Kế hoạch hoạt động lớp Lá - Tuần 2 - Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình

I. MỤC TIÊU

1.Phát triển thể chất:

Dinh dưỡng sức khỏe:

- Biết làm một số công việc tự phục vụ đơn giản (tác rửa tay bằng xà phòng, biết đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo).

- Biết sử dụng hợp lí các dụng cụ ăn uống vá một số vật dụng trong gia đình.

 Vận động:

- Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các loại vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.

2. Phát triển nhận thức:

- Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình.

- Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ.

- Biết các nhu cầu của gia đình (nhu cầu về nhà ở, đồ dùng, phương tiện trong gia đình, nhu cầu được ăn, ngủ, nghĩ ngơi, giải trí, được quan tâm, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau )

- Biết được chức năng, chất liệu và cách sử dụng của một số đồ dùng, đồ chơi ở gia đình. Phân biệt được đồ dùng gia đình theo 2 -3 dấu hiệu.

- Nhận biết sự giống nahu và khác nhau của một số đồ dùng trong gia đình.

- Biết phân biệt được hình tam giác với hình vuông và nói được một số đặc điểm cơ bản của chúng.

- Biết đếm đến 6 trên các đồ dùng gia đình, thành viên trong gia đình

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động lớp Lá - Tuần 2 - Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình
(Thực hiện từ ngày: 17/10/2016 đến 21/10/2016)
I. MỤC TIÊU 
1.Phát triển thể chất:
Dinh dưỡng sức khỏe:
- Biết làm một số công việc tự phục vụ đơn giản (tác rửa tay bằng xà phòng, biết đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo).
- Biết sử dụng hợp lí các dụng cụ ăn uống vá một số vật dụng trong gia đình.
 Vận động:
- Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các loại vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.
2. Phát triển nhận thức:
- Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình.
- Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ.
- Biết các nhu cầu của gia đình (nhu cầu về nhà ở, đồ dùng, phương tiện trong gia đình, nhu cầu được ăn, ngủ, nghĩ ngơi, giải trí, được quan tâm, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau)
- Biết được chức năng, chất liệu và cách sử dụng của một số đồ dùng, đồ chơi ở gia đình. Phân biệt được đồ dùng gia đình theo 2 -3 dấu hiệu.
- Nhận biết sự giống nahu và khác nhau của một số đồ dùng trong gia đình.
- Biết phân biệt được hình tam giác với hình vuông và nói được một số đặc điểm cơ bản của chúng.
- Biết đếm đến 6 trên các đồ dùng gia đình, thành viên trong gia đình
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Biết xưng hô phù hơp với các thanh viên trong gia đình và mọi người xung quanh.
- Đọc một số bài thơ, kể lại được câu chuyện đã được nghe (có nội dung gia đình) một cách rỏ ràng, diễn cảm.
- Nhận biết kí hiệu nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra vào. 
4. Phát triển thẩm mĩ:
- Trẻ cảm nhận được cuộc sống xung quanh.
- Biết vẽ, nặn, xé dán, cắt hình về các đồ dùng, đồ chơi và các thành viên trong gia đình.
- Thích hát múa và biết thể hiện cảm xúc với các bài hát, bản nhạc. 
5. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:
- Biết thực hiện một số qui tắc trong gia đình: tắt nước khi rửa tay xong, tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng, đồ chơi, đúng nơi qui định
- Mạnh dạn, vui vẻ, tự tin, trong sinh hoạt hằng ngày
II. MẠNG NỘI DUNG
- Đồ dùng trong gia đình, phương tiện đi lại của gia đình và nhu cầu trong gia đình
- Chất liệu làm ra đồ dùng trong gia đình.
- Các loại thực phẩm cần cho gia đình. Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh.
- Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
PT THỂ CHẤT
* Dinh dưỡng, sức khỏe
- Trò chuyện giáo dục dinh dưỡng.
- Các cháu ăn, nhận biết tên một số thực phẩm các cháu ăn ở gia đình.
- Trẻ phục vụ một số thao tác phục vụ 
bản thân
- Giáo dục dinh dưỡng
* Vận động
- Chơi với vòng
PT TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Chơi trò chơi xây dựng; Xây nhà của bé.
- Tham gia các hoạt động và cùng chơi với bạn.
- Cất dọn đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
PT NHẬN THỨC
- MTXQ: Những đồ dùng dể thương
- LQVT: Bé chơi với các hình khối
PT THẨM MĨ
- Tạo hình: nặn đồ dùng trong gia đình.
- Hát vận động: Cả nhà thương nhau.
- Nghe hát: ba ngọn nến lung linh
- TCAN: Ô cửa bí mật
PT NGÔN NGỮ
- Đàm thoại, trò chuyện về đồ dùng trong gia đình bé
- Thơ: Cái bát xinh xinh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
Chủ đề: đồ dùng trong gia đình
Từ ngày 17/10/đến 21/10/2016
THỨ HAI
17/10/2016
THỨ BA
18/10/2016
THỨ TƯ
19/10/2016
THỨ NĂM
20/10/2016
THỨ SÁU
21/10/2016
ĐÓN TRẺ
Trao đổi với phụ huynh về đặc điểm trẻ
Trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ
TD SÁNG
Bài tập thể dục tháng 10
HĐ NGOÀI TRỜI
- Quan sát có mục đích: quan sát đồ dùng để ăn để uống
- TC “kéo co”
- Quan sát có mục đích: “Quan sát đồ dùng sinh hoạt trong gia đình”
- TC “Cáo và thỏ”
- Quan sát một số phương tiện đi lại của gia đình
- TC : ô tô về bến
- Quan sát tranh một số món ăn cần thiết cho cơ thể
- TC Tìm đúng nhà
- Quan sát thời tiết
- TC Cáo và thỏ
HĐ
CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTC
- Chơi với vòng
PTNT
- Những đồ dùng dễ thương
PTTM
Nặn đồ dùng trong gia đình
PTTM
Hát vận động: Bé quét nhà
PTNT
Bé chơi với các hình khối
PTNN
Thơ: Cái bát xinh xinh
HĐ
GÓC
Góc phân vai: Gia đình, bán hàng
Góc xây dựng : Xây nhà của bé.
Góc nghệ thuật: Hát, vẽ, tô màu đồ dùng trong gia đình.
Góc thiên nhiên: Chơi với cát.
Góc học tập: Dán chử cái còn thiếu trong từ có liên quan đến gia đình
NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
- Chơi TCDG: quả địa cầu 
- GD dinh dưỡng
- Ôn trò chuyện về đồ dùng trong gia đình
- Trò chuyện về những sản phẩm của bé
- TCDG: nu na nu nống 
- GD trẻ không khạc nhổ bừa bãi
- Ôn các hình khối
- Hát cả tuần đều ngoan.
- Nhận xét bé ngoan cuối tuần
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết vào góc chơi, biết phân vai chơi cho các bạn cùng nhóm chơi, biết sử dụng ngôn ngữ của trò chơi.
- Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định, biết giữ gìn bảo vệ đồ chơi, không giành đồ chơi với bạn.
- Phát triển óc sáng tạo, khả năng quan sát, giao tiếp cho trẻ.
1. Góc phân vai: “gia đình”
- Trẻ nhập vai khi chơi.
 	- Trẻ biết tự phân vai chơi, và phân công nhiệm vụ cho từng vai.
 	- Trẻ biết nhiệm vụ của chủ cửa hàng và nhân viên bán hàng.
2. Góc xây dựng: “Xây nhà của bé”
 	- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu để xây nhà cho bé và các chi tiết phụ khác.
3. Góc nghệ thuật: “hát, đọc thơ, tô màu, vẽ người thân trong gia đình. Làm bức tranh về gia đình ”
 	- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để nặn đồ dùng trong gia đình. 
4. Góc thiên nhiên: “Chơi với cát” 
- Trẻ biết dùng các khung bánh để làn ra những chiếc bánh từ cát..
II. CHUẨN BỊ: 
1. Góc phân vai: Một số dụng cụ làm bếp, Bàn, ghế, vé số làm tiền
2. Góc xây dựng: Gạch, thảm cỏ, cây xanh, hàng rào, bồn hoa..
3. Góc ngệ thuật: Giấy vẽ, màu sáp
4. Góc thiên nhiên: Cát, khung làm bánh...
III. HƯỚNG DẪN:
* Ổn định:
- Hát: “Cả nhà thương nhau”
* Trò chuyện:
- Bài hát nói về gì?
- Ở trường có gì?
