Kế hoạch lớp chồi - Tuần 3 - Tên nhánh: Lễ hội trăng rắm

Nhắc nhở trẻ tới lớp phải thưa cô, chào tạm biệt bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

- Các con có biết bây giờ là mùa gì không? (mùa thu)

- Mùa thu có lễ hội gì? (tết trung thu)

- Tết trung thu dành cho ai? (thiếu nhi)

- Tết trung thu con được ba mẹ mua cho gì? (lồng đèn)

Gd trẻ: biết chia sẻ đồ chơi cùng bạn chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn nha các con.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch lớp chồi - Tuần 3 - Tên nhánh: Lễ hội trăng rắm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 3
Tên nhánh: LỄ HỘI TRĂNG RẮM
(Từ ngày 12/9 đến 16/9/2016)
 Tuần/Thứ
Thời điểm
TUẦN 3
Thứ 2
12/9
Thứ 3
13/9
Thứ 4
14/9
Thứ 5
15/9
Thứ 6
16/9
Đón trẻ, trò chuyện
- Nhắc nhở trẻ tới lớp phải thưa cô, chào tạm biệt bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
Các con có biết bây giờ là mùa gì không? (mùa thu)
Mùa thu có lễ hội gì? (tết trung thu)
Tết trung thu dành cho ai? (thiếu nhi)
Tết trung thu con được ba mẹ mua cho gì? (lồng đèn)
Gd trẻ: biết chia sẻ đồ chơi cùng bạn chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn nha các con.
Thể dục buổi sáng
Thể dục sáng
-Tập với bài hát “Đồng hồ báo thức” “Lại đây với cô”
1. Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân
2. Trọng động: 
- Hô hấp: Thổi bong bóng
- Tay - vai: Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang
- Lưng - bụng: Nghiêng người sang bên
- Chân: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối
 3. Hồi tỉnh: Đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về ngày tết trung thu
- TCVĐ: Đội nào nhanh nhất
- Chơi tự do
- Chơi ném vòng cổ chai
- Chơi tự do
- Trò chuyện về các loại lồng đèn
- TCVĐ: Ai rước đèn nhanh nhất
- TCDG: Lộn cầu vòng, dung dăng dung dẻ
- Tưới cây
- Chơi tự do
- Quà tặng trung thu
- Mang quà tặng Cuội
- TCDG: Nu na nu nống, chi chi chành chành
Hoạt động học
- PTTC
- Đi kiểng gót, đi bằng gót chân
- GDVS: Rửa mặt
PTNN
- Truyện “Sự tích chú cuội cung trăng”
GDVS: 
- PTNT:
Tìm hiểu về ngày tết trung thu
PTCXH: - Thơ “Trăng sáng”
- PTTM:
 Tạo hình “Trang trí lồng đèn trung thu”
Hoạt động góc
Âm nhạc: Hát múa mừng tết trung thu
Tạo hình: Cắt dán lồng đèn trung thu
Thư viện : Bé cùng xem tranh ảnh về ngày tết trung thu
Xây dựng: Bé xây trường học, xây hàng rào, xếp đường đến trường
 - Phân vai : Gia đình vui tết trung thu
Vệ sinh ăn – ngủ
Cô và cháu sắp sếp chuẩn bị ăn trưa
Cháu rửa tay sạch trước khi ra bàn ăn
Sau khi ăn xong, cháu đánh răng, thay đồ, đi vệ sinh, đi ngủ
Hoạt động chiều
Ôn: Đi kiểng gót, đi bằng gót chân 
Cho trẻ quan sát những hình ảnh về ngày tết trung thu
Thực hiện những bài tập chưa xong trong vở
Xem ti vi
Nêu gương cuối tuần bình chọn bé ngoan
Trả trẻ
Nêu gương – cấm cờ - trả trẻ
Tổ chuyên môn Người lập kế hoạch
 Nguyễn Thị Kim Thúy
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG TUẦN 3
Hô hấp: 
- Tư thế đứng tự nhiên, chân đứng rộng bằng vai, tay thả xuôi, đầu không cuối.
- Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực bằng động tác: 2 tay dang ngang, đưa ra trước, giơ lên cao
- Thở ra từ từ khi thu hẹp lồng ngực bằng động tác: hai tay thả xuôi xuống , đưa tay ra trước bắt chéo trước ngực.
Tay - vai: Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang
Đứng chân rộng bằng vai
- Hai tay giơ thẳng qua đầu
- Đưa 2 tay về phía trước
- Đưa 2 tay sang ngang, bằng vai
- Hạ 2 tay xuống, tay xuôi theo người
Lưng - bụng: Nghiêng người sang bên
Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, tay chống vào hông
- Nghiêng người sang phải
- Trở về tư thế ban đầu
- Nghiêng người sang trái
- Trở về tư thế ban đầu
Chân: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối
 Đứng thẳng, 2tay chống hông
- Chân phải bước lên phía trước, khuỵu đầu gối
- Co chân phải lại, đứng thẳng
- Đưa chân trái lên phía trước, khuỵu đầu gối
- Co chân trái lại, đứng thẳng
HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 3
* Góc âm nhạc: 
- Nội dung: Hát múa mừng tết trung thu
- Chuẩn bị: Phách tre, xắc xô, lon bia, nhạc về trung thu
- Cách chơi: Trẻ hát múa những bài hát về tết trung thu. Làm quen với việc sử dụng dụng cụ âm nhạc gõ đệm theo phách
* Góc tạo hình:
- Nội dung: Cắt dán lồng đèn trung thu
- Chuẩn bị: Giấy, kéo, keo, giấy màu
- Cách chơi: Trẻ cầm kéo đúng cách cắt giấy theo hình cô vẽ sẵn và phếch keo dán vào giấy 
* Góc thư viện: 
- Nội dung chơi: Bé cùng xem tranh ảnh về ngày tết trung thu
- Chuẩn bị: Bàn, ghế, tranh ảnh 
- Cách chơi: Trẻ vào bàn ghế xem tranh ảnh về ngày tết trung thu
* Góc xây dựng:
- Nội dung: Bé xây trường học, xây hàng rào, xếp đường đến trường
- Chuẩn bị: Hoa, cỏ, trường, hàng rào, cây xanh
- Cách chơi: Trẻ sắp xếp hàng rào xung quanh, đặt trường học vào và sắp xếp cây xanh ngay ngắn
* Góc phân vai:
- Nội dung chơi: Gia đình vui tết trung thu
- Chuẩn bị: Bộ đồ dùng gia đình, búp bê, giường, bánh trung thu
- Cách chơi: Trẻ đón vai các thành viên trong gia đình, cùng đi chợ mua bánh, lồng đèn về chuẩn bị vui đón trung thu
Thứ 2, ngày 12 tháng 9 năm 2016
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Tên hoạt động: Thể dục
ĐI KIỂNG GÓT, ĐI BẰNG GÓT CHÂN
Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biết đi kiểng gót. Biết tung bóng lên cao và bắt bóng
2. Kĩ năng: Trẻ giữ được thăng bằng khi đi, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng về phía trước. Trẻ cầm bóng bằng hai tay, tung bóng lên cao và đón bắt bóng khi bóng rơi xuống
3. Thái độ: Trẻ tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh
Chuẩn bị:
Cô: Nhạc thể dục 
 Vạch chuẩn: 4 vạch
 Trẻ: bóng to (6 quả)
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Giới thiệu bài:
Các con ơi để cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta cần làm gì?
- Bác Hồ của chúng ta cũng hay tập thể dục để rèn luyện sức khỏe đó các con. Cho nên các con cũng phải thường xuyên tập thể dục để mạnh khỏe. Vậy bây giờ cô và các con cùng tập thể dục nhe
2. Phát triển bài
Khởi động:
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân.
