Kế hoạch giáo dục tuần - Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng

- Nhắc nhở trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ.Trò chuyện với phụ huynh về các bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng tránh

- Tập thể dục buổi sáng: mỗi động tác tập 2l x 4n.

 + Hô hấp: Gà gáy vang.

 + Tay vai: Tay đưa ra phía trước, lên cao

 + Chân: Ngồi khuỵu gối ( Tay đưa cao ra phía trước)

 + Bụng lườn: Đứng cúi người về phía trước, tay chạm ngón chân.

 + Bật: Bật tại chỗ.

 + Hồi tĩnh: Ngửi hoa.

 

doc11 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục tuần - Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN
Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng
Thời gian thực hiện: 
Thứ
Thời gian/hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Nhắc nhở trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ...Trò chuyện với phụ huynh về các bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng tránh
- Tập thể dục buổi sáng: mỗi động tác tập 2l x 4n.
 + Hô hấp: Gà gáy vang.
 + Tay vai: Tay đưa ra phía trước, lên cao
 + Chân: Ngồi khuỵu gối ( Tay đưa cao ra phía trước)
 + Bụng lườn: Đứng cúi người về phía trước, tay chạm ngón chân.
 + Bật: Bật tại chỗ.
 + Hồi tĩnh: Ngửi hoa.
Học
Trò chuyện về các con vật sống trong rừng 
Bật liên tục qua 3-4 vòng
Kể Chuyện “Chú dê đen”.
Dạy hát: Đố bạn
Tô màu con hươu cao cổ
Chơi ngoài trời
- Trẻ xem tranh và trò chuyện về các con vật sống trong rừng”.
- Tìm hiểu về đặc điểm, hình dáng của một số con vật sống trong rừng.
- Trò chuyện về các con vật sống trong rừng.
- Trẻ hát các bài hát về các con vật sống trong rừng.
- Trò chơi vận động: Trốn tìm. Lộn cầu vồng. Chi chi chành chành. Bắt vịt trên cạn.
- Chơi tự do.
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi học tập: Xem tranh ảnh về các con vật trong rừng, tô màu các con vật sống trong rừng.
- Góc chơi nghệ thuật: Đọc thơ, đọc chuyện, hát, bắt chước điệu bộ của các con vật sống trong rừng.
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng vườn bách thú.
Ăn, ngủ
- Nhắc nhở trẻ rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa miệng sau khi ăn. Khi ăn cơm không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm
- Nhắc trẻ mời cô như “Mời cô ăn cơm”, “Mời các bạn ăn cơm” trước khi vào bữa ăn 
- Cô giới thiệu tên các món ăn. 
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Đọc các bài thơ: Con nai, Gấu qua cầu
- Tập hát các bài: Đố bạn, chú thỏ con, trời nắng trời mưa
- Chơi với đất nặn, màu nước.
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân trẻ.
- Sắp xếp đồ chơi vào đúng góc quy định, biết phối hợp với bạn bè cùng cất đồ dùng, đồ chơi.
- Nhắc trẻ “Chào cô”, “Chào bố” trước khi ra về.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ngày tháng năm 2017
Hoạt động: KPKH
Đề tài: Trò chuyện về các con vật sống trong rừng.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết sử dụng từ ngữ mô tả lại tên gọi, đặc điểm của từng con vật. Dạy trẻ phân biệt một số con vật sống trong rừng và phân nhóm chúng theo một số đặc điểm hình dáng, vận động.
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí các con vật và có ý thức bảo vệ động vật quí hiếm.
II. CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, ti vi, các slide hình ảnh, một số hình ảnh các con vật sống trong rừng.
- Nhạc: Đố bạn.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu: Cô cùng trẻ vận động theo nhạc bài: “ Đố bạn”.
2. Hoạt động trọng tâm: 
* Hoạt động 1: Dạy trẻ tìm hiểu các con vật sống trong rừng.
- Cô cho trẻ xem tranh một số con vật sống trong rừng: Con voi, con khỉ, con hổ, con sư tử 
- Trẻ nêu đặc điểm, hình dáng, tính cách, tiếng kêu của các con vật.
+ Con voi: Mình to, tai to, có vòi, có 4 chân, đuôi dài, ăn mía, lá cây, voi thuộc loài động vật hiền lành.
+ Con khỉ: Mình nhỏ, tai nhỏ, thích leo trèo, có 4 chân, đuôi dài, khỉ thuộc loại động vật hiền lành.
+ Con hổ: Mình vừa và tròn, tai nhỏ, có bốn chân, đuôi dài, hổ thuộc loại động vật hung dữ, hay ăn thịt người.
