Kế hoạch giáo dục tuần - Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước

Hướng trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về các con vật sống dưới nước. Chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về các con vật sống dưới nước.

- Tập thể dục buổi sáng: Mỗi động tác tập 2l x 4n

 + Hô hấp : Gà gáy vang.

 + Tay : Tay đưa ra trước, lên cao.

 + Bụng lườn : Cúi gập người về trước.

 + Chân : Bước khụy một chân lên trước, chân sau thẳng.

 + Bật : Bật tách khép chân.

 + Hồi tỉnh : Ngửi hoa.

 * Hồi tĩnh : Làm động tác ngửi hoa hít thở nhẹ nhàng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục tuần - Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN
Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước
Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/12 đến ngày 30/12/2017
Thứ
Thời gian/hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Hướng trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về các con vật sống dưới nước. Chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về các con vật sống dưới nước.
- Tập thể dục buổi sáng: Mỗi động tác tập 2l x 4n 
 + Hô hấp : Gà gáy vang.
 + Tay : Tay đưa ra trước, lên cao.
 + Bụng lườn : Cúi gập người về trước.
 + Chân : Bước khụy một chân lên trước, chân sau thẳng.
 + Bật : Bật tách khép chân.
 + Hồi tỉnh : Ngửi hoa.
 * Hồi tĩnh : Làm động tác ngửi hoa hít thở nhẹ nhàng.
Học
Quan sát con cá vàng và cá chép
Chuyền bóng 2 bên theo hàng dọc 
Dạy hát: Cá vàng bơi
Thơ: Rong và cá
Cắt, dán con cá
Chơi ngoài trời
- Dạo chơi sân trường, quan sát và trò chuyện về một số con vật sống dưới nước. 
- Nhặt cành cây khô, lá khô, dùng cành cây vẽ 1 số con vật sống dưới nước trên đất.
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, cò bắt ếch, vây lưới bắt cá, cá sấu lên bờ,...
- Chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường.
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi học tập: Xem tranh ảnh các con vật sống dưới nước.
- Góc chơi phân vai: Đóng vai người bán hàng...Đầu bếp nấu ăn 
- Góc chơi âm nhạc: Hát, đọc thơ, vè về một số con vật sống dưới nước.
- Góc chơi xây dựng: Xây ao cá.
Ăn, ngủ
- Nhắc nhở trẻ rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa miệng sau khi ăn. Khi ăn cơm không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm
- Nhắc trẻ mời cô như “Mời cô ăn cơm”, “Mời các bạn ăn cơm” trước khi vào bữa ăn 
- Cô giới thiệu tên các món ăn. 
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Cho trẻ hát đọc thơ về chủ đề: rong và cá. 
- Nghe đọc thơ: cá ngủ ở đâu, nàng tiên ốc
- Tập hát các bài: Cá vàng bơi, chú ếch con
- Chơi với đất nặn, màu nước.
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân trẻ.
- Sắp xếp đồ chơi vào đúng góc quy định, biết phối hợp với bạn bè cùng cất đồ dùng, đồ chơi.
- Nhắc trẻ “Chào cô”, “Chào bố” trước khi ra về.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ngày tháng năm 2017
Hoạt động: KPKH
Đề tài: Quan sát con cá vàng và cá chép
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết gọi tên, nêu đặc điểm, cấu tạo, nơi sinh sống của cá chép, cá vàng.
- Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Giáo dục trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ cá.
II. CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, ti vi, các slide hình ảnh cá chép, cá vàng.
- Một đoạn video về một số con vật sống dưới nước.
- Nhạc bài hát: Cá vàng bơi.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT 
1. Hoạt động mở đầu: Cô cho trẻ xem video về một số động vật sống dưới nước.
2. Hoạt động trọng tâm: 
* Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại con cá chép