- Cô gợi ý để trẻ tự kể về gia đình của mình
- Giờ hoạt động vui chơi hôm nay lớp mình chơi theo chủ đề gì? 
A. Thỏa thuận trước khi chơi:
1. Góc phân vai hôm nay thích chơi gì?
- Trò chơi gia đình có những ai?
- Khi chơi cần có ai?
- Bạn nào thích chơi góc phân vai?
2. Góc xây dựng hôm nay định xây gì?
- Xây nhà của bé cần xây những gì? 
- Trong công trình cần có những ai?
- Chủ công trình làm nhiệm vụ gì?
- Chú công nhân làm gì?
- Khi xây cần có những nguyên vật liệu gì?
- Khi chơi phải như thế nào?
- Ai thích chơi góc xây dựng?
3. Góc nghệ thuật hôm nay chơi gì?
- Vẽ đồ chơi ở trường mầm non các con định vẽ gì?
- Trong khi chơi phải như thế nào?
- Bạn nào thích chơi góc nghệ thuật?
4. Góc thiên nhiên chơi gì?
- Chơi với cát cần có gì?
- Khi chơi cần chú ý gì?
- Vậy bạn nào thích chơi góc thiên nhiên?
 B- Quá trình chơi: 
- Trẻ vào các góc chơi đã chọn, thỏa thuận vai chơi, bầu nhóm trưởng.
- Trẻ thực hiện hoạt động góc. 
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát, giúp trẻ nhập vai chơi, giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ trò chơi, dùng ngôn ngữ vai chơi gợi ý giúp trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ vai chơi. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ vai chơi.
- Cô tạo tình huống cho trẻ liên kết góc chơi, đồng thời bao quát, xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi.
- Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng, sáng tạo của trẻ.
C- Nhận xét góc chơi:
- Cô đến từng góc chơi để nhận xét hành vi, thái độ của từng vai chơi thể hiện qua trò chơi.
- Cô tập trung trẻ lại góc chơi tiêu biểu nhất, sau đó nhận xét góc chơi cho tất cả học tập rút kinh nghiệm.
4- Nhận xét giờ hoạt động góc: 
- Cô nhận xét các góc chơi, trò chơi, vai chơi tốt nhất để cả lớp học tập rút kinh nghiệm.
 * Kết thúc:
 	- Cô nhắc cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.
VỆ SINH – ĂN TRƯA
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết làm vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mặt.
- Trẻ ăn hết suất, khi ăn không nói chuyện, không làm đổ. Trẻ được nghe giới thiệu về các món ăn hàng ngày.
- Giáo dục trẻ về vệ sinh và văn minh trong ăn uống.
II. CHUẨN BỊ:
- Khăn ướt.
- Bàn ăn có khăn trải bàn và bình hoa.
III. HƯỚNG DẪN:
1. Vệ sinh cá nhân:
- Cô nhắc lại cho trẻ nhở các thao tác rửa tay bằng xà phòng để phòng chống một số bệnh, địa điểm để đi làm vệ sinh. Sau đó, cô cho từng tổ đi ra vệ sinh (trong lúc trẻ vệ sinh cá nhân cô bao quát chặt chẻ, giúp đỡ kịp thời cho những trẻ còn lúng túng trong thao tác vệ sinh).
2. Ăn trưa:
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn, giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng có trong các món ăn, giáo dục trẻ trong khi ăn không nói chuyện và không làm đổ, nhai kỹ, ăn hết suất
- Khi trẻ ăn, cô bao quát, động viên, đồng thời giúp đỡ những trẻ ăn chậm, quan tâm đặc biệt đến những trẻ suy dinh dưỡng.
- Cô động viên trẻ biết cất tô đúng nơi quy định, giúp cô dọn bàn sau khi ăn.
********************************
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016
ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN – THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Quan sát đồ dùng để ăn, để uống
- Tổ chức cho trẻ quan sát tranh đồ dùng để ăn, để uống.
- Trò chuyện với trẻ về tên gọi và màu sắc , hình dạng, của các đồ dùng, chất liệu và vật liệu của nhà.
- Động viên và gợi ý trẻ dùng từ cho chính xác, tròn ý
2. Trò chơi vận động: Kéo co
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Tổ chức cô cùng chơi với trẻ
- Bao quát quá trình chơi của trẻ
3. Chơi tự chọn
