Kế hoạch hoạt động tuần 2 - Chủ đề nhánh 2: Một số hiện tượng tự nhiên

Đón trẻ

Thể dục sáng - Đón trẻ, chơi theo ý thích, điểm danh.

- Trò chuyện về chủ đề

- Thể dục sáng.

Hoạt động học PTNT

KPKH

Bé tìm

 hiểu về

 không khí PTNN

Chữ cái: Làm quen

 s x PTNT

LQVT:

 Đong nước bằng nhiều đơn vị đo PTNN

Truyện: Giót nước

tí xíu

 PTTM

Âm nhạc: Hát vận động: Mưa bóng mây

Chơi ngoài trời - Dạo chơi quanh khu vực cổng trường

 - Chơi theo ý thích - Dạo chơi dưới tán cây ngọc bàng

- Chơi theo ý thích - Dạo chơi quanh khu vực lớp 4TB2

- Chơi theo ý thích - Dạo chơi quanh khu vực phòng hội đồng

 - Chơi theo ý thích - Dạo chơi quanh khu phát triển vận động

 - Chơi theo ý thích

Chơi trong các góc chơi - Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng, bác sỹ

- Góc xây dựng: Xây dựng bể bơi, công viên nước.

- Góc học tập, sách: Xem sách, tranh truyện, tranh ảnh về chủ đề

- Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt, xé dán, mây, mưa và các HTTN

- Vận động: Chơi các trò chơi như: ô ăn quan, đua ngựa, ném bóng

- Góc Thiên nhiên: Gieo hạt, chăm sóc cây

 

