Kế hoạch hoạt động lớp chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1.Phát triển thể chất:
- Sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
- Có một số thói quen, hành vi vệ sinh ăn uống và phòng bệnh.
- Thực hiện các vận động như: Đi qua ghế băng bước qua chướng ngại vật; Trèo qua ghế; Ném trúng đích thẳng đứng-chạy 12m một cách tự tin và khéo léo.
- Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Phát triển nhận thức:
- Thích tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết tự đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Để làm gì?
- Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng thiên nhiên xung quanh.
- Biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân loại quần áo, trang phục theo mùa.
- Biết được ích lợi của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối và con vật.
- Biết được lợi ích và tác hại của một số hiện tượng tự nhiên như: nắng, gió,
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Thời gian thực hiện 3 tuần: 14/03-01/04/2016 MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: 1.Phát triển thể chất: - Sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe. - Có một số thói quen, hành vi vệ sinh ăn uống và phòng bệnh. - Thực hiện các vận động như: Đi qua ghế băng bước qua chướng ngại vật; Trèo qua ghế; Ném trúng đích thẳng đứng-chạy 12m một cách tự tin và khéo léo. - Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. 2. Phát triển nhận thức: - Thích tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết tự đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Để làm gì? - Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng thiên nhiên xung quanh. - Biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân loại quần áo, trang phục theo mùa. - Biết được ích lợi của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối và con vật. - Biết được lợi ích và tác hại của một số hiện tượng tự nhiên như: nắng, gió, mưa, bão, tuyết - Trò chuyện về hiện tượng trời nắng; Trò chuyện về hoạt động ngày và đêm; TÌm hiểu về nước - Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch. - Đong- đo dung lượng nước bằng đơn vị đo nào đó và so sánh. - Phân biệt được ngày và đêm. - Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai. - Đếm được đến 8 và nhận biết chữ số 8; Tách và gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 5 3. Phát triển ngôn ngữ: - Chủ động trong trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn về những gì quan sát, nhận sét, phỏng đoán. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài thơ như: nắng, Ông mặt trời và truyện “Hồ nước và mây” - Kể được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian. 4. Phát triển tình cảm xã hội: - ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống. - thói quen thực hiện được một số công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ. 5. Phát triển thẩm mỹ: - nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu truyện, bài thơ, bài hát... về các hiện tượng thiên nhiên. - Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước cái đẹp của một số hiện tượng tự nhiên qua các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xép hình theo ý thích của trẻ và qua hoạt động âm nhạc. MỞ CHỦ ĐỀ Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Lí do chọn chủ đề: Đối với chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” giúp trẻ biết các hiện tượng tự nhiên như nắng, gió, mưa, bão Cung cấp cho trẻ một số kiến thức về mặt lợi ích và mặt tiêu cực của các hiện tượng tự nhiên, sự quan trọng của nước Biết cách bảo vệ nguồn nước không nên lãng phí nước, biết được hiện tượng ngày và đêm