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTC
Đề tài: Chơi với vòng
1. Yêu cầu
	- Trẻ biết bật liên tục và bật xa qua vòng.
	- Rèn luyện và phát triển cơ tay, cơ chân.
	- Rèn luyện kỹ năng nhận biết số qua trò chơi vận động
	- Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động chơi với vòng.
2. Chuẩn bị
	- Vòng thể dục cho mổi trẻ, dây chơi trò chơi
	- Nhạc thể dục
	- Vòng đeo tay có 3 màu.
	- Giáo án điện tử
* Tích hợp: MTXQ, AN
3. Tiến hành
Hoạt động 1: những chiếc vòng ngộ nghĩnh
	- Cô tạo tình huống: Hôm nay bạn Hà đi chơi công viên với gia đình, bạn được chú bảo vệ tặng cho món quà nhưng không biết là gì? Chúng mình cùng đến nhà bạn hà xem nhe!
	- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn đi theo các kiểu chân (đi thường, nhón gót, đi thường, kiểng gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm).
	- Đường đi đến nhà bạn Hà thật khó đi, chúng mình cần có sức khỏe vì vậy chúng mình hãy cùng nhau tập thể dục nhe!
Hoạt động 2: Chơi gì với món quà này?
	- Bạn Hà đã nhận món quà là những chiếc vòng thể dục
	- Mình sẻ chơi gì với những chiếc vòng này?
1. Bài tập phát triển chung
* Động tác tay : đưa tay ra phía trước ngực
	TTCB: đứng thẳng khép chân để tay dọc thân
	N1: bước chân trái lên một bước nhỏ trọng tâm dồn về chân trái, chân phải kiễng gót (tì mũi chân) đưa tay ra trước lòng bàn tay sấp 
 	N2: hai tay đưa trước ngực, khuỷu tay ngang vai
	N3: như N1
	 N4: về TTCB
	 N5,6,7,8: đổi chân và thực hiện như trên
* Động tác chân: ngồi khuỵu gối hai tay đưa cao lên trước
	TTCB: đứng thẳng hai tay thả xuôi
 	N1:  hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau, chân kiễng
	 N2: ngồi khuỵu gối lưng thẳng không kiễng chân tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp
	N3:  như N1
	N4: về TTCB
 	N5,6,7,8 : như trên 
* Động tác bụng : đứng quay người sang hai bên
 	TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi
	 N1: bước chân trái sang bên một bước tay chống hông
	 N2: quay người sang phải 900
	 N3: như N1
	 N4: về TTCB
	 N5,6,7,8: như trên( đổi chân) quay người sang phải
* Động tác bật : bật về phía trước , bật hai chân về phía trước sau đó quay ra sau bật về chỗ cũ
2. Vận động cơ bản: Ai khéo léo
- Cô giới thiệu tên hội thi
- Để thực hiện đúng vận động các con chú ý xem cô làm trước 
Cô làm mẫu:
 	- Lần 1: không giải thích.
 	 - Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
TTCB: Đặt vòng xuống đất và bật xa sao cho qua khỏi vòng, không chạm vào vòng, bật liên tục qua các vòng xếp gần nhau. 
	* Trẻ thực hành:
 	- Mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần 
 	- Cô bao quát sửa sai động viên trẻ
 	* Trò chơi
	- Mổi trẻ một cách chơi thể hiện trên chiếc vòng (chơi tự do)
	- Nhóm bạn trai sẽ ật qua vòng băng cách đặt vòng xuống đất và bật qua khỏi vòng, không chạm vào vòng
	- Nhóm bạn gái sẽ chơi bật lien tục qua các bằng cách xếp các vòng thật gần.
	- Trẻ chia hai nhóm để thực hiện
3. Trò chơi vận động: Thuyền về bến
	- Cho trẻ kết nhóm, một trẻ làm bến, các trẻ khác sẽ dùng dây buột những chiếc vòng lại với nhau, trẻ làm bến ở trong chiếc vòng
 C. Hồi tỉnh
 	Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân.
* Kết thúc: nhận xét và tuyên dương hướng dẫn
PTNT
Đề tài: Những đồ dùng dễ thương
1. Yêu cầu
	- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình ( Bát, đũa-thìa, đĩa, xoong, cốc...)	
	- Trẻ phân loại được một số đồ dùng gia đình theo công dụng (đồ dùng để ăn, đồ dùng để đun nấu....)
 - Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, và ghi nhớ có chủ định.
 - Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ qua các trò chơi. 