doc29 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động tuần 2 - Chủ đề nhánh 2: Một số hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
Chủ đề nhánh 2: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
(Thực hiện từ 09/04 đến ngày 13/04/2018)
Người thực hiện: Lê Lý Thương
Thứ
HĐ
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Đón trẻ, chơi theo ý thích, điểm danh. 
- Trò chuyện về chủ đề
- Thể dục sáng.
Hoạt động học
PTNT
KPKH
Bé tìm
 hiểu về
 không khí
PTNN
Chữ cái: Làm quen
 s x
PTNT
LQVT:
 Đong nước bằng nhiều đơn vị đo
 PTNN
Truyện: Giót nước 
tí xíu
PTTM
Âm nhạc: Hát vận động: Mưa bóng mây
Chơi ngoài trời
- Dạo chơi quanh khu vực cổng trường
 - Chơi theo ý thích
- Dạo chơi dưới tán cây ngọc bàng
- Chơi theo ý thích
- Dạo chơi quanh khu vực lớp 4TB2
- Chơi theo ý thích
- Dạo chơi quanh khu vực phòng hội đồng
 - Chơi theo ý thích
- Dạo chơi quanh khu phát triển vận động
 - Chơi theo ý thích
Chơi trong các góc chơi
- Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng, bác sỹ
- Góc xây dựng: Xây dựng bể bơi, công viên nước.
- Góc học tập, sách: Xem sách, tranh truyện, tranh ảnh về chủ đề
- Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt, xé dán, mây, mưa và các HTTN
- Vận động: Chơi các trò chơi như: ô ăn quan, đua ngựa, ném bóng
- Góc Thiên nhiên: Gieo hạt, chăm sóc cây
Ăn trưa, ngủ
Vệ sinh trước khi ăn, rửa tay rửa mặt đúng thao tác.
Lau miệng sau khi ăn.
Ngủ ngon, đủ giấc.
Hoạt động chiều
- Giải 
câu đố
- Chơi theo ý thích
- Thơ: 
Cầu vồng
-Chơi theo ý thích
- Làm bài tập mở 
cùng cô
- Chơi theo
ý thích
- Lao động tập thể
- Chơi theo ý thích
- Hát múa: Mưa hè
- Chơi theo
ý thích
Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ
 Ngày 05 tháng 04 năm 2018
 Duyệt thực hiện
CHƠI TRONG CÁC GÓC CHƠI
STT
Tên góc
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
1
Góc phân vai
- Trẻ thể hiện được vai chơi của mình, thể hiện tính cách của vai chơi như công nhân xây dựng, người bán hàng, bác sĩ người nấu ăn...
- Đồ dùng công cụ của công nhân xây dựng.
- Đồ chơi bán hàng, bác sĩ, nấu ăn.
- Trẻ đóng vai công nhân xây dựng, nấu ăn bán hàng, bác sĩ.
- Cô quan sát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ, giao lưu, tạo tình huống cho trẻ mở rộng hiểu biết.
2
Góc xây dựng
- Trẻ biết xây dựng mô hình công viên nước
- Rèn luyện đôi tay khéo léo, phát triển tư duy, tưởng tượng 
- Đồ lắp ghép, gạch nhựa, các vật liệu phế thải, thiên nhiên như cây cỏ, sỏi, hạt, vỏ thạch
- Trẻ lắp ghép mô hình công viên nước
- Cô quan sát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ, gợi ý cho trẻ xây dựng hợp lý
3
Góc học tập, sách
Trẻ biết cầm sách đọc đúng, biết mở sách theo thứ tự. Xem và hiểu được nội dung của tranh, ảnh.
Một số sách, truyện tranh về mùa hè và một số hiện tượng tự nhiên
- Cho trẻ đọc các truyện tranh, các bài ca dao, tục ngữ về mùa hè và một số hiện tượng tự nhiên
4
Góc nghệ thuật
- Trẻ thể hiện tình cảm khi hát, múa các bài hát về mùa hè - Trẻ biết tô vẽ xé dán đúng kỹ năng xé dán HTTN
- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, đàn, phách, quạt, trống lắc...
- Giấy vẽ, bút màu, hồ dán, đất nặn, nguyên liệu thiên nhiên, đồ phế thải..
- Múa hát các bài hát mùa hè và một số hiện tượng tự nhiên
- Vẽ, xé dán các loại mùa hè và một số hiện tượng tự nhiên
5
Góc thiên nhiên
-Trẻ biết tự chăm sóc cây mùa xuân
- Rèn kỹ năng chăm sóc cho cây, tưới nước, nhổ cỏ, lau lá cây , nhặt lá rụng.
- Bình tưới nước, nước sạch, kéo, khăn lau
- Trẻ tự tay chăm sóc cây, hoa màu xuân tưới nước cho cây, nhổ cỏ, lau lá cây cảnh, nhặt lá già
THỂ DỤC SÁNG
TẬP BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ tập đúng các động tác theo cô, biết tạo các động tác khỏe.
2. Kỹ năng : Phát triển cơ tay chân, trẻ tập dứt khoát, phù hợp
3. Thái độ: Thường xuyên tập thể dục sáng, rèn luyện sức khỏe.
II. Chuẩn bị 
- Sân rộng, sạch.
- Vòng thể dục.
III. Tổ chức hoạt động
1. Khởi động: 
- Cho trẻ đi các kiểu chân kết hợp chạy chậm chạy nhanh.
- Đội hình vòng tròn.
 2. Trọng động : 
Tập các động tác kết hợp với vòng thể dục: Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp 
