Kế hoạch hoạt động lớp Lá - Tuần 3 - Chủ đề nhánh: Nhu cầu của gia đình

I. MỤC TIÊU

1.Phát triển thể chất:

* Dinh dưỡng sức khỏe:

- Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, một số món ăn hằng ngày trong gia đình và cách chế biến đơn giản.

- Biết ích lợi của việc luyện tập, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe.

- Biết làm một số công việc tự phục vụ đơn giản (tác rửa tay bằng xà phòng, biết đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo).

đình.

- Có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe: gọi người lớn khi bị ốm, mệt và đau, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

 * Vận động:

- Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các loại vận động

2. Phát triển nhận thức:

- Phát hiện được sự thay đồi rỏ nét trong gia đình: thêm người, có những đồ dùng mới

- Nhận biết sự giống nhau và khác nhau của bản thân so với người thanh trong gia đình.

- Biết xác định vị trí đồ vật so với bản thân và so với người khác.

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động lớp Lá - Tuần 3 - Chủ đề nhánh: Nhu cầu của gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 3
Chủ đề nhánh:Nhu cầu của gia đình
(Thực hiện từ ngày: 24/10/2016 đến 29/10/2016)
I. MỤC TIÊU
1.Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng sức khỏe:
- Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, một số món ăn hằng ngày trong gia đình và cách chế biến đơn giản.
- Biết ích lợi của việc luyện tập, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe.
- Biết làm một số công việc tự phục vụ đơn giản (tác rửa tay bằng xà phòng, biết đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo).
đình.
- Có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe: gọi người lớn khi bị ốm, mệt và đau, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
 * Vận động:
- Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các loại vận động
2. Phát triển nhận thức:
- Phát hiện được sự thay đồi rỏ nét trong gia đình: thêm người, có những đồ dùng mới
- Nhận biết sự giống nhau và khác nhau của bản thân so với người thanh trong gia đình.
- Biết xác định vị trí đồ vật so với bản thân và so với người khác.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi.
- Kể lại được một số sự kiện của gia đình theo trình tự, có lôgíc.
- Biết xưng hô phù hơp với các thanh viên trong gia đình và mọi người xung quanh.
4. Phát triển thẩm mĩ:
- Biết vẽ, nặn, xé dán, cắt hình về các đồ dùng, đồ chơi và các thành viên trong gia đình.
- Thích hát múa và biết thể hiện cảm xúc với các bài hát, bản nhạc. 
5. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:
- Biết yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong gia đình.
- Có một số kĩ năng ứng xử phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam (lễ phép với người lớn, nhường nhịn em bé, yêu thương, quan tâm đến mọi người trong gia đình và người thân).
- Biết thực hiện một số qui tắc trong gia đình: tắt nước khi rửa tay xong, tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng, đồ chơi, đúng nơi qui định
- Mạnh dạn, vui vẻ, tự tin, trong sinh hoạt hằng ngày
II. MẠNG NỘI DUNG
- Họ hàng, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác.
- Trẻ hiểu mọi người trong gia đình phải yêu thương nhau, khi xa nhau thấy nhớ.
- Hoạt động thường ngày và ngày nghĩ của gia đình
- Nhu cầu ăn uống của gia đình, giờ ăn trong gia đình, các món ăn quen thuộc trong gia đình.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