Chuẩn bị Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề Hiện tượng tự nhiên Tranh, bài thơ, câu chuyện , đồ chơi theo chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú *Cho trẻ xem tranh về các hiện tượng như: thời tiết, nắng, gió, mưa, bão, nước Các bạn thấy trong tranh có gì? Thời tiết của tranh này là gì? (trời mưa) Trời mưa thì mình phải như thế nào? (mặc áo mưa,che dù) Trời mưa còn có lợi ích gì? (giúp cho cây tươi tốt) Trời nắng thì như thế nào? (đội mũ, che dù) Nước có quan trọng không các con? Vì sao? Chúng ta làm gì để bảo vệ nguồn nước? Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều trẻ chưa biết Các bạn hãy nói cho cô biết lợi ích của trời mưa, trời nắng, gió, bão mà các bạn biết? Thế nào là ban ngày? (trẻ kể) Thế nào là ban đêm? (trẻ kể) Nước có từ đâu? Cho trẻ xem tranh và lần lượt nói các nội dung truyện: “Hồ nước và mây”, thơ “Nắng”, “Ông mặt trời” Hoạt động 3: Tạo môi trường chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” Cho trẻ trình bày những đồ dùng, tranh trẻ chuẩn bị - Cô và trẻ cùng sắp xếp môi trường lớp theo chủ đề - Cô giáo dục trẻ qua chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” biết được lợi ích và tác hại của các thời tiết nắng, gió, mưa, hiện tượng ngày và đêm, sự quan trọng của nước Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cơ thể DỰ KIẾN ĐÓNG CHỦ ĐỀ “Hiện tượng tự nhiên” (Thời gian: ngày 01/04/2016) - Cô và trẻ cùng nhau đàm thoại để đóng chủ đề nhánh: “Sự kỳ diệu của nước” trong phần hoạt động góc vào ngày thứ sáu. - Trong 1 tuần vừa qua các con vừa tìm hiểu về chủ đề gì? - Các bạn hãy kể cho cô biết một số hiện tượng tự nhiên mình đẫ học? - Mưa có các loại mưa gì? (mưa rào, mưa đá, mưa to, mưa nhỏ) - Ngày thì làm sao để biết? (có ông mặt trời) - Còn ban đêm thì sao? (có trăng và sao) - Nước có tư đâu? Có các loại nước gì? + Giáo dục: trẻ biết bảo vệ cơ thể dưới thời tiết, bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nguồn nước. - Hôm nay chúng ta khép lại chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” và tháng sau chúng ta qua 1 chủ đề mới. Đó là “Quê hương- Đất nước- Bác Hồ”. - Các con hãy quan sát lớp học của mình để tuần sau chúng ta sẽ thực hiện chủ đề. MẠNG NỘI DUNG Chủ đề : HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Tuần 2 Ngày và đêm Từ: 21/03-25/03/2016 - Biết được mặt trời và mặt trăng, sự thay đổi tuần hoàn về ngày và đêm - Biết về trăng tròn, trăng khuyết - Các ngôi sao trên bầu trời - Mây trắng, mây đen, bầu trời Tuần 1 Hiện tượng tự nhiên Từ :14/03-18/03/2016 - Trẻ biết một số hiện tượng như: nắng, mưa, bão, gió, sấm sét, cầu vồng, sương, sương mù - Thời tiết thay đổi theo mùa - Các mùa trong năm - Trang phục thay đổi theo mùa trong năm - Thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến cây, sinh vật HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Tuần 3 Sự kỳ diệu của nước Từ: 28/04-01/04/2016 - Biết được nguồn nước - Các loại nước: nước song, nước giếng, nước ngầm - Các nguồn nước trong sinh hoạt - Các trạng thái của nước, đặc điểm của nước - Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước - Cách bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước MẠNG HOẠT ĐỘNG Chủ đề : HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN (Từ ngày 14/03 đến ngày 01/04/ 2016 ) PTNT -Trò chuyện hiện tượng trời nắng -Trò chuyện về hoạt động ngày và đêm -Tìm hiểu về nước -Đếm đến 8, nhận biết chữ số 8 -Tách gộp đối tượng trong phạm vi 5 PTTC -Đi qua băng ghế bước qua chướng ngại vật -Trèo qua ghế - Ném trúng đích thẳng đứng- chạy 12m Hiện tượng tự nhiên PTTM Âm nhạc - Nắng sớm - Đếm sao - Mây và gió Tạo hình: - Xé