 - Đội hình vòng tròn
+ Hô hấp : Thổi bóng bay
+ Tay: Hai tay đưa trước, lên cao 
+Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục
+ Bụng: Nghiêng người sang 2 bên 
+ Bật: Bật tách, khép chân
* TCVĐ: Trời nắng trời mưa
3. Hồi tĩnh: - Trẻ đi nhẹ nhàng 2, 3 vòng vào lớp
Thứ hai ngày 02 tháng 04 năm 2018
A . Đón trẻ
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ
- Điểm danh, báo ăn. Thể dục sáng, hoạt động chung toàn trường
B. Hoạt động học
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
KPKH: Bé tìm hiểu về không khí
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đặc điểm, tính chất, trạng thái của không khí
- Trẻ biết không khí có lợi và rất cần thiết đối với con người.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có khả năng quan sát, suy luận, phán đoán của trẻ
- Trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ biết bảo vệ không khí trong lành
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một túi bóng, một quả bóng bay
- Nước, chậu, chai đựng nước
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ 2: Gây hứng thú vào bài
- Cô gọi trẻ đến gần giới thiệu cho trẻ biết hôm nay nghe tin các con học rất giỏi nên có các cô giáo trong trường đến dự với chúng mình một tiết học. Cô và các con hát tặng các cô giáo bài hát 
“ Cái mũi” nào !
- Bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể ?
- Mũi dùng để làm gì ?
- Nhờ có gì mà mũi có thể thở được?
à Mũi chúng mình có thể thở được là nhờ có không khí đấy!
- Các con đã biết gì về không khí chưa ?
- Vậy hôm nay cô và các con cùng khám phá về không khí nhé.
* HĐ 2: Tìm hiểu về không khí
- Cho trẻ quan sát cô cầm miệng túi nilon và khua vào không gian sau đó buộc miệng túi lại.
- Cho trẻ nêu nhận xét:
+ Cái túi như thế nào ?
+ Trong túi có gì không ?
+ Vì sao túi lại căng lên ?
- Cô cởi túi cho trẻ quan sát điều xảy ra ( Cô dỡ miệng túi ở gần mặt trẻ)
+ Khi cô cởi miệng túi các con thấy thế nào ? ( Thấy mát, túi xẹp đi )
à Đó chính là không khí ! 
+ Vậy theo các con không khí có ở những chỗ nào nhỉ ? ( Cho trẻ chỉ, đoán)
- Để xem không khí có ở chỗ này không nào ! ( Cô nói và làm lại thí nghiệm với túi nilon 2 lần tại 2 vị trí khác nhau. 
à Cô kết luận không khí có ở khắp mọi nơi.
- Cô đưa cho cả lớp quan sát một cái dây nơ.
+ Cái gì đây?
+ Bạn nào lên thổi giúp cô chiếc nơ nào?
+ Tại sao khi bạn thổi nơ lại bay nhỉ ?
à Vì bạn đã thổi không khí vào nơ nên nơ mới bay được đấy !
- Vậy các con thử thổi vào tay của mình xem có cảm giác gì không ?
- Cho cả lớp thổi vào tay mình.
+ Khi thổi vào da các con thấy thế nào ?
à Khi thổi vào tay Chúng ta thấy mát vì đó là không khí đấy !
- Các con có nhìn thấy không khí không ?
à Vì không khí không có màu nên chúng mình không thể nhìn thấy không khí được.
- Các con hãy vung tay bắt không khí nào ( Cho trẻ làm động tác vung tay bắt không khí từ chậm đến nhanh dần )
+ Khi vung tay nhanh như vậy các con thấy tay thế nào? ( Mát) 
+ Các con có bắt được không khí không ?
à Vì không khí không có hình dạng nên chúng mình không thể cầm nắm được.
à Các con ạ! Xung quanh chúng mình có rất nhiều không khí nhưng chúng mình lại không thể nhìn thấy, không thể cầm nắm được vì không khí không có màu, không có hình dạng.
- Tuy chúng mình không nhìn thấy, không sờ được không khí nhưng không khí lại rất có lợi cho cuộc sống của con người và sự vật đấy.
- Các con hãy dùng tay bịt kín mũi và ngậm miệng lại trong 5 giây rồi bỏ tay ra.
+ Khi bịt mũi lại các con thấy như thế nào ?
+ Vậy Vì sao khi bịt mũi lại con người lại không thở được ?
( Vì không có không khí )
+ Vậy không khí giúp ích gì cho con người ?
àNhờ không khí giúp cho con người có thể thở được, Nếu thiếu không khí lâu con người sẽ ngừng thở và có thể chết đấy. 
* Thí nghiệm 1: Không khí cần cho sự sống: ( Cô làm thí nghiệm với con côn trùng). 
- Với con người thì như vậy còn với con vật thì sao, các con cùng chú ý xem nhé.
- Cô đưa cái lọ thủy tinh và các nút chai ra
+ Đây là cái gì ? Cái chai này chưa đậy nút bên trong có không khí đấy !
