Kế hoạch hoạt động khối Lá - Hoạt động học - Đề tài: Phân biệt phía phải, phía trái của bản thân
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Trẻ biết phân biệt tay phải, tay trái, chân phải, chân trái.
– Rèn kỹ năng nhận biết và thể hiện theo yêu cầu của cô. Hòa đồng với bạn trong khi chơi và tham gia hoạt động khác.
– Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẻ.Đoàn kết thương yêu bạn
II. CHUẨN BỊ
– Búp bê, chén, muỗng, bàn chải đánh răng, ca bút chì
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2016 Tổng số học sinh: ....... Hiện diện: ......... Vắng: ......... HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT PHÍA PHẢI, PHÍA TRÁI CỦA BẢN THÂN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: – Trẻ biết phân biệt tay phải, tay trái, chân phải, chân trái. – Rèn kỹ năng nhận biết và thể hiện theo yêu cầu của cô. Hòa đồng với bạn trong khi chơi và tham gia hoạt động khác. – Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẻ.Đoàn kết thương yêu bạn II. CHUẨN BỊ – Búp bê, chén, muỗng, bàn chải đánh răng, ca bút chì III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ – Trẻ vui hát bài “ Đường em đi”, hỏi trẻ: + Vừa rồi cô cho các con hát bài gì? + Khi ra đường các con đi bên nào ? –Khi ra đường ai cũng đi bên phải. Hôm nay cô sẽ cho các con nhận biết phải trái nhé. * HĐ1: Phân biệt tay phải tay trái – Hôm nay có bạn búp bê đến thăm mình,bạn nào giỏi lên xác định tay phải, tay trái giúp búp bê ? ( gọi 2-3 ). – Các bạn có biết cơ thể búp gồm có những gì không ? – Muốn cho cơ thể khỏe mạnh thì các bạn làm gì ? Muốn cho cơ thể đẹp và khỏe mạnh chúng ta cần ăn uống đầy đủ chất, phải giữ gìn vệ sinh thân thể , vệ sinh môi trường và cần phải tập thể dục để rèn luyện sức khỏe . – “ Cô đố” Các con nhìn xem cô cầm bút tay nào ? – À! Khi vẽ hay viết các con cầm bút tay nào ? – Khi ăn cơm các con cầm muỗng bên tay nào ? - Hằng ngày khi ngủ dậy các con làm gì ? - Tay nào bàn chải răng ? Hôm nay là ngày sinh nhật của bạn búp bê bạn búp bê có mời các bạn đến nhà dự nhưng thấy các bạn bận học nên bạn búp bê đến lớp mình để tổ chức sinh nhật cho vui -Cô thấy trên tay các con rất nhiều quà nào là bánh, nào là hoa. Cô mời bạn lên tặng quà cho búp bê, đặt hoa vào bên phải bạn búp bê và quà ở bên trái của búp bê * HĐ2: Luyện tập: Trò chơi “Ai thông minh nhất”. – Chia ra làm hai đội xanh và đỏ. – Đi theo đường hẹp bỏ đồ dùng vào đúng vị trí . – Bên phải bên trái – Đôi nào lấy đúng đồ dùng nhiều hơn và đặt đúng vị trí thì đội đó sẽ thắng. Ví dụ : Bàn chải đánh răng, viết, muỗng: Bỏ rổ bên phải. + Tô, ca bỏ rổ bên trái. * Kết thúc: nhắc lại tên đề tài – Nhận xét. Tuyên dương trẻ - Cả lớp cùng hát -Trả lời -Lắng nghe và trả lời - Trẻ cầm tay búp bê giơ lên và nói tay phải, trái -Trả lời -Lắng nghe -Quan sát và trả lời -Lắng nghe -Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Tham gia trò chơi - 2 trẻ nhắc lại *Đánh giá cuối ngày - Đón trẻ: .......................................................................................................... ........................................................................................................................... - Hoạt động học................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ - Hoạt động góc:................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ -Hoạt động ngoài trời: ....................