- Bây giờ cô và các con cùng tập thể dục nhe
Trọng động:
* BTPTC:
+ Tay: Tay đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang. (2 lần 4 nhịp)
+ Bụng: nghiêng người sang hai bên (2 lần 4 nhịp)
+ Chân: nâng cao chân, gập gối (6 lần 4 nhịp)
* VĐCB:
- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi một trò chơi đó là trò chơi “Đi kiễng gót, đi bằng gót chân”
- Cô làm mẫu
+ Lần 1: không giải thích
+ Lần 2: giải thích
- Giải thích:
+ Chuẩn bị: dang tay để giữ thăng bằng 
+ Thực hiện: khi có hiệu lệnh thì đi bằng gót chân kết hợp đi thường, thay đổi 2,3 lần kết thúc bằng vận động đi thường
- Cho lớp chia thành 2 nhóm cùng thực hiện
- Cho lớp thực hiện 1 lượt
- Trong lúc trẻ thực hiện cô quan sát, trẻ nào chưa thực hiện được cô cho trẻ thực hiện lại sau.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Cho trẻ thư giãn
* Trò chơi vận động:
- TC: Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay
- Cách chơi: cô sẽ chia lớp thành hai đội, mỗi đội sẽ lần lượt lên tung bóng lên cao và bắt bóng cho đến hết thành viên của đội mình
- Luật chơi: đội nào chụp được nhiều bóng hơn sẽ là đội chiến thắng
- Cho trẻ chơi
Kết thúc:
- Củng cố
- Hồi tỉnh
- Đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Trẻ đi vòng tròn đi các kiểu chân
- Trẻ tập bài tập PT chung
- Trẻ quan sát
- Trẻ thực hiện
- Đi kiễng gót, đi bằng gót chân
- Trẻ thư giãn
- Trẻ lắng nghe cách chơi và luật chơi
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI
* Trò chuyện về ngày tết trung thu
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Rước đèn dưới trăng”
- Bài hát nói về điều gì?
- Trung thu vào ngày tháng nào?
- Vào ngày này các con có những gì?
- Ai sẽ mua sắm cho các con?
- Buổi tối vào ngày trung thu các con nhìn lên trời thấy gì?
- Tại sao ngày trung thu cha mẹ lại tặng quà cho các con? 
* TCVĐ: Đội nào nhanh nhất
- Cô nói cách chơi và luật chơi
- Cho trẻ chơi
- Nhận xét
* Chơi tự do: chơi đồ chơi trên sân trường
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tạo hình: Cắt dán lồng đèn trung thu
Thư viện : Bé cùng xem tranh ảnh về ngày tết trung thu
Xây dựng: Bé xây trường học, xây hàng rào, xếp đường đến trường
Phân vai : Gia đình vui tết trung thu
*********************************
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
Sỉ số lớp:..Vắng: 
Lí do:	
Thể dục sáng:	
Hoạt động học:	
Hoạt động góc:	
Giờ ăn:	
Giờ ngủ	
Vệ sinh:	
Hoạt động chiều:	
GIÁO DỤC VỆ SINH
RỬA MẶT
I/ Mục đích yêu cầu
1. KT: Trẻ biết rửa mặt đúng cách, sạch sẽ
2. KN: Trẻ rửa mặt đúng cách
 Trẻ có thói quen rửa mặt vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ
3. TĐ: Trẻ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để có khuôn mặt đẹp
II/,Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ rửa mặt
-Trước khi cho trẻ rửa mặt cô giáo cần chuẩn bị đủ cho mỗi trẻ 1 khăn mặt ướt và móc vào giá phơi khăn
- Chậu để cho trẻ để khăn sau khi rửa
- Quần áo,đầu tóc trẻ gọn gàng
III. Tiến hành
HĐ của cô
HĐ của trẻ
1. Giới thiệu bài
“Xúm xít xúm xít”
Chúng mình lên xem cô có hình ảnh gì đây?(Cô cho trẻ xem hình ảnh bạn nhỏ đang rửa mặt)
+ Bạn nhỏ đang làm gì đây?
+ Vì sao bạn lại phải rửa mặt nhỉ?
+ Khi rửa mặt bạn cần phải có đồ dùng gì?
+ Còn các con khi nào chúng mình cần rửa mặt?
