Kế hoạch lớp chồi - Tuần 3: Chủ đề nhánh: Qủa bé thích ăn

• Ổn định trẻ xếp hàng theo đội hình vòng cung, hàng ngang.

 Khởi động: Thực hiện các động tác xoay cổ, cánh tay, vai, hông, đầu gối, chạy nhón chân, nhấc cao đùi, đá chân ra sau.

 Trọng động: 5 động tác TDS

• Hô hấp:

+ N1: Hai tay đưa lên miệng làm động tác thổi bóng.

• Tay vai:

+ N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước.

+ N2: Hai tay đưa lên cao.

+ N4: Về tư thế chuẩn bị.

Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.

• Chân:

+ N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông.

+ N2: Khuỵu chân về trước.

+ N4: Về tư thế chuẩn bị.

Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.

• Bụng lườn:

+ N1 –N3: Giơ hai tay lên cao

+ N2: Cúi người, tay chạm mũi bàn chân.

+ N4: Về tư thế chuẩn bị.

Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.

 

docx19 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lớp chồi - Tuần 3: Chủ đề nhánh: Qủa bé thích ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MNTT THÁI QUANG
LỚP: CHỒI 2
KẾ HOẠCH TUẦN 3
 CHỦ ĐỀ NHÁNH:QỦA BÉ THÍCH ĂN. 
Từ ngày 27/02 đến ngày 04/3/2017
NỘI DUNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
 THỨ NĂM
THỨ SÁU
THỨ BẢY
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
Trò chuyện với trẻ về thời tiết buổi sáng.
Trò chuyện với trẻ về các loại quả mà trẻ biết.
Trò chuyện về cách giữ gìn và bảo quản các loại trái cây.
Cho trẻ quan sát một số mẫu nặn của cô.
Cho trẻ nghe nhạc các bài hát Miền Nam của em, quả, trò chuyện về nội dung các bài hát.
Giúp trẻ Ôn luyện kỹ năng xếp dồ dùng cá nhân gọn gàng.
Thể dục sáng
Ổn định trẻ xếp hàng theo đội hình vòng cung, hàng ngang.
Khởi động: Thực hiện các động tác xoay cổ, cánh tay, vai, hông, đầu gối, chạy nhón chân, nhấc cao đùi, đá chân ra sau.
Trọng động: 5 động tác TDS
Hô hấp:
+ N1: Hai tay đưa lên miệng làm động tác thổi bóng.
Tay vai:
+ N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước.
+ N2: Hai tay đưa lên cao.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Chân:
+ N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông.
+ N2: Khuỵu chân về trước.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Bụng lườn:
+ N1 –N3: Giơ hai tay lên cao
+ N2: Cúi người, tay chạm mũi bàn chân.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Bật:
+ N1 –N3: Bật tách chân, hai tay sang ngang.
+ N2: Bật chụm chân, hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Hồi tĩnh: Trẻ vận động, hít thở nhẹ nhàng theo nhạc bài chicken dance.
Hoạt động học
Thể dục:
Chuyền quả.
Kpkh:Một số loại quả.
Truyện: Sự tích cây vú sữa.
Toán:
Ôn xác định vị trí trên –dưới; Trước –sau của đối tượng khác.
Tạo hình:Nặn quả bé thích( ĐT)
Âm nhạc:
NH: Miền Nam của em.
VĐ: Quả.
TCAN: Nghe tiếng hát chuyền quả.
Rèn các kỹ năng đã học trong tuần.
- Tập cho trẻ thực hiện tốt kỹ năng chăm sóc cây.
Hoạt động ngoài trời