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................. - Trả trẻ tận tay phụ huynh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba, ngày 27 tháng 9 năm 2016 Tổng số học sinh: ....... Hiện diện: ......... Vắng: ......... HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ BÉ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nhận biết cơ thể gồm các bộ phận ; đầu, mình, tay, chân... Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ thể. - Biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các bộ phận của cơ thể. - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. II. CHUẨN BỊ - Tranh vẽ em bé ( Tranh minh họa chủ đề). Một số đồ dùng cá nhân của trẻ; Khăn, tất ,mũ, giày, dép. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ Hoạt động 1: Chơi trò chơi " Nói nhanh các bộ phận của cơ thể". Cách chơi: Cô đưa bức tranh em bé ra, chỉ vào từng bộ phận của cơ thể, yêu cầu trẻ nói nhanh bộ phận đó Hoạt động 2 : Khám phá các bộ phận cơ thể bé . Bây giờ sẽ cùng cô tìm hiểu kỹ hơn về những bộ phận trên cơ thể của chúng ta nhé. - Bắt đầu tìm hiểu cái đầu thông minh trước. Vậy ai có thể kể tên các bộ phận trên đầu của em bé? Cùng chơi 1 trò chơi nhỏ với cô. Nghiêng đầu bên phải, nghiêng đầu bên trái. ( Chơi 2 - 3 lần) - Ai biết được nhờ có gì mà chúng ta có thể dễ dàng quay đầu sang phải và trái như vậy ? ( Nhờ có cái cổ) - Đầu là một bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta, vậy làm thế nào để cái đầu của chúng mình không bị đau? Khi đi nắng phải làm gì để bảo vệ đầu? Khi ngồi trên xe máy thì sao? ( đội mũ bảo hiểm). - Làm gì để đầu luôn sạch sẽ? ( gội đầu, chải tóc thường xuyên). - Chải tóc và gội đầu thường xuyên cũng là cách để giữ gìn và bảo vệ đầu của mình. * Chơi trò chơi : 5 ngón tay. - Giấu tay đi nào. Tay đẹp đâu? Mỗi người có mấy cái tay? - Mỗi người đều có 2 tay nên gọi là đôi tay. Các bạn dùng đôi tay để làm những việc gì? ( cho trẻ nói theo ý hiểu của trẻ), có thể gợi cho trẻ trả lời. - Con xúc cơm ăn bằng gì? Nhặt cầm đồ chơi bằng gì? Khi bị ngứa con thường làm gì?...vv - Khi viết hay vẽ cầm bút bằng tay nào? Cùng vẫy tay phải cho cô xem? Tay trái đâu? (Cô kể tên các ngón tay cho trẻ biết) Giải thích cho trẻ: Mỗi bàn có 5 ngón tay, các ngón tay giúp thực hiện các hoạt động của mình được dễ dàng. Ngón tay cái và các ngón tay khác giúp các con nhặt và cầm nắm được mọi thứ. Các bạn phải giữ cho bàn tay và các ngón tay luôn sạch sẽ bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tiếp tục nói chuyện về đôi bàn chân, móng tay, móng chân với các câu hỏi tương tự. Chân giúp chúng ta đi, chạy, nhảy Hoạt động 3: Chọn đúng đồ dùng để bảo vệ các bộ phận của cơ thể . Cô nói tên của dụng cụ nào thì các con tìm lô tô và nói tác dụng của đồ dùng đó lên. - Mũ bảo hiểm - dùng đội đầu để đi xe máy. - Găng tay - Để bảo vệ tay.... Khi trẻ chơi quen cô cho trẻ chạy mang tranh lên đặt theo ký hiệu của từng loại theo dấu hiệu cho trước. * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương tiết học - Cả lớp cùng chơi - Quan sát và nói nhanh các bộ phận của cơ thể -Trẻ kể theo sự hiểu biết của trẻ - Cùng chơi với cô -Trả lời -Tham gia trò chơi - Lắng nghe *Đánh giá cuối ngày - Đón trẻ: .......................................................................................................... ........................................................................................................................... - Hoạt động học................