Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện và quy định giao thông - Đề tài: Làm quen chữ S, X

Hoạt động 1: Hát,vận động theo nhịp bài hát: “ Em làm công an tí hon”

- Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài: “ Em làm công an tí hon”

- Các con vừa hát bài hát nói về ai? ( bài hát nói về một bạn nhỏ làm công an)

- Có rất nhiều loại phương tiện giao thông để phục vụ cho chúng ta đấy.

- Thế các con có muốn khám phá các loại phương tiện giao thông đó không nào?

- Nào chúng ta đến với trò chơi ô cửa bí mật nhé.

- Vậy bạn nào giúp cô mở ô cửa bí mật này xem đằng sau ô cửa có các loại phương tiện giao thông gì nhé?

- Ô cửa đã mở ra bạn nào cho cô biết đây là loại phương tiện giao thông gì? (máy bay, tàu hỏa, thuyền, xe máy)

- Cô khái quát lại: À đúng rồi đó là các loại phương tiện giao thông, máy bay chở hàng khách bay ở trên bầu trời khi đến nơi thì những chiếc máy bay đó hạ cánh ở tại sân bay nên gọi là phương tiện giao thông đường hàng không, tàu hỏa cũng là phương tiện giao thông nhưng tàu hỏa không chạy trên đường đất, đường nhựa như những loại phương tiện giao thông khác mà nó chạy trên đường ray nên gọi là phương tiện giao thông đường sắt, thuyền buồm thì chạy ở trên nước nên gọi là phương tiện giao thông đường thủy và không thể thiếu được một loại phương tiện giao thông gần gũi với chúng ta nhất đó là phương tiện giao thông đường bộ với những chiếc xe máy mà hàng ngày bố, mẹ chở chúng ta đi học.

- Thế khi tham gia giao thông các con phải làm như thế nào? (khi đi ra đường thì đi bên phải, không đi hàng hai, )

- Nhìn xem, nhìn xem

- Cô có bức tranh về những chiếc máy bay đang cất cánh bay trên bầu trời nhưng cô không biết máy bay đó sẽ dừng ở đâu, thế bạn nào cho cô và các bạn biết máy bay đó dừng đâu? (dừng ở sân bay)

 

