Kế hoạch hoạt động khối Lá - Giáo dục Âm nhạc - Chủ đề: Nghề nghiệp - Vận động VTTN “Cháu yêu cô chú công nhân” - Nghe hát: “Đi cấy” - Trò chơi âm nhạc: Nghe tiết tấu, tìm nhạc cụ
I. Kết quả mong đợi:
1.Kiến thức:
+ Trẻ và biết vỗ tay theo nhịp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
+ Trẻ nhớ tên bài hát, tên làn điệu “Đi cấy” (Dân ca Thanh Hóa)
+ Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi âm nhạc “Nghe tiết tấu, tìm nhạc cụ”
2. Kỹ năng:
+ Biết h¬ưởng ứng cảm xúc khi nghe cô hát
+ Trẻ vận động vỗ tay theo nhịp một cách nhịp nhàng
+ Rèn luyện sự nhanh nhạy của các giác quan
3. Thái độ:
- Trẻ hưởng ứng tích cực trong giờ âm nhạc
- Trẻ kính trọng và biết ơn các cô chú công nhân
- Giáo dục trẻ yêu quý người nông dân và quý trọng sản phẩm của nghề nông
Gi¸o ¸n thi gi¸o viªn giái HuyÖn n¨m häc 2015 - 2016 Gi¸o dôc ©m nh¹c Chñ ®Ò: NghÒ nghiÖp NDTT : VËn ®éng VTTN “Ch¸u yªu c« chó c«ng nh©n” NDKH: Nghe h¸t : “§i cÊy” Trß ch¬i ©m nh¹c : Nghe tiÕt tÊu, t×m nh¹c cô I. Kết quả mong đợi: 1.Kiến thức: + Trẻ và biết vỗ tay theo nhịp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” + Trẻ nhớ tên bài hát, tên làn điệu “Đi cấy” (Dân ca Thanh Hóa) + Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi âm nhạc “Nghe tiết tấu, tìm nhạc cụ” 2. Kỹ năng: + Biết hưởng ứng cảm xúc khi nghe cô hát + Trẻ vận động vỗ tay theo nhịp một cách nhịp nhàng + Rèn luyện sự nhanh nhạy của các giác quan 3. Thái độ: - Trẻ hưởng ứng tích cực trong giờ âm nhạc - Trẻ kính trọng và biết ơn các cô chú công nhân - Giáo dục trẻ yêu quý người nông dân và quý trọng sản phẩm của nghề nông II. Chuẩn bị: - Sân khấu: chiếu, bóng bay, bóng nháy - Máy tính, loa, máy chiếu - Dụng cụ âm nhạc: Song loan, xắc xô, phách gỗ - 35 cái nốt nhạc xinh, nam châm nhỏ - Hoa cài đỏ, vàng, xanh của 3 đội - Đàn organ III.Cách tiến hành: Hoạt động của cô 1. Tạo cảm xúc : -Xin nhiệt liệt chào mừng tất cả các bạn đến với chương trình “ Trò chơi âm nhạc: Cháu yêu cô chú công nhân” ngày hôm nay. - Đến tham dự và cổ vũ cho chương trình hôm nay xin các bạn cho một tràng pháo tay để chào đón thành phần ban giám khảo. - Trò chơi âm nhạc hôm nay sẽ có sự tham gia của 3 đội chơi. Sau đây, xin mời các đội tự giới thiệu về đội của mình Trò chơi hôm nay sẽ có 3 phần thi đó là: Phần 1: Cùng thi tài Phần 2: Bé làm nhạc công Phần 3: Cùng thưởng thức Qua các phần thi các thành viên trong đội nếu hoàn thành tốt các phần thi sẽ được tặng một nốt nhạc, cuối 3 phần thi đội nào có nhiều nốt nhạc hơn thì đội đó sẽ thắng. - Các đội đã sẵn sàng chưa nào? - Các đội hãy thể hiện quyết tâm của mình nào? 2. Nội dung trọng tâm Phần 1: Cùng thi tài - Cô đánh đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và cho trẻ đoán tên bài hát, tên tác giả Đội nào đoán đúng tên bài hát, tên tác giả được thưởng nốt nhạc xinh Phần 2: Bé làm nhạc công * Vận động vỗ tay theo nhịp (VTTN) : Cháu yêu cô chú công nhân - Cô hát và VTTN bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” + Cô thể hiện bài hát như thế nào? + Cô vừa vận động gì các con? Cô hướng dẫn trẻ cách VTTN: Khi vỗ tay theo nhịp các con lưu ý vỗ tay vào phách mạnh. Cô phân tích