PT THỂ CHẤT
* Dinh dưỡng, sức khỏe
- Trò chuyện giáo dục dinh dưỡng.
- Các cháu ăn, nhận biết tên một số thực phẩm các cháu ăn ở gia đình.
- Trẻ phục vụ một số thao tác phục vụ 
bản thân
- Giáo dục dinh dưỡng
* Vận động
- Ném xa 1 tay, bật 45cm
PT TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Chơi trò chơi xây dựng; Xây nhà của bé.
- Tham gia các hoạt động và cùng chơi với bạn.
- Cất dọn đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi
NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
PT THẨM MĨ
- Tạo hình: vẽ cái nồi, cái xoong.
- Hát vận động: bầu và bí 
PT NGÔN NGỮ
- Đàm thoại, trò chuyện về những nhu cầu cần thiết trong gia đình bé: bữa ăn, giờ ăn hàng ngày trong gia đình
- Thơ: Vì con
Tập tô chử cái: e,ê
PT NHẬN THỨC
- Giới thiệu bữa ăn và món ăn trong gia đình
- So sánh chiều cao hai đối tượng
KẾ HOẠCH TUẦN
THỨ HAI
24/10/2016
THỨ BA
25/10/2016
THỨ TƯ
26/10/2016
THỨ NĂM
27/10/2016
THỨ SÁU
28/10/2016
ĐÓN TRẺ
Trao đổi với phụ huynh về đặc điểm trẻ
Trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ
TD SÁNG
Bài tập thể dục tháng 10
HĐ NGOÀI TRỜI
- Quan sát một số đồ dùng bằng điện. 
- TC “Rồng rắn”
- Quan sát tranh gia đình đi mua sắm
- TC “Kết bạn”
- Xếp hình từ lá vàng
- TC: Chim sổ lồng
- Quan sát một số món ăn 
- TC rồng rắn
- Quan sát thời tiết
- TC kết bạn
HĐ
CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTC
- ném xa 1 tay, bật 45cm
PTNT
- Giới thiệu bữa ăn và món ăn trong gia đình
PTTM
Vẽ cái nồi, cái xoong
PTTM
Hát vận động: Bầu và bí
PTNT
So sánh chiều cao hai đối tượng
PTNN
Thơ: Vì con
Tập tô chử cái e,ê
HĐ
GÓC
Góc phân vai: Gia đình, bán hành
Góc xây dựng : Xây vườncủa bé.
Góc nghệ thuật: Hát, vẽ, tô đồ dùng trong gia đình.
Góc thiên nhiên: Chơi với cát.
Góc học tập: Dán chử cái còn thiếu trong từ có liên quan đến gia đình
NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
- Chơi TCDG: quả địa cầu 
- GD dinh dưỡng
- Trò chuyện về những sản phẩm của bé
- TCDG: nu na nu nống 
- GD trẻ không khạc nhổ bừa bãi
- Ôn so sánh chiều cao hai đối tượng
- Hát cả tuần đều ngoan.
- Nhận xét beé ngoan cuối tuần
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết vào góc chơi, biết phân vai chơi cho các bạn cùng nhóm chơi, biết sử dụng ngôn ngữ của trò chơi.
- Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định, biết giữ gìn bảo vệ đồ chơi, không giành đồ chơi với bạn.
- Phát triển óc sáng tạo, khả năng quan sát, giao tiếp cho trẻ.
1. Góc phân vai: “gia đình, bán hàng”
- Trẻ nhập vai khi chơi.
 	- Trẻ biết tự phân vai chơi, và phân công nhiệm vụ cho từng vai.
 	- Trẻ biết nhiệm vụ của chủ cửa hàng và nhân viên bán hàng.
2. Góc xây dựng: “Xây vườn rau của bé”
 	- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu để xây vườn rau cho bé và các chi tiết phụ khác.
3. Góc nghệ thuật: “hát, đọc thơ, tô màu, vẽ người thân trong gia đình. Làm bức tranh về gia đình ”
4. Góc thiên nhiên: “Chơi với cát” 
- Trẻ biết dùng các khung bánh để làn ra những chiếc bánh từ cát..
II. CHUẨN BỊ: 
1. Góc phân vai: Một số dụng cụ làm bếp, Bàn, ghế, vé số làm tiền
2. Góc xây dựng: Gạch, thảm cỏ, cây xanh, hàng rào, bồn hoa..
3. Góc ngệ thuật: Giấy vẽ, màu sáp
4. Góc thiên nhiên: Cát, khung làm bánh...
III. HƯỚNG DẪN:
* Ổn định:
 Hát: “ Cả nhà thương nhau”
* Trò chuyện:
- Bài hát nói về gì?
- Ở gia đình con có những ai?
- Cô gợi ý để trẻ tự kể về gia đình của mình
