Kế hoạch lớp lá - Chủ đề 1: Bé và các bạn thân yêu của bé
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ:
- Trẻ có khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt: ăn, ngủ, giữ vệ sinh cá nhân
- Trẻ biết tập ngồi vào bàn ăn và xúc cơm ăn một mình. TËp cho trÎ mét sè thãi quen vÖ sinh tèt : biÕt gäi c« khi có nhu cầu.
- Trẻ được làm quen với chế độ ăn cơm, với nhiều thực phẩm khác nhau, biết tên một vài món ăn gần gũi.
- Trẻ biết tránh những vật có thể gây nguy hiểm như: nồi cháo nóng, bát canh
* Phát triển vận động:
+ Vận động thô:
Trẻ tập được bài thể dục sáng theo cô bài : Ồ sao bé không lắc.
- Trẻ có thể thực hiện các vận động: đi trong đường hẹp, tung bóng với cô, bò theo hướng thẳng.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 1 BÉ VÀ CÁC BẠN THÂN YÊU CỦA BÉ Thời gian thực hiện 3 tuần ( Từ ngày 9/9 đến ngày 27/9 năm 2013 ) A. MỤC TIÊU Lĩnh vực Mục tiêu Bổ sung PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: - Trẻ có khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt: ăn, ngủ, giữ vệ sinh cá nhân - Trẻ biết tập ngồi vào bàn ăn và xúc cơm ăn một mình. TËp cho trÎ mét sè thãi quen vÖ sinh tèt : biÕt gäi c« khi có nhu cầu. - Trẻ được làm quen với chế độ ăn cơm, với nhiều thực phẩm khác nhau, biết tên một vài món ăn gần gũi. - Trẻ biết tránh những vật có thể gây nguy hiểm như: nồi cháo nóng, bát canh * Phát triển vận động: + Vận động thô: Trẻ tập được bài thể dục sáng theo cô bài : Ồ sao bé không lắc. - Trẻ có thể thực hiện các vận động: đi trong đường hẹp, tung bóng với cô, bò theo hướng thẳng. + Vận động tinh - Phát triển cử động của các nhóm cơ và hô hấp, các vận động của các bộ phận cơ thể: bàn tay, ngón tay, qua các hoạt động: luyện ngón tay, xoay bàn tay,làm củ gừng. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * Luyện tập và phối hợp các giác quan: - Phát triển sự nhạy cảm của các giác quan qua nhận biết âm thanh lời nói của những người gần gũi, cô giáo, bạn bè. * Nhận biết: - Trẻ thể hiện một số hiểu biết của mình về bản thân, các bạn trong nhóm lớp như tên, tuổi, một số bộ phận cơ thể. - Nhận biết sự khác nhau về màu sắc xanh, đỏ của đồ dùng đồ chơi, nhận biết kích thước to, nhỏ của các khối gỗ. - Chơi và bắt chước một số hành động đơn giản như : Ru em, bế em, gọi điện thoại. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ * Nghe, nãi: -Trẻ thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ về bé và các bạn; nghe và nhận ra giọng nói của cô và một số bạn gần gũi. - Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ bộ phận gần gũi trên cơ thể; hiểu và trả lời được câu hỏi về bản thân, các bạn như tên, tuổi... - Trẻ biết sử dụng một số từ chào, hỏi,... -Trẻ nói được câu 3 – 4 từ, đọc theo cô bài thơ;" Bạn mới", "Tình bạn" * Làm quen với sách: Trẻ biết xem tranh và gọi tên các nhân vật trong tranh như bạn trai, bạn gái, cô giáo PHÁT TRIỂN TCKNXH VÀ THẨM MỸ * Phát triển tình cảm: Trẻ có khả năng nhận biết một số trạng thái cảm xúc của bản thân và các bạn như vui, buồn, tức giận * Phát triển kĩ năng xã hội: - Trẻ biết cùng chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn - Trẻ thể hiện một số hành vi xã hội qua trò chơi: bế em, chăm sóc