Kế hoạch giáo dục Mầm non Lớp Lá - Tháng 1 - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Thanh

a. Môi trường tinh thần: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia trải nghiệm vào các hoạt động.Trẻ được tự do vui chơi, thỏa sức thể hiện sự sáng tạo

b.Môi trường vật chất:

* Môi trường ngoài trời: trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời với các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, quan sát tìm hiểu khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh.

- Môi trường bên ngoài giúp trẻ phát triển tố hơn khả năng tư duy , sự thích thú , tìm tòi của trẻ

- Muốn làm được điều đó giáo viên phải là người hướng dẫn và chuẩn bị tốt môi trường bên ngoài lớp , trong đó chủ yếu là khuôn viên trường

- Nên chuẩn bị một số địa điểm an toàn để đồ chơi và tạo ra các khu vực chơi cho trẻ, bởi vì đối với trẻ thông qua việc chơi trẻ nắm bắt được những kiên thức trẻ đã học hoặc trẻ được nhìn thấy trong cuộc sống hằng ngày

* Môi trường hoạt động trong lớp: hoạt động góc, hoạt động học, trẻ được tham gia các hoạt động góc cùng bạn được tham gia vào môi trường xã hội thu nhỏ trong lớp.

- Xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi qua các môi trường giáo dục này sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân.

- Việc sắp xếp, thay đổi chủ đề được tính toán để bảo đảm tận dụng các nguyên liệu, hiện vật của các chủ đề, bảo đảm tính liên kết, dẫn dắt để trẻ phát huy trí tưởng tượng

 