+ Điều gì sẽ xảy ra khi cô cho con côn trùng này vào chai và bịt nút chai thật kín lại ( Cô mời 2-3 trẻ đưa ra dự đoán của mình)
- Cô làm thí nghiệm cho trẻ quan sát đến khi nhìn thấy con cô trùng có vẻ yếu đi thì cô mở nút chai ra.
+ Khi cô vừa bịt nút chai lại thì con côn trùng trong cái chai thế nào ? ( bò đi bò lại bình thường)
+ Sau khi bịt nút chai một lúc thì con côn trùng trong cái chai thế nào ? ( Không bò nữa, yếu đi)
à Khi cô vừa bịt nút chai lại thì trong chai vẫn còn không khí nên con côn trùng vẫn có thể bò đi bò lại bình thường nhưng nếu càng bịt nút chai lâu không khí trong bình dần hết đi thì con côn trùng có thể sẽ chết vì không còn không khí để thở.
+ Vậy không khí giúp gì cho loài vật ?
+ Nếu không có không khí thì các con vật sẽ như thế nào ?
+ Vậy Con người, con vật có thể sống được là nhờ có gì ?
à Con người, con vật có thể sống được là nhờ có không khí đấy !
- Ngoài ra không khí còn có ích gì nữa, các con hãy cùng quan sát nhé !
* Thí nghiệm 2: Không khí cần cho sự cháy:
- Cô đưa ra chiếc đèn dầu, giới thiệu cho trẻ đây là cái đèn dầu.
- Cô châm lửa đốt chiếc đèn dầu lên. 
+ Các con thấy chiếc đèn dầu đang thế nào ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu như cô bịt kín chụp đèn dầu lại ? ( Cô mời 2-3 trẻ đưa ra dự đoán ).
- Cô dùng một chiếc cốc thủy tinh lớn úp ngược bịt kín chiếc đèn dầu lại một lúc cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn cho cả lớp quan sát.
+ Khi cô bịt kín chiếc đèn điều gì đã xảy ra ?
+ Vì sao ngọn lửa lại tắt ?
à Ngọn lửa cháy được là nhờ có không khí . Khi ta bịt kín chiếc đèn không khí sẽ không thể vào bên trong chiếc đèn nên ngọn lửa sẽ bị tắt. Vậy nên không khí rất cần cho sự cháy đấy. Nếu không có không khí ngọn lửa sẽ không cháy được, con người không thể đun nấu được thức ăn, không sản xuất ra các sản phẩm cho xã hội ( Cho trẻ xem hình ảnh ).
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Tôi là không khí.”- Tác giả: Nguyễn Thị Giang- G.V Trường Mầm non Minh Thành- Quảng Yên- Quảng Ninh.
- Cô nói: Không khí rất có ích cho cuộc sống, Vậy theo các con có cách nào phát hiện ra nơi, thời gian nào trong ngày có bầu không khí sạch không ?
- Vậy các con hãy xem nơi nào có không khí trong lành nhé!
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về bầu không khí trong lành: Nơi có nhiều cây xanh, buổi sáng sớm, bình minh...
à Các con ạ! Không khí sạch có lợi cho sức khỏe của con người, con vật như vậy nhưng hiện nay bầu không khí của chúng ta đang dẫn dần bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau cô mời các con cùng quan sát nhé.
- Cô cho trẻ quan sát, nói lên những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trên màn hình: Khói xe, bụi đất, bụi than, bụi khu khai thác; khói bụi nhà máy; hun đốt rác, rơm, khói than tổ ong; chặt phá rừng.
* Giáo dục:
+ Vật chúng ta có những cách nào để bảo vệ, giữ gìn nguồn không khí ? ( Cô mời trẻ đưa ý kiến trước )
- Cô chốt lại bằng cách cho trẻ quan sát một số việc làm để bảo vệ giữ gìn bầu không khí trong lành: Vệ sinh môi trường, trồng cây... 
- Cô đọc: Này các bạn ơi!
Để không khí sạch
Trồng cây bóng mát! 
Vệ sinh môi trường..
- Khi chúng mình vệ sinh môi trường sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh thì sẽ có bầu không khí sạch, trong lành đấy! 
* HĐ 3: Trò chơi luyện tập
* Trò chơi 1:Ai thông minh
- Cách chơi: Mỗi trẻ có một bảng gài gồm có hai phần gắn hai hình ảnh bầu không khí trong lành và bầu không khí bị ô nhiễm. Cô yêu cầu trẻ tìm lô tô những hành động bảo vệ không khí gắn sang bên hình ảnh bầu không khí trong lành, những lô tô hành động có hại cho môi trường không khí gắn sang bên có bầu không khí bị ô nhiễm.
* Trò chơi 1: những đôi tay khéo léo.
- Chia cả lớp làm hai nhóm chơi. Mỗi nhóm có một rổ đựng những túi bóng trắng và dây buộc. Hai đội thi xem đội nào lùa và buộc được nhiều túi không khí là thắng cuộc.( Trẻ thổi bóng và tự buộc dây)
- Cho trẻ nhận xét kết quả chơi của 2 đội
- Cô hỏi trẻ những túi bóng này căng lên được là nhờ có gì ?
- Vậy hôm nay cô và các con vừa được tìm hiểu về không khí đấy !