- Giờ hoạt động vui chơi hôm nay lớp mình chơi theo chủ đề gì? 
A. Thỏa thuận trước khi chơi:
1. Góc phân vai hôm nay thích chơi gì?
- Trò chơi gia đình có những ai?
- Khi chơi cần có ai?
- Bạn nào thích chơi góc phân vai?
2. Góc xây dựng hôm nay định xây gì?
- Xây vườn raucủa bé cần xây những gì? 
- Trong công trình cần có những ai?
- Chủ công trình làm nhiệm vụ gì?
- Chú công nhân làm gì?
- Khi xây cần có những nguyên vật liệu gì?
- Khi chơi phải như thế nào?
- Ai thích chơi góc xây dựng?
3. Góc nghệ thuật hôm nay chơi gì?
- vẽ đồ chơi ở trường mầm non các con định vẽ gì?
- Trong khi chơi phải như thế nào?
- Bạn nào thích chơi góc nghệ thuật?
4. Góc thiên nhiên chơi gì?
- Chơi với cát cần có gì?
- Khi chơi cần chú ý gì?
- Vậy bạn nào thích chơi góc thiên nhiên?
 B- Quá trình chơi: 
- Trẻ vào các góc chơi đã chọn, thỏa thuận vai chơi, bầu nhóm trưởng.
- Trẻ thực hiện hoạt động góc. 
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát, giúp trẻ nhập vai chơi, giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ trò chơi, dùng ngôn ngữ vai chơi gợi ý giúp trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ vai chơi. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ vai chơi.
- Cô tạo tình huống cho trẻ liên kết góc chơi, đồng thời bao quát, xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi.
- Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng, sáng tạo của trẻ.
C- Nhận xét góc chơi:
- Cô đến từng góc chơi để nhận xét hành vi, thái độ của từng vai chơi thể hiện qua trò chơi.
- Cô tập trung trẻ lại góc chơi tiêu biểu nhất, sau đó nhận xét góc chơi cho tất cả học tập rút kinh nghiệm.
4- Nhận xét giờ hoạt động góc: 
- Cô nhận xét các góc chơi, trò chơi, vai chơi tốt nhất để cả lớp học tập rút kinh nghiệm.
 * Kết thúc:
 	- Cô nhắc cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.
********************************
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2016
ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN – THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Quan sát một số đồ dùng bằng điện
- Tổ chức cho trẻ quan sát tranh một số đồ dùng bằng điện.
- Trò chuyện với trẻ về tên gọi và màu sắc hình dạng, chất liệu và vật liệu của đồ dùng bằng điện.
- Động viên và gợi ý trẻ dùng từ cho chính xác, tròn ý
- GD trẻ biết giử gìn một số đồ dùng trong gia đình, biết xa những nơi nguy hiểm
2. Trò chơi vận động: rồng răn
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi
 Tổ chức cô cùng chơi với trẻ
- Bao quát quá trình chơi của trẻ
3. Chơi tự chọn
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTC
Đề tài: Ném xa 1 tay, bật 45cm
1. Yêu cầu:
 	- Biết ném xa bằng một tay, bật xa 45cm 
        	- Tập tốt bài tập phát triển chung
- Ném xa thẳng hướng, dùng lực của toàn thân cánh tay để đẩy túi cát đi xa
 	 -  Dàn dóng hàng thẳng nhanh nhẹn. Rèn trẻ biết phối hợp các giác quan giữa mặt, tay, vai để đấy túi cát đi xa
 - Các động tác phát triển chung tập rõ ràng rứt khoát
 	 - Hướng thú tập thể dục, thực hiện nhiệm vụ đến cùng không cảm thấy mệt mỏi
 - Biết năng thể dục để cơ thể khoẻ mạnh
- Yêu quý  bản thân, biết giữ gìn cơ động thể luôn sạch sẽ khỏe mạnh
2. Chuẩn bị:
 	- 15 – 20 Túi cát có gắn các chữ cái, chữ số
          - Sân tập sạch sẽ có vạch bật, vạch ném; sắc sô; cờ
          -  Đàn có ghi bản nhạc, cờ hoa để tặng cho trẻ
* Nội dung tích hơp: Âm nhạc: Cả nhà thương nhau
3. Tiến hành
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