docx6 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục Mầm non Lớp Lá - Tháng 1 - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MN SAO MAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TỔ KHỐI LÁ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Tân Thành, ngày 02 tháng 01 năm 2023
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 01
CHỦ ĐỀ TẾT VÀ MÙA XUÂN
(Thời gian thực hiện từ tuần 19: bắt đầu ngày 9/1 đến tuần 20
hết ngày 3/2/2023)
TT
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
Ghi chú
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường chiều cao theo lứa tuổi:
+ Trai: CN :15,9- 27,1kg , CC: 106,1- 125,8cm
+ Gái: CN: 15,3 – 27,8kg , CC:104,9- 125,4cm
1
2. Trẻ chạy liên tục 150m không giới hạn thời gian (CS13)
- Chạy chậm 60-80m
HĐH
HĐ chơi
2
21. Trẻ có khả năng ném trúng đích (xa 2m x cao 1,5m).
- Ném trúng đích nằm ngang
3
25. Trẻ có thể thực hiện được các cử động:
-  Trẻ khả năng uốn ngón tay, bàn tay: xoay cổ tay.
- Trẻ khả năng gập, mở lần lượt từng ngón tay.
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay
4
27. Trẻ có thể cắt được theo đường viền thẳng và cong các hình vẽ(CS7)
- Xé, cắt theo đường vòng cung
5
29. Trẻ có thể tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS6)
-Tô đồ theo nét và không chờm ra ngoài hình vẽ.
6
37. Trẻ biết  đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết đi xong giội/ giật nước cho sạch.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách
Tất cả các hoạt động trong ngày
7
54. Trẻ không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép; (CS24)
-Không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép
-Tự bảo vệ khi người người lạ đến gần: la to, kêu cứu
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
8
60. Trẻ thích khám phá các sự vật hiện tượng  xung quanh(CS113)
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
Tất cả các hoạt động trong ngày
9
62. Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả và thảo luận về đặc điểm của đối tượng.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một loại số cây, hoa, quả.
-  Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.
10
63. Trẻ làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. Ví dụ: Thử nghiệm gieo hạt/ trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây cối môi trường sống.
11
67. Trẻ có thể phân loại được các loại cây, hoa, quả theo những dấu hiệu khác nhau
 - Phân loại được cây, hoa, quả theo 2-3 dấu hiệu.
12
72.  Trẻ giải thích được mối quan hệ nguyên nhân- kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.(CS114)
- Phát hiện và nêu được nguyên nhân dẫn đến vân đề
13
89.Trẻ tách 1 nhóm đối tượng trong phạm vi 8 thành 2 nhóm bằng nhiều cách khác nhau.
- Tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 8 bằng các cách khác nhau  và đếm
14
92. Trẻ nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như: biển số xe, số nhà,..
15
110. Trẻ có thể kể tên một số lễ hội và nói về hoạt đông nổi bật của những dịp lễ hội. Ví dụ: Tết nguyên đán
-Một số lễ hội, sự kiện và nói về hoạt đông nổi bật của những dịp lễ hội, sự kiện
+  Ngày lễ: Tết trung thu, 20/11, Tết Nguyên đán, 8/3,..
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
16
112. Trẻ có thể nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động. (CS62)
- Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp.
Tất cả các hoạt động trong ngày
17
121. Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.(CS69)
-Trao đổi, chỉ dẫn bạn bè theo cách của trẻ để các bạn hiểu và cùng nhau hợp tác tranh quá trình hoạt động.
18
117. Trẻ có thể sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm phù hợp với ngữ cảnh
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
19
119. Trẻ biết sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp.(CS67)
-Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau
20
120. Trẻ biết sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.(CS68)
-Nói rõ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân để người khác hiểu
21
132. Trẻ biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp .(CS73)
- Tự điều chỉnh giọng nói,  ngữ điệu phù hợp  với hoàn cảnh và nhu cầu giao tiếp.
22
140. Trẻ biết ý nghĩa một số ký hiệu, biễu tượng trong cuộc sống ( SC82)
-Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống( nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ,..)
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM  VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
23
158. Trẻ biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.(CS36)
- Thể hiện các cảm xúc ( vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) phù hợp với tình huống qua lời nói, cử chỉ và nét mặt
Tất cả các hoạt động trong ngày
24
163. Trẻ biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét đẹp văn hóa truyền thống( trang phục, món ăn,..) của quê hương đất nước
- Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước
25
167. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.(CS34)
- Mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến
26
177.Trẻ sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.(CS45)
- Chủ động  và sẵn sàng giúp đỡ khi nhìn thấy bạn hoặc người khác cần sự giúp đỡ .
27
181.  Trẻ biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn.(CS49)
-Trao đổi ý kiến của mình để thỏa thuận với các bạn.
- Trẻ chú ý và không cắt ngang khi người khác đang trình bày
27
186.Trẻ thể hiện sự thích thú trước cái đẹp.(CS38)
- Nhận ra cái đẹp và thể hiện sự thích thú: reo hò, khen ngợi, ngắm nhìn trước cái đẹp.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
28
192.Trẻ chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp ) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện
- Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau ( nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển).
Tất cả các hoạt động trong ngày
29
198. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Phối hợp các kĩ năng vẽ  để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng / đường nét và bố cục.
30
199. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Phối hợp các kĩ năng cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng / đường nét và bố cục.
31
205. Trẻ biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
* MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG:
a. Môi trường tinh thần: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia trải nghiệm vào các hoạt động.Trẻ được tự do vui chơi, thỏa sức thể hiện sự sáng tạo
b.Môi trường vật chất:
* Môi trường ngoài trời: trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời với các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, quan sát tìm hiểu khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh.
- Môi trường bên ngoài giúp trẻ phát triển tố hơn khả năng tư duy , sự thích thú , tìm tòi của trẻ
- Muốn làm được điều đó giáo viên phải là người hướng dẫn và chuẩn bị tốt môi trường bên ngoài lớp , trong đó chủ yếu là khuôn viên trường
- Nên chuẩn bị một số địa điểm an toàn để đồ chơi và tạo ra các khu vực chơi cho trẻ, bởi vì đối với trẻ thông qua việc chơi trẻ nắm bắt được những kiên thức trẻ đã học hoặc trẻ được nhìn thấy trong cuộc sống hằng ngày
* Môi trường hoạt động trong lớp: hoạt động góc, hoạt động học, trẻ được tham gia các hoạt động góc cùng bạn được tham gia vào môi trường xã hội thu nhỏ trong lớp.
- Xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi qua các môi trường giáo dục này sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân.
- Việc sắp xếp, thay đổi chủ đề được tính toán để bảo đảm tận dụng các nguyên liệu, hiện vật của các chủ đề, bảo đảm tính liên kết, dẫn dắt để trẻ phát huy trí tưởng tượng 
Trên đây là kế hoạch giáo dục chủ đề Tết và mùa xuân của khối Lá
 DUYỆT CỦA BGH Người lập kế hoạch
	 TỔ TRƯỞNG
Trần Thị Ngọc Sương Hoàng Thị Thanh

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mam_non_lop_la_thang_1_chu_de_tet_va_mua_x.docx
Giáo Án Liên Quan