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ - Hoạt động góc:................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ -Hoạt động ngoài trời: ....................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................. - Trả trẻ tận tay phụ huynh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư, ngày 28 tháng 9 năm 2016 Tổng số học sinh: ....... Hiện diện: ......... Vắng: ......... HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: Vận Động Múa “TAY THƠM TAY NGOAN” Nghe Hát : Thật Đáng Chê Trò Chơi : “ai đoán giỏi” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu thuộc bài hát, hiểu được nội dung bài hát. Biết vận động múa theo lời bài hát. - Cháu múa mềm dẻo theo cô. - Giáo dục cháu biết giữ sạch đôi bàn tay, giữ sạch vệ sinh cá nhân là bảo vệ sức khoẻ của mình. II. CHUẨN BỊ - Cô thuộc bài hát, vận động múa tốt. - Nhạc cụ, phách tre, xắc xô - Nhạc không lời bài hát “tay thơm tay ngoan” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ * Chơi trò chơi dấu tay. – Thế các con dấu tay gì? – Đôi bàn tay giúp ích gì cho chúng ta? – Vậy để có đôi tay đẹp con phải làm gì? Các con phải biết giữ gìn vệ sinh của đôi tay vì đôi tay rất quan trọng giúp chúng ta rất nhiều việc – Cô đố ! cô đố ! – Cô đố các con đây là bài hát gì nhe! – Cô mở nhạc – Thế của tác giả nào? – Lớp hát 2 lần Một tay em xòe ra thành một bông hoa hai tay xoè ra thành hai bông hoa mẹ khen đẹp qúa hai bàn tay thơm mẹ khen đẹp quá hai bàn tay xinh *Dạy múa – Để bài hát này hay hơn nữa cô và các con cùng nhau vận động múa theo lời bài hát nhé! – Cô vận động múa lần 1 – Cô vận động múa lần 2 giảng thích động tác – Câu 1:” Một taybông hoa”. Tay trái chống nạnh, tay phải đưa ra trước từ từ. Khi hát đến chữ “xa” thì lật bàn tay rồi từ từ đưa tay phải lên cao uốn cong cánh tay vào chữ “hoa” + Câu 2: ” Hai taybông hoa”. Hai tau đưa ra phía trước , vẫy nhẹ một cái, lật bàn tay. Khi hát đến chữ ” ra” rồi từ từđưa 2 tay lên cap uốn cong cánh tay. + Câu 3: ” Mẹ khen thơm” vỗ tay 2 bên, đầu hơi nghiêng, đưa 2 tay ra phía trước vẫy nhẹ 1 cáo, lật bàn tay kết hợp với nhún chân. + Câu 4: ” Mẹ khen ngoan ” 2 tay bắt chéo úp lên ngực kết hợp nhún chân vào chữ ” quá” rồi từ từ đưa 2 tay lên cao sang hai bên lắc cổ tay vào chữ ” ngoan”. – Cả lớp, tổ, nhóm múa cùng cô * Nghe hát – Thật đáng chê Tác giả Anh Việt – Cô hát lần 1 Có con chim... là chim chích choè Trưa nắng hè mà đi đến trường Ấy thế mà... không chịu đội mũ Tối đến mới... về nhà nằm rên... Ôi ôi ôi... đau quá... nhức cả đầu Chích choè ta nằm liền mấy hôm. Đứng bên sông... kìa trông chú cò Chân bước dài... cò ta đi mò Vớ cái gì... ăn liền vội vã Uống nước lã, rồi lại quả xanh Ăn tham nên tối đến về nhà Đau bụng rên hừ hừ suốt 3 ngày đêm. Ê ê... cái con cò kia Thật đáng chê là thật đáng chê. – Giảng nội dung bài hát-> Giáo dục cháu đi ra nắng phải đội nón – Cô hát lần 2 * Trò chơi âm nhạc: “Ai đoán giỏi” – Cô giới thiệu tên trò chơi. Hướng dẫn cách chơi – Nâng cao yêu cầu. + Lần 1: Tên bạn hát + Lần 2: Dụng cụ gõ? *Kết thúc - Chơi TC -Trả lời -Lắng nghe -Lắng nghe và trả lời -Hát -Xem cô múa -Múa -Lắng nghe *Đánh giá cuối ngày - Đón trẻ: .......................................................................................................... ........................................................................................................................... - Hoạt động học................