doc6 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 2947 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện và quy định giao thông - Đề tài: Làm quen chữ S, X, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ sáu, ngày 24 tháng 03 năm 2017
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
 Nội dung: LVCV
 Đề tài: LÀM QUEN CHỮ S, X
 NDTH: - Hát vận động theo nhịp bài hát “Em làm công an tí hon”
 - Quan sát một số tranh về phương tiện giao thông 
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái: s, x
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết được đặc điểm của chữ cái: s, x
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ phân biệt sự giống và khác nhau của chữ cái: s, x. Trẻ nhận biết chữ cái s, x thông qua các trò chơi.
2. Kỹ năng
- Trẻ 3 tuổi: Rèn sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Trẻ 4 tuổi: Rèn luyện khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định, kỹ năng quan sát, trả lời rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ có kỹ năng so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của hai chữ cái: s, x. Biết chơi các trò chơi với chữ cái.
3. Giáo dục
- Trẻ hào hứng, tích cực trong hoạt động học tập, đoàn kết trong học tập và vui chơi.
- Biết được một số phương tiện giao thông, biết giữ trật tự khi tham gia giao thông 
 II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng cho cô
+ Tranh có chứa các chữ cái s, x: “sân bay, xe cần cẩu”
+ Máy vi tính
+ Bài hát: “Em làm công an tí hon”, bài vè về phương tiện giao thông 
- Đồ dùng của trẻ
+ Thẻ chữ cái: s, x
+ Rổ, tranh lô tô có từ chứa chữ cái s, x, bảng gài
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Hát,vận động theo nhịp bài hát: “ Em làm công an tí hon”
- Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài: “ Em làm công an tí hon”
- Các con vừa hát bài hát nói về ai? ( bài hát nói về một bạn nhỏ làm công an)
- Có rất nhiều loại phương tiện giao thông để phục vụ cho chúng ta đấy.
- Thế các con có muốn khám phá các loại phương tiện giao thông đó không nào? 
- Nào chúng ta đến với trò chơi ô cửa bí mật nhé.
- Vậy bạn nào giúp cô mở ô cửa bí mật này xem đằng sau ô cửa có các loại phương tiện giao thông gì nhé?
- Ô cửa đã mở ra bạn nào cho cô biết đây là loại phương tiện giao thông gì? (máy bay, tàu hỏa, thuyền, xe máy)
- Cô khái quát lại: À đúng rồi đó là các loại phương tiện giao thông, máy bay chở hàng khách bay ở trên bầu trời khi đến nơi thì những chiếc máy bay đó hạ cánh ở tại sân bay nên gọi là phương tiện giao thông đường hàng không, tàu hỏa cũng là phương tiện giao thông nhưng tàu hỏa không chạy trên đường đất, đường nhựa như những loại phương tiện giao thông khác mà nó chạy trên đường ray nên gọi là phương tiện giao thông đường sắt, thuyền buồm thì chạy ở trên nước nên gọi là phương tiện giao thông đường thủy và không thể thiếu được một loại phương tiện giao thông gần gũi với chúng ta nhất đó là phương tiện giao thông đường bộ với những chiếc xe máy mà hàng ngày bố, mẹ chở chúng ta đi học. 
- Thế khi tham gia giao thông các con phải làm như thế nào? (khi đi ra đường thì đi bên phải, không đi hàng hai,) 
- Nhìn xem, nhìn xem
- Cô có bức tranh về những chiếc máy bay đang cất cánh bay trên bầu trời nhưng cô không biết máy bay đó sẽ dừng ở đâu, thế bạn nào cho cô và các bạn biết máy bay đó dừng đâu? (dừng ở sân bay) 
 Hoạt động 2: Làm quen nhóm chữ cái: s, x
a. Làm quen với chữ s
- Cho trẻ chơi trò chơi: Trời tối - trời sáng
- Các cháu nhìn xem đó là gì nào? (sân bay)
- Cô có từ “sân bay ” tương ứng dưới tranh
- Cô cho cả lớp đọc từ “sân bay ” ( Trẻ đọc)
- Cô ghép từ: “sân bay” bằng các thẻ chữ cái rời và hỏi trẻ: Từ cô vừa ghép như thế nào so với từ trong tranh ? (giống nhau)
- Cô cùng trẻ đếm số chữ cái trong từ: “sân bay” (có tất cả 6 chữ cái)
- Cháu tìm xem trong từ “sân bay ” có chữ cái nào đã học rồi?( Chữ a,â,n,b,y)
- Cô giới thiệu chữ cái mới: Chữ s (cô nhấn mạnh đây là chữ s in thường)
- Cô đọc mẫu 2 lần: “chữ s”
- Cho cả lớp phát âm chữ s: 3 lần
- Cho cá nhân phát âm chữ s (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Các con nhận xét gì về chữ “s”( Chữ s có một nét cong hở bên phải và nét cong hở bên trái)
- Cô khái quát lại: Chữ s có một nét cong hở bên phải và nét cong hở bên trái. 
- Cho trẻ nhắc lại phân tích nét
- Cô giới thiệu một số mẫu chữ s: chữ s in hoa, chữ s in thường, chữ s viết thường, chữ s viết hoa.
b. Làm quen với chữ x
- (Lắng nghe, lắng nghe) (Nghe gì? Nghe gì?)
- Cô đọc bài vè về các loại phương tiện giao thông
- Các con kể xem trong bài vè cô vừa đọc có loại phương tiện giao thông gì nào ? ( xe cần cẩu)
- À đó cũng là loại phương tiện giao thông đường bộ đấy.
- Nhìn xem nhìn xem? ( Xem gì? xem gì?)
- Đố các con biết đây là gì nào ? (xe cần cẩu)
- Cô có từ: “xe cần cẩu” dưới tranh
- Cho cả lớp đọc từ: “xe cần cẩu”
- Cô ghép từ: “xe cần cẩu” bằng thẻ chữ cái rời.
- Thế bạn nào cho cô biết từ cô vừa ghép như thế nào so với từ trong tranh? (giống nhau)
- Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ: “xe cần cẩu” (có tất cả 8 chữ cái)
- Cháu tìm và đọc các chữ cái đã học trong từ: “xe cần cẩu” (e,c,â,n,u,)
- Cô giới thiệu chữ cái mới trong từ: chữ x
- Cô đọc mẫu chữ x 2 lần
- Cho cả lớp phát âm chữ x: 2-3 lần
- Cho cá nhân phát âm chữ x (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Các con có nhận xét gì về chữ x (Có một nét xiêng trái và nét xiêng phải)
- Cô khái quát lại: chữ x gồm một nét xiêng trái và nét xiêng phải 
- Cô giới thiệu các kiểu chữ x cho trẻ biết
c. So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai chữ cái: s,x
- Thế chúng khác nhau ở điểm nào? (trẻ trả lời)
- Cô nhắc lại: “Chữ s có một nét cong hở bên phải và nét cong hở bên trái, Chữ x có một nét xiêng trái và nét xiêng phải”
 - Vừa rồi các con làm quen chữ cái gì nào? (Nhóm chữ cái s,x)
* Trò chơi với chữ cái
- Vừa rồi cô thấy các con học rất giỏi. cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi: Tìm chữ cái theo yêu cầu của cô.
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa đọc bài vè các loại phương tiện giao thông khi đến bàn mỗi trẻ lấy cho mình một cái rổ bên trong có đựng các chữ cái.
- Cho trẻ về chỗ ngồi cô cho trẻ chơi trò chơi: Tìm chữ cái theo yêu cầu của cô.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi và tiến hành chơi
- Cô giới thiệu trò chơi tiếp theo: “Cùng bé thử tài”. Với trò chơi này cô yêu cầu trẻ hãy sắp xếp khối vuông, hình tròn, chọn chữ cái có nét cong hở trái cong hở phải, chọn chữ cái có nét xiêng trái nét xiêng phải mà cô đã chuẩn bị sẵn các chữ cái mà các cháu vừa học. Các cháu hãy lên tìm và hoàn chỉnh tôt các chữ đó.
- Cô cho cháu chơi trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cô nói rõ luật chơi và cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội bật qua vòng chạy lên, lấy tranh lô tô có các loại phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô, đội nào lấy đúng và nhiều hơn là đội đó thắng. Thời gian khi nghe hát hết một bản nhạc là lúc đó trò chơi kết thúc.
- Cô nhận xét kết quả từng đội và khen ngợi trẻ
 Hoạt động 3: Hát, vận động theo nhịp bài hát: “Em đi chơi thuyền”
- Cô cùng trẻ hát, vận động theo nhịp bài hát: “Em đi chơi thuyền”.
-----------------

File đính kèm:

  • docGIAO AN_12725037.doc
Giáo Án Liên Quan