dán mặt trời và những đám mây PTNN -Thơ: Nắng Ông mặt trời - Truyện: Hồ nước và mây PTTC – XH - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân - Biết bảo vệ cơ thêt khi thời tiết thay đổi - Biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nguồn nước - Biết được đặc điểm, lợi ích của một số hiện tượng tự nhiên KẾ KẾ HOẠCH TUẦN 01 Chủ đề nhánh: hiện tượng tự nhiên ( Thời gian: Từ ngày 14/ 03 đến ngày 18/ 04/ 2016) Thời gian Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Đón trẻ -- Vệ sinh phòng lớp - Nhắc trẻ sắp xếp đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi. - Trao đổi phụ huynh về trẻ khi ở nhà -- Trò chuyện với trẻ về chủ đề:Hiện tượng tự nhiên. -- Trẻ kể tên các loại cây xanh có trong sân trường. Thể dục sáng - Hô hấp : Thở ra từ từ thu hẹp lồng ngực bằng động tác: Hai tay thả xuôi, đưa ra trước bắt chéo trước ngực - Tay – vai : Đứng rộng bằng vai, hai tay giơ thẳng lên đầu- Đưa 2 tay ra trước- Đưa 2 tay dang ngang bằng vai- Hạ 2 tay xuống xuôi 2 tay theo người. - Bụng - lườn : Đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên. - Chân: Đứng thẳng, 2 tay chống hông, chân phải bước lên trước, khuỵu đầu gối, co chân phải lại, đứng thẳng. Điểm danh Mở chủ đề nhánh - - Trò chuyện về chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Điểm danh: Cô mời tổ trưởng báo cáo sỉ số trong tổ và nêu tên bạn vắng, cô điểm danh. - Thời gian: Thứ, ngày tháng, năm ( hiện tại, quá khứ,tương lai) - - Thời tiết: Nắng, mưa, mát mẻ - Tâm trạng : Vui, buồn. - Thông tin: Tin mới, thời sự, chuyện khi trẻ ở nhà Hoạt động chung PTTC Đi qua băng ghế bước qua chướng ngại vật PTNT Trò chuyện hiện tượng trời nắng PTNN Thơ Nắng PTTM Bài hát Nắng sớm PTNT Đếm đến 8, nhận biết chữ số 8 Hoạt động ngoài trời - Quan sát trời mưa TCVĐ: trời mưa - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do: chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước - Quan sát cầu vồng -TCVĐ: trời mưa - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do: chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước - Quan sát sấm sét -TCVĐ: trời mưa - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do: chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước - Quan sát cây cảnh thiên nhiên -TCVĐ: trời mưa - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do: chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước - Quan sát tranh chủ đề -TCVĐ: trời mưa - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do: chơi với thiết bị ngoài trời, chơi với nước Hoạt động góc Thư viện: Sưu tầm cắt dán tranh về thiên nhiên - Xây dựng: xây dựng hồ nước, bể bơi -Nghệ thuật: Vẽ nguồn nước -Phân vai: Cửa hàng giải khát - Thiên nhiên:Trồng hoa kiểng - Cô gợi cho trẻ thực hiện Đóng chủ đề nhánh Hoạt động chiều Ôn Thơ: Chùm quả ngọt Ôn Hát: Cây bắp cải Ôn Tryện: Củ cải trắng Ôn Hát: Lý cây xanh Ôn So sánh 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 8 Vệ sinh- Nêu gương Trả trẻ - Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ra về. - Nêu gương bé ngoan - Trả trẻ HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH Thứ hai, ngày 14 tháng 03 năm 2016 Chủ đề nhánh: Hiện tượng tự nhiên Giáo viên: Huỳnh Thị Bảo Yến Dạy lớp: Chồi 1 Mục đích yêu cầu: - Kiến thức Cháu biết được tổng số bạn trong lớp, nhận biết và gọi tên được bạn vắng, trao đổi thông tin với bạn, biết nêu thời gian, quan sát được thời tiết và nêu lên tâm trạng của mình. - Kĩ năng Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, kĩ năng đếm số thứ tự và làm quen với số lượng. Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. - Giáo dục Giáo dục vệ sinh cho trẻ, giáo dục trẻ biết trả lời thưa cô, vâng dạ. II- Chuẩn bị: - ĐD của cô: Bảng bé đến lớp, bảng thời gian,bảng tâm trạng lịch, thời tiết, lịch sinh hoạt - ĐD của trẻ: Các biểu tượng, băng từ, thẻ số, hình III- Tổ chức hoạt động: 1/ Mở chủ đề nhánh:“Hiện tượng tự nhiên” Cô cho trẻ xem tranh thời tiết nắng, mưa, gió,cầu vồng - Con thấy trong tranh có gì? - Trời nắng là nhờ có gì? (mặt trời) - Vậy ra đường phải như thế nào? - Còn trời mưa? - Khi chuyển mưa mây có màu gì? Cô cho 3 tổ trưởng điểm danh, báo cáo Cho trẻ gắn hình bạn vắng, tìm hiểu lí do bạn vắng - Chúng ta cùng xem các bạn đi học hôm nay tay như thế nào ? - Cô kiểm tra lại nhắc trẻ giữ vệ sinh 3/ Đàm thoại thời gian: Cho trẻ cùng hát “Nắng sớm” - Cho trẻ xem lịch, trò chuyện về thời gian: Hôm qua, hôm nay, ngày mai + Cho trẻ gắng băng từ, thẻ số + Cô dạy trẻ đọc theo cô + Cô hướng dẫn trẻ gắn băng từ vào bảng + Cho trẻ đọc lại 1 lần 4/ Theo dõi thời tiết: Hát “ mây và gió ”. Cô dẫn trẻ đi 1 vòng cho trẻ quan sát bầu trời (Trẻ nhận xét) Cô cho trẻ dự đoán thời tiết trong ngày và gắn biểu tượng 5/ Trò chuyện về thông tin: Cô thông tin với trẻ về các góc chơi trong lớp 6/ Tìm hiểu tâm trạng Hôm nay đi học tâm trạng các con thế nào? ( Thưa cô: vui) Vì sao?( được mẹ đưa đi học, có nhiều bạn, được chơi nhiều đồ chơi) 7/ Trò chuyện chủ đề ngày “Bé chăm học chuyên cần” - Chủ đề ngày hôm nay là “Bé chăm học chuyên cần” - Vậy tuần này các con phải đi học cho đều nha!! IV- Bổ sung: HOẠT ĐỘNG GÓC Thứ hai, ngày 14 tháng 03 năm 2016 Chủ đề nhánh: Hiện tượng tự nhiên Giáo viên: Huỳnh Thị Bảo Yến Lớp: Chồi 1 Mục đích yêu cầu Kiến thức: Trẻ biết phân vai chơi, tự do lựa chọn góc chơi, gọi tên được các góc chơi Kỹ năng: Trẻ thể hiện được vai chơi trong từng góc chơi, biết được cách chơi các món đồ chơi. Biết đóng vai theo chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” Giáo dục: Trẻ cẩn thận trong khi chơi, không ném đồ chơi và phải cùng chơi với bạn Chuẩn bị Góc gia đình: phân vai cửa hàng giải khát Góc xây dựng: xây dựng hồ nước, bể bơi Góc âm nhạc: Hát các bài hát theo chủ đề Góc học tập: đếm đến 8, nhận biết chữ số 8 Góc tạo hình: Vẽ các nguồn nước Góc thiên nhiên: cây xanh, nước... Góc thư viện: Truyện, thơ về chủ đề Hiện tượng tự nhiên Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung chơi Cô cho trẻ hát “Nắng sớm” Cô chia nhóm cho trẻ vào góc chơi Hôm nay, cô sẽ phân vai mới cho các con khi chơi góc gia đình + Cô sẽ phân vai một bạn làm người bán cửa hàng giải khát + Chúng ta sẽ bán những loại nước uống nào? + Vào góc xây dựng con sẽ xây gì? + Con sẽ múa bài gì ở góc âm nhạc? +Trước khi vào góc chơi con cần làm gì? + Trong khi chơi phải làm sao? +Chơi xong phải như thế nào? Hoạt động 2 Cô cho trẻ vào góc chơi Cô quan sát trẻ, tham gia cùng trẻ Hoạt động 3: nhận xét Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của các góc Cô hướng dẫn trẻ lần sau chơi tốt hơn Giáo dục trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định sau mỗi lần chơi Hoạt động 4: Đóng chủ đề nhánh Các con đã chơi xong và kết thúc chủ đề nhánh: “Hiện tượng tự nhiên” Và tuần sau chúng ta sẽ chuyển sang chủ đề nhánh “Ngày và đêm” nha! IV. Bổ sung:................................................................................................. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Thứ hai ngày 14 tháng 03 năm 2016 Chủ đề nhánh: Hiện tượng tự nhiên Tên hoạt động: Quan sát tranh chủ đề Giáo viên: Huỳnh Thị Bảo Yến Lớp: Chồi 1 I. Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ biết được lợi ích, tác hại của một số hiện tượng tự nhiên như: nắng, gió, mưa, sấm sét, bão. - Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, biết được các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày - Thái độ: Giáo dục trẻ biết tự chăm sóc và bảo vệ bản thân khi thời tiết thay đổi II. Chuẩn bị - Cô: tranh nắng, gió, mưa, bão, cầu vồng - Trẻ: Cầu trượt, xích đu, chai lọ, nước, cống quặng . III- Tổ chức hoạt động 1. Quan sát – trò chuyện Cho trẻ hát “Nắng sớm” - Các con vừa hát bài hát gì ? - Bài hát nói lên điều gì ? (trẻ kể theo hiểu biết) + Cô hướng dẫn trẻ quan sát “Quan sát tranh chủ đề” - Các con hãy quan sát tranh rồi kể cho cô nghe con thấy những gì trong tranh. - Trời nắng nóng thì như thế nào? - Còn trời mưa thì sao? - Các bạn biết khi nào mới có cầu vồng không? - Gió, bão có nguy hiểm không các con? Vì sao? Chúng ta cần làm gì phải phòng tránh chúng? + Giáo dục: Trẻ yêu thiên nhiên và biết bảo vệ bản thân mình 2. Trò chơi vận động “Trời mưa” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Giải thích luật chơi, cách chơi: Mỗi cái ghế là một gốc cây, các bạn vừa đi vừa hát tự do. Khi cô nói trời mưa thì mỗi bạn một gốc cây * Luật chơi: nếu bạn nào không tìm được gốc cây thì bạn đó sẽ ra ngoài 1 lần chơi - Cho cả lớp tham gia chơi 2 – 3 lần 3. Trò chơi dân gian “kéo cưa lừa xẻ” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Giải thích luật chơi, cách chơi: - Cho cả lớp tham gia chơi 2 – 3 lần 4. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với lá cây khô, làm mũ bằng lá dừa - Chơi với nước: trẻ đong nước . IV- Bổ sung: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ hai, ngày 14 tháng 03 năm 2016 Chủ đề nhánh: Hiện tượng tự nhiên Tên hoạt động: Đi qua băng ghế-bước qua chướng ngại vật Giáo viên: Huỳnh Thị Bảo Yến Lớp: Chồi 1 Mục đích yêu cầu -Kiến thức: Trẻ biết thực hiện vận động “Đi qua băng ghế-bước qua chướng ngại vật” khi đi măt nhìn thẳng chân nhấc cao không chạm vào chướng ngại vật. Biết chơi trò chơi: “Trời mưa” - Kỹ năng: Phát triển cơ chân, cơ bụng, cơ tay, khả năng định hướng giữ thăng bằng. - Thái độ: Giáo dục trẻ rèn luyện thể chất để có sức khỏe. Trẻ tập trung có ý thức kỷ luật trong giờ học. II- Chuẩn bị: - Cô: băng ghế, chướng ngại vật III-Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn hát “Cùng đi đều” kết hợp các kiểu đi - chạy (trẻ thực hiện theo cô) Hoạt động 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung - Tay 1: Hai tay dang ngang,gập lên vai, hai tay dang ngang. - Bụng, lườn: Tay đưa lên cao, nghiêng lườn sang trái, tay đưa lên cao, nghiêng lườn sang phải. - Chân: Hai tay dang ngang, khuỵu gối đông thời tay đưa ra trước, hai tay dang ngang - Bật tách khép chân (Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 4 nhịp, riêng động tác chân và tay 4 lần x 4 nhịp) * VĐCB “Đi qua băng ghế-bước qua chướng ngại vật” - Hôm nay cô cho các con thực hiện vận động “Bò cao” (Trẻ nhắc lại đề tài) - Cô làm mẫu lần 1: không giải thích (Trẻ chú ý) - Cô làm lần 2: Cô bước hai chân lên ghế, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh của cô đi tự nhiên mắt nhìn thẳng chân nhấc cao không chạm chướng ngại vật.. - Gọi 2 đến 4 trẻ lên làm mẫu (cô sữa sai cho trẻ) - Lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi trẻ thực hiện 1 – 2 lần xong đi về cuối hàng đứng) - Cô cho trẻ thực hiện theo hình thức thi đua 2 tổ (mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần) - Cô quan sát sửa sai. * TCVĐ: “Trời mưa” - Cô giải thích luật chơi và cách chơi: Mỗi cái ghế là một gốc cây, các bạn vừa đi vừa hát tự do. Khi cô nói trời mưa thì mỗi bạn một gốc cây * Luật chơi: nếu bạn nào không tìm được gốc cây thì bạn đó sẽ ra ngoài 1 lần chơi - Cho trẻ chơi (cả lớp chơi 3 – 4 lần) - Cô quan sát, nhận xét trẻ Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi vòng tròn vung tay hít thở nhẹ nhàng đọc bài thơ “Chùm quả ngọt”. + Giáo dục : giáo dục trẻ rèn luyện thể chất để có sức khỏe IV- Bổ sung:. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ Ba, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Chủ đề nhánh:Hiện tượng tự nhiên Tên hoạt động: Trò chuyện hiện tượng trời nắng Giáo viên: Huỳnh Thị Bảo Yến Dạy lớp: Chồi 1 Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ biết được nắng có được từ đâu, nắng . Lợi ích và tác hại của nắng. - Kỹ năng: Trẻ biết nắng giúp cho trời sáng, mọi người có ánh sáng để làm việc. nắng cũng cần cho cây - Thái độ: Trẻ biết bảo vệ bản thân khi đi dưới nắng Chuẩn bị - Hình ảnh: trời nắng - Giấy, chì màu Tiến trình thực hiện Hoạt Động 1: Trò chuyện, gây hứng thú khám phá - Cô và chúng mình cùng hát bài “Nắng sớm” nào - Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát. + Cô và chúng mình vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát có nội dung ra sao? - Bài hát nối đến nắng sớm là ánh nắng rất tốt, có những chú chim khuyên nhảy múa. Ngoài ra nắng sớm rất tốt cho da chúng ta đấy c/c - Vậy hôm nay cô và các bạn cùng tìm hiểu về hiện tượng trời nắng nhe! Hoạt động 2: Khám phá Cô cho trẻ xem tranh về trời nắng Các bạn thấy cô có tranh gì? Nắng chiếu xuống những bông hoa giúp hoa nở rộ Vậy nắng có từ đâu các con? (ông mặt trời) Nắng đã đem lại lợi ích gì cho chúng ta? (giúp chúng ta có ánh sáng đi lại, nuôi sống cây) Bên cạnh đó nắng nóng có tác hại gì với chúng ta? (nắng nóng sẽ làm chúng ta cảm nắng) + Đúng vậy trời nắng nóng kéo dài sẽ gây khô hạn, dễ dẫn đến cháy, nắng nóng sẽ làm da chúng ta nóng và đen Giáo dục: Khi đi ngoài nắng thì các bạn phải làm sao? Hoạt động 3: Vẽ và tô màu mặt trời và mây Cô cho trẻ vào bàn vẽ ông mặt trời và mây Cô gợi ý hướng dẫn trẻ vẽ Muốn bức tranh thêm đẹp thì chúng ta làm gì? (tô màu) Cô nhận xét và tuyên dương trẻ giỏi IV-Bổ sung: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ Tư, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Chủ đề nhánh: Hiện tượng tự nhiên Tên hoạt động: Thơ “Nắng” Giáo viên: Huỳnh Thị Bảo Yến Dạy lớp: Chồi 1 Mục đích yêu cầu: -Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ, các câu thơ trong bài. Trẻ hiểu nộidung thơ, thuộc thơ. Trả lời được các câu hỏi của cô -Kỹ năng: Trẻ đọc thơ diễn cảm thể hiện được sắc thái của bài thơ, mạch lạc. - Thái độ: Giáo dục trẻ biết bảo vệ mình khi đi dưới nắng II.Chuẩn bị: - Cô: Tranh minh họa nội dung thơ - Trẻ: Tranh trắng chưa tô màu minh họa nội dung bài thơ, bút màu III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Giới thiệu Cho trẻ xem hình ảnh trời nắng - Con thấy trong tranh có gì? - Nắng có màu gì? - Cây có cần nắng không? vì sao? (có vì cây cần ánh sáng) - Cô có một bài thơ tên là nắng nói đến nắng của các mùa trong năm như thế nào? - Cô hỏi trẻ tên bài thơ (trẻ nhắc lại tên bài thơ (3 – 4 lần) Hoạt động 2: Trẻ đọc thơ Cô đọc lần 1 diễn cảm (trẻ chú ý nghe) Lần 2 cô và trẻ cùng đọc thơ và minh họa Cô đọc lần 3 khuyến khích trẻ đọc theo - Cô nói nội dung bài thơ: Bài thơ nói về nắng của bốn mùa và dặc biệt là nắng xuân dịu mát. * Đàm thoại -Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Nắng mùa hè như thế nào? (cháy bỏng) + Nắng mùa thu ra sao? (diệu hiền) + Còn nắng mùa xuân thì sao? (le lói) Từ khó: cháy bỏng là rất nóng, oi bức. Diệu hiền nắng nóng vừa. Le lói là nắng nhẹ dần đi Cô cho trẻ đọc thơ (lớp đọc cùng cô 2 – 3 lần) ( Mỗi tổ 1 lần, nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân). Cô sữa sai nhắc trẻ đọc diễn cảm, kết hợp m
File đính kèm:
- KP_NGAY_DEM.docx