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ - Hoạt động góc:................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ -Hoạt động ngoài trời: ....................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................. - Trả trẻ tận tay phụ huynh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm, ngày 29 tháng 9 năm 2016 Tổng số học sinh: ....... Hiện diện: ......... Vắng: ......... HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: ĐI TRÊN GHẾ BĂNG BƯỚC QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: – Dạy trẻ biết đi trên ghế băng và bước qua chướng ngại vật: Khi đi mắt nhìn thẳng, chân nhấc cao không chạm vào các chướng ngại vật. – Phát triển cơ chân,cơ bụng, cơ tay, khả năng định hướng, khả năng giữ thăng bằng – Giáo dục cháu khi chơi không tranh giành đồ chơi, không xô đẩy bạn. II. CHUẨN BỊ – Nhạc đệm bài hát“Tay thơm tay ngoan”. – Ghế thể dục – Hộp gỗ cao 5-6cm., 3 quả bóng III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ * Cô lắc trống cho trẻ tập hợp xếp 3 hàng dọc Trò chuyện, Kiểm tra sức khỏe trẻ +Hát vận động theo nhạc“Tay thơm tay ngoan”. + Trò chuyện về cơ thể của bé * Khởi động => Cô cùng trẻ hát bài”Cùng đi đều”, đi, chạykết hợp các kiểu chân đi vòng tròn sau đó di chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. * Trọng động: + BTPTC: – Tay: Hai tay đưa ra trước, giơ lên cao (2lần x 8nhịp) – Chân: Chân bước sang phải, đưa về, khựu gối, sau đó đổi chân (2lần x 8nhịp) – Bụng: Hai tay đưa lên cao, cúi khom người (2lần x 8nhịp) – Bật: Cho trẻ đứng, tay chống hông, bật nhảy tách chân, chụm chân tại chổ.(2lần x 8nhịp) + VĐCB: “Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật” – Cô giới thiệu. – Cô Làm mẫu lần 1( không giải thích) – Cô làm mẫu lần 2 (Kết hợp giải thích): Đứng tự nhiên, tay chống hông. + Thực hiện: Cô bước hai chân lên ghế, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh của cô đi tự nhiên mắt nhìn thẳng chân nhấc cao không chạm chướng ngại vật. – Mời một trẻ Khá lên thực hiện lại – Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì? – Cho 2 trẻ lên làm, cả lớp quan sát. – Lần lượt cho từng bạn của 2 hàng lên thực hiện, xong về đứng cuối hàng, rồi đến 2 bạn tiếp theo cho đến hết hàng. – Cho các trẻ yếu lên thực hiện. – Cô quan sát, động viên, sửa sai, khen trẻ – Cho trẻ nhắc lại tên vận động cơ bản. + Trò chơi “chuyền bóng” – Cô hướng dẫn cách chơi – Cho trẻ chơi 3 – 4 lần * Hồi tỉnh -Tập hợp xếp 3 hàng dọc -Hát vận động, trò chuyện cùng cô - Trẻ đi dưới sự điều khiển của cô. Chuyển đội hình thành 3 hàng dọc. Trẻ tập cùng cô - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu bài tập. - Trẻ quan sát cô tập mẫu. -2 trẻ thực hiện - Trẻ lần lượt lên tập. - Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi và luật chơi. -Tham gia trò chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng 1 -2 vòng quanh lớp *Đánh giá cuối ngày - Đón trẻ: .......................................................................................................... ........................................................................................................................... - Hoạt động học................