+ Con Sư tử: Mình vừa, tai nhỏ, có bốn chân, đuôi dài, sư tử thuộc loại động vật hung dữ.
* Hoạt động 2: So sánh các con vật.
* Con voi và con sư tử.
- Giống nhau: Đều sống trong rừng.
Con voi: Con sư tử
- Khác nhau: 
 Mình to, dài, có vòi, ăn mía, khuân Mình nhỏ, không có vòi, hung 
 vác giỏi. dữ.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Về đúng nhà.
- Cách chơi: Cô vẽ 3 vòng tròn, mỗi vòng tròn tương ứng với ngôi nhà của khỉ, thỏ và voi. Yêu cầu trẻ phải về đúng nhà của mình.
- Luật chơi: Cô chia cho mỗi trẻ một chiếc mũ rối về các con vật sống trong rừng. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ về đúng ngôi nhà của mình. Nếu trẻ nào về không đúng nhà sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp một vòng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
- Cô kiểm tra và tuyên dương khuyến khích trẻ.
* Giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ các con vật quí hiếm.
3. Kết thúc hoạt động: Vận động theo nhạc bài hát “Đố bạn ”. 
* Nhận xét, đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
Hoạt động: Thể dục
Đề tài: Bật liên tục vào 3 vòng.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật động tác bật liên tục qua 3 vòng. 
- Rèn luyện sự tập trung, chú ý, khả năng vận động linh hoạt giữa chân, mắt. 
- Trẻ biết tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh.
II. CHUẨN BỊ
- Bóng đủ số lượng cho trẻ tham gia hoạt động, 6 vòng nhựa.
- Bài hát: Chú thỏ con
- Máy vi tính, ti vi.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động: Cho trẻ đi theo vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
2. Hoạt động trọng tâm: Trọng động: 
* Hoạt động 1: BTPTC: Tập theo bài tập thể dục buổi sáng.
 + Tay vai: Tay đưa ra phía trước, lên cao
 + Chân: Ngồi khuỵu gối ( Tay đưa cao ra phía trước)
 + Bụng lườn: Đứng cúi người về phía trước, tay chạm ngón chân.
 + Bật: Bật tại chỗ.
* Hoạt động 2: VĐCB: Bật liên tục qua 3-4 vòng.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Bật liên tục bằng hai chân vào các vòng, sau đó đi về cuối hàng. Khi trẻ trước bật vào vòng thứ 3 thì trẻ đứng tiếp bật vào vòng thứ nhất. Cô động viên trẻ bật liên tục, chạm đất nhẹ, không chạm chân vào vòng.
- Lớp thực hiện: Cô cho trẻ thực hiện 3- 4 lần.
* Hoạt động 3: TCVĐ: Chuyền bóng
- Cô chia trẻ thành hai đội, khi có hiệu lệnh bạn đứng đầu hàng chuyền bóng bạn đứng sau và bạn đứng sau tiếp tục chuyền bóng cho các bạn trong đội của mình, đội nào chuyền nhanh và được nhiều bóng nhất thì đội đó sẽ chiến thắng.
* Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể khoẻ mạnh. 
3. Kết thúc hoạt động: Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng, đi thả lỏng cơ thể.
* Nhận xét, đánh giá cuối ngày:
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Chuyện “Chú dê đen”.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hiểu được nội dung cốt truyện. Biết phân biệt các nhân vật trong câu chuyện. Phân biệt được kẻ thắng ngưòi thua. Rèn trẻ kĩ năng trả lời tròn câu, to, rõ.
- Rèn trẻ kĩ năng ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết dũng cảm, gan dạ. Mạnh dạn trước kẻ thù.
II. CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, các slide hình ảnh.
- Tranh về câu chuyện chú dê đen.
- Nhạc bài hát: Ta đi vào rừng xanh
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu: Cháu hát bài “Ta đi vào rừng xanh”.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung câu chuyện:
 - Trong một khu rừng nọ, có hai chú Dê đen và Dê trắng cùng đi vào rừng để tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống. Hai chú dê này đã gặp một con chó sói hung ác Dê đen và Dê trắng sẽ như thế nào các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Chú dê đen”.
* Hoạt động 2: Kể chuyện đàm thoại trích dẫn:
- Cô kể lần 1 bằng rối.
- Cô kể chuyện lần 2 kết hợp trích dẫn.
+ Đàm thoại :
- Dê trắng đi vào rừng để làm gì? Dê trắng đã gặp con gì?
