻ biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung
- Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định
- Trẻ chú ý nghe khi cô và bạn nói
- Trẻ biết một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng
+ Cô và trẻ xây dựng lịch vệ sinh lớp học
+ Tái sử dụng giấy trong trường học
- Dạy trẻ biết lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép. 
+ Bé tìm hiểu luật giao thông
Hoạt động học
Hoạt động học
Hoạt động trong ngày
Hoạt động học
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
MT 21
MT 22
MT 23
- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình
- Trẻ biết lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc
- Trẻ biết nói lên ý tưởng và tạo ra sản phẩm tạo hình theo ý thích
+ Vẽ đoàn tàu
Vận động : 
Em đi chơi thuyền (N&L:Trần Khiết Tường)
+ Cắt, dán đèn tín hiệu giao thông
Hoạt động học
Hoạt động học
Hoạt động học
*Môi trường giáo dục:
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp:
- Trang trí phòng học đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với chủ đề giao thông.
- Cô chuẩn bị nhiều phương tiện giao thông trưng bày ở góc để làm nổi bật chủ đề đang học
- Treo tranh chủ đề và chủ đề nhánh để thể hiện các mục tiêu giáo dục trẻ.
- Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn với trẻ
- Các góc chơi thường xuyên của trẻ gồm 7 góc, cô giáo cần chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi cũng như nguyên vật liệu đa dạng, phong phú.
- Chuẩn bị truyện tranh, lô tô, album về các phương tiện giao thông và biển báo một số luật lệ giao thông cơ bản
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời:
- Lau dọn sạch sẽ các đồ chơi ngoài trời, khu phát triển thể chất
- Chuẩn bị cát, nước, sỏi để trẻ tham gia chơi ngoài trời
- Sân bãi sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát cho trẻ hoạt động
Xét duyệt của Ban giám hiệu	 Người lập kế hoạch
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH “MỘT SỐ P.T.G.T 
ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT”
Thời gian thực hiện: Từ ngày 13/ 03/ 2016 đến ngày 17/ 03/ 2016
 Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ .
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu trên trường, nói chuyện về chủ đề mà trẻ đang học để gia đình hỗ trợ trẻ trong việc học. 
- Cho trẻ vào góc chơi tự do.
- Trò chuyện với trẻ về cách tham gia giao thông an toàn như đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường của mình, không thò đầu, thò tay ngoài của sổ.
* Khởi động:
Trẻ khởi động đi vòng tròn kết hợp thực hiện các động tác như đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi thường, đi nhanh.
* Trọng động:
- Động tác hô hấp: Thổi bong bóng
- Bài tập phát triển chung: Tập với nhạc bài hát Nắng sớm
- Động tác tay: 2 lần/ 8 nhịp
+ Nhịp 1: 2 tay đưa lên cao, đồng thời 2 chân rộng bằng vai 
+ Nhịp 2: 2 tay gập vào vai. 
+ Nhịp 3 : Giống N1 
+ Nhịp 4: Về TTCB
- Động tác lườn: 2 lần/ 8 nhịp
+ Nhịp 1: 2 tay chống hông, đồng thời 2 chân rộng bằng vai 
+ Nhịp 2: Xoay người sang bên trái, chân giữ nguyên 
+ Nhịp 3 : Xoay người sang phải
+ Nhịp 4: Về TTCB
- Động tác chân: 2 lần/ 8 nhịp
+ Nhịp 1: Hai tay sang ngang, lòng bàn tay ngửa, đồng thời đưa chân trái ra 
+ Nhịp 2: Đưa 2 tay ra trước, lòng bàn tay úp, nghiêng người qua trái, chân khuỵu gối.
+ Nhịp 3: Giống N1. 
+ Nhịp 4: Về TTCB
- Động tác bật: 2 lần/ 8 nhịp
Hai tay chống hông, bật chân trước chân sau. 
* Hồi tĩnh: 
Trẻ thả lỏng, hít thở sâu và tập các động tác thả lỏng với nhạc không lời kết hợp cô làm mẫu.
- Tập Earobic với nhạc bài Bé yêu biển lắm
- Điểm danh, báo suất ăn.