em bé... * Phát triển cảm xúc thẩm mỹ: - Trẻ thích hát, tập vận động theo bài; Búp bê, giấu tay. Nghe các bài hát : Ru em, Cái mũi, Bãng trßn to - Trẻ thích xem tranh, xếp hình, di màu quần áo, đồ dùng của bé II. MẠNG NỘI DUNG - Tên, tuổi, giới tính của bé. - Sở thích của bản thân: thích chơi gì? Thích cái gì? món ăn gì ...và không thích những gì? - Các giác quan : Tên gọi và chức năng - Những việc bé có thể làm được : Tự xúc cơm ăn, lấy cốc uống nước, đi vệ sinh.. 1. Bản thân bé BÉ VÀ CÁC BẠN - Bé chơi thân thiện với bạn - Bé và các bạn biết cách sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng. - Cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp học. - Những nơi nguy hiểm bé và các bạn cần tránh : Nồi cháo nóng,bát canh, nhà tắm... - Tên các bạn trong nhóm bé. Bạn cuảt bé : bạn trai, bạn gái. - Những việc bé và các bạn có thể cùng nhau làm, cùng nhau chơi - QuÇn ¸o b¹n trai, b¹n g¸i. 3. Lớp học của bé 2. Các bạn của bé III. MẠNG HOẠT ĐỘNG - Trò chuyện, quan sát, xem tranh ảnh bạn trai, bạn gái, các bộ phận trên cơ thể bé - Trò chơi luyện giác quan: chiếc túi kỳ diệu, tìm đồ chơi màu xanh, đỏ - Nhận biết đồ dùng đồ chơi trong lớp. * GD dinh dưỡng sức khỏe: - Thực hành rửa tay rửa mặt. * Phát triển vận động: - Thể dục sáng:“Ồ sao bé không lắc” -VĐCB: Đi theo đường ngoằn ngoèo, đi trong đường hẹp, tung - bắt bóng cùng cô. - Chơi trò chơi: Bóng tròn to, Về đúng nhà bạn trai, bạn gái, chơi với ngón tay, Thi xem ai nhanh. - Xâu vòng tặng bạn, cầm bút tập di màu các giác quan, đồ chơi trẻ thích Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Bé và các bạn Phát triển tình cảm, kĩ năng XH và thẩm mỹ Phát triển ngôn ngữ - Chơi: nấu ăn cho em bé, búp bê, mặc quần áo cho búp bê, khuôn mặt vui, khuôn mặt buồn. Soi gương, Alô bạn nào đấy - Nghe hát: Cái mũi, ru em - Hát, vận động theo nhạc: Búp bê, Giấu tay, cùng múa vui - TCAN: Tai, mắt, mũi, miệng, hãy lắng nghe. - Tập di màu một số bộ phận trên cơ thể - Trò chơi dân gian: nu na nu nống, Tập tầm vông, Kéo cưa lừa xẻ, bà còng, con bọ dừa - Kể chuyện theo tranh “bé làm được việc gì” - Trò chuyện về bản thân bé, về các bạn trong lớp, những việc bé có thể làm. - Xem tranh ảnh gọi tên bản thân, tên các bạn trong lớp - Đọc thơ: Bạn mới, tình bạn - §äc ®ång dao: Chi chi chành chành, dung d¨ng dung dÎ, chú cuội KẾ HOẠCH TUẦN 1 CHỦ ĐỂ NHÁNH : BẢN THÂN BÉ Thời gian thực hiện 1 tuần : Từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 9/2013 I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: * Trẻ biết tên mình, tuổi của mình, sở thích của m×nh .Trẻ biết tập theo cô các động tác của bài “Ồ sao bé không lắc”. Bước đầu trẻ nhớ tên góc chơi, tên một số đồ chơi trong các góc. * Trẻ trả lời được một số câu hỏi về bản thân khi được hỏi. Bước đầu có ý thức xếp vòng tròn tập thể dục sáng cùng cô. Trẻ tập chơi ở các góc chơi theo hướng dẫn của cô: tập chơi nấu ăn, xâu vòng tặng bạn, xem tranh * Trẻ thích chơi với bạn trong lớp của mình, yêu cô giáo và các bạn.Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: - Sân tập thoáng, sạch sẽ, bằng phẳng, tâm lý trẻ và cô thoải mái. - Một số đồ chơi trong các góc + Góc tranh ảnh: tranh trường lớp, cô giáo và các bạn tranh các bộ phận trên cơ thể người + Góc HĐVĐV: vòng hột hạt, các khối xếp hình, bút sáp màu. + Góc thao tác vai: Các đồ dùng nấu ăn, áo dài đóng vai cô giáo. + Góc xem tranh: Tranh ảnh về các giác quan trên cơ thể. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Ngày Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, trò chuyện - Đón trẻ: + Cô đến sớm làm vệ sinh, thông thoáng phòng nhóm. Nhắc trẻ chào hỏi ông bà, bố mẹ ,cất đồ dùng cá nhân cho trẻ đúng nơi quy định. + Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. - Trò chuyện ( Dù kiÕn) + Tên tuổi, giíi tÝnh của bé. + Sở thích: thøc ¨n, ®å ch¬i, quÇn ¸o + Khả năng của bé . + Giới thiệu bộ ảnh của bé. + Những sự kiện nổi bật trong ngày. Thể dục sáng * Khởi động: Trẻ đi nhẹ nhàng, chạy chậm, chạy nhanh, đi bình thường, đứng thành vòng tròn. * Trọng động: Tập theo lời bài hát Ồ sao bé không lắc - Động tác 1 : Hô hấp: Thổi nơ - Động tác 2 : Tay vai: Đưa tay....lắc lư cái đầu - Động tác 3 : Bụng lườn: Đưa tay.... lắc lư cái mình - Động tác 4 :Chân: Đưa tay.... lắc lư cái đùi - Động tác 5: Giơ tay lên cao - Trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh địa điểm tập . Chơi - tập có chủ định * VĐ Bò theo hướng thẳng * Xem ¶nh c¸c b¹n trong líp * NB Một số giác quan trên cơ thể bé : mắt, mũi, miệng * TC: Thi xem ai nhanh. * AN: Dạy hát: Giấu tay. Nghe hát: Cái mũi. * TC: Tai, mắt, mũi, miệng. * KC: Theo tranh: Bé làm được việc gì? * Hát: Búp bê. * LQTH: Tập di màu một số bộ phận trên cơ thể. * TC: Cái túi kì lạ. Chơi – tập ở các góc * Trò chuyện, gợi mở: Cô dẫn trẻ đến từng góc chơi, cô giới thiệu với trẻ tên từng góc chơi, cách chơi của từng góc, trò chuyện hỏi trẻ về các đồ chơi trong góc. Giáo dục trẻ trong khi chơi phải đoàn kết, nhường nhịn bạn, không tranh dành đồ chơi của bạn, không vứt đồ chơi bừa bãi, khi chơi xong phải biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. * Quá trình trẻ chơi: - Góc thao tác vai: Chơi với búp bê, nấu ăn, cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ - Góc xem tranh: Xem tranh về các giác quan, về bạn trai, bạn gái, khuôn mặt vui, khuôn mặt buồn - Góc HĐVĐV: Xếp hình, xâu vòng - Nhiệm vụ của cô: bao quát chung, cô đến từng góc chơi và chơi cùng trẻ. Trong quá trình chơi cô trò chuyện, động viên, hướng dẫn trẻ chơi. * Kết thúc: Cô cùng trẻ cất đồ dùng dồ chơi đúng nới quy định. Dạo chơi ngoài trời * QS: Cơ thể trẻ. Nghe hát : Ru em * Trò chuyện về cô giáo của bé. * TC: Bãng trßn to * Nhặt lá cây * TC: Ném bóng * Dạo chơi sân trường *TC: Ai nhanh nhất * QS: Thời tiết.. * TC: dung dăng dung dẻ. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời ... Chơi - tập buổi chiều * TC: Tập tầm vông. * Trò chuyện cùng trẻ về lớp của trẻ. * TC: Nu na nu nống * Nghe kể chuyện “Cháu chào ông ạ” * TC: Dung dăng dung dẻ. * Làm quen với các khuôn mặt người. * TC: Lộn cầu vồng. * Cô cùng trẻ xem tranh ảnh về các bạn trong lớp. * TC: Con bọ dừa. * Làm quen bài hát: Em búp bê. Chơi tự chọn: Trẻ chơi tự chọn theo ý thích. KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 2 ngày 9 tháng 09 năm 2013 - Chơi - tập có chủ định: Vận động cơ bản: Bò theo hướng thẳng. - Dạo chơi ngoài trời: Quan sát