 	- Các con cùng hát vang bài hát “ Cả nhà thương nhau”
 	- Bài hát nói về gì?
 	 - Cùng kể về những thành viên trong gia đình.
 	-  GD trẻ phải biết yêu thương mọi người trong gia đình.
 	- Mời trẻ đến nhà văn hóa tham gia hội thi: Gia đình sống vui, sống khỏe”
Hoạt động 2: Rèn luyện sức khỏe
* Khởi động: Phần thi: “KĐ bắt đầu”: ( Mở nhạc cho trẻ đi, chạy các kiểu theo hiệu lệnh của cô) – Chuyển đội hình 3 hàng ngang
* Trọng động: “Đồng diễn TD”
 	- Tập kết hợp lời ca bài hát “ Múa vòng”
 	- Cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần
 	- Chú ý sửa sai, động viên trẻ thực hiện thật đều, đẹp
  * “Vận động cơ bản”: Ai giỏi nhất
 	- Ở phần thi này các con phải chú ý cô giáo thực hiện mẫu
 	- Cô thực hiện mẫu 1 lần
 	- Các con có nhận xét gì về bài tập cô vừa thực hiện ( Thực hiện VĐ ném  xa bằng một tay trước TTCB: đứng chân trước chân sau, tay phải cầm túi cát đưa ngang vai. Khi có hiệu lệnh ném thì dùng lực cuả toàn thân và cánh tay ném túi cát đi thật xa. Sau đó đi lên phía trước đứng chụm hai chân)
 	- Cô hệ thống nhấn mạnh những tư thế khó.( Ném thẳng hướng. Bật xa qua mương nhỏ
 	- Lần lượt cho trẻ thực hiện (1-2 lần)
 	 - Lần sau cho trẻ thi đua giữa hai đội
 	- Động viên trẻ, sửa sai cho trẻ. Tặng hoa, cờ cho đội thắng
* Hồi tĩnh
 	- Qua các phần thi vừa rồi các con thực hiện rất tốt nhiều bạn ném rất xa, bật tốt. Chúng mình cần phải thường xuyên TD để cơ thể khoẻ mạnh
 	- Cùng hát vang bài hát “ Mời bạn ăn” Đi nhẹ nhàng 2-3 vòng quanh sân (Cô mở nhạc)
3. Kết thúc: nhận xét buổi học
 	- Cho trẻ đi vệ sinh rửa tay chân
PTNT
Đề tài: Những bữa ăn, món ăn trong gia đình
1. YÊU CẦU
- Trẻ hiểu được tên gọi của các món ăn đối với đời sống: Có nhiều chất dinh dưỡng ăn vào cơ thể giúp khỏe mạnh, chống lại bệnh tật
- Phát triển khả năng so sánh, phân loại nhận xét món ăn
- Giáo dục trẻ ăn hết suất và không làm rơi vãi cơm ra ngoài.
2. CHUẨN BỊ
- Máy vi tính
- Mũ cho trẻ chơi trò chơi kết nhóm...
- Rổ đựng tranh lô tô các món ăn
* Nội dung tích hợp: GDÂN, văn học, thể dục
3. HƯỚNG DẪN	
Hoạt động 1: Tham gia hội thi “ẩm thực gia đình Việt”
	- Cô tạo tình huống cho hát “đoàn tàu nhỏ xíu” để cùng nhau đi đến kham gia hội thi
 Cho trẻ đi bật qua mương nhỏ.
- Cho trẻ xem một số món ăn trên máy vi tính và trò chuyện với trẻ về món ăn của gia đình mình
 Hoạt động 2: nhận biết và gọi tên các món ăn trong gia đình
	- Chia thẻ thành 3 nhóm: mổi nhóm cử đại diện lên chọn tranh. Trẻ tự thảo luận và cử đại diện lên trả lời, sau đó thành viên trong nhóm được quyền bổ sung ý kiến cho đội mình
	- VD: Nhóm xem tranh 1, cô gợi ý
	- Tranh vẽ gì?ư
	- Tên của món ăn?
	- Con đã được ăn món này chưa? Hương vị của nó ra sau?
	- Đây là món thường được dùng trong bữa ăn nào?
-> Đây là món “mì nấu thịt” gồm có: mì gói, thịt, rau củ, nước súp món này thường được dùng trong bữa ăn sáng của gia đình
	- Nhóm 2, 3 trả lời tương tự
	- Nhóm 2: đây là canh rau đay nấu với cua, món này thường ăn chung với cà pháo, mắm tôm, là món ăn đặc sản của miền bắc
	- Nhóm 3: đây là món canh chua, cá kho tộ. Đây là món ăn chính trong bữa cơm của người miền nam
	- Ngoài những món ăn này các con còn biết những món ăn nào khác nữa?
	- Cho trẻ kể
-> GD: có rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, khi ăn phải ăn hết suất, không làm rơi vãi cơm và thức ăn ra bên ngoài.
 Hoạt động 3: Thử tài bé
- Cho trẻ lên máy vi tính chọn thực đơn cho gia dình của mình gồm: món mặn, canh, tráng miệng