Hoạt động học
Phát triển nhận thức
(Làm quen với Toán)
“Đếm đến 8, nhận biết đối tượng trong phạm vi 8”
Phát triển thẩm mĩ 
(Tạo hình)
“Vẽ đoàn tàu”
(Tiết đề tài)
Phát triển thể chất
(Thể dục)
“Bật liên tục về phía trước”
Phát triển ngôn ngữ
(Làm quen văn học)
Truyện “Kiến con đi ô tô”
Phát triển TC-KNXH
“Cô và trẻ xây dựng lịch vệ sinh lớp học”
Chơi, hoạt động ở các góc
Góc xây dựng: Xây dựng bến xe
Góc phân vai: Cửa hàng buôn bán xe các loại
Góc âm nhạc: Hát, vận động các bài hát về PTGT
Góc học tập: Vẽ, tô, xé, dán tranh về một số PTGT đường bộ và đường sắt
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây, nhổ cỏ cho cây 
Góc vận động: Chơi với đồ chơi trong góc vận động 
Góc thư viện: Đọc truyện, xem album về phương tiện giao thông
Hoạt động chơi ngoài trời
Trò chơi vận động: Thuyền vào bến, Máy bay, Xây cầu vượt sông, Chạy tiếp cờ, Bắt vịt con 
Trò chơi học tập: Tôi đi đường nào, Ai đoán đúng 
Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vồng
- Cho trẻ chơi trong khu thể chất với các vận động thô
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, vẽ các PTGT trên sân trường
Ăn, ngủ
- Cô phân công cho một số trẻ giúp cô kê bàn ghế, trải khăn, kê sập ngủ
- Nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn.
- Cô động viên, nhắc nhở để trẻ ăn nhanh và ăn hết suất của mình.
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, dạy trẻ kỹ năng đánh răng đúng cách.
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ
- Phương tiện giao thông
- Luật lệ giao thông
- Đèn giao thông
- Đường bộ
- Đường sắt
- Đường thủy
- Đường hàng không
- Máy bay
- Trực thăng
- Vỉa hè
- Lòng đường
- Biển báo hiệu
Ôn lại những từ đã học trong tuần
Chơi, HĐ theo ý thích
- Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc mà trẻ thích
- Cô bao quát lớp và nhắc trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ
- Cô cho trẻ hát, đọc thơ các bài hát trong chủ đề giao thông
- Cô nhắc trẻ sửa soạn trang phục, đầu tóc gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ trước khi trả trẻ.
- Nêu gương, cắm cờ bé ngoan.
Trả trẻ
- Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân của mình, chào cô và ba mẹ khi về
- Cô trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần thiết về tình hình trẻ trên lớp
Xét duyệt của chuyên môn	 Người lập kế hoạch
	 Vi Thị Thu Thủy
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Thứ 2 tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời
- Cho trẻ đi dạo, vừa đi vừa làm động tác nhảy lò cò
- Trò chuyện với trẻ về thời tiết
- tổ chức các trò chơi sau:
 1.Trò chơi vận động: Thuyền vào bến
- Chuẩn bị: Cô gấp một vài chiếc thuyền bằng giấy có các màu sắc khác nhau 
+ Làm cờ hoặc chấm hình tròn(màu xanh, đỏ, vàng)
+ Đặt các chấm tròn hoặc cờ vào các khoảng sân khác nhau để biểu tượng cho các bến đỗ thuyền.
-Luật chơi: Ai về sai bến sẽ bị loại.
-Cách chơi: Cô phát cho trẻ mỗi trẻ một chiếc thuyền. Khi cô ra hiệu lệnh “Tất cả các thuyền hãy ra khơi đánh cá” Trẻ làm động tác chèo thuyền hoặc lướt song. Khi cô nói “Trời sắp có bão to, tất cả các thuyền hãy quay về bến”, trẻ phải tìm những chấm tròn có màu giống với màu thuyền của mình và chạy về chỗ đặt các chấm tròn đó. Các lượt chơi sau, cô đổi chỗ các bến, cháu đổi thuyền cho nhau. 
2.Trò chơi vận động: Máy bay
- Chuẩn bị: Hai đèn báo hiệu màu vàng, đỏ (hoặc lá cờ)
- Luật chơi: Ai không thực hiện đúng phải ra ngoài một lần chơi
- Cách chơi: Cô đóng vai làm người điều khiển giao thông, trẻ đóng vai máy bay. Khi cô ra hiệu lệnh “Máy bay cất cánh”, tất cả các trẻ giơ hai tay sang ngang, nghiêng người sang hai bên và chạy xung quanh lớp. Khi cô đưa tín hiệu “đèn vàng” thì “máy bay” chạy chậm lại và chuẩn bị hạ cánh. Khi cô đưa tín hiệu “đèn đỏ”, “máy bay” phải dừng lại. Cô thay đổi tín hiệu liên tục để trẻ luôn có phản xạ chú ý đến hiệu lệnh và tín hiệu cô đưa ra.
-Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
-Mỗi lần chơi cô khuyến khích những trẻ có phản ứng chậm.
 3 . Trò chơi vận động: Xây cầu vượt sông
-Chuẩn bị: Sân chơi bằng phẳng thoáng mát, những cái bao để làm cầu.
-Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội xếp 2 hàng đi trên cầu, bạn cuối hàng sẽ cầm bao chạy lên nối tiếp cầu cho đội mình đi, cứ tiếp tục như vậy cho đến phía sông bên kia, nếu đội nào về phía sông bên kia trước sẽ là đội chiến thắng.
-Luật chơi: Chỉ bạn cuối hàng mới được nối cầu.
- Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trong khu phát triển thể chất trong sân trường, cô bao quát, hướng dẫn và chơi cùng trẻ
4. Chơi tự do 
- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi trong khu phát triển vận động thô như : đi cầu khỉ, trèo lên dóng thang,bò chui qua ống dài ném bóng vào rổ, phi tiêu..
- Trong khu phát triển vận động tinh như: in tay trên cát, đong nước vào chai,.....
Cô bao quát lớp, chú ý nhắc trẻ chơi an toàn, không dành nhau
Thứ 3,5:
1. Trò chơi học tập: Ai đoán đúng 
- Chuẩn bị : Các loại PTGT: xe ô tô, máy bay, tàu thủy...
- Luật chơi: Nói đúng tên một số PTGT nào đó theo yêu cầu của cô, ai nói sai sẽ bị loại một lần chơi. 
- Cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn, cô đứng giữa. Sau khi cô nêu tên một số PTGT, trẻ phải nêu tên 2, 3 nơi sử dụng loại PTGT đó. Ví dụ cô nói “máy bay”, trẻ sẽ nói tên đường hàng không, “ tàu hỏa” đường sắt ...Nếu trẻ chưa nghĩ ra, cô đếm từ 1 đến 3 mà trẻ vẫn chưa nêu được tên 1 nơi sử dụng thì sẽ bị loại.
 Trò chơi tiếp tục 3 – 4 lần 
 Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm dụng cụ nghề nhanh và đúng.
2. Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê
+ Chuẩn bị: Sân rộng vừa đủ cho số lượng người chơi, khăn bịt mắt.
+ Luật chơi: Không được mở khăn ra khi chưa đoán được tên các chú "dê". Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt.
 + Cách chơi : Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.
Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt 
mắt bắt được dê thì thay đổi người khác.
3. Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ. 	
 +Chuẩn bị : 2-3 ống cờ, sân bãi sạch sẽ.
 + Luật chơi: Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ống cờ.
 + Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
 - Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ống cờ chỗ các cháu đứng 2m. Khi cô hô: "Hai, ba", trẻ phải chạy nhanh về ống cờ, vòng qua ống cờ chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ống cờ, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ống cờ hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.
4. Chơi tự do 
- Cô chuẩn bị phấn và sân bãi sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ để trẻ vẽ các phương tiện giao thông.
- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.Cô bao quát trẻ chơi đoàn kết.
Thứ 4, 6 chơi các trò chơi sau
1.Trò chơi dân gian : Lộn cầu vồng
+ Chuẩn bị : sân bãi rộng rãi, thoáng mát
+ Luật chơi : Bạn nào lộn bị sai sẽ phải nghỉ chơi 1 lần
+ Cách chơi:Từng cặp trẻ đững đối mặt nhau, cầm tay nhau rồi đọc bài đồng dao vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Lộn cầu vồng
 Nước sông đang chảy / Có cô mười bảy 
 Có chị mười ba / Hai chị em ta 
 Ra lộn cầu vồng.
 Khi đọc xong tiếng cuối cùng cả hai trẻ cùng chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, cầm tay nhau hạ xuống dưới, tiếp tục đọc, vừa đọc vừa vung tay như lần trước, đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay để chở về vị trí ban đầu.