- GD trẻ; đúng rồi vào mỗi buổi sáng ngủ dậy chúng mình phải rửa mặt cho sạch và khi mặt bẩn để cho khuân mặt của chúng mình luôn sạch sẽ . Ngoài ra chúng mình phải biết giữ gìn vệ sinh không quệt tay bẩn lên mặt khi có mũi thì không lấy tay quệt ngang 
+ Vậy hôm nay cô cháu mình sẽ cùng tập rửa mặt nhé! (Trẻ đi về chỗ và hát “tập rửa mặt”)
Phát triển bài
Cô làm mẫu
- Để chúng mình thực hiện các con hãy quan sát cô làm mẫu trước nhé!
+ Bước 1: cô trải khăn lên 2 lòng bàn tay đỡ khăn bằng 2 lòng bàn tay và cổ tay
+ Bước 2; dùng ngón trỏ trái lau mắt trái, ngón trỏ phải lau mắt phải lau từ đầu mắt đến đuôi mắt (lau nhẹ nhàng 2 đến 3 lần)
+ Bước 3: dịch khăn lên phía trên lòng bàn tay tay phải lau trán và má phải tay trái lau trán và má trái
+ Bước 4; gấp đôi khăn theo hướng dọc từ trái sang phải dùng nửa khăn phía trên lau từ sống mũi xuống đầu mũi
+ Bước 5; lấy tay phải kéo dịch khăn lên phía trên tay phải đỡ nửa khăn phía dưới rồi lau miệng và cằm
+ Bước 6; gấp đôi khăn theo hướng từ trên xuống tay phải đỡ khăn rồi lau phần cổ bên trái, lật khăn sang tay tái và lau phần cổ bên phải
- Cô đã thực hiện xong các bước rửa mặt rồi đấy!
Bây giờ chúng mình cùng tập rửa mặt nhé!
* Trẻ thực hiện
- Cô mời 1 trẻ lên thực hiện trước
Cả lớp quan sát và nhận xét
+ Các con thấy bạn thực hiện có đúng không?
- Mời lần lượt từng nhóm 2-3 trẻ lên thực hiện cho đến hết ( Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ)
Kết thúc:
- Củng cố
- Cho trẻ thu dọn cùng cô
- Trẻ xem
- Đang rửa mặt
- Vì mặt bị bẩn, rửa cho sạch
- Nước, khăn
- Bị bẩn
- Trẻ quan sát
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhận xét
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ thu dọn cùng cô
Thứ 3, ngày 13 tháng 9 năm 2016
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Tên hoạt động: Truyện
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. Mục đích – Yêu cầu:
Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên câu chuyện
- Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện: nói về chú tiều phu tên Cuội tình cờ thấy được Hổ mẹ lấy lá cây thuốc quý cứu sống các con của mình và chú đã nhổ cây thuốc đó về trồng để cứu người nhưng vợ của chú Cuội đã tưới nước bẫn lên cây và cây đã bay lên trời chú nắm lấy cây không may chú cũng bay lên theo cây về trời và ở trong lòng mặt trăng người ta gọi đó là chú Cuội ngồi gốc cây đa. 
2. Kĩ năng: Trẻ kể được truyện theo tranh, cầm bút bằng 3 ngón tay, ngồi đúng tư thế
3. Thái độ: Trẻ tham gia hoạt động cùng cô và bạn
II. Chuẩn bị:
1. Cô: Hình ảnh trên máy tính, tranh chơi trò chơi
2. Trẻ: Bút màu, tranh cây xanh, bàn ghế cho trẻ ngồi. Nhạc “Chú cuội chơi trăng”
III. Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1. Giới thiệu bài:
Cô đọc câu đố : 
 “ Trong như ngọc trắng như ngà
 Trong lòng lại có cây đa Cuội ngồi” Đố là gì? 
 - Khi nào thì mặt trăng sáng nhất?
 - Trên cung trăng có ai? 
- Các con có biết vì sao chú Cuội ở trên cung trăng không? 
- Hôm nay cô sẽ kể cho con nghe về Sự tích Chú Cuội cung trăng, các con cùng lắng nghe nhe.
