Kế hoạch hoạt động lớp chồi - Một số nghề phổ biến
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
- Cháu biết trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau
- Biết công việc, trang phục, đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề,nơi làm việc, biết lợi ích của các nghề
- Biết chơi trò chơi: Đó là nghề nào?
- Phát triển tư duy ngôn ngữ và khả năng quan sát ghi nhớ ở trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng người làm nghề, biết trân trọng sản phẩm của các nghề
- Có ý thức trong học tập để sau này làm những nghề có ích cho xã hội.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh một số nghề: Bác sĩ, công nhân, xây dựng, giáo viên, nông dân, công nhân
III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1:Bé biết gì về nghề nghiệp.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Làm bác sĩ
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về điều gì?
- Hôm nay cô sẽ giúp các con tìm hiểu một số nghề phổ biến trong xã hội để biết nghề đó có gì mà rất đáng trân trọng nhé.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 28 Tháng 11 Năm 2016 MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC: Cháu biết trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau Biết công việc, trang phục, đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề,nơi làm việc, biết lợi ích của các nghề Biết chơi trò chơi: Đó là nghề nào? Phát triển tư duy ngôn ngữ và khả năng quan sát ghi nhớ ở trẻ. Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng người làm nghề, biết trân trọng sản phẩm của các nghề Có ý thức trong học tập để sau này làm những nghề có ích cho xã hội. II/ CHUẨN BỊ: Tranh một số nghề: Bác sĩ, công nhân, xây dựng, giáo viên, nông dân, công nhân III/ TIẾN HÀNH: 1.HĐ1:Bé biết gì về nghề nghiệp. - Cô cho trẻ đọc bài thơ: Làm bác sĩ + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về điều gì? Hôm nay cô sẽ giúp các con tìm hiểu một số nghề phổ biến trong xã hội để biết nghề đó có gì mà rất đáng trân trọng nhé. 2.HĐ2:Cùng nhau xem nhe! Tìm hiểu một số nghề phổ biến trong xã hội. *Nghề bộ đội.. - Cô cho trẻ quan sát bức tranh: Chú bộ đội đang vác súng hành quân + Đây là ai? + Chú bộ đội đang làm gì? + Công việc của chú là làm gì? * Nghề Y Cho trẻ xem một số hình ảnh về nghề y: + Con nhìn thấy gì trên màn hình? + Đó là nghề nào? + Những người làm nghề y được gọi là gì? + Bác sĩ, y sĩ, y tá, dược sĩ, thầy thuốc làm công việc gì? Nơi làm việc của những người này? Mở rộng: Ngoài nghề y và nghề bộ đội ra trong xã hội còn có rất nhiều nghề khác nữa: Nghề giáo viên, nghề Cô giới thiệu một số trang phục của một số nghề phổ biến: Trang phục của công an, bộ đội, bác sĩ, công nhân, trang phục công sở... Cô giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng những người làm nghề. Trân trọng, giữ gìn những sản phẩm của nghề. 3. Hoạt động 3:Trò chơi: Đó là nghề nào - Cô giới thiệu tên trò chơi: Đó là nghề nào? + Cách chơi:Trên màn hình cô có rất nhiều các đồ đồ dùng, dụng cụ, trang phục của các nghề khác nhau. Các con hãy đoán xem hình ảnh đó nói lên nghề nào nhé - Cô tổ chức cho trẻ chơi tùy theo hứng thú của trẻ - Nhận xét, tuyên dương trẻ chơi - Cho trẻ kể lại các nghề trẻ vừa tìm hiểu KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 29 Tháng 11 Năm 2016 Trườn về phía trước I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC: - Trẻ biết tên vận động: Trườn về phía trước. - Biết cách trườn theo hướng thẳng. - Biết cách chơi trò chơi. - Rèn kĩ năng phối hợp các vận động của cơ thể trong khi thực hiện vận động. - Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ. - Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng những người làm nghề. Trân trọng, giữ gìn