2.Trò chơi học tập:Tôi đi đường nào 
+Chuẩn bị: 3 bức tranh vẽ bầu trời, biển và đường bộ, 1 số tranh nhỏ vẽ ô tô, xe đạp, xe máy, máy bay, tàu thuyền.
+Luật chơi: Phương tiện nào đi đúng đường của phương tiện ấy, ai đi sai đường phải dừng lại.
+Cách chơi: Để 3 bức tranh vẽ trời, biển, đường bộ vào 3 vị trí khác nhau trên sân. Phát cho mỗi trẻ 1 phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạpcô hỏi Các bạn có phương tiện gì? Đi bằng đường nào?....Ví dụ ô tô đi đường bộ, máy bay bay trên trời.Trẻ đứng cách xa 3 khu vực để tranh, khi nghe tín hiệu các phương tiện bắt đầu di chuyển về khu vực đường đi của mình, miệng giả tiếng động cơ của phương tiện như máy bay kêu ù ù, xe đạp kêu kính coong
3.Trò chơi vận động: Bắt vịt con 
- Chuẩn bị: Vẽ một vòng tròn to làm ao cách chỗ trẻ đứng 3 – 4 mét
- Luật chơi: Trẻ chỉ được bắt vịt ở ngoài vòng tròn. Ai đập được vào vai trẻ làm vịt coi như bắt được vịt. 
- Cách chơi: Chọn 3 -5 trẻ làm người chăn vịt, các trẻ khác làm vịt.
Khi người chăn vịt gọi vít vít các con vịt đi lên bờ ra khỏi vòng tròn tiến về phía người chăn vịt. Khi vịt đến gần, cô phát tín hiệu bắt vịt con. Người chăn vịt đuổi theo để bắt vịt. Các con vịt chạy thật nhanh xuống ao vừa chạy vừa kêu vít vít Những trẻ nào chạy nhanh, cô cho đổi vai chơi. Trò chơi tiếp tục 
4. Chơi tự do 
- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.Cô bao quát trẻ chơi đoàn kết, an toàn.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Thứ 2,4,6 chơi các trò chơi sau
1. Góc xây dựng: Xây bến xe 
+ Chuẩn bị : Gạch,đồ chơi lắp ghép, cổng, nhà ăn,phòng bảo vệ, nhà bán vé,cây xanh,cột điện, ghế đá,các loại phương tiện giao thông đường bộ
+Thỏa thuận : Cô cho lớp hát “Đường và chân” trò chuyện hỏi trẻ về các loại PTGT .Cô gợi ý cho trẻ về nội dung của góc chơi hôm nay là xây bến xe
- Hỏi trẻ: Để xây được bến xe thì cần những vật liệu gì? Xây cái gì trước? Bạn nào sẽ làm Đội trưởng? Công việc của đội trưởng là gì?....
- Khi chơi với nhau các bạn phải chơi như thế nào?...
- Nhắc trẻ biết liên kết với các góc như các bác xây dựng 
+Thực hiện quá trình chơi : Cô cho trẻ tự chọn góc chơi và để trẻ chơi theo ý thích.
- Cô bao quát, gợi ý giúp trẻ thực hiện xây công trình của mình bằng cách trò chuyện, hỏi trẻ đồng thời hướng dẫn trẻ chơi.
- Nếu có trẻ có biểu hiện không muốn chơi thì cô giáo cần đến động viên cháu để cháu chơi trở lại. 
+ Kết thúc trò chơi: Cô hướng dẫn trẻ tự nhận xét về quá trình chơi của mình,Cô nhận xét thêm về công trìn,h trẻ xây còn thiếu gì, những gì xây chưa hợp lí, trong quá trình chơi trẻ chơi như thế nàoTuyên dương trẻ.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng và cất đúng nơi quy định .
2.Góc học tập : Vẽ tô màu cắt dán các loại phương tiện giao thông
+ Chuẩn bị : màu tô, tranh cắt dán, vẽ tranh về các phương tiện giao thông .
Giấy, bút chì, màu để trẻ vẽ.
+Thỏa thuận : Cô giao nhiệm vụ cho trẻ trong góc chơi.
- Hỏi trẻ về ý tưởng của trẻ.
- Nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh khi tham gia hoạt động.
+Thực hiện quá trình chơi : Trẻ biết cách giở sách nhẹ nhàng, biết xem sách và tranh ảnh đúng cách.
Trẻ biết cách vẽ và tô màu các loại PTGT.