2. Phát triển bài:
 - Cô kể lần 1.
 - Câu chuyện cô vừa kể nói về gì?
 - Tóm nội dung: Câu chuyện nói về chú tiều phu tên Cuội tình cờ thấy được Hổ mẹ lấy lá cây thuốc quý cứu sống các con của mình và chú đã nhổ cây thuốc đó về trồng để cứu người nhưng vợ của chú Cuội đã tưới nước bẫn lên cây và cây đã bay lên trời chú nắm lấy cây không may chú cũng bay lên theo cây về trời và ở trong lòng mặt trăng người ta gọi đó là chú Cuội ngồi gốc cây đa.
 - Cô kể lần 2 + trích dẫn + hình ảnh minh họa
 - Khi vào rừng đốn củi Cuội đã gặp gì?
 + Đoạn 1: Từ “Ngày xưa ở một miền nọ................... đào gốc vác về”
 - Trên đường về Cuội đã cứu sống ai?
 + Đoạn 2: Từ “Dọc đường gặp một ông lão.......................... nước giếng trong”
 - Từ ngày có cây thuốc quí Cuội đã làm gì?
 + Đoạn 3: Từ “Từ ngày có cây thuốc quý....................... gả con cho Cuội”
 - Điều gì đã xảy ra với vợ của Cuội khi Cuội đi vắng?
 + Đoạn 4: Từ “Vợ chồng Cuội................................. đã quên biến ngay”
 - Vợ của Cuội đã tưới cây bằng gì?
 + Đoạn 5: Từ “Một buổi chiều................................. gốc cây đa”
Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Nhờ đâu mà Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
- Cuội cứu được con gái của ai ? 
 - Khi vợ của Cuội chết thì Cuội đã làm gì để cứu sống vợ?
 - Khi sống lại vợ Cuội có còn trí nhớ tốt như trước không? 
 - Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
 - Con hãy tưởng tượng khi chú Cuội lên cung trăng thì chú Cuội sống như thế nào? 
Trò chơi: Kể chuyện theo tranh
- Cách chơi: cô chia lớp thành 3 đội mỗi đội sẽ chọn bức tranh mà mình thích, hội ý, sau đó cả đội sẽ cùng kể nội dung câu chuyện theo bức tranh đó. Đội nào kể đúng, hay, sẽ chiến thắng
- Cho trẻ chơi
- Nhận xét, khen ngợi trẻ
Các con ơi, các con có biết cây thuốc quí mà Cuội đã trồng được thì lá cây có màu gì không?
- Vậy bây giờ cô sẽ cho các con cùng tô màu cây xanh nhe
- Cô nhắc cách cầm viết, tư thế ngồi
 - Cho trẻ ngồi vào bàn tô màu
- Các con tô được rất nhiều bức tranh bây giờ chúng ta cùng mang lại góc sản phẩm trưng bày nhe
 Kết thúc:
- Củng cố lại bài
- Cho trẻ cùng vận động bài “Chú cuội chơi trăng”
- Mặt trăng
- Ngày rằm
- Chú cuội
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình
- Chú Cuội 
- Gặp 1 bầy cọp con
- Một ông lão ăn mày
- Cứu sống được rất nhiều người
- Vợ cuội bị giết chết
- Bằng nước bẩn
 - Sự tích chú cuội cung trăng
- Chú Cuội, ông lão ăn mày, vợ cuội, con chó
- Cuội tình cờ thấy Hổ mẹ cứu sống con bằng lá cây
- Cuội cứu được con gái của ông phú hộ và được ông gả con gái cho
- Lấy ruột chó thay cho ruột vợ
- Dạ không
- Vợ Cuội tưới nước bẩn cho cây khiến cây bay lên trời Cuội sợ mất cây nên nắm vào rể cây giữ lại nhưng cây thuốc kéo Cuội lên cung trăng luôn
- Cháu trả lời theo sử tưởng tượng của mình
- Trẻ tham gia trò chơi
- Màu xanh
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ minh họa cùng cô
HOẠT ĐỘNG GÓC