Bé cùng chăm sóc vườn cây.
-Chơi tự do.
HĐ ngoại khóa: Học võ.
Phòng TC: Ôn luyện vận động Bật sâu.
Phòng thư viện
HĐ ngoại khóa: Đá bóng
Cho trẻ chơi TCDG: Thả đỉa ba ba.
Hoạt động góc
*Góc phân vai : Cửa hàng trái cây. Bán nước giải khát.
+ Y + Yêu cầu: Khi chơi trẻ biết nhập vai chơi và thể hiện được nội dung.
+ Chuẩn bị: Các loại trái cây bằng nhựa, cân, giấy làm tiền,
+ Cách tiến hành: Cô giới thiệu hoạt động chơi trong ngày, cho trẻ chọn góc chơi, cô là người hướng dẫn giúp trẻ thực hiện được vai chơi qua hành động chơi. Trẻ biết thể hiện vài hành động vai chơi. Biết thể hiện vai người bán và người mua hàng. 
*Góc xây dựng: Xây vườn cây ăn quả. 
+ Y + Yêu cầu: Trẻ biết xếp chồng, xếp cạch các khối gạch để tạo thành mô hình đẹp theo ý tưởng của trẻ.
 + Chuẩn bị: Một số cây xanh, gạch gỗ, hộp sữa, hộp có nhiều kích thước khác nhau,. 
+ C + Cách tiến hành: Cô hướng dẫn cho trẻ chọn hoạt động, gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng và bao quát hướng dẫn c/c chơi trật tự.Không tranh giành nhau. Xây được mô hình có bố cục tương đối đẹp.
*Góc Nghệ thuật: 
-Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán, tô màu, nặn các loại Quả.
+ Yêu cầu: Trẻ tự chọn hoạt động và tạo ra sản phẩm theo ý thích của trẻ.
+ Chuẩn bị: Tranh tô màu,màu sáp, bút lông, bút màu cho trẻ vẽ, đất nặn, một số nguyên liệu mở như mút xốp, ni long cho trẻ thực hiện...
+ Hướng dẫn cách chơi: Gợi ý cho trẻ chọn nhiều hoạt động tạo hình phong phú, khuyến khích, tạo hứng thú cho trẻ tạo ra sản phẩm phong phú cho chủ đề.
-Góc âm nhạc: Hát, múa, biểu diễn các bài hát về “ Quả”
+ Chuẩn bị: Các loại nhạc cụ: trống lắc, đàn, phách tre,...và các phụ kiện cho trẻ hóa trang: Vòng hoa, lồng đèn,..
+ Hướng dẫn cách chơi: Giới thiệu cho trẻ biết về chủ đề chơi, hướng dẫn trẻ chọn các bài trong chủ đề, hứng thú cùng nhau tham gia.
*Góc sách: Đọc sách, làm sách theo chủ đề: Quả.
+ Chuẩn bị: Tranh truyện, sách, hình ảnh chủ đề, hồ dán, hình ảnh cắt từ họa báo.
+ Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ gọi tên các hình ảnh trong tranh, kể chuyện theo tranh và cô cũng có thể kể cho trẻ nghe. Tạo hứng thú cho trẻ tham gia, không gây ồn ào.
*Góc thiên nhiên :Chăm sóc cây có trong góc thiên nhiên của lớp.
+ Chuẩn bị: Bình tưới, thau nước, sọt đựng rác, khăn lau, đồ chơi chăm sóc cây.
+ Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ quan sát goc thiên nhiên và nêu ích lợi của cây xanh, trẻ dùng các đồ dùng và cùng nhau chăm sóc cây. Cô giáo dục c/c một cách kịp thời.
Cách tổ chức: 
THỎA THUẬN CHƠI:
Cô dẫn dắt:
Tạo hứng thú cho trẻ bằng bài hát:
Cô giới thiệu góc chơi
Cô mời trẻ vào góc chơi mà trẻ thích. Cô hướng dẫn, bao quát trẻ
Quá trình chơi: côphân công bao quát trẻ đầu giờ
Nhận xét chơi:
Nhận xét từng góc chơi
Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành đồ chơi 
Kết thúc: cho trẻ thu dọn sắp xếp đồ chơi vào đúng nơi quy định
