Kế hoạch hoạt động khối Lá - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Hoạt động giáo dục âm nhạc - Dạy hát: “Vui đến trường” - Nghe hát: “Đi học" - Trò chơi Âm nhạc: “Ai nhanh nhất”

I. Mục đích- yêu cầu:

1.kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát: , tên tác giả: .

- Trẻ thuộc bài hát,biết bài hát”VĐT”có giai điệu vui vẻ,nhịp nhàng, nói lên niềm vui của bạn nhỏ sáng được đến trường,bé biết giữ VS sạch sẽ và ông mặt trời đẫ lên cao như chào đón bé đến trường.

- Nghe hiểu nội dung và ý nghĩa của bài hát “ĐH”BH có giai điệu vừa phải,tình cảm trong sáng(phong cách miền núi).Nội dung nói về em bé đi học rất vui,có hương rừng thơm đồi vắng,có nước suối trong thầm thì,cọ xoe ô che nắng,dâm mát đường em đi.Em bé biết tự đi đến trường khi mẹ bận công việc,có rất nhiều cảnh đẹp các bạn chim,cá,vui đón chào bé đi học.

- Trẻ biết chơi trò chơi .đúng luật.

-Trẻ biết tên trường mình đang học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Hoạt động giáo dục âm nhạc - Dạy hát: “Vui đến trường” - Nghe hát: “Đi học" - Trò chơi Âm nhạc: “Ai nhanh nhất”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động giáo dục âm nhạc
Tên đề tài: NDTT: Dạy hát: “Vui đến trường”
Nhạc và lời : Hồ Bắc
NDKH; nghe hát: “Đi học”
Nhạc: Bùi đình Thảo; lời: Minh Chính- Đình Thảo
TCAN : “Ai nhanh nhất”
Chủ đề: Trường mầm non
Độ tuổi: MGN(4-5t)
Số lượng: 25-30 trẻ
Thời gian : 25-30 phút
GV soạn/dạy:..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Mục đích- yêu cầu:
1.kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát:, tên tác giả:.
- Trẻ thuộc bài hát,biết bài hát”VĐT”có giai điệu vui vẻ,nhịp nhàng, nói lên niềm vui của bạn nhỏ sáng được đến trường,bé biết giữ VS sạch sẽ và ông mặt trời đẫ lên cao như chào đón bé đến trường.
- Nghe hiểu nội dung và ý nghĩa của bài hát “ĐH”BH có giai điệu vừa phải,tình cảm trong sáng(phong cách miền núi).Nội dung nói về em bé đi học rất vui,có hương rừng thơm đồi vắng,có nước suối trong thầm thì,cọ xoe ô che nắng,dâm mát đường em đi.Em bé biết tự đi đến trường khi mẹ bận công việc,có rất nhiều cảnh đẹp các bạn chim,cá,vui đón chào bé đi học.
- Trẻ biết chơi trò chơi.đúng luật.
-Trẻ biết tên trường mình đang học.
2. kỹ năng:
 - Trẻ hát tự tin,thoải mái,hát thuộc lời,hát đúng giai điệu,lời ca của bài hát:VĐT
 - Trẻ biết hát theo hiệu lệnh của cô(hát nối tiếp to-nhỏ-hát đối...tùythuộc vào khả năng của trẻ)
 - Trẻ sáng tạo ra nhiều cách VĐ theo nhịp BH khác nhau tùy thuộc vào khả năng của trẻ.
 - Trẻ chăm chú nghe cô hát,nghe trọn vẹn bài hát .Trẻ biết thể hiện sắc thái tình cảm,biết hưởng ứng cảm xúc và nhận xét được tính chất âm nhạc qua lời bài hát:VĐT,ĐH. Nói đúng tên bài hát:VĐT,ĐH.
- Phát triển tai nghe,khả năng phản ứng âm nhạc.Trẻ có kỹ năng biết lắng nghe và có phản xạ nhanh nhảy vào vòng khi nghe hiệu lệnh của cô khi chơi TC.
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi .....1 cách thuần thục.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng,tích cực tham gia HĐH âm nhạc và trò chơi.
- Trẻ biết tập chung ,chú ý lắng nghe .
- Trẻ yêu thích âm nhạc,thích hát cùng cô.
- Trẻ biết chơi đoàn kết, giữ gìn ĐDĐC
 - GD trẻ biết yêu trường lớp,thầy cô,bạn bè.Tích cực hăng say học tập và rèn luyện để trở thành những em bé ngoan,để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh.
II. Chuẩn bị:
1.Địa điểm tổ chức: Trong phòng chức năng.