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ - Hoạt động góc:................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ -Hoạt động ngoài trời: ....................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................. - Trả trẻ tận tay phụ huynh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu, ngày 30 tháng 9 năm 2016 Tổng số học sinh: ....... Hiện diện: ......... Vắng: ......... HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: ĐÔI MẮT CỦA EM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nhận biết đặc điểm và chức năng quan trọng của đôi mắt trong các hoạt động của con người . - Hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ và cảm nhận được âm điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của bài thơ. Rèn KN phân biệt màu sắc với TC " Ai nhiều hơn" . - Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ đôi mắt của mình. II. CHUẨN BỊ - Cho trẻ làm quen với bài thơ , các trò chơi với đôi mắt ... - Bóng màu xanh, đỏ, vàng, 3 rổ đựng bóng III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ * Hoạt động 1 : - TC " Hãy làm theo tôi " :cô ra hiệu lệnh cho trẻ thực hiện ... + Lấy tay che con mắt bên trái .Che con mắt bên phải + Nhắm cả hai con mắt và bỏ tay ra. Các bạn có nhìn thấy gì không? Vì sao vậy? - Giới thiệu bài thơ "Đôi mắt của em" của Lê Thị Mỹ Phương – Cô đọc lần 1: chậm rãi, nhẹ nhàng kèm cử chỉ điệu bộ. Đôi mắt của em Đôi mắt xinh xinh Đôi mắt tròn tròn Giúp em nhìn thấy Mọi vật xung quanh. Em yêu em quý Đôi mắt xinh xinh Giữ cho đôi mắt. Ngày càng sáng hơn Bài thơ nói về đôi mắt là 1 bộ phận không thể thiếu của cơ thể, đôi mắt giúp em nhìn thấy mọi vật xung quanh – Cô đọc lần 2: Kèm tranh minh hoạ. * Đàm thoại – Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ nào? – Bài thơ nói về gì ? (Đôi mắt) – Đôi mắt giúp chúng ta làm gì ? (nhắm mắt, mở mắt) – Nhờ có đôi mắt mà chúng ta nhìn thấy được những gì ? (Nhìn thấy mọi vật xung quanh) – Làm thế nào để bảo vệ đôi mắt của mình? (Không dụi tay bẩn lên mắt) Để bảo vệ đôi mắt không được dụi tay bẩn lên mắt, không dung chung khăn lau mặt, nên ăn nhiều loại rau , quả để cho đôi mắt của mình sáng và đẹp hơn. * Đọc thơ – Cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần – Cô mời tổ, nhóm đọc thơ – Cá nhân lên đọc thơ – Cả lớp đọc cả bài 1 lần * Hoạt động 3: - TC "Ai nhiều hơn " : cô chia trẻ thành 3 nhóm đứng theo 3 hàng dọc trước 3 cái rổ đựng bóng . + Cách chơi : mỗi nhóm lần lượt từng trẻ lên chọn một quả bóng đặt vào rổ theo yêu cầu riêng của nhóm mình + Luật chơi : phải chọn đúng màu, mà cô yêu cầu cho mỗi nhóm (Bóng màu xanh, đỏ, vàng) - Tổ chức cho trẻ chơi thi đua, nhóm nào chọn được nhiều bóng nhất là thắng cuộc . - Cô cùng trẻ đếm số bóng nhặt được của mỗi nhóm * Kết thúc: Nhận xét tiết học - Hát -Trả lời -Lắng nghe -Trò chuyện cùng cô - Tham gia trò chơi -Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô -Lắng nghe *Đánh giá cuối ngày - Đón trẻ: .......................................................................................................... ........................................................................................................................... - Hoạt động học................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ - Hoạt động góc:........................................................
File đính kèm:
- Giao_an_chu_de_ban_than_THANH_MG_LONG_SON.doc