- Cho trẻ quan sát mô tả những đặc điểm rõ nét của con cá. Cô gợi ý nêu đặc điểm, hình dáng con cá chép như: con cá chép có những bộ phận nào? Đầu cá có gì? Mình cá có gì?... Người ta nuôi cá chép để làm gì ?
- Cô khái quát lại ý của trẻ: Cá chép có 3 phần : đầu, mình, đuôi. Đầu cá có mắt, có mang, có miệng, còn mình cá thì có vây, có vẩy, có đuôi. Cá thở bằng mangCá bơi được là nhờ có vây và đuôi.
* Hoạt động 2: Quan sát con cá vàng
- Tiến trình tương tự như tiến trình quan sát cá chép. Cô nhấn mạnh đặc điểm nổi bật của con cá vàng: Hai mắt lồi ra, đuôi dài và có màu sắc rất đẹp, thường được nuôi để làm cảnh. Thức ăn của cá vàng là giun, bọ gậy
* Hoạt động 3: Phân biệt cá vàng và cá chép
 + Giống nhau: Đều là động vật sống dưới nước
 + Khác nhau:
- Cá vàng: hai mắt lồi, đuôi dài có nhiều màu sắc, được nuôi để làm cảnh.
- Cá chép: hai mắt nhỏ, đuôi ngắn, nuôi để ăn.
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Về đúng nhà”
- Luật chơi : Trẻ phải chạy nhanh về đúng đàn của mình,
- Cách chơi : Mỗi trẻ cầm 1 tranh lô tô con vật mà trẻ chọn. Cô cho trẻ đi xung quanh,  vừa đi vừa hát.  Khi nghe tín hiệu “Trời mưa” thì trẻ phải chạy nhanh về đúng nhà của mình.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả và tuyên dương trẻ.
* Hoạt động 4: Trò chơi “Nhanh tay lẹ mắt”
- Cách chơi: Cô cho trẻ quan sát, trên slide có một con vật không cùng nhóm với các con vật còn lại. Yêu cầu trẻ gọi tên con vật không cùng nhóm đó.
- Cô kiểm tra kết quả và động viên khuyến khích trẻ.
+ Giáo dục: Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con cá cảnh: cho cá ăn, nuôi cá vàng để diệt muỗi, bọ gậy, bảo vệ nôi trường.
3. Kết thúc hoạt động: Trẻ hát bài: “Cá vàng bơi”.
* Nhận xét, đánh giá cuối ngày:
..................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ngày tháng năm 2017
Hoạt động: Thể dục
Đề tài: Chuyền bóng 2 bên theo hàng dọc
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dạy trẻ biết chuyền bắt bóng qua hai bên đúng kỹ thuật.
 - Rèn trẻ kĩ năng chuyền, bắt bóng, nhanh nhẹn, khéo léo nhằm phát triển cơ tay cho trẻ. 
 - Giáo dục trẻ có nề nếp và biết giúp đỡ bạn trong giờ học, giờ chơi. Siêng năng tập thể dục và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
II. CHUẨN BỊ
- Sàn nhà sạch sẽ.
- Bóng đủ cho cô và trẻ. Rổ đựng bóng 
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động: Cháu đi vòng tròn kết hợp đi bằng các kiểu chân
2. Hoạt động trọng tâm: Trọng động:
* Hoạt động 1: Bài tập phát triển chung: Tập theo bài tập thể dục buổi sáng, mỗi động tác tập 2l x 4n, riêng động tác bổ trợ tập 4l x 4n.
 + Tay : Tay đưa ra trước, lên cao. (4l x 4n)
 + Bụng lườn : Cúi gập người về trước.
 + Chân : Bước khụy một chân lên trước, chân sau thẳng.
 + Bật : Bật tách khép chân.
- Cho trẻ về đứng thành 2 dọc.
* Hoạt động 2:  Chuyền bóng sang hai bên theo hàng dọc
 - Cô làm mẫu lần 1: làm trọn vẹn, không giải thích
 - Cô làm mẫu lần 2: kết hợp phân tích: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng. Khi có hiệu lệnh thì cầm bóng chuyền sang ngang, bạn đứng sau bắt bóng bằng 2 tay và chuyền tiếp cho bạn phía sau, cứ như vậy cho đến cuối hàng.
- Cho trẻ lên làm mẫu: 5 trẻ
 - Cho cả lớp nhắc lại tên vận động (2-3 lần)
 - Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ đứng 2 hàng dọc (thực hiện 3- 4 lần)
 - Khi trẻ thực hiện cô chú ý, quan sát, sửa sai cho trẻ.
 - Động viên, khuyến kích trẻ thực hiện, khi chuyền và đón bóng không làm rơi bóng.
 - Chuyển đội hình sang vị trí khác và thực hiện lại vận động
* Hoạt động 3: Trò chơi vận động: “Ném bóng vào rổ”
   - Cách chơi: Mỗi lượt chơi của mỗi đội có 5 bạn tham gia. Cô đã vẽ sẵn 1 vòng tròn. Ở giữa vòng tròn cô có để 1 chiếc rổ. Lần lượt từng đội lên thực hiện lượt chơi, khi lên các con tự lấy cho mình một quả bóng và về đứng trên vòng tròn. Khi có hiệu lện của cô, các con lần lượt ném bóng vào rổ. 