 	- Cô và cả lớp cùng kiểm tra kết quả
Hoạt động 4: Trò chơi: “ bé chọn món ăn”
- Yêu cầu trẻ chọn nhóm có 3 món ăn: canh, mặn, tráng miệng
- Yêu cầu trẻ dán tranh lên bảng
- Mời đại diện nhóm giới thiệu thực đơn của mình
* Kết thúc cô nhận xét kết quả của các nhóm. Nhận xét buổi học và giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng, dinh dưỡng
HỌAT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: trò chơi gia đình, bán hàng
2. Góc xây dựng: Xây vườn rau của bé
3. Góc nghệ thuật: Vẽ đồ dùng trong gia đình
4. Góc thiên nhiên: Chơi với cát
VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA - VỆ SINH - ĂN BỮA PHỤ
SINH HOẠT CHIỀU
- Ôn bài cũ 
- Dạy trẻ làm quen bài mới KPKH : “ Trò chuyện về những món ăn trong gia đình”
VỆ SINH – TRẢ TRẺ
	_________//__________
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2016
ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN – THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Quan sát gia đình đi mua sắm
- Tổ chức cho trẻ quan sát tranh gia đình đi mua sắm.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh
- Động viên và gợi ý trẻ dùng từ cho chính xác, tròn ý
- GD trẻ : các nhu cầu trong gia đình có những nhu cầu cần thiết và chính đáng, tránh những nhu cầu lãng phí
2. Trò chơi vận động: Kết nhóm
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Tổ chức cô cùng chơi với trẻ
- Bao quát quá trình
3. Hoạt động tự chọn
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTM
Tạo hình: Vẽ cái xoong, cái nồi
1. Yêu cầu
- Trẻ biết dùng các để vẽ hình cái xoong
- Giúp trẻ biết phối hợp các nét cong, cong tròn khép kín vẽ được cái xoong, cái nồi và sáng tạo trong sản phẩm của mình. 
- Rèn cho đôi tay khéo léo, nhanh nhẹn. 
- Trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của cái xoong thông qua sản phẩm. 
 Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn đồ dùng trong gia đình 
2. Chuẩn bị
- Powerpoint - Tranh - giấy A4, viết chì, màu sáp
* NDTH: Âm nhạc, làm quen văn học
3.Tiến hành
Hoạt động 1: Cô tạo tình huống
- Ổn định: Hôm qua cô đi siêu thị nhìn thấy một cái xoong thật đẹp, cô định mua để làm quà tăng.
- Cô đố các con cô sẻ tặng món quà này cho ai trong gia đình của cô
 ở nhà các con ai thường sử dụng những chiếc xoong này?
- Cô và các con cùng nhua vẽ những chiếc xoong thật xinh đẹp để tặng cho mẹ, cho bà nhe
Hoạt động 2: Nào bé cùng xem
Đàm thoại : cô cho trẻ xem tranh mẫu
	- Cái xoong gồm những phần nào?
	- Miệng xoong như thế nào?
	- Đây là gì?dùng để làm gì? Cái xoong có mấy cái quai?	
=> khái quát bằng ngôn ngữ diển cảm: Cái xông có cái thân to, tròn, có quai cầm cho khỏi nóng, hơi cong cho dể cầm, nắp xoong có núm nhỏ hoặc hơi cong dùng để cầm khi mở nắp hay khi đậy nắp. Để cái xoong của mình them đẹp cô trang trí them bong hoa và đường viền
	- Cô dùng kỹ năng gì để vẽ?
	- Tô màu như thế nào?
	- Hỏi trẻ dự định: sẽ vẽ cái xoong như thế nào? Cách trang trí ra sao?
- Giáo dục: Trước khi về chỗ làm bài thì các con phải nhớ giữ trật tự, khi làm xong có rác phải bỏ vào thùng rác, nhớ giữ vệ sinh sạch sẽ như Bác Hồ dạy nha các con. 
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cho trẻ đọc bài “Dung dăng dung dẻ” về thành 3 vòng tròn.
 - Cô bao quát trẻ.
 - Khuyến khích những trẻ chưa làm được.
- Gợi ý trẻ trang rí sản phẩm của mình
 - Cô thông báo sắp hết giờ.. hết giờ
Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
 	- Trưng bày sản phầm 