- Giáo dục:
- Lớp, tổ, cá nhân.
- Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ hát bài “ Cái mũi”
- Để thở ạ!
- Trẻ trả lời thoe ý hiểu.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Phồng lên, căng lên...
- Không có gì?
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ quan sát, cảm nhận và trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời theo ý hiểu.
- 2,3 trẻ chỉ tay vào không gian và đoán.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Cái Nơ ạ
- 1 bạn thổi nơ giúp cô
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ thổi vào tay của mình.
- Cả lớp thổi vào tay của mình.
- Thấy mát ạ!
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Không ạ!
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ đưa tay ra bắt không khí.
- Thấy mát ạ!
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ làm theo lời cô.
- Không thở được ạ !
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ đưa ra dự đoán của mình.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ quan sát, nhận xét.
- Trẻ chú ý quan sát, nhận xét.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ trả lời thoe ý hiểu.
- Trẻ trả lời thoe ý hiểu.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát, lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ đưa ra dự đoán của mình.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ đọc bài thơ “ Tôi là không khí”
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát, gọi tên các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
Dạo chơi quanh khu vực cổng trường
I. Mục đích yêu cầu:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ
- Trẻ được dạo chơi hít thở không khí trong lành, trò chuyện với cô cấp dưỡng.
- Trẻ được hoạt động cá nhân, nhóm và phối hợp với các bạn cùng chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động chơi.
II. Chuẩn bị:
- Khu vực trò chơi dân gian: Dây kéo co, mũ mèo, mũ chuột. 
- Khu vực đồ chơi ngoài trời: đu quay, cầu trượt.
- Cát, xô, chậu, chai lọ, gáo, ca, cốc.
III. Tổ chức hoạt động
- Cho trẻ xếp hàng ra khu vực cổng trường
- Đảm bảo an toàn cho trẻ
- Cô quan sát, gợi ý trẻ chơi.
- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Trẻ trò chuyện cùng các cô cấp dưỡng.
- Trẻ chơi trong các khu vực chơi
- Trẻ chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây, chìm nổi
- Chơi đu quay, cầu trượt.
- Chơi đong, đo nước.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Nhận xét, thu dọn đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh
D. Chơi trong các góc chơi ( Thực hiện theo kế hoạch đã soạn)
E. Vệ sinh, ăn trưa, tổ chức ngủ trưa cho trẻ.
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn
- Bao quát trẻ ăn, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Cho trẻ ngủ trưa. Ngủ đúng giờ, đủ giấc.
F. Hoạt động chiều
* Ngủ dậy – Vận động nhẹ - Ăn phụ
* Giải câu đố
* Chơi theo ý thích
- Góc học tập: Tô màu tranh trẻ thích
- Góc nấu ăn: Nấu cơm, thịt kho tàu, canh rau muống
- Góc bác sĩ: Bác sỹ khám bệnh cho học sinh ân cần, cởi mở.
- Góc nghệ thuật: Múa hát các bài hát về chủ đề
* Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày:
Tổng số trẻ đến trường:.....................Số trẻ vắng:.............Lý do:...................................
Tình trạng sức khỏe của trẻ trong ngày:..........................................................................
Nhận thức của trẻ qua các hoạt động trong ngày: ..........................................................
......................................................................................................................................... Nguyên nhân: .................................................................................................................
Biện pháp khắc phục:......................................................................................................
Thứ ba ngày 10 tháng 04 năm 2018
A. Đón trẻ
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ
- Điểm danh, báo ăn. Thể dục sáng, hoạt động chung toàn trường
B. Hoạt động học 