 - Luật chơi: Sau ba lượt chơi, đội nào ném được nhiều bóng vào rổ nhất đội đó sẽ giành chiến thắng.
* Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể khoẻ mạnh.
3. Kết thúc hoạt động : Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng, đi thả lỏng cơ thể.
* Nhận xét, đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: Dạy hát “ Cá vàng bơi”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết hát theo cô bài hát “ Cá vàng bơi”, thể hiện tình cảm hồn nhiên, vui tươi qua giai điệu bài hát.
- Rèn tác phong biểu diễn phối hợp khi hát, vận động. 
- Trẻ thích hát và hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, ti vi, các slide hình ảnh.
- Nhạc bài hát: cá vàng bơi, cái bống.
- Dụng cụ âm nhạc. 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu: Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Rong và cá”.
2. Hoạt động trong tâm: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung bài hát và dạy hát 
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
+Lần1: Hát đúng giai điệu bài hát
+Lần 2: Vận động minh họa
=> Bài hát nói về con cá vàng vừa biết múa tung tăng trong bể nước, còn biết đổi bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong và đó cũng là nội dung của bài hát.
- Cô cho trẻ đọc lời bài hát theo cô (Đọc từng đoạn)
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô từng đoạn (2-3 lần).
- Cho tổ, nhóm, cá nhân đan xen nhau hát
- Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô cho lớp hát lại một lần nữa.
* Hoạt động 2: Nghe hát 
- Bài hát “Cái bống”: cái bống là cái bống bang kéo sảy,kéo sàng, cho mẹ bống nấu cơm, mẹ bống đi chợ đường chơn, bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng, đó là nội dung bài hát cái bống.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô hát lần 2: Cho trẻ vận động cùng cô.
* Hoạt động 3: Trò chơi "Tai ai tinh"
 - Cách chơi: Cô cho một trẻ lên đội mũ chóp và cô mời một trẻ ở dưới hát một bài, hát xong cho trẻ ngồi xuống, cho trẻ bỏ mũ chóp ra và đoán bạn nào hát và hát bài gì?
 - Luật chơi: Trẻ đội mũ chóp không đoán được sẽ phải nhảy lò cò một vòng.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi
 - Cô bao quát trẻ và khuyến khích trẻ tự tin tham gia cùng các bạn.
3. Kết thúc hoạt động : Trẻ hát bài: “ Cá vàng bơi”
* Nhận xét, đánh giá cuối ngày:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ngày tháng năm 2017
Hoạt động: LQVH
Đề tài: Dạy thơ “Rong và cá”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tên bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ. Trẻ cảm nhận được nhip điệu bài thơ, biết đọc thơ cùng cô.
 - Trẻ hiểu và trả lời câu hỏi của cô. Nói to, rõ ràng. Rèn luyên kỹ năng ghi nhớ có chủ định, chú ý.
 - Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con cá cảnh: cho cá ăn, nuôi cá vàng để diệt muỗi, bọ gậy, bảo vệ nôi trường.
II. CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, các slide hình ảnh.
- Nhạc bài hát: Cá vàng bơi.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu: Cô và trẻ cùng hát vận động theo nhạc bài “Cá vàng bơi”.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Giới thiệu và đàm thoại trích dẫn
- Dẫn dắt giới thiệu bài thơ “Rong và Cá” của nhà thơ Phạm Hổ.
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp động tác.
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp qua tranh.
* Đàm thoại trích dẫn
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác
+ Trong bài thơ nói đến con vật gì?
+ Cô rong đẹp như thế nào?
- Giải thích từ “Tơ”: Tơ là loại sợi nhỏ, mỏng manh mềm mãi.