Vệ sinh, ăn, ngủ 
- Tập thói quen tự rửa tay, lau mặt trước và sau khi ăn.
- Hướng dẫn trẻ không ngậm bàn chải sau khi đã đánh răng xong.
- Cô giới thiệu món ăn cho cháu biết, nhắc nhở cháu ăn hết suất, hết phần, không làm rơi vãi, khi ăn không nói chuyện, không đùa nghịch.
Sinh hoạt chiều.
Trò chơi: Ai nhanh hơn( Thi ghép tranh các loại quả).
TCHT: Bé tìm hạt cho quả.
Xem clip về các loại quả.Cùng cô làm cây từ NVL mở. 
Cho trẻ làm bài tập trong sách Làm quen môi trường.
Tập văn nghệ.
Nêu gương cuối tuần.
Trả trẻ
Trẻ chơi tự do với sự hướng dẫn và bao quát của cô
Cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ cá biệt trong ngày.
Đề nghị (nhắc nhở) phụ huynh thường xuyên kết hợp rèn các kỹ năng cho trẻ cùng với giáo viên.
Đánh giá cuối ngày.
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
.................
Giáo viên lập kế hoạch
MNTT THÁI QUANG Thứ hai, ngày 27 tháng 02 năm 2017
LỚP: CHỒI 2
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: CHUYỀN QUẢ.
I.Yêu cầu: 
- Trẻ biết chuyền quả theo hiệu lệnh và thực hiện đúng kỹ năng.Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng với bạn.
- Rèn cho trẻ kỹ năng chuyền quả qua trái và qua phải. Rèn luyện và phát triển các cơ vận động cho trẻ.
II.Chuẩn bị:
- Một số quả bằng nhựa: Dưa hấu, bí đỏ, giỏ đựng trái cây.
- Bóng đã sơn làm quả dưa cho trẻ chơi trò chơi. Cho 1 số trẻ tập mẫu vận động.
III.Tiến trình hoạt động:
1.Ổn định: 
Cho trẻ cùng chơi với cô trò chơi: Trồng cây.
Cây cho chúng ta những loại quả nào?
- Lúc quả chín nhà con thu hoạch quả trên cao bằng cách nào?
- Để lớn lên các con biết trèo thang hái quả giúp ông bà, bố mẹ, bây giờ cô dạy các con cách trèo thang.
     - Hỏi lại trẻ tên vận động.
 2.Nội dung:
Hoạt động 1.Khởi động:	
- Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường theo lời bài hát “Ba ngọn nến lung linh”.
Hoạt động 2 .Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Trẻ tập các động tác sau theo nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau”.
Động tác hô hấp: Thổi bong bóng.( 4 lần)
Tay vai:
+ N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước.
+ N2: Hai tay đưa lên cao.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Thực hiện 4 lần x 8 nhịp
Chân:
+ N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông.
+ N2: Khuỵu chân về trước.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Thực hiện 2 lần x 8 nhịp
Bụng lườn:
+ N1 –N3: Giơ hai tay lên cao
+ N2: Cúi người, tay chạm mũi bàn chân.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Thực hiện 2 lần x 8 nhịp
Bật:
+ N1 –N3: Bật tách chân, hai tay sang ngang.
+ N2: Bật chụm chân, hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
 Thực hiện 2 lần x 4 nhịp.
C/c thấy cơ thể mình khỏe chưa? Vậy mình cùng tham gia tập luyện nhé.
* Vận động: “chuyền quả”.
Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang cùng một phía:
 X X X X X X X X X
 X X X X X X X X X
Trò chơi thứ nhât là chuyền quả, theo các con muốn chuyền quả từ bạn đứng đầu đến bạn đứng cuối hàng thì c/c sẽ chuyền làm sao?
C/c hãy chú ý xem một số bạn thực hiện như thế nào nhé.
- Cô cho 1 số trẻ làm mẫu lần 1 không giải thích cho trẻ xem.
- Cô cho 1 số trẻ làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Bạn đứng đầu hàng cầm quả bằng hai tay, khi cầm quả thì các ngón tay xòe rộng ra để giữ quả cho chắc.
Khi có hiệu lệnh “chuyền quả”, bạn thứ nhất chuyền quả theo phía cô yêu cầu cho bạn thứ hai, khi chuyền không quay người mà đưa thẳng cánh tay ra, bạn thứ hai cũng nhận quả bằng hai tay như bạn thứ nhất và tiếp tục chuyền quả cho bạn thứ ba, cứ như vậy, c/c chuyền quả cho đến bạn đứng cuối hàng. Khi chuyền phải chuyền lần lượt, không làm rơi quả, nếu rơi quả thì sẽ chuyền lại từ đầu.
- Cô làm mẫu lần 3 nhấn mạnh yêu cầu động tác. - Hỏi lại tên vận động.
* Trẻ thực hiện: 
- Cô cho trẻ lần lượt thực hiện theo tổ. 
- Cô quan sát nhắc nhở, sửa sai và động viên trẻ.
- Lần sau cô cho trẻ tập dưới hình thức thi đua các tổ.
* Trò chơi vận động: Trò chơi “Chuyền quả qua đầu”
- Bây giờ chúng ta sẽ bước vào trò chơi thứ 2 có tên gọi là “chuyền quả qua đầu” để chơi được thì lớp mình chú ý lắng nghe cô giải thích cách chơi nhé.
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành hai nhóm có số bạn bằng nhau,đứng thành hai hàng dọc khoảng cách tương đối,bạn đứng đầu cầm một quả dưa. Khi có hiệu lệnh “Chuyền quả qua đầu” thì bạn đứng đầu cầm quả đưa lên đầu chuyền cho bạn thứ 2. Bạn thứ 2 cầm quả bằng hai tay sau đó lại tiếp tục chuyền cho bạn thứ 3 cứ như vậy lần lượt cho đến cuối hàng .Bạn đứng cuối hàng cầm quả chạy lên trên. Đội nào chuyền quả nhanh và cầm quả lên trước nhất là đội đó thắng cuộc và sẽ được nhận 1 món quà từ ban tổ chức trò chơi.
- Cho trẻ chơi vài lần.
- Cô quan sát nhắc nhở trẻ.
 2.3Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Cho trẻ vận động theo nhạc vũ điệu rửa tay.
3/ Kết thúc: 
Cô nhận xét tuyên dương trẻ . Hỏi lại tên đề tài.
Cho c/c hít thở nhẹ nhàng, chơi trò chơi: Uống nước cam.
MNTT THÁI QUANG
LỚP: CHỒI 2 Thứ ba, ngày 28 tháng 2 năm 2017
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ LOẠI QUẢ.
I.Yêu cầu: 
Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, tác dụng của một số loại quả quen thuộc: quả mít, quả xoài, 
- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, Phân lọai quả theo đặc điểm : quả 1 hạt, quả nhiều hạt . 
II .Chuẩn bị:
- Máy tính, tivi kết nối máy tính.
- Tranh ảnh, băng hình, vật that về một số loại quả.
III. Tiến trình hoạt động:
 1/ Ổn định:
- Hôm qua cô có đến nhà bạn My My chơi, nhà bạn My My có 1 vườn trái cây với rất nhiều loại quả, cô đã quay phim về cho lớp mình cùng xem nè. C.c cùng xem rồi kể cho cô biết nhà bạn Mai có những loại quả gì nhé.
Mở đĩa cho trẻ xem, giới thiệu tên các loại quả.