2. Đội hình: Ổn định:........dạy hát.......trẻ hát.....trò chơi...nghe hát...kết thúc....
3. Môi trường lớp học: Trang trí MT học tập sáng tạo,phù hợp theo chủ đề trường mầm non với nội dung HĐ.
4. Chuẩn bị đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
+ Giáo án,máy chiếu,3-4 hình ảnh về trường mầm non,hệ thống câu hỏi đàm thoại,ghế ngồi đủ cho số trẻ.
+ Đĩa nhạc có lời bài hát: “đi học”
+ Đàn ooc gan có ghi âm các bài hát:vui đến trường,đi học,trường chúng cháu là trường mầm non.(cô luyện tay đàn nếu cô đánh đàn,luyện giọng hát các bài hát:VĐT,ĐH và 1 số bài hát trong chủ đề)
+ Dụng cụ âm nhạc: 10Trống,10 xắc xô,10 gõ phách tre(đủ cho số trẻ).
+ 14vòng tròn thể dục.
+ Hoa cắt sẵn(sản phẩm của trẻ ở giờ tạo hình).
+ Bảng quay 2 mặt.
+ Trang phục của cô : áo dài,gọn gàng, sạch sẽ.
-Đồ dùng của trẻ:
+ Ghế đủ cho trẻ ngồi. 
+ Mỗi trẻ 1 dụng cụ âm nhạc: xắc xô( trống,phách tre)
+ Hoa cắt sẵn(sp trẻ làm ở giờ HĐG đủ cho số trẻ).
+ Trang phục của trẻ: quần áo gọn gàng,sạch sẽ.
III.Cách tiến hành
Thời gian
 Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức HĐ tương ứng
2-3p
 HĐ của giáo viên
HĐ CT
20-24p
2-3p
20-24p
1.Ổn định tổ chức,gây hứng thú.
- Xin chào mừng các bé đến với chương trình: “Những nốt nhạc vui” .Đến với chương trình có sự góp mặt của 3 đội:
+ Đội .
+ Đội..
+ Đội.
- Mời các bạn cùng hướng lên màn hình:3,2,1:Mở(cô mở 3-4 hình ảnh HĐ của trẻ ở trường mầm non)
-Vừa rồi các con được xem những hình ảnh gì ?ở đâu?
-Đó chính là các HĐ mà thường ngày các bé được tham gia HĐ ở trường mầm non. Mở đầu chương trình xin mời các bé đến với phần thi : “hát bài hát mới”
 2.Nội dung chính:
*HĐ 1 dạy hát: Vui đến trường.tác giả : Hồ Bắc.
-Cô gt tên bài hát,tên tác giả:VĐT tác giả:Hồ bắc.
- Cô hát lần 1:(không nhạc)cô hát trọn vẹn BH kết hợp cử chỉ điệu bộ thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát.
+Chúng mình vừa được nghe cô hát bài hát gì?do ai sáng tác?
-Cô hát lần 2: (kết hợp với nhạc đệm)
+Bài hát sẽ hay hơn khi cô hát cùng với nhạc,các bạn cùng chú ý lắng nghe.(cô hát trọn vẹn bài hát két hợp cử chỉ điệu bộ thể hiện sắc thái tình căm cua BH)
+Cô GTNDBH: bài hát”VĐT”có giai điệu vui vẻ,nhịp nhàng, nói lên niềm vui của bạn nhỏ sáng được đến trường,bé biết giữ VS sạch sẽ và ông mặt trời đẫ lên cao như chào đón bé đến trường.
-Cô hát lần 3: (kêt hợp với vận động minh họa)
+Bài hát sẽ hay và mềm mại hơn nưa khi cô vừa hát và vận động minh họa,cả 3 đội cùng chú ý lắng nghe.(cô hát trọn vẹn bài hát)
*Đàm thoại ND bài hát;
+Nd của bài hát nhắc tới điều gi?giai điệu của bài hát như thế nào?chúng mình thích nhất hình ảnh nào trong lời bài hát?
+Để thể hiện tình cảm của mình với trường ,các con sẽ làm gì?
-Đến với chương trình những nốt nhạc vui xin mời các bé cùng trổ tài:
*Dạy trẻ hát:
-Cô hát to,chậm,rõ lời ,đúng giai điệuvà bắt giọng cho cả 3 đội hát theo cô từ đầu cho đến cuối bài 1-2 lần không nhạc.côđánh nhịp, chú ý quan sát,sửa sai cho trẻ.
- nếu trẻ hát chưa đúng,cô sửa trọn vẹn câu hát,không nhắc lại lỗi sai.
- Nếu trẻ hát sai về giai điệu:cô hts lại trọn vẹn câu hát rồi bắt giọng cho trẻ hát chính xác câu hát đó.
-Nếu trẻ hát sai lời ca:cô đọc lại lời,kết hợp hát lại rồi bắt nhịp cho trẻ hát lại.
-Bài hát còn hay hơn khi cùng hát với nhạc:xin mời 3 đội đứng lên tại chỗ hát.Trẻ hát 1-2 lần với nhạc đệm.
-Cô tổ chức cho các đội thi đua: “và sau đây sẽ là phần thể hiện tài năng của 3 đội”:
+Cô mời đội