Âm nhạc: Hát múa mừng tết trung thu
Thư viện : Bé cùng xem tranh ảnh về ngày tết trung thu
Xây dựng: Bé xây trường học, xây hàng rào, xếp đường đến trường
Phân vai : Gia đình vui tết trung thu
*********************************
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
Sỉ số lớp:..Vắng: 
Lí do:	
Thể dục sáng:	
Hoạt động học:	
Hoạt động góc:	
Giờ ăn:	
Giờ ngủ	
Vệ sinh:	
Hoạt động chiều:	
Thứ 4, ngày 14 tháng 9 năm 2016
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Tên hoạt động: KPXH
TÌM HIỂU VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biết ngày tết trung thu là ngày rằm tháng 8 âm lịch, biết 1 một số hoạt động vào ngày tết trung thu, các bạn nhỏ được rước đèn và phá cỗ rất vui 
2. Kĩ năng: Nói được sự khác biệt giữa tết trung thu và những ngày thường 
3. Thái độ: Cháu thích được rước đèn và phá cỗ, trung thu đi chơi không thức khuya, giữ gìn lồng đèn cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
1. Cô Hình ảnh trên máy, video về ngày tết trung thu
2. Trẻ: Lồng đèn (mỗi trẻ 1 cái)
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Giới thiệu bài:
Cô cho lớp hát bài “Đêm trung thu”
 - Các con vừa hát bài gì? 
 - Bài hát nói về ngày nào? 
2. Phát triển bài:
 - À ! đúng rồi, đó là ngày tết trung thu, ngày tết trung thu là ngày rằm tháng 8 hàng năm, và đây còn gọi là ngày tết của trẻ em nữa đó các con. Sự tích ông trăng có liên quan đến sự tích chú cuội trên cung trăng, do 1 hôm chú cuội đi vắng, vợ ở nhà tưới nước bẩn làm cây đa bị bật gốc bay lên trời, chú cuội bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được nên bị bay lên cung trăng cùng với cây đa của mình. Vì vậy, khi các con nhìn lên cung trăng thấy 1 vệt đen rõ hình cây đa cổ thụ có người ngồi là chú cuội ngồi gốc cây đa đấy các con ạ.
 - Trung thu thì các con được liên hoan phá cỗ và nhớ ăn quà bánh thì không được vứt rác bừa bãi đễ giữ môi trường trong sạch sẽ nha.
Vào ngày tết trung thu cha mẹ thường chuẩn bị gì? 
 - Các con được đi chơi ở những đâu? 
 - Khi đi rước đèn nếu là lồng đèn xài bằng đèn cầy thì các con phải cẩn thận coi chừng bị phỏng
 - Ngoài ra đêm trung thu còn có những hoạt động gì nữa? 
 - Các con thấy múa sư tử chưa? 
 - Cô cho trẻ xem những hình ảnh múa sư tử
 - Vào đêm trung thu trẻ em thường được làm gì? 
 - Cho trẻ xem hình ảnh rước đèn, mâm cỗ, trẻ em cùng nhau phá cỗ.
 - Cho trẻ xem một đoạn video về đêm trung thu để trẻ mở rộng kiến thức
 - Trò chuyện về nội dung đoạn video
Cho trẻ chơi trò chơi Rung chuông vàng trên máy tính
 - Cô đặt một số câu hỏi và đưa ra nhiều đáp án cho trẻ lựa chọn, trẻ chọn đúng đáp án thì sẽ nghe được tiếng vỗ tay.
 - Sau mỗi câu hỏi cô đưa ra hình ảnh và câu trả lời đúng
- Luật chơi: Mỗi bạn lên chỉ được chọn 1 đáp án
 + Lễ hội trung thu diễn ra vào mùa nào trong năm? 
 + Đồ chơi nào được chơi trong lễ hội trung thu? 
 + Mâm cỗ trong ngày tết trung thu có những món ăn nào? 
 + Các hoạt động nào diễn ra vào ngày tết trung thu ? 