cơ thể trẻ. - Chơi - tập chiều: Chơi TC: Tập tầm vông. Trò chuyện về lớp của bé I. MỤC ĐÍCH: * Trẻ biết bò bằng 2 bàn tay và 2 cẳng chân, đầu ngẩng, mắt nhìn thẳng, bò về phía trước theo hướng thẳng .Biết gọi tên và biết 1 số chức năng của các bộ phận trên cơ thể. Trẻ biết chơi trò chơi tập tầm vông theo hướng dẫn của cô. * Trẻ đi tự tin, đầu hơi cúi, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, không giẫm lên vạch.Trả lời các câu hỏi của cô về các bộ phận trên cơ thể. Chơi các trò chơi đúng luật. * Trẻ có ý thức tập luyện, hứng thú tham gia vào các trò chơi và chơi theo ý thích của mình.Giữ gìn bảo vệ cơ thể sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: - Phấn vẽ, quần áo trẻ gọn gàng - Đồ chơi phục vụ cho các trò chơi. - Một số tranh ảnh về các giác quan trên cơ thể. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú 1. Chơi, tập có chủ định: - BTPTC: Thổi bóng. - VĐCB: Bò theo hướng thẳng. - TCVĐ: Về đúng nhà bạn trai, bạn gái. a. Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng quanh sân tập kết hợp đi các kiểu như đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh b. Trọng động : * BTPTC: Thổi bóng. + ĐT1: Đưa 2 tay lên cao, hạ tay xuống. + ĐT2: Ngồi xuống, đứng lên. + ĐT3: Bóng nẩy: Trẻ bật nhảy lên cao. * VĐCB: Bò theo hướng thẳng - Cô giới thiệu bài tập + Cô làm mẫu lần 1: Không dùng lời. + Lần 2: Cô kết hợp phân tích động tác : Cô quỳ trước vạch xuất phát sau đó cô bò. Khi bò, đầu thẳng, mắt nhìn trước, không bò vào vạch. Khi hết đoạn đường cô đi về cuối hàng đứng. + Lần 3: Cô tóm tắt ý chính. - Cô gọi 1- 2 trẻ lên làm thử ( nếu trẻ làm được cô cho lần lượt trẻ lên làm, nếu trẻ không làm được cô nói lại cho trẻ hiểu ) - Cô cho trẻ thực hiện: ( cô gọi lần lượt trẻ lên thực hiện) - Cô gọi 1- 2 trẻ tập tốt lên tập lại. * TCVĐ : Về đúng nhà bạn trai, bạn gái + Cách chơi : Cô có 2 ngôi nhà 1 ngôi nhà bạn trai và một ngôi nhà bạn gái, cô cháu mình cùng làm những chú thỏ đi tắm nắng, khi cô nói về nhà thôi các bạn trai về nhà bạn trai, còn các bạn gái về nhà bạn gái. Cô cùng trẻ chơi 3 - 4 lần c. Hồi tĩnh : - Cô cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng. * Cô cho trẻ xem tranh ảnh các bạn trong lớp. - Cô cho trẻ xem tranh và gọi tên các bạn trong ảnh 2. Dạo chơi ngoài trời : *HĐCMĐ: Quan sát: Cơ thể trẻ - Cô cho trẻ đi dạo chơi quanh sân trường vừa đi vừa hát bài “ Mẹ yêu không nào” - Cô trò chuyện về nội dung bài hát, về gia đình trẻ, về bản thân trẻ và những bộ phận trên cơ thể trẻ. Sau đó cô đặt câu hỏi gợi mở khuyến khích trẻ trả lời. + Cơ thể các con có những bộ phận nào? + Mồm đâu? Mồm để làm gì? + Mắt đâu? Mắt để làm gì? + Cô lần lượt đặt câu hỏi với tất cả các bộ phận trên cơ thể trẻ. - GD: Tất cả các bộ phận trên cơ thể các con bộ phận nào cũng rất quan trọng lên các con phải biết bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ. * Chơi tự do : - Cô bao quát và cùng chơi với trẻ. 3. Chơi tập buổi chiều : * TC: Tập tầm vông. + Cách chơi : Hai tay nắm chặt từng tay đưa ra, đưa vào phía trước ngực theo lời bài hát : “ Tập tầm vông. Tay không tay có ......... Có có không không” Cô cùng trẻ chơi 3 - 4 lần. * Trò chuyện cùng trẻ về tên trường, tên