Cho trẻ kể tên các lọai quả trẻ vừa xem.
 2/ Nội dung: 
 2.1 Hoạt động 1: Khám phá các lọai quả.
* Quả mít:
Bạn My My có gửi tặng lớp mình 1 loại trái cây, lớp mình thử đoán xem đó là quả gì nhé.
Cô chia lớp làm 3 nhóm: 
+ Nhóm 1: ngửi (khứu giác)
+ Nhóm 2: sờ (xúc giác)
+ Nhóm 3: nếm (vị giác)
Cho trẻ đoán tên quả.
Cô đưa quả mít ra và hỏi trẻ: 
Quả mít có đặc điểm gì? (quả mít màu xanh, vỏ sần, có dạng dài, có mùi thơm, có vị ngọt)
Theo c/c, mít có một hạt hay nhiều hạt? (một hạt)
Cho trẻ xem quả mít đã cắt để trẻ quan sát đặc điểm của quả mít: có vỏ, xơ, nhiều múi, nhiều hạt. 
Cho trẻ kể quả nhiều hạt mà trẻ biết.
Giới thiệu 1 số quả nhiều hạt: dưa hấu, cam, quýt, chanh, ổi, sầu riêng, đu đủ, mãng cầu
* Quả xoài:
 TC “trồng cây”
“Bạn bạn ơi
Cùng rủ nhau
Đi trồng cây
Nhanh tay cuốc
Cùng gieo hạt
Chăm sóc cây
Cây mau lớn
Cho nhiều quả”
- Bác cấp dưỡng thấy lớp mình học ngoan nên đã thưởng cho mỗi bạn 1 ly nước trái cây rất là ngon, c/c thử uống và cho cô biết ly nước trái cây này được chế biến từ quả gì nha.
Cô đưa ra quả xoài và hỏi trẻ:
Quả xoài có đặc điểm gì? (quả xoài chín màu vàng, vỏ nhẵn, có vị chua chua ngọt ngọt)
Đây là quả xoài đã chín nên có màu vàng, còn quả xoài khi đang xanh thì nó có màu xanh. 
Theo c/c, xoài có một hạt hay nhiều hạt? (quả một hạt)
Cho trẻ xem quả xoài đã cắt để trẻ quan sát đặc điểm của quả xoài: có vỏ, một hạt. 
Cho trẻ kể quả một hạt mà trẻ biết.
Giới thiệu 1 số quả một hạt: táo, nhãn, chôm chôm, vải, cóc, 
 2.2 Hoạt động 2: So sánh: Quả xoài – quả mít
Giống nhau: đều ăn được, nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể.
Khác nhau:
+ Quả xoài nhỏ, có 1 hạt, có vị chua chua ngọt ngọt, không có mùi thơm.
+ Quả mít to, có nhiều hạt, có vị ngọt, có mùi thơm.
Đọc “Vè trái cây”
Giáo dục : Các lọai quả dùng để ăn, ép nuớc uống cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp chúng mình khôn lớn, khỏe mạnh. Nên chúng mình hãy ăn nhiều quả và khi ăn nhớ vứt vỏ đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường nhé !
 2.3 Hoạt động 3: Trò chơi: “Bé đi siêu thị”.
Cô thấy c/c rất là giỏi, cô sẽ thưởng cho lớp mình TC “Bé đi siêu thị”. Lớp mình sẽ chia làm 3 đội cùng đi siêu thị mua trái cây, mỗi bạn chỉ được mua 1 lọai quả mà con thích nhất. Các con sẽ bỏ quả 1 hạt vào giỏ màu xanh, bỏ quả nhiều hạt vào giỏ màu đỏ ở tổ của mình. Trong vòng 1 bài hát tổ nào mua nhanh và phân biệt đúng quả 1 hạt và quả nhiều hạt sẽ là đội chiến thắng.
Tiến hành chơi
3/ Kết thúc:
Cô nhận xét kết quả trò chơi, nhận xét hoạt động
Cho trẻ cùng hát và vận động bài “ Ơn bác nông dân”
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: TRUYỆN SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA.
I.Yêu cầu: 
 - Trẻ nhớ tên câu truyện, tên các nhân vật trong truyện
 - Trẻ hiểu được nội dung câu truyện và nhớ 1 số lời thoại của nhân vật trong truyện.
II .Chuẩn bị:
 - Nội dung truyện “ Sự tích cây vú sữa” trên PPT.
- Câu hỏi đàm thoại.
III.Tiến trình hoạt động:
 1/ Ổn định:
Cho trẻ hát bài; ‘Quả gì”
Hôm nay cô có món quà dành cho lớp mình các con hãy chú ý lên đây xem cô có gì nhé.
Cho trẻ quan sát “ quả vú sữa”
Giới thiệu nội dung câu chuyện và tên câu chuyện: Sự tích cây vú sữa.
Cho trẻ nhắc lại đề tài.
 2/ Nội dung: 
 2.1 Hoạt động 1:Kể chuyện.
 + Cô kể lần một: Cô kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
 Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Giảng nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về gia đìnhchỉ có hai mẹ con nên người mẹ rất thương yêu con chiều chuộng con hết sức mình . Một hôm vì sợ con chơi nghịch không an toàn lên người mẹ đã mắng và quát con mình mấy câu .Cậu bé liền bỏ nhà đi.Nhưng khi đi được mấy ngày thì câu vừa đói vừa rét lên cậu quay về nhà .Nhưng khi về đến nhà không thấy mẹ đâu mà chỉ thấy cây lạ , khi cậu ngồi khóc gọi mẹ ở gốc cây thì cây ôm cậu vào lòng và rơi xuống lòng cậu một quả lạ, cậu ăn thử thấy ngọt ngào và mọi người gọi cây đó là cây vú sữa.
-Để hiểu rõ hơn về câu chuyện các bạn cùng nhìn lên màn hình và lắng nghe câu chuyện một lần nữa nhé!
- Cô kể lần 2: Kết hợp với hình ảnh minh họa 
 + Tôi vừa kể cho các bạn nghe câu chuyện gì? 
 + Câu chuyện kể về người nào nhỉ ?
- Lần 3: Cô cho trẻ xem video câu chuyện.
 2.2 Hoạt động 2: Ai thông minh?
+ -Các bạn đã được nghe tôi kể câu chuyện gì?
+ Câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào?
+ Khi bị đói ,bị mấy cậu bé khác bắt lạt cậu bé đã làm gì?
+ Chuyện gì đã xảy ra khi cậu bé về đến nhà ?
- Các bạn học được điều gì qua câu chuyện này?
- Cô giáo dục trẻ: về nhà chúng mình ngoan nghe lời người thân trong gia đình.
 2.3 Hoạt động 3: Bé cùng trổ tài: Tô màu quả vú sữa
-Cho trẻ về các bàn để tô màu, trang trí quả vú sữa khi Xanh và chin.
-Cô bao quát, quan sát, hướng dẫn trẻ thực hiện.
- Cô bao quát và nhận xét trẻ.
3/ Kết thúc:
- Nhận xét tuyên dương. 
- Cho c/c cùng hát: Con cò bé bé.
Truyện: “Sự tích cây vú sữa”
Ngày xửa ngày xưa ở 1 ngôi làng nọ có 2 mẹ con sinh sống cùng nhau trong một ngôi nhà nhỏ. Vì thương con không có cha từ nhỏ nên bà mẹ hết sức nuông chiều cậu con trai. Vì vậy mà cậu bé sinh hư, càng lớn càng ham chơi, không nghe lời mẹ, không biết yêu thương mẹ.
Có một hôm cậu bé bị mẹ mắng đã bỏ nhà đi, đi khắp nơi trong làng mà không nghĩ đến người mẹ đang ở nhà mong ngóng cậu, lo lắng cho cậu.
Cậu bé cứ đi la cà và không biết đã bỏ nhà đi bao lâu. Bắt đầu khi cảm thấy đói bụng cậu mới quay trở về nhà. Lúc này quay trở về nhà, cậu gọi mẹ, gọi mãi mà không thấy tiếng mẹ đâu. Cảnh vật vẫn như xưa mà mẹ thì không thấy. Cậu vội chạy ra vườn cũng không tìm thấy mẹ, cậu đã ôm một cây xanh trong vườn và khóc nức nở.