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Cô hỏi trẻ về kỹ năng vẽ: Con dùng nét gì để vẽ được cái xoong?
- Mời trẻ nói về bố cục, kiểu dáng, màu sắc, cách sữ dụng màu
 	- Cô nhận xét sản phẩm
	 - Kết thúc: Cô nhận xét buổi học
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Trò chơi gia đình
2. Góc xây dựng: Xây vườn rau của bé 
3. Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu những người thân trong gia đình
4. Góc thiên nhiên: Chơi với cát
VỆ SINH ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA - VỆ SINH - QUÀ XẾ
SINH HOẠT CHIỀU
	- Giáo dục trẻ biết bỏ rác đúng nơi qui định.
	- GD trẻ không khạc nhổ bừa bãi
VỆ SINH - TRẢ TRẺ
__________//_________
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2016
ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN – THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: xếp hình từ lá vàng
- Tổ chức cho trẻ nhặt lá vàng và xếp hình theo ý thích
- Trò chuyện với trẻ để trẻ xếp thành nhiều hình khác nhau.
 Động viên và gợi ý trẻ dùng từ cho chính xác, tròn ý
2. Trò chơi vận động: Chim sổ lồng
 Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Tổ chức cô cùng chơi với trẻ
- Bao quát quá trình
3. Hoạt động tự chọn
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTM
Hát + VĐ: “Bầu và bí”.
1. Yêu cầu
- Trẻ nhớ được tên bài hát và hiểu được nội dung bài hát và biết thể hiện niềm vui khi đến trường.
- Trẻ biết hát vận động “ Bầu và bí”
- Trẻ phản ứng nhanh nhẹn khi chơi trò chơi
- Trẻ hiểu và cảm nhận được tình cảm qua bài nghe hát “Bố là tất cả”
- GD trẻ biết yêu mếm và giúp đở mọi người trong gia đình
2. Chuẩn bị
- Đàn.
- Nhạc cụ.
* Nội dung tích hợp: Trò chuyện về gia đình của bé
3.Tiến hành
* Trò chuyện : Cho trẻ xem tranh gia đình đang dọn dẹp nhà cửa, mọi người cùng giúp nhau trongt công việc
	- Gia đình bé đang làm gì?
	- Nững người trong gia đình như thế nào với nhau?
=> GD: tình cảm của trẻ đối với gia đình và niềm vui của bé khi sống chung với những người thân trong gia đình 
	- Cô có một bài hát rất hay nói về sự đoàn kết và giúp đở nhau của những người trong gia đình
	- Cô xướng âm cho trẻ đoán
Hoạt động 1: Hát vận động “Bầu và bí”
 Trẻ hát cùng cô 2 lần.
- Cô làm mẫu lần 1 cho cháu xem, lần 2 phân tích: các con phải vổ liên tục vào lời bài hát, bắt đầu từ “ trái” và vổ lien tục cho đến hết bài
- Lớp thực hiện.
- Cô sửa sai cho trẻ
- Ngoài vận động thì với bài hát này các con còn vận động được những gì nữa ?
* Bé thi tài
- Hôm nay lớp mình sẽ tổ chức văn nghệ cho các bạn có cơ hội giao lưu với nhau
- Cho trẻ kết nhóm lại với nhau thanh một gia đình lên biểu diễn Gia đình số 1, gia đình số 2, gia đình số 3)
- Luân phiên nhóm bạn trai, nhóm bạn gái
- Cô mời từng tổ lên biểu diễn và minh họa tự do..
- Mời cá nhân biểu diển
Hoạt động 2: Nghe hát “Bố là tất cả”
- Giới thiệu tên bài, tên tác giả
- Cô hát cháu nghe lần 1: Tóm tắt nội dung bài hát nói lên tình yêu thương của em bé đối với bố của mình
- Lần 2 cho trẻ nghe băng catsét múa minh họa theo cô
 Hoạt động 3: Trò chơi : “Nốt nhạc vui”
- Cho trẻ chọn nốt nhạc bất kỳ trên máy vi tính, cô sẽ cho trẻ nghe một đoạn nhạc và trẻ đoán tên bài hát sau đó cô yêu cầu trẻ hát bài hát mình vừa đoán.
- Cho trẻ đoán hình nền và nói tên bài hát ở nốt nhạc cuối cùng
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: chơi gia đình
2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé
3. Góc nghệ thuật: Vẽ, tô 

File đính kèm:

  • docxgia_dinh.docx