- Chó sói quát hỏi dê trắng như thế nào? Và dê trắng trả lời ra sao?
- Dê đen đã gặp con gì? Vì sao chó sói sợ hãi và chạy thẳng vào trong rừng.
- Qua câu chuyện vừa rồi các con học tập theo đức tính của ai? 
* Hoạt động 3: Trò chơi: Đóng kịch: Trẻ hoá trang thành các nhân vật kể lại câu chuỵên cho cả lớp cùng xem.
* Giáo dục trẻ biết dũng cảm, gan dạ. Mạnh dạn trước kẻ thù.
3. Kết thúc hoạt động: Cháu hát bài “Ta đi vào rừng xanh”.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: Hát “Đố bạn”.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ thuộc bài hát: “Đố bạn” và biết vận động nhịp nhàng theo nhịp Hiểu và cảm nhận tình cảm qua giai điệu nhịp nhàng của bài hát.
- Rèn tác phong biểu diễn phối hợp khi hát, vận động. Rèn kĩ năng nghe và cảm nhận được giai điệu của bài hát.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ các con vật sống trong rừng.
II. CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, các slide hình ảnh.
- Nhạc bài hát: đố bạn, ta đi vào rừng xanh.
- Dụng cụ âm nhạc: phách tre, trống lắc.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu: Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Bắt chước tạo dáng các con vật”
2. Hoạt động trọng tâm: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung bài hát “Đố bạn” do nhạc sĩ Hồng Ngọc sang tác và dạy trẻ hát theo cô.
- Cô giới thiệu nội dung bài hát: trong khu rừng có rất nhiều các con vật như: Con khỉ hay trèo cây, con hươu, con voi, con gấu
+ Cô mở nhạc bài “Đố bạn”.
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe.
- Cô hát lần 2, trẻ hát theo cô.
- Trẻ cùng minh hoạ bài hát.
+ Trẻ chuyển thành đội hình vòng tròn: hát minh hoạ luân phiên từng nhóm theo yêu cầu của cô bài: “Đố bạn”.
* Hoạt động 2: Nghe hát: “Ta đi vào rừng xanh”.
- Trong rừng có rất nhiều những loài vật. Nhạc sĩ Phạm Thị Thùy Linh đã sáng tác bài hát “Ta đi vào rừng xanh”.
- Trẻ ngồi quanh cô và cảm nhận giai điệu tình cảm của bài hát “Ta đi vào rừng xanh”.
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Bay theo nốt nhạc. 
- Cách chơi: Cô xướng âm các nốt nhạc cao, vừa, thấp, trẻ lắng nghe và làm động tác bay cao, thấp, vừa tương ứng với nốt nhạc. Nếu bạn nào làm sai sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp 1 vòng ( Cô cho trẻ chơi 3-4 lần).
* Giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ các con vật sống trong rừng.
3. Kết thúc hoạt động: Trẻ hát bài: “ Chú voi con ở Bản Đôn”.
* Nhận xét, đánh giá cuối ngày:
..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Tô màu con hươu cao cổ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết cách tô màu và di màu đẹp, không lem ra ngoài. Trẻ hiểu nội dung bức tranh, biết phối hợp màu. 
- Khuyến khích trẻ sáng tạo trong bố cục tranh. Tập cho trẻ sử dụng kĩ năng để tô màu. 
- Trẻ biết yêu quí các con vật.
II. CHUẨN BỊ
- Vở tạo hình, bút màu tô, bút chì.
- Máy vi tính, các slide hình ảnh.
- Nhạc bài hát: Ta đi vào rừng xanh.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu: Cô cùng trẻ hát bài: “Ta đi vào rừng xanh”.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện về con hươu .
- Cô cho trẻ xem hình ảnh con hươu đã được tô màu sẵn. 
- Cô cho trẻ xem tranh trong vở tạo hình, cho trẻ nêu cách tô màu và sử dụng màu tô. 
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện: 
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn thực hiện tô màu theo tranh.
- Cô quan sát sửa cách để vở, tư thế ngồi, cách cầm màu để tô, nhắc nhở trẻ tô đúng theo yêu cầu trong vởKhi tô phải giữ gìn sách vở sạch sẽ.
* Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm.
- Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày theo đúng kí hiệu của mình.
- Nhận xét tuyên dương.
- Trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn, cô nhận xét tuyên dương cả lớp.
3. Kết thúc hoạt động: Trẻ hát bài: Chú voi con ở Bản Đôn
* Nhận xét, đánh giá cuối ngày: 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 3 tuoi_12234908.doc
Giáo Án Liên Quan