+Đội
+Đội..
 Nam nam nữ nữ đua tài
Cùng nhau thể hiện 1 bài hát hay.
-Tiếp theo chương trình là phần thể hiện của nhóm các bạn nam nữ của cả 3 đội.(nhóm nam,nữ 5-6 trẻ,cô khuyến khích trẻ vừa hát vừa thể hiện cử chỉ, động tác minh họa như vỗ tay,nhún nhảy,lắc lư theo cảm xúc của trẻ ).
-Các bạn hát rất hay và đẹp,cả lớp thưởng cho các bạn 1 tràng pháo tay.Tiếp theo là phần thi của các bạn trai của 3 đội(nhóm bạn trai của 3 đội lên thể hiện).
-Các ban gái cũng rất háo hức chờ tới lượt mình,xin mời các bạn gái của 3 đội .
-Bạncó giọng hát rất hay,bạn ước mơ lớn lên sẽ đi thi đồ rê mí,chúng minh cùng lắng nghe giọng hát của bạn?(mời bạn lên biểu diễn).giọng hát của bạn rất là hay,chúng mình hãy thưởng cho bạn 1 tràng pháo tay và chúc cho ước mơ của bạn sẽ trở thành hiện thực.
- Cho trẻ hát nâng cao(to ,nhỏ,theo dấu tay....tùy vào khả năng của trẻ)
*Ôn luyện củng cố:
-Tham gia phần thi vừa rồi các con được hát bài hát gì?do ai sáng tác?
-Xin mời cả 3 đội cùng hát với dụng cụ âm nhạc( trẻ lấy dụng cụ âm nhạc mà trẻ thích)
*HĐ 2:TCAN: “ai nhanh nhất”
-Cô giới thiệu tên trò chơi: “Các đội đã rất xuất sắc vượt qua phần thi đầu tiên,xin mời các bạn bước vào phần thi thứ 2 qua trò chơi: “ai nhanh nhất”.
-Cô hỏi lại trẻ cách chơi vì đây là trò chơi cũ.
-Cô gt lại cách chơi:
+Cô đặt 5-7 vòng ở các vị trí khác nhau trong lớp. 
+Chơi theo nhóm 5-7 trẻ
+Cô mời số bạn lên chơi nhiều hơn số vòng.
+Nhiệm vụ của các bạn chơi là:Khi cô hát (hoặc đánh trống) nhỏ,chậm,các trẻ đi ngoài vòng tròn.
- Khi cô hát(hoặc đánh trống) to,nhanh,các trẻ chạy nhanh vào trong vòng tròn.(cô hát các bài hát trong chủ đề)
- Khi trẻ chơi thành thạo,cô sẽ tăng số vòng tròn và số trẻ chơi
-Luật chơi:
+Mỗi chiếc vòng chỉ được 1 bạn đứng vào.
+Nếu 2 bạn cùng trong 1 chiếc vòng thì người nhảy vào trước sẽ được tính.
+Ai nhanh chân tìm được vòng sẽ được thương 1 tràng pháo tay,ai không tìm được vòng sẽ phải nhẩy lò cò.
-Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần(cô hát các bài hát trong chủ đề,lần đầu cho 1 nhóm lên chơi,lần sau cho 2 nhóm cùng chơi,mời lần lượt hết số trẻ lên chơi) 
-Cô quan sát,nhận xét kết quả chơi,khen trẻ.
*HĐ 3:Nghe hát: “ đi học” ,tác giả:Bùi đình Thảo.
Cả 3 đội đã vượt qua 2 phần thi rất giỏi.Đến với chương trình cô cũng muốn góp vui 1 tiết mục văn nghệ với bài hát:Đi học của nhạc sỹ:Bùi Đình Thảo”.Mời các bạn cùng chú ý lắng nghe.
-Cô hát cho trẻ nghe lần 1 cùng với nhạc kết hợp cử chỉ,điệu bộ,thể hiện sắc thái,tình cảm của BH.
+Các bạn vừa được nghe cô hát bài gì?do ai sáng tác?
+Bài hát có giai điệu như thế nào?
+Các con thích nhất hình ảnh nào trong lời bài hát,vì sao?
+Cô giới thiệu nôi dung bài hát: “Hương rừng thơm đồi vắng,nước suối trong rầm rì,cọ xòe ô che nắng,râm mát đường em đi”đó là nội dung của bài hát.
-Cô hát lần 2: Bài hát sẽ hay hơn khi cô hát và múa với ô,các con hưởng ứng cùng cô,xin mời các bé .
*GD:
-Gd trẻ yêu thích âm nhạc.
 -GD trẻ biết yêu quý thầy cô,bạn bè.Ngoan ngoãn ,lễ phép,vâng lời thầy cô,ông bà cha mẹ.
-Gd trẻ trường lớp.
3.kết thúc:
-Cả 3 đội rất xuất sắc vượt qua các phần thi,thưởng cả 3 đội 1 tràng pháo tay(cô mở 1 đoạn nhạc có lời bài hát đi học).
-Trên nền nhạc bài đi học,cô nói: chương trình : “Những nốt nhạc vui”đến đây là kết thúc rồi,xin chào và hẹn gặp lại các bé ở chương trình lần sau.
-Chuyển hoạt động.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_vui_den_truong.doc