và VTTN chậm rãi - Bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến nói lên tình cảm của các bạn nhỏ đối với các chú công nhân xây dựng và cô thợ may đấy. - Các con có yêu cô chú công nhân không nào? * Giáo dục trẻ kính trọng và biết ơn cô chú công nhân - Mời các đội chơi cùng thể hiện tình yêu của mình đối với các cô chú công nhân. Mời cả lớp hát và VTTN cùng cô 2 lần * Trò chơi “ Nghe tiết tấu, tìm nhạc cụ” Cô giới thiệu cách chơi: Cho trẻ nghe tiết tấu được thể hiện bằng nhạc cụ nhất định và trẻ ở các đội đoán xem đoạn nhạc vừa rồi thể hiện bằng tiếng nhạc cụ gì? Luật chơi: Đội nào đoán đúng tên nhạc cụ và dùng nhạc cụ đó VTTN đúng, nhịp nhàng theo lời bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” thì sẽ được thưởng 1 nốt nhạc. Đội nào đoán không đúng tên nhạc cụ và VTTN chưa đúng sẽ không có nốt nhạc nào. - Cho các đội thi đua: Đội hoa đỏ, hoa xanh, hoa vàng Mỗi lần một đội lên thi còn các đội khác thì hát cổ vũ bạn - Mời từng nhóm lên chơi đoán tên nhạc cụ và chọn nhạc cụ đó VTTN bài “Cháu yêu cô chú công nhân” - Tương tự, mời cá nhân trẻ lên “Nghe tiết tấu, tìm nhạc cụ” và biểu diễn VTTN bài “Cháu yêu cô chú công nhân” Cô lưu ý sửa sai cho trẻ - Cho trẻ thể hiện các vận động khác cho bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” được hay hơn - Mời các đội thi tham gia phần thi đồng đội: Cả lớp VTTN 1 lần nữa Phần 3: Thưởng thức Nghe hát : Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa) Chào tạm biệt các cô chú công nhân mời các con cùng theo chân cô đến với một làm điệu mượt mà của Dân ca Thanh Hóa trong bài hát có tựa đề “Đi cấy” - Cô hát cho trẻ nghe lần 1: + Con vừa nghe bài hát gì? + Bài hát thuộc làn điệu dân ca vùng nào? + Các con thấy âm điệu bài hát như thế nào? Bài hát “Đi cấy” thuộc làn điệu dân ca Thanh Hóa nói lên sự vất vả của những người nông dân ăn cơm bằng đèn, đi cấy khi sáng trăng. Nhưng vẫn luôn yêu đời và cất lên lời ca tiếng hát cầu cho mưa thuận gió hòa đấy. * Giáo dục: Qua bài hát này, các con phải biết ơn, quý trọng những người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo cho chúng ta ăn hàng ngày. Các con nhớ chưa nào? - Cho trẻ nghe lại bài hát “Đi cấy” - Cô múa minh họa và cho trẻ nghe nhạc bài “Đi cấy” Mời trẻ hưởng ứng cùng cô 3. Kết thúc: Cho trẻ đếm số nốt nhạc của các đội đã giành được sau các phần thi Cô nhận xét – tuyên dương Hoạt động của trẻ - Trẻ vỗ tay - Đội hoa đỏ: Chúng tôi là đội thỏ đỏ mong các bạn cổ vũ cho chúng tôi - Đội hoa vàng: Chúng tôi là đội hoa vàng, mong các bạn cỗ vũ thật “rộn ràng” - Đội hoa xanh: Chúng tôi là đội hoa xanh, chúng tôi đến đây với mong muốn “Chiến thắng, chiến thắng” - Trẻ nói “Sẵn sàng” - Trẻ đoán tên bài hát, tên tác giả - Trẻ lắng nghe - Trẻ vỗ tay - VTTN - Trẻ lắng nghe - Có ạ! - Cả lớp hát và VTTN - Trẻ lắng nghe - Các đội đoán tên nhạc cụ và VTTN bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” - Trẻ nói lên cách vận động khác - Trẻ VTTN - Đi cấy - Dân ca Thanh Hóa - Mượt mà... - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe hát - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Đếm cùng cô
File đính kèm:
- GIAO_AN_AM_NHAC.doc