 - Giúp trẻ thêm mạnh dạn tự tin, biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm
 -Giáo dục trẻ biết cách sử dụng và ý thức giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
2. Chuẩn bị:
- Máy tính ,File bài dạy
- Đĩa nhạc đệm bài “ Niềm vui gia đình", nhạc bài vè 
- Que chỉ
- Một số đồ dùng bằng vật thật: Bát, đũa, đĩa, xoong, cốc
- Hình vẽ các đồ dùng gia đình bồi bìa cứng: bàn là, tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bát, thìa, quần, áo, ...
- Mỗi nhóm có: bát, đũa, đĩa, xoong, cốc.
3 .Cách tiến hành
Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Bé Mi Mi: chào mừng các bạn đã đến với chương trình “hành trình phám phá” Và sau đây mời các bạn gặp gỡ người dẫn chương trình của chúng ta
- Cô chính: Xin chào tất cả các bạn. Các bạn có muốn nhận thật nhiều quà của chương trình không?
- Vậy mời các bạn đến với phần thi thử sức đầu tiên của chương trình. Chơi trò chơi dân gian" Kéo cưa lừa xẻ" kết hợp đọc lời bài vè" Đồ dùng gia đình"
- Tất cả các bạn đều xứng đáng đến với phần thi tiếp theo của chương trình. Đó là phần thi "Khám phá".
Hoạt động 2:Cùng tìm hiểu về Bát, đũa, đĩa, xoong, cốc
- Cô hướng dẫn cách chơi. Chia làm 3 đôị mỗi nhóm được 1 chiếc hộp kỳ diệu.Bên trong có: Bát, đũa, đĩa, xoong, cốc, các nhóm bàn bạc thảo luận xem trong hộp có những gì? đặc điểm của đồ vật đó như thế nào? -Đồ vật đó dùng để làm gì?
- Cho trẻ quan sát và trò chuyện trong 3 phút. Sau đó các nhóm mang chiếc hộp lên cho cô giáo.Cô sẽ đưa ra nhiều câu hỏi tổ nào có nhiều câu trả lời đúng tổ đó sẽ được đến với trò chơi tiếp theo của chương trình.
Bây giờ mời các đội chú ý nghe câu hỏi: 
*Bát:
-Đây là cái gì?
- Ai có nhận xét gì về cái bát?( Bát được làm từ chất liệu gì?dùng để làm gì?)
- Cái bát là loại đồ dùng gì?
> Cô chốt lại:Cái bát làm bằng sứ. Đây là đồ dùng để ăn
+ Mở rộng:Ngoài chất liệu làm bằng sứ ra thì còn có bát làm bằng inốc, bát phíp, bát thuỷ tinh
* Cho trẻ lần lượt quan sát: đũa, đĩa, xoong, cốc
Câu hỏi tương tự như trên
*Đũa:
- Đây là cái gì?
- Ai có nhận xét gì về
- Cách sử dụng?
>Cô chốt lại: Đũa khi dùng phải dùng 2 chiếc thành một đôi đũa mới có thể gắp thức ăn được
+ Mở rộng: Ngoài chất liệu làm bằng tre gỗ ra thì còn có đôi đũa cũng được làm bằng I - nốc.
*Đĩa:
- Cách sử dụng?
> Cô chốt lại. Đĩa có lòng không sâu như bát. Đĩa dùng để đựng thức ăn
+ Mở rộng: Ngoài đĩa làm từ sứ còn có đĩa men, đĩa phíp, đĩa inốc
*Xoong 
- Có đặc điểm gì?
- Cách sử dụng?
+ Cô chốt lại: Xoong là đồ dùng để đun nấu thức ăn.
+ Mở rộng: Xoong làm bằng i nốc, ngoài ra có chất liệu khác như gang, nhôm.
* Cho trẻ quan sát cốc câu hỏi tương tự
+ Cô chốt lại :Cốc làm bằng thuỷ tinh.Cái cốc dùng để uống
b. So sánh:
- Cái bát và cái cốc- cái bát và cái cốc có đặc điểm gì giống và khác nhau?
> Cô chốt lại: cái bát và cái cốc giống nhau đều là đồ dùng gia đình.Cái bát dùng để ăn cơm còn cái cốc dùng để uống. Cái bát làm bằng sứ, cái cốc làm bằng thuỷ tinh.
C. Mở rộng:
- Ngoài đồ dùng để phục vụ ăn uống các con còn biết những đồ dùng nào khác?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh các đồ dùng khác
+ Đồ dùng để mặc
+ Đồ dùng điện tử điện lạnh
d. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết cách sử dụng khi dùng đồ dùng gia đình xong phải biết giữ gìn sạch sẽ cất gọn gàng . Chú ý khi sử dụng những đồ dùng làm bằng sành, sứ , thuỷ tinh không làm rơi vỡ.
 Hoạt động 3: Mời các bạn đến với trò chơi đặc biệt của chương trình
Trò chơi 1:Th ử t ài của bé