+ Kết thúc trò chơi: : Cô nhận xét góc chơi của trẻ
- Tuyên dương, động viên khuyến khích trẻ.
- cho trẻ cất đồ dùng, bàn , ghế
3. Góc vận động : 
+ Chuẩn bị : Cô chuẩn bị ra sẵn đồ dùng , đồ chơi của ngày hôm đó .
+Thỏa thuận :Cho trẻ tự chọn đồ chơi rồi cho trẻ về góc chơi, cô hướng dẫn trẻ nhận vai chơi
+Thực hiện quá trình chơi:Cô bao quát và nhập vai cùng trẻ
- Hướng dẫn trẻ cách chơi với những đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong góc vận động.
 của lớp mình , cô có thể cùng chơi với trẻ.
+Kết thúc trò chơi:Cho trẻ nhận xét quá trình chơi của mình
- Trẻ sắp sếp và cất đồ dùng gọn gàng sau khi chơi xong.
Thứ 3,5 chơi các trò chơi sau
1 .Góc phân vai : Cửa hàng bán xe 
+ Chuẩn bị :Các loại phương tiện giao thông
+Thỏa thuận : Cô hướng trẻ đến góc phân vai, cho trẻ kể tên ở góc có những đồ chơi gìdẫn dắt vào nội dung chơi và giao nhiệm vụ.
- Gợi ý cho trẻ phân vai người bán và người mu axe thì phải như thế nào
- Nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết 
+Thực hiện quá trình chơi : Cô cho trẻ tự về góc chơi.
- Hướng dẫn trẻ biết bán xe như thế nào thế nào,người đi mua xe thì phải như thế nào.
Cô bao quát , hướng dẫn trẻ chơi, cô nhập vai chơi cùng trẻ.
- Tạo tình huống cho cháu giao lưu trao đổi với nhau giữa các nhóm chơi.
Hướng dẫn trẻ cách phối hợp các vai chơi, góc chơi khác.
+Kết thúc trò chơi: Cô đến góc chơi nhận xét kết quả chơi, và gơi ý cho trẻ nhận xét vai chơi của bạn
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng và cất đúng nơi quy định .
2. Góc âm nhạc: Vận động theo nhạc, hát múa về chủ đề.
+ Chuẩn bị :Chuẩn bị đĩa nhạc, bài hát theo chủ đề.
- Xắc xô, gõ, phách trecho trẻ vận động.
- Không gian thoáng để trẻ vận động.
+Yêu cầu :Trẻ biết cách vận động theo nhạc phù hợp với tiết tấu.
- Thông qua hoạt động múa hát trẻ sẽ yêu quý âm nhạc, yêu cái đẹp, biết sáng tạo ra các vận động múa cho riêng mình.
+Tiến hành : Cho trẻ nhận góc chơi.
- Cô phân công 1 trẻ làm quản ca hướng dẫn các bạn. thay đổi vai để trẻ được trải nghiệm.
- Mở nhạc cho trẻ vận động.
- Nhắc nhở và gợi ý cho trẻ một số cách vận động phù hợp với nhạc.
3. Góc thiên nhiên : Thả vật nổi, vật chìm.Chăm sóc cây.In khuôn cát.
+ Chuẩn bị :Một số vật nổi, vật chìm.
-Cây xanh.
-Nước, cát.
-Thùng tưới.
- Khuôn in
+Thỏa thuận:Cho trẻ về góc chơi, cô hướng dẫn trẻ nhận vai chơi
-Cô hướng dẫn cháu quan sát và nhận xét về vật nổi, vật chìm. Cách chăm sóc cây. Tính chất của cát ướt và khô.
+Thực hiện quá trình chơi: Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây, nhắc trẻ không bẻ cành, ngắt hoa
+Kết thúc trò chơi: Cho trẻ nhận xét quá trình chơi của mình,rồi thu dọn đồ dùng gọn gàng.
4.Góc thư viện: Đọc truyện, xem album về phương tiện giao thông
+ Chuẩn bị : Truyện tranh trong chủ đề, các hình ảnh về PTGT
+Thỏa thuận : Cô giao nhiệm vụ cho trẻ trong góc chơi.
- Hỏi trẻ về ý tưởng của trẻ để làm được 1 quyển albu

File đính kèm:

  • docgiao_thong_chuong_trinh_moi_nhat_day_a.doc