Kỳ lạ thay bỗng nhiên cây xanh run rẩy, các đài hoa bắt đầu nở trắng. Khi hoa tàn cây bắt đầu ra quả, những quả lớn nhanh, xanh, căng mọng, sau đó rồi chín. Có 1 quả rụng xuống tay cậu bé, cậu đưa lên miệng cắn 1 miếng, dòng sữa từ quả trào ra, ngọt và thơm như sữa mẹ. Lúc này cậu bé bỗng dung nhớ mẹ da diết và òa khóc nức nở. Bỗng một cành cây với mặt lá đỏ hoe như ánh mắt người mẹ đang khóc, mong mỏi người con đã xòa xuống ôm lấy cậu bé.
Trái cây trong vườn nhà cậu bé thơm ngon nên người trong làng ai cũng thích. Họ đã đem giống về trồng khắp nơi và gọi đó là trái vú sữa. Từ đó sự tích cây vú sữa được bắt nguồn.
( Truyện sự tích Việt Nam)
MNTT THÁI QUANG	 Thứ tư, ngày 01 tháng 03 năm 2017
LỚP: CHỒI 2
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: ÔN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRÊN –DƯỚI;
 TRƯỚC – SAU CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁC.
I.Yêu cầu: 
- Trẻ phân biệt chính xác vị trí trên –dưới; Trước- sau của đối tượng khác.
II .Chuẩn bị:
- Bóng cho trẻ chơi khiêu vũ.
- Tranh cho trẻ chơi.
Đồ dùng tạo mô hình: cây xanh, củ cải, sóc,...
 III.Tiến trình hoạt động:
1/ Ổn định:
Cho trẻ cùng chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ để đi đến mô hình.
2/ Nội dung: 
 2.1 Hoạt động 1: Ôn nhận biết vị trí trên- dưới, trước- sau của đối tượng .
Trò chơi : “Khiêu vũ”.
 	- Cho trẻ đứng thành từng đôi:
+ Lần 1 : hai bạn đứng đâu lưng vào nhau, nắm tay làm thành 1 đôi. Cả hai cùng chuyển động theo hiệu lệnh của cô. Hai trẻ kết lại thành 1 đôi đứng đâu lưng “Bây giờ chúng mình cùng khiêu vũ nhé!” (Cô mở nhạc cho trẻ vận động) .Sau đó Trẻ suy nghĩ và tự trả lời về tình huống do cô vừa tạo ra. 
+ Lần 2 : Hai trẻ đứng cùng hướng (bạn đứng sau ôm eo bạn đứng trước) làm thành một đôi. Hai trẻ cùng đứng 1 hướng và thực hiện theo yêu cầu của Cô. Cho trẻ suy nghĩ và nêu nhận xét.
Trò chơi: Bóng lăn.
 2.2: Hoạt động 2: Ôn xác định vị trí trên- dưới, trước- sau của đối tượng
- Cho trẻ cùng tham gia chơi “Kể chuyện theo tranh”.
- Yêu cầu : Nhìn tranh và kể đúng vị trí các vật trong tranh. Chia trẻ thành 4 nhóm, đại diện 1 bạn lên rút thăm tranh. Sau đó về nhóm thảo luận và thực hiện theo yêu cầu 
-VD : Nhóm 1 : Lấy tranh vẽ : ngôi nhà, chim bay, vườn rau, ở gốc cây có chú mèo đang ngủ, đàn gà con Lần lượt từng nhóm lên kể tranh của mình -Trẻ sẽ kể : Có 1 ngôi nhà trên mặt đất, phía trên mái nhà có ống khói, có chim đang bay, phía sau nhà có vườn rau, dưới gốc cây có con mèo đang ngủ, phía trước nhà có đàn gà đi kiếm mồi Cô và các bạn cùng quan sát và nhận xét.( Tương tự với nhóm còn lại).
 2.3 Hoạt động 3: Luyện tập qua trò chơi: Ai nhanh trí.
- Trò chơi “ Tìm củ cải trắng” (Theo trò chơi Hugô trên ti vi) 
 * Yêu cầu : Đi theo sơ đồ đường tìm kho báu.
 * Cách chơi : Chia cháu thành 2 nhóm thỏ và hươu, mỗi nhóm 1 bé đi lấy sơ đồ, nhìn theo sơ đồ hướng dẫn các bạn đi vào qua khu rừng tìm củ cải trắng - Cháu kết thành 2 nhóm , tự đi lấy sơ đồ, nghe cô hướng dẫn cách chơi, tho

File đính kèm:

  • docxke_hoach_tuan_qua_2017.docx