Cách chơi :. Trên màn hình hiện ra nhiều đồ dùng gia đình các con tập trung chú ý xem có những hình ảnh gì không cùng nhóm. Nếu đội nào lắc xắc xô trước đội đó được trả lời. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng thì đội đó chiến thắng
Luật chơi: Mỗi thành viên chỉ được lên chơi 1lần
 - Cô bao quát 
- Cô nhận xét các đội
Trò chơi 2:Thi xem ai nhanh
Cách chơi :Mỗi nhóm sẽ là một đội đứng xếp thành hàng. Khi có tín hiệu bắt đầu chạy lên và lấy 1hình ảnh đồ dùng gia đình dán lên bảng. Sau 1 bản nhạc đội nào tìm được nhiều hình ảnh thì sẽ giành chiến thắng
Luật chơi: Mỗi thành viên chỉ được lấy 1 hình ảnh trong mỗi lần chơi, trò chơi mở đầu và kết thúc bằng một bản nhạc. 
 - Cô bao quát và thưởng quà sau khi chơi.
- Cô nhận xét các nhóm
- Chuyển hoạt động khác.
HỌAT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: trò chơi gia đình
2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé
3. Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu đồ dùng trong gia đình
4. Góc thiên nhiên: Chơi với cát
VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA - VỆ SINH - ĂN BỮA PHỤ
SINH HOẠT CHIỀU
- Ôn bài cũ 
- Dạy trẻ làm quen bài mới KPKH : “ Trò chuyện về gia đình bé”
- Nêu gương cuối ngày.
VỆ SINH – TRẢ TRẺ
	_________//__________
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2016
ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN – THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Quan sát một số đồ dùng sinh hoạt 
- Tổ chức cho trẻ quan sát tranh một số đồ dùng sinh hoạt
- Trò chuyện với trẻ về tên gọi và màu sắc, hình dạng, chất liệu và vật liệu của đồ dùng
- Động viên và gợi ý trẻ dùng từ cho chính xác, tròn ý
2. Trò chơi vận động: Cáo và thỏ”
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Tổ chức cô cùng chơi với trẻ
- Bao quát quá trình
3. Hoạt động tự chọn: trẻ chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTM
Tạo hình: Nặn đồ dùng trong gia đình
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết nặn được một số đồ dùng gia đình mà mình thích, biết đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Trẻ biết chia đất, biết sử dụng kĩ năng: xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, làm lõm để nặn một số đồ dùng gia đình.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- GD trẻ biết yêu quý, bảo vệ giữ gìn các đồ dùng trong gia đình và các sản phẩm mình tạo ra.
- GD trẻ ý thức tổ chức kỷ luật.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của giáo viên và trẻ:
-Một số đồ dùng gia đình:bàn ,ghế ,chén .
-Mẫu nặn của cô : chén , đũa , muỗng , đĩa
* Hoạt động bổ trợ: - Văn học: Thơ “Đồ dùng nhà bé”.
 - KPXH: Một số đồ dùng gia đình.
 - LQ Với Toán: đếm số lượng .
	- Âm nhạc: Hát “Cả nhà thương nhau”, “gánh gánh gồng gồng”, “bà còng đi chợ trời mưa”
3. Tiến hành
Hoạt động: Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng nhau hát bài “Cả nhà thương nhau”, cùng trẻ trò chuyện về bài hát:
+ Chúng mình vừa hát bài gì? 
+ Bài hát có những ai?
+ Mọi người trong gia đình dành tình cảm cho nhau như thế nào?
=> GD trẻ: Biết yêu thương, quý trọng nghe lời ông bà cha mẹ.
 Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Quan sát mẫu:
- Các con hát hay lắm,hôm nay cô mang quà tặng cho các con đây này !(cô đặt 3 hộp quà lên bàn)
- Các con đếm xem có mấy hộp quà ? (lớp đếm)
- Bây giờ cô sẽ mang 3 hộp quà tặng cho nhóm 1 , nhóm 2 , nhóm 3 : Mỗi nhóm một hộp quà ,cùng bàn bạc thảo luận hội ý trong vòng 3-5 phút xem trong đó là quà gì nhé ?
- Cho cháu ngồi vòng tròn theo nhóm .
=>Hết giờ cô cho cháu ngồi hình chữ u .
* Cô nói: trước khi con lên kể về món quà của mình , các con nghe cô đọc thơ nhé !
- Đọc thơ: Đồ 

File đính kèm:

  • docxgia_dinh.docx