Lĩnh vực: PTNN: Chữ cái làm quen s x
I.Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
– Trẻ được làm quen với chữ S, X, phát âm đứng 2 chữ cái S, X.
– Nhận biết và phân biệt mặt chữ cái S và X theo cách phát âm.
– Nhận biết chữ cái S, X trong các từ.
2. Kĩ năng
- Trẻ có kĩ năng nhận xét đặc điểm chữ cái, có kĩ năng chơi các trò chơi.
- Trẻ có kĩ năng phối hợp các giác quan.
3. Thái độ
– Trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn.
– Nhanh nhẹn, tự tin và biết chia sẻ, phối hợp cùng bạn trong các hoạt động.
II.Chuẩn bị:
– Các thẻ hình chữ S, X rời. Rổ đựng
– Các tranh bên dưới có từ có chứa chữ S, X
– Các chữ S, X khổ A4 để trẻ tô màu và trang trí
III. Tổ chức hoạt động
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1.Ổn định tổ chức vào bài
- Hôm nay cô có một bí mật dành cho lớp mình, các con có muốn biết trong hộp này có gì không? (bức tranh “ Sấm sét, mây xanh).
Gọi 2, 3 trẻ lên sờ và đoán.
-Bây giờ cô và các con hãy xem điều bí mật này nhé.
Sau khi đã ở hộp bí mật: Đây là gì nhỉ?
- Trẻ đọc từ trong bức tranh 3- 4 lần
HĐ2. Làm quen chữ cái
Làm quen với chữ s:
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh
- Giới thiệu chứ s
- Cô giơ thẻ chữ s và hỏi trẻ:
Các con có biết đây là chữ gì không? Đây là chữ s. Hôm nay, cô sẽ cho các con làm quen với chữ s nhé. 
+Cô phát âm hai ba lần
Đây là chữ s. Các con hãy lắng tai nghe cô phát âm nhé (phát âm 3 lần).
Hướng dẫn cách phát âm: Các con hãy chú ý để phát âm chữ s các con cần cong lưỡi lên và phát âm nhấn mạnh chữ cái này. Các con hãy nghe cô phát âm lại lần nữa nhé (phát âm 3 lần).
+Trẻ phát âm:
Bây giờ lớp mình phát âm theo cô nào. (3 lần)
Cô mời các bạn bên tay trái cô pháp âm chữ s nào?
Cô mời các bạn bên tay phải cô phát âm chữ s nào?
Cô mời các bạn nữ?
Cô mời các bạn nam nào?
Mời thêm cá nhân một vài trẻ phát âm và chỉnh sửa.
+Giới thiệu các kiểu chữ s:
Các con có biết trên thẻ chữ của cô chữ s được viết theo kiểu chữ gì không?
À đúng rồi, chữ s trên thẻ chữ của cô là kiểu chữ in thường đấy. Ngoài kiểu chữ in hoa các con có biết những kiểu chữ nào nữa không?
Bây giờ cô sẽ cho lớp mình xem chữ s với các kiểu viết nhé.
Đưa cả 4 thẻ chữ s theo các kiểu chữ cho trẻ xem.
+Như vậy chữ s có thể viết mấy kiểu chữ? Là những kiểu gì?
Nhắc lại cho trẻ 4 kiểu chữ in hoa, chữ in thường, chữ viết hoa, chữ viết thường.
*Làm quen với chữ x:
- Cho trẻ xem tranh “ mây xanh”
- Trẻ đọc
- Từ này gồm có 2 tiếng.
- Giới thiệu chữ x
Trong từ Mây xanh có một chữ cái có cách đọc gần giống với chữ s, các con biết đó là chữ cái nào không? Là chữ nào nhỉ?
+Cô phát âm x
Đó là chữ x. Các con hãy lắng nghe cô phát âm chữ cái này nhé (phát âm 3 lần).
Hướng dẫn cách phát âm: Để phát âm chữ x các con không cần phải cong lưỡi và chỉ cần phát âm nhẹ. Các con hãy nghe cô phát âm chữ x lại nhé (phát âm lại 3 lần).
+Trẻ phát âm:
Lớp mình cùng phát âm lại chữ x nào.
Cô mời các bạn nữ phát âm.
Cô mời các bạn nam.
Gọi cá nhân 3-4 trẻ phát âm và sửa sai.
+Giới thiệu các kiểu chữ x:
Cũng như những chữ cái khác, chữ x cũng có 4 kiểu chữ. Đó là những kiểu chữ gì?
Đưa dần từng kiều chữ và hỏi trẻ tên kiểu chữ. Khái quát lại 4 kiểu chữ của chữ x( vừa chỉ vào từng thẻ chữ vừa nói) chữ in hoa, chữ in thường, chữ viết hoa và chữ viết thường.
HĐ 3: Ôn luyện củng cố
Cô vừa cho lớp mình làm quen với những chữ cái nào?
Chữ s các con phải phát âm như thế nào nhỉ?
Cách phát âm của chữ x thì như thế nào?
+Lớp mình cùng phát âm lại nào? (cho trẻ phát âm lại chữ s và x, đưa thẻ chữ)
+Cô thấy hôm nay lớp mình học rất ngoan nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi. Cô mời các con nhẹ nhàng lên lấy rổ thẻ chữ và về chỗ ngồi nào.
-Trò chơi 1: Tai ai tinh.
+Cách chơi: trẻ ngồi tại chỗ, lắng nghe cô đọc một từ bất kì và trẻ phải chọn thẻ chữ s hay x để giơ lên sao cho đúng với từ cô giáo đọc có chứa chữ s hay x.
+Yêu cầu: .Tìm chữ x khi cô phát âm chữ x.
 . Tìm chữ s khi cô phát âm chữ s.
 .Tìm chữ cái có nét xiên phải và nét xiên trái.
.Tìm chữ cái s hay x tr

File đính kèm:

  • dochiện tượng tự nhiên tuần 2.doc
Giáo Án Liên Quan