- Cho trẻ chơi 
 - Các bạn chơi rất là giỏi, và cô có 1 món quà tặng cho các bạn đó là mỗi bạn 1 cái lồng đèn, chúng ta cùng đi rước đèn các bạn đồng ý không nè.
Kết thúc:
 cô cháu cầm lồng đèn vừa đi vừa hát “Rước đèn dưới trăng”
- Trẻ hát cùng cô
- Đêm trung thu
- Tết trung thu
- Bánh, lồng đèn
- Đi rước đèn ở trường
- Cho trẻ kể
- Trẻ trả lời theo ý mình
- Trẻ quan sát
- Rước đèn, phá cỗ
- Trẻ cùng xem với cô
- Mùa thu
- Lồng đèn
- Trái cây, bánh trung thu
- Rước đèn, múa sư tử
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ cầm lồng đèn và hát cùng cô
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI
* Trò chuyện về các loại lồng đèn
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Chiếc đèn ông sao”
- Bài hát nói về điều gì?
- Ngoài lồng đèn ông sao thì con còn biết những loại đèn trung thu nào?
- Lồng đèn thường thấy người ta bày bán vào những ngày nào trong năm?
- Lồng đèn dùng để làm gì?
- Tết trung thu con được ba mẹ mua cho những gì nữa?
- Rước đèn vào lúc nào?
- Các con bày tỏ tình cảm của mình như thế nào với ba mẹ khi ba mẹ cho lồng đèn?
* TCVĐ: Ai rước đèn nhanh nhất
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét
* TCDG: Lộn cầu vòng, dung dăng dung dẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
Âm nhạc: Hát múa mừng tết trung thu
Tạo hình: Cắt dán lồng đèn trung thu
Xây dựng: Bé xây trường học, xây hàng rào, xếp đường đến trường
Phân vai : Gia đình vui tết trung thu
*********************************
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
Sỉ số lớp:..Vắng: 
Lí do:	
Thể dục sáng:	
Hoạt động học:	
Hoạt động góc:	
Giờ ăn:	
Giờ ngủ	
Vệ sinh:	
Hoạt động chiều:	
Thứ 5, ngày 15 tháng 9 năm 2016
Lĩnh vực phát triển TCKNXH
Tên hoạt động:
Thơ “Trăng sáng”
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: trẻ nhận biết được tên bài thơ và hiểu nội dung bài thơ: “ Trăng sáng”
- Kỹ năng: Trẻ đọc diễn cảm bài thơ “ trăng sáng” và nói tròn câu.
- Thái độ: Trẻ chú ý học và hứng thú đọc thơ. Trẻ yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp của ánh trăng.
II. Chuẩn bị:
1. Cô: Tranh nội dung tranh.
- Nhạc và đĩa nhạc.
Trẻ:
- Giấy A3: 4 tờ
- Bút màu: 8 hộp
- Bảng: 4 bảng
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của cô
1. Giới thiệu bài
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “đếm sao”.
- Cô gợi hỏi và giới thiệu bài thơ “Trăng sáng”.
2. Phát triển bài
Cô đọc thơ.
- Cô đọc lần 1. 
- Hỏi trẻ nội dung bài thơ?
- Cô tóm nội dung: Bài thơ nói về ánh trăng tròn sáng vào ngày rầm và những hình ảnh so sánh ánh trăng rất đẹp của tác giả...
- Lần 2: Cô trích dẫn
+ Đoạn 1: “Sân nhà......không rơi”: Nói đến cái đẹp của ánh trăng và so sánh ánh trăng tròn thật là tròn như một cái đĩa và được treo lơ lững trên không.
+ Đoạn 2: “Những hôm....đi chơi”: Nói đến ánh trăng của những ngày đầu khi mới mộc còn khuyết chưa tròn và trông rất giống như một chiếc thuyền và khi em bé đi thì cứ ngỡ là ánh trăng đang đi theo.
+ Từ khó: lơ lững, cái đĩa, trăng khuyết,....
- Lần 3: Đàm thoại.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ tên gì? Ai sá

File đính kèm:

  • docChu_de_truong_mam_non_2016_Tuan_2.doc