những sản phẩm của nghề làm ra. - Có tinh thần đoàn kết tập thể. II/ CHUẨN BỊ: - Vạch chuẩn, bóng nhỏ đủ số lượng. - Hai giỏ đựng bóng có kichd thước bằng nhau. - Đài nhạc bài hát chủ đề nghề nghiệp - Lô tô đồ dùng của các nghề khác nhau. III/ TIẾN HÀNH: 1.HĐ1: 1. Ổn định tổ chức - Cho trẻ hát bài hát: Làm chú bộ đội + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát có nội dung gì? 2. Giới thiệu bài: - Các con có thích làm những chú bộ đội không? Hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau đóng vai các chú bộ đội tập luyện trên thao trường nhé! 3. Hướng dẫn: Hoạt động 1: Khởi động - Trẻ hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” đi kết hợp với các kiểu chân: Đi thường, đi mũi bàn chân, đi gót bàn chân, đi khom lưng, chạy nhanh, chạy chậm. 2.HĐ2:Trườn về phía trước - Cô giới thiệu tên vận động - Cô tập mẫu: + Lần 1: Không phân tích + Lần 2: Kết hợp phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị: "Nằm sấp, duỗi thẳng hai chân. Hai tay đặt sát vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh, trườn kết hợp chân nọ tay kia đạp mạnh trườn thẳng về phía trước. Chú ý trong khi trườn phải nằm sát người xuống sàn" * Trẻ thực hiện - Lần 1: + Hai trẻ khá lên thực hiện trước ( Cô cùng cả lớp quan sát và nhận xét) + Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện ( Mỗi trẻ thực hiện 2 lần, cô quan sát, giúp đỡ trẻ yếu) - Lần 2 : Cho trẻ trườn dưới hình thức thi đua * Trò chơi vận động: Đội nào giỏi hơn - Cách chơi: Các chú bộ đội nhí của hai đội sẽ đứng thành 2 hàng dọc, mỗi chú bộ đội sẽ cầm 1 quảbóng về đích. Khi có hiệu lệnh, chú bộ đội đầu hàng mỗi đội sẽ đi qua đoạn đường hẹp mang bóng về đích. Khi chú bộ đội thứ nhất đã bỏ bóng vào rổ thì chú bộ đội thứ hai lên tiếp tục đi qua đường hẹp. Hết đoạn nhạc đội nào mang nhiều bóng hơn đội đó giành chiến thắng. + Luật chơi: Không được giẫm vào vạch chuẩn của đường hẹp. Không được làm rơi bóng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, quan sát, động viên trẻ trong khi chơi. Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trên nền nhạc nhẹ 4. Củng cố - Hỏi lại trẻ tên bài tập vận động đã học, tên trò chơi vận động trẻ đã được chơi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày 30 Tháng 11 Năm 2016 Bé làm bao nhiêu nghề. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: - Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ,đọc thuộc bài thơ. - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Phát triển ngôn ngữ nói đủ câu rõ ràng mạch lạc cho trẻ - Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng người làm nghề, yêu lao động, trân trọng các nghề. II. CHUẨN BỊ . - Tranh minh họa, slide trình chiếu nội dung bài thơ. - Tranh chưa tô màu các dụng cụ, đồ dùng của nghề thợ xây, nghề y, III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1.Hoạt động 1: * Ổn định tổ chức. - Nghe đố!Nghe đố! Chúng mình có muốn làm bác thợ xây để xây lên những công trình thật đẹp và ý nghĩa không? Hãy cùng trải nghiệm các nghề khác nhau qua một bài thơ rất hay " Bé làm bao nhiêu nghề" Tác giả Yến Thảo. 2. Hoạt động - Đọc thơ cho trẻ nghe. - Cô đọc diễn cảm lần 1: - Đàm thoại nội dung thơ. - Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa + Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì? Tác giả là ai? - Cô giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng người làm nghề, trân trọng, giữ gìn sản phẩm. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi giữ gìn, cất dọn ngăn nắp gọn gàng. 3. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. - Trẻ đọc theo cô một lần cả bài thơ - Cô cho từng tổ đọc - Cô cho nhóm đọc. - Cô cho cá nhân đọc ( 2-3 trẻ ) - Cô động viên trẻ, sửa ngọng, sửa sai cho trẻ. Hoạt động 4: Tô màu tranh: Các đồ dùng, dụng cụ làm nghề - Cô phát cho trẻ bức tranh vẽ các dụng cụ, đồ dùng làm nghề - Yêu cầu trẻ tô màu bức tranh - Cô bao quát, hướng dẫn, động viên, nhận xét trẻ tô KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 01Tháng 12 Năm 2016 hát:Em đi giữa biển vàng Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: - Trẻ biết tên bài hát,tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung, thuộc lời bài hát, hát đúng tính chất và giai điêụ của bài hát. - Rèn cho trẻ kĩ năng hát đúng nhạc, đúng nhịp điệu của bài hát. - Góp phần giáo dục trẻ kính trọng biết ơn người làm nghề . II. CHUẨN BỊ : - Vi deo bài hát: Em đi giữa biển vàng,. - Một số dụng cụ âm nhạc: Trống to, Xắc sô, trống bàn, song loan III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. - Cho trẻ đọc bài thơ: Làm bác sĩ - Đàm thoại + Bạn nhỏ đóng vai làm nghề gì? + Nghề y làm về công việc gì? - Cô giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng người làm nghề, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giữ gìn sức khỏe. 1.Hoạt động 1: Nghe hát: Em đi giữa biển vàng - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: Hàn Ngọc Bích. - Cô hát cho trẻ nghe (1 lần) - Giảng nội dung bài hát: - Lần 2: Cô hát kết hợp động tác theo giai điệu. - Khi ăn cơm các con phải làm gì? - Cô giáo dục trẻ biết ơn những người nông dân vất vả để cho chúng ta có bát cơm ngon, bổ dưỡng. ăn hết xuất, ăn không rơi vãi. 2. Hoạt động 2: Trò chơi: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ - Giới thiệu tên trò chơi: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ - Tổ chức cho trẻ chơi 3. Hoạt động 3. - Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng mọi người lao động. Trân trọng, giữ gìn sản phẩm của nghề. Ăn hết xuất, ăn không rơi vãi, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 6 ngày 02 Tháng 12 Năm 2016 Ước mơ của bé I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: - Trẻ biết tên gọi, tác dụng, đặc điểm một số đồ dùng, dụng cụ của một số nghề: nghề may, nghề xây dựng, nghề bác sĩ... - Phát triển ngôn ngữ, óc sáng tạo cho trẻ - Trẻ thích lao động tạo sản phẩm, biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn - Giáo dục trẻ tôn trọng các nghề, trân trọng sản phẩm của người lao động. II. CHUẨN BỊ: - Clip trình chiếu một số nghề phổ biến - Khu triển lãm đồ dùng một số nghề - Tranh các nghề: Nghề xây dựng, nghề may, nghề bác sĩ, nghề nông.. - Tranh chưa tô màu một số đồ dùng, dụng cụ của nghề III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1.Hoạt động 1: - Cho trẻ xem clip về một số nghề: - Đàm thoại về clip + Những nghề đó tạo ra sản phẩm/ ích lợi gì? 2. Hoạt động 2. - Để giúp các bác thợ làm ra nhiều sản phẩm, hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau “Tô màu đồ dùng dụng cụ một số nghề” để tặng các bác. Chúng mình có đồng ý không? -Quan sát và đàm thoại: - Cô tổ chức cho trẻ xem triển lãm đồ dùng dụng cụ một số nghề - Cô củng cố lại những đồ dùng tương ứng với các nghề và đặc điểm, công dụng của chúng - Quan sát tranh mẫu một số đồ dùng dụng cụ của một số nghề. - Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ chiếc ống nghe của Bác sĩ và đàm thoại: - Cô củng cố lại: Chiếc ống nghe được bác sĩ dùng để khám bệnh. Cô tô màu cẩn thận, đều màu, kín hình và không chờm ra ngoài. - Tương tự cô đàm thoại về các đồ dùng của nghề khác: nghề thợ xây, nghề giáo viên 3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: - Cho trẻ nhắc lại kĩ năng tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút. + Hỏi ý định trẻ sẽ tô màu gì cho đồ dùng, dụng cụ? - Cô gợi ý ý định và cách tô màu của trẻ, kết hợp màu sắc trẻ - Nhắc nhở trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi - Cô nhắc nhở trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. - Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày - Cô cho trẻ tự nhận xét bài của mình, của bạn - Cô đưa ra những nhận xét chung *. Củng cố - Giáo dục trẻ biết yêu quí kính trọng người lao động giữ gìn đồ dùng dụng cụ sản phẩm của các nghề do con người tạo ra. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 12 Tháng 12 Năm 2016 Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: - Rèn luyện cơ tay lăn bóng liên tục tay không rời bóng, mắt quan sát - Phát triển phối hợp vận động của tay và mắt - Phát triển sự nhanh nhẹn khéo léo của đôi tay. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh công cộng II: Chuẩn bị - Cô: bài tập - Trẻ: 2 quả bóng, sân tập sạch sẽ, III: Tổ chức hoạt động - Cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp các kiểu đi “ mũi bàn chân, gót bàn chân, mép bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh) có thể cho trẻ kết hợp vừa đi vừa hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”. * Bài tập phát triển chung: - Động tác tay vai: “ 2 tay gập trên vai” 2l/8n - Động tác bụng: lườn “ quay người sang 2 bên” 2l/8n - Động tác chân: “Ngồi xổm đứng lên liên tục 2l/8n - Động tác bật: “bật tách khép chân” 2l/8n. * Vận động cơ bản: Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng - Lần 1: không giải thích - Lần 2: Giải thích - Hai tay cầm quả bóng đặt sát sàn, dùng hai tay lăn đẩy bón và di chuyển theo bóng, các bạn chú ý không đẩy mạnh bóng và tay luôn sát bóng để đẩy liên tục và thẳng hướng phía trước. - Mời 1 trẻ thực hiện, sửa sai. - Mời lần lượt 2 trẻ thực hiện * Trò chơi: mèo đuổi chuột + Cô phổ biến luật chơi và cách chơi - Nhận xét sau mỗi lần chơi - Cho trẻ vung tay hít thở nhẹ nhàng. * Giáo dục trẻ nhặt lá ngoài sân cho sân trường sạch cho chúng ta tập thể dục và giữ cho môi trường trong sạch chúng ta hít thở không khí trong lành để cơ thể được khoẻ mạnh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 13 Tháng 12 Năm 2016 Đề tài: Vẽ quà tặng chú bộ đội I: Mục tiêu - Rèn kỹ năng cầm bút, tô màu. - Phát triển tư duy sáng tạo trang trí, tạo bố cục cho tranh. - Biết nhớ ơn, yêu mến, kính trọng các chú bộ đội. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động II: Chuẩn bị - cô: Tranh mẫu - Trẻ: giấy màu, kéo, chỗ ngồi III: Tổ chức hoạt động- Hát bài “ Chú bộ đội ” - Các bạn vừa hát bài gì - Bài hát nhắc đến ai? - Vậy hôm nay cô cháu ta cùng nhau vẽ quà tặng cho chú bộ đội nha. - Trẻ quan sát một số mẫu quà - Hỏi ý định của trẻ. Gợi ý cho trẻ sáng tạo. - Cô hỏi lai cách cầm bút tư thế ngồi. - Quan sát bao quát trẻ. Động viên trẻ, gợi ý trẻ sáng tạo. - Cho trẻ nhận xét - Hát bài “cháu yêu cô chú công nhân” KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày 14Tháng 12 Năm 2016 Đề tài: Nhận biết Khối cầu, khối trụ I: Mục tiêu - Trẻ nhận biết khối cầu, khối trụ - Nhận biết những đặc điểm của những vật có dạng khối cầu khối trụ - Ôn nhận biết khối vuông, khối tam giác, khối chữ nhật II: Chuẩn bị - Cô: khối cầu, khối trụ, khối tam giác, chữ nhật, khối vuông III: Tổ chức hoạt động 1.Hoạt động 1. - Chơi trò chơi “ Chiếc túi bí mật” Cách chơi: Cô có 1 cái túi trong đó có đựng 1 số đồ vật, có 1 bạn sẽ cho tay vào túi chọn 1 món đồ, bạn đó sẽ dùng tay sờ món đồ đó xem đó là vật gì? - Cho trẻ chơi đến khi nào hết đồ vật trong túi. - Các bạn hãy tìm xem trong lớp có vật nào dạng khối hình nào? - Các bạn còn biết những vật gì có dạng hình này nữa? - Các bạn thử nhìn xung quanh lớp xem trong lớp còn có những vật gì có dạng hình khác khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác không? * Quan sát khối cầu - trẻ quan sát và đàm thoại - Quả banh này có dạng khối người ta