+ Giữa hồ nước trong cô rong đang làm gì?
=> Cô Rong xanh có vẻ đẹp được ví như sở tơ nhuộm  mềm mại nhẹ nhàng uốn mình giữa hồ nước trong .
+ Đàn cá nhỏ thì như thế nào? Chúng đang làm gì?
+ Sự kết hợp giũa cô rong và cá trông giống gì?
=> Vẻ đẹp của  đàn cá cũng không kém phần với cô rong với cái đuôi dài nhiều màu sắc uốn lượn bên sự mềm mãi của cô rong giống như đoàn văn công đang biểu diễn cho mỏi người xem.
- Giáo dục trẻ: Yêu quý, chăm sóc con cá. Không được vứt rác vào hồ cá hoặc bắt cá.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ .
(Lớp đọc nối tiếp nhau theo tay cô chỉ huy)
- Tổ đọc thơ.(Tổ đọc to nhỏ theo tay cô chỉ huy)
- Cô chú ý cách ngắt nhịp
- Nhóm đọc. Cá nhân.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Bé đọc thơ hay”
- Cách chơi: khi cô giơ tay lên cao thì trẻ đọc to, khi cô giơ tay sang ngang thì trẻ đọc bình thường, cô đưa tay xuống thấp thì trẻ đọc nhỏ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần	
* Chú ý : sửa sai sửa giọng cho trẻ, hướng dẫn động viên trẻ đọc diễn cảm
3. Kết thúc hoạt động : Trẻ hát bài: “ Cá vàng bơi”.
* Nhận xét, đánh giá cuối ngày: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ngày tháng năm 2017
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Cắt, dán con cá
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Trẻ biết cách cầm kéo để cắt các hình vuông theo đường chéo để tạo thành các hình tam giác, sắp xếp và dán các hình tam giác để tạo thành hình con cá.
 - Rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay. Phát triển khả năng quan sát và rèn sự khéo léo khi phết hồ, dán hình.
 - Thích thú tham gia vào hoạt động và giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
 .II. CHUẨN BỊ
- Vở tạo hình, hồ dán, kéo, khăn lau tay đủ cho trẻ.
- Máy vi tính, ti vi.
- Nhạc bài hát: cá vàng bơi.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu: Cô cùng trẻ hát bài: “Cá vàng bơi”.
2. Hoạt động trọng tâm: 
* Hoạt động 1: Trẻ quan sát tranh mẫu.
- Gợi hỏi trẻ tranh gì đây? Tranh cá được làm bằng gì?
- Con cá của cô gồm những hình gì? (Hình vuông, tam giác, hình tròn)
- Mình cá cô cắt bằng hình gì? Còn đuôi và mắt cá cô cắt bằng những hình gì?
* Hoạt động 2: Cô thực hiện, trẻ thực hiện: 
- Cô làm mẫu lần 1 + giải thích: Để cắt được con cá đầu tiên cô cắt 1 hình vuông để làm mình cá, tiếp theo cô cắt 1 hình tam giác làm đuôi cá, trên mình cá ở phía trước cô cắt 1 hình tròn để làm mắt cá, phía dưới của mình cá cô cắt thêm 1 hình tam giác nhỏ để làm vây cá. Sau đó cô phết hồ dán lên giấy, con cá của cô đã hoàn thành.
 - Cô làm mẫu lần 2 + gợi hỏi kỹ năng cắt dán con cá: 
 - Để cắt dán con cá đầu tiên cô làm gì?
 - Mình cá cô cắt hình gì?
 - Đuôi và mắt cá là những hình gì? 
 - Tiếp theo các bạn sẽ làm gì nữa? 
 - Vây cá là hình gì và cô dán ở đâu?
 - Cô phết hồ như thế nào? 
 - Cho trẻ về bàn thực hiện cắt dán con cá, cô đến từng bàn quan sát gợi ý cho trẻ xé, dán sáng tạo hơn. Cô mở nhạc cho trẻ nghe. 
* Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm.
- Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày theo đúng kí hiệu của mình.
- Cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm đẹp, hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh, vì sao? (trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn)
- Cô nhận xét kết thúc: Khen trẻ cắt dán sáng tạo, cô động viên trẻ còn yếu.
+ Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm cẩn thận, sau khi thực hiện xong phải dọn dẹp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp.
3. Kết thúc hoạt động: Cô và trẻ thu dọn đồ dùng.
* Nhận xét, đánh giá cuối ngày:

File đính kèm:

  • docLop 34 tuoi_12234903.doc
Giáo Án Liên Quan