gọi là khối cầu. - Trẻ nhắc lại. - Khối cầu có dạng hình tròn, không có cạnh, lăn được. Khối cầu có xếp chồng lên nhau được không? * Quan sát khối trụ - Trẻ quan sát và đàm thoại * So sánh khối cầu và khối trụ - Khác nhau: khối cầu không xếp chồng lên nhau, khối trụ có thể xếp chồng lên nhau. * Giáo dục: Trong cuộc sống chúng ta mỗi người điều có những ước mơ riêng, nhưng để thực hiện được các bạn phải biết chăm chỉ vì trong cuộc sống còn rất nhiều điều học hỏi. Trò chơi: Ai nhanh hơn - Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi - Hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 15Tháng 12 Năm 2016 Đề tài: Trò chuyện về các chú bộ đội I: Mục tiêu - Trẻ nhận biết tên gọi 1 số đồ dùng quen thuộc của các chú bộ đội. - Biết 1 số công việc hằng ngày của chú bộ đội. - Biết cám ơn, kình trọng nhớ ơn các chú bộ đội. II: Chuẩn bị - Cô: tranh về chú bộ đội - Trẻ: chổ ngồi ổn định III: Tổ chức hoạt động - Đọc thơ “chú bộ đội hành quân trong mưa” - trò chuyện về nội dung bài thơ - Giờ chúng ta cùng nhau quan sát chú bộ đội nha. * Quan sát tranh chú bộ đội - trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô về những công việc mà chú làm - Những công việc đó thật vất vả, các chú còn phải hành quân đi trong những cơn mưa, trong đêm tối. - Ngoài những chú bộ đội trên đất liền chúng ta còn có những chú bộ đội canh giữ ngoài hải đảo. * Quan sát tranh chú bộ đội hải quân - trẻ quan sát thêm một số tranh về những chú bộ đội dang canh gác biển * Quan sát xe tăng, súng, Đại bát - trẻ xem một số quân trang của chú bộ đội - Những chú bộ đội của chúng ta rất dũng cảm, có thể vượt qua gian lao nguy hiểm để bảo vệ cho đất nước của chúng ta được hòa bình. Các con có thể sống trong đất nước như ngày hôm nay thì các con phải biết nhớ ơn các chú bộ đội đó. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 6 ngày 16 Tháng 12 Năm 2016 Bài hát CHÚ BỘ ĐỘI I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: - Trẻ thuộc lời bài hát,hát đúng giai điệu bài hát - vận động nhịp nhàng, biết gõ đúng nhịp bài hát - Biết yêu quý kính trọng các chú bộ đội II. CHUẨN BỊ: - tranh về công việc của chú bộ đội - Clip sinh hoạt của daonh trại bộ đội - Một số đồ dùng của chú bộ đội III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1.Hoạt động 1: - Trẻ quan sát tranh của chú bộ đội đang làm nhiệm vụ - Đàm thoại về những công việc của chú bộ đội - Dẫn dắt trẻ vào nội dung bài hát - Cô kể sơ lược về nội dung bài hát 2. Hoạt động 2: - Trẻ nghe cô hát lần 1 không giải thích - Cô hát lần 2 giải thích những chỗ khó - Tập trẻ hát từng câu - Hát từng đoạn và hát hết bài - Hát cả lớp, cá nhân - Hát theo nhóm -Cô chú ý và sữa sai 3. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc TAI AI THÍNH Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi TRẻ chơi ,cô quan sát và động viên cho trẻ Cũng cố lại kiến thức đã học KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 2, ngày 05 tháng 12 năm 2016 PTNT: Nghề xây dựng I .Mục đích yêu cầu - Trẻ biết được nghề xây dựng gồm các nghề: Thợ mộc, thợ xây. - Biết dụng cụ lao động và ý nghĩa các nghề, biết được công việc và sản phẩm của nghề - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô một cách mạch lạc - Trẻ biết yêu qúy người lao động, quý trọng sản phẩm mà cô chú công nhân đã làm ra. II. Chuẩn bị - Không gian tổ chức : trong lớp học - Đồ dùng, Phương tiện: Tranh một số nghề , tranh dụng cụ nghề, sản phẩm + Một số tranh về một số nghề. - Nhạc bài cháu yêu cô chú công nhân. III. Tiến hành hoạt động Mở đầu hoạt động: Hát: Cháu yêu cô chú công nhân Trò chuyện cùng trẻ. Và để biết được công việc hàng ngày của bố mẹ và các chú công nhân chúng ta như thế nào hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về nghề xây dựng nhé ! Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: - Cô gợi hỏi trẻ về các nghề thuộc nghề thợ xây. - Muốn có một ngôi nhà ta phải cần đến ai? - Cô gợi hỏi cô trẻ trả lời: Thợ mộc, thợ xây, kiến trúc sư, kĩ sư - Thợ xây làm những công việc gì? + Dụng cụ lao động của nghề thợ xây là gì? - Thợ mộc làm những công việc gì? + Dụng cụ nghề thợ mộc là gì? * Cô tiếp tục treo tranh vẽ về các nghề cho trẻ quan sát và gợi hỏi cho trẻ trả lời. - Cô đưa bức tranh vẽ nghề xây dựng và hỏi trẻ: Bức tranh vẽ gì đây?( tranh vẽ về nghành xây dựng) - Trong tranh các chú công nhân đâng làm gì? - Tương tự với tranh vẽ thợ mộc * Hoạt động 2: - Cô cho trẻ so sánh giống nhau và khác nhau giữ nghề thợ mộc và nghề xây dựng + Giống nhau: Đều thuộc nhóm nghề xây dựng + Khác nhau: Dụng cụ lao động của mỗi nghề có công cụ khác nhau để tạo ra sản phẩm *Hoạt động 3: Trò chơi “thi xem ai nhanh” + Cô chuẩn bị một số dụng cụ các nghề và vòng thể dục +LC : không được chạm vào vòng. + Cách chơi : chia làm 2 đội chơi 2 đội sẽ thi đua bật lên qua các vòng thể dục lên lấy dụng cụ theo yêu cầu của cô. Đội nào lấy được nhiều dụng cụ theo yêu cầu là dội giành chiến thắng. ]Trò chơi: Truyền tin - Chia lớp 2 đội và cô có 2 tranh nói về nghề một bạn chạy lên xem tranh nói về nghề gì về nói lại cho bạn mình nghe bạn nói cho bạn tiếp theo cho đến hết bạn cuối cùng chạy lên nói với cô xem nghề gì. Khi nói các con phải nói nhỏ không được nói lớn nếu nói lớn sẽ bị pham vi - Cho trẻ chơi * Kết thúc: Cho trẻ vận động bài “cháu yêu cô thợ dệt KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 3, ngày 6 tháng 12 năm 2016 PTNN: Thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc, nhớ tên bài thơ, tên tác giả - Trẻ biết được công việc các nghề trong xã hội như nghề (thợ xây, nghề thợ mỏ, nghề thợ hàn, nghề thấy thuốc, nghề cô nuôi..) - Trẻ đọc diễn cảm bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định -Trẻ biết kính trọng người lao động. -Trẻ yêu quý các nghề và biết giữ gìn sản phẩm làm ra của các nghề trong xã hội. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Đồ dùng, phơng tiện : Tranh bài thơ + Nhạc “em yêu cô chú công nhân” III. Tiến hành hoạt động 1. Mở đầu hoạt động: - Cho lớp hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” - Các bác nông dân đã thật vất vả để làm ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống và mọi người trong xã hội. Bạn nào biết ở nhà bố mẹ các con làm nghề gì? - Bố mẹ bạn nào làm nghề nông? Các con có thương bố mẹ khi phải vất vả đi làm để kiếm tiền nuôi chúng ta ăn học không? - Cô đưa tranh nghề tổng hợp ra hỏi trẻ trong tranh có những nghề nào? - Vậy các con có nhớ có 1 bài thơ cũng nói về rất nhiều nghề trong xã hội không? 2.Hoạt động trọng tâm: *HĐ1: Dạy thơ - Đó là bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” của tác giả “Yến Thao”. Vậy để biết được nội dung bài thơ này như thế nào thì các con hãy lắng nghe cô đọc 1 lần bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”nhé! - Cô đọc diễn cảm lần 1. - Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa. - Giảng nội dung: - Gd: các con ạ! Mỗi nghề trong xã hội chúng ta đều mang lại những lợi ích riêng con người chúng ta. Và mỗi chúng ta phải biết lao động để tạo ra sản phẩm phục vụ cho chính chính chúng ta. Do vậy các con phải biết kính trọng những người lao động và sản phẩm của lao động các con nhớ chưa? *HĐ2: Đàm thoại: Các con vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? Khi ở nhà trẻ em bé đã làm những nghề nào? Nghề thợ nề làm gì? Nghề thợ hàn làm gì? Nghề thợ mỏ làm gì? Nghề thầy thuốc làm gì? Nghề cô nuôi làm gì? Khi chiều về với mẹ em bé lại là gì? Công việc
File đính kèm:
- GIAO_AN_TH12.docx