lớp, tên cô giáo và tên các bạn. * Chơi tự do: - Cô bao quát và động viên khuyến khích trẻ chơi. * Vệ sinh trả trẻ. - Trẻ làm theo yêu cầu của cô. Tập 3 lần Tập 2 lần Tập 3 lần - Trẻ chú ý xem cô bò mẫu và phân tích động tác - 1- 2 trẻ lên tập - Trẻ thực hiện 2-3 lần - 1- 2 trẻ lên tập - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và tham gia chơi 2-3 lần - Trẻ chơi vui vẻ - Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 quanh sân tập - Trẻ xem tranh cùng cô - Trẻ đi dạo và hát cùng cô. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ vâng lời cô. - Trẻ tự chơi với đồ chơi ngoài trời. - Chú ý nghe - Trẻ chơi 3-4 lần - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ tự chọn đồ chơi và chơi theo ý của mình. - Trẻ chơi và chờ mẹ đón Nhật ký – Đánh giá trẻ hàng ngày ..................................................... .................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. *********************************************** Thứ 3 ngày 10 tháng 9 năm 2013 - Chơi, tập có chủ định: NB: Một số giác quan trên cơ thể bé. - Dạo chơi ngoài trời : Trò chuyện về cô giáo của bé - Chơi tập buổi chiều: Nghe kể chuyện: Cháu chào ông ạ. I. Mục đích: * Trẻ biết tên và tác dụng của một số giác quan trên cơ thể như : Mắt để nhìn, mũi để ngửi, mồm để ăn, để nói. Biết tên cô giáo và những công việc hàng ngày của cô giáo. Biết chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô. * Trẻ có kỹ năng quan sát và trả lời các câu hỏi của cô 1 cách mạch lạc, rõ ràng. Biết đọc lời trò chơi rõ ràng, diễn cảm * Trẻ có ý thức bảo vệ và chăm sóc các bộ phận trên cơ thể của mình. Thông qua những việc làm của cô giáo ở trường trẻ biết yêu quý, kính trọng cô giáo. Trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi và chơi theo ý thích của mình. II. Chuẩn bị: - Nhận biết ngay trên cơ thể cô và trẻ ( hoặc búp bê). - Một số đồ chơi phục vụ cho các trò chơi. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú 1. Chơi, tập có chủ định: NBTN : Một số giác quan trên cơ thể bé ( Mắt mũi, miệng ) a. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ nghe bài hát “cái mũi” - Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát, về bản thân trẻ. b. Hoạt động 2: NB. - Cô trò chuyện cùng trẻ về những bộ phận trên cơ thể của trẻ. + Cơ thể các con có những bộ phận nào? + Mắt đâu? Mắt để làm gì? + Mũi đâu ? Mũi để làm gì? + Mồm đâu? Mồm để làm gì? + Cô lần lượt đặt câu hỏi với tất cả các bộ phận trên cơ thể trẻ. * TC : Mắt, mũi, mồm - Cô nói tên giác quan. - Cô nói tác dụng. - GD: Tất cả các bộ phận trên cơ thể các con bộ phận nào cũng rất quan trọng lên các con phải biết bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ. c. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô và trẻ hát : Mắt, mũi, miệng * TC : Thi xem ai nhanh - Cô treo tranh các bộ phận trên cơ thể cô chỉ vào từng bộ phận ai giỏi nói nhanh tên các bộ phận đó. 2. Dạo chơi ngoài trời a)TC: Trời nắng trời mưa. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. Sau đó cho trẻ chơi. b) HĐCMĐ: Trò chuyện về cô giáo của bé. Cô và trẻ hát bài : “cô và mẹ”. Cô cho trẻ quan sát tranh những công việc mà cô giáo làm hàng ngày trò chuyện cùng trẻ: Các con có biết tên cô giáo là gì không? Cô đang làm gì? Hàng ngày đến lớp cô phải làm những công việc ? Cô nói cho trẻ biết những công việc mà cô thường làm. Các con có yêu quý cô giáo của mình không? Các con phải làm như thế nào để cô vui lòng? GD trẻ đi học không khóc nhè, chăm đi học đều,nghe lời cô giáo. c. Chơi tự do - Cô bao quát và cùng chơi với trẻ. 3. Chơi tập buổi chiều * TC: Nu na nu nống. - Cô giới thiệu cách chơi sau đó cùng chơi với trẻ. * Nghe kể chuyện: cháu chào ông ạ. Cô kể 3 lần, giới thiệu tên truyện và trò chuyện với trẻ về câu chuyện. * Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi. * Vệ sinh – trả trẻ. - Trẻ chú ý lắng nghe cùng cô - Trẻ trò chuyện và trả lời những câu hỏi của cô - Trẻ trả lời cô. - Trẻ chỉ vào các giác quan - Trẻ vâng lời cô. - Trẻ hát và đi ra ngoài - Trẻ chỉ và nói tên các bộ phận. - Trẻ chơi 3 - 4 lần - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô. - Chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe -Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời. - Trẻ chơi 3- 4 lần - Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện và trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ tự chọn đồ chơi và chơi theo ý của mình chờ mẹ đón. Nhật ký – Đánh giá trẻ hàng ngày ..................................................... .................. ....................................................................................................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 11 tháng 9 năm 2013 - Chơi tập có chủ định: Âm nhạc: Dạy hát: Giấu tay. Nghe hát: Cái mũi. - Dạo chơi ngoài trời: Nhặt lá cây. - Chơi tập buổi chiều: Chơi T/C : dung dăng dung dẻ”. * Làm quen với các khuôn mặt. I. Mục đích: * Trẻ biết tên bài hát : Giấu tay, hiểu nội dung bài hát : Giấu tay ra sau lưng khi cô hỏi thì tay đây. Trẻ biết hát theo cô cả bài. Trẻ biết nhặt lá cây và biết phân loại lá cây cùng cô. Biết và làm quen với các trò chơi dân gian. * Trẻ hát đúng giai điệu của bài. Biết chơi các trò chơi dân gian. Trẻ trả lời các câu hỏi của cô 1 cách rõ ràng, mạch lạc. * Trẻ thích đến lớp. Trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi và chơi theo ý thích của mình. II. Chuẩn bị : - Xắc xô, mũ múa, đàn - Một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi. - Bóng. III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú 1. Chơi, tập có chủ định: Â.N NDTT: Dạy hát: Giấu tay. NDKH: Nghe hát: Cái mũi. a. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô trò chuyện cùng trẻ về các bộ phận trên cơ thể trẻ. b. Hoạt động 2: Nghe hát - Cô hát cho trẻ nghe bài “cái mũi” Cô hát cho trẻ nghe 2-3 lần kết hợp vận động. Cô khuyến khích trẻ hát vận động cùng cô. c. Hoạt động 3: Dạy hát - Cô hát cho trẻ nghe 2- 3 lần bài “Giấu tay” - Cô cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần. - Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân ( Cô chú ý sửa sai ) - Động viên khuyến khích trẻ hát. * Kết thúc : Cô cùng trẻ hát lại 1 lần. * T/C:Tai,mắt,mũi, miệng. - Cô chỉ nhanh vào các bộ phận và cho trẻ nói tên 2. Dạo chơi ngoài trời *Hoạt động 1: HĐCMĐ: Nhặt lá cây. - Cô cho trẻ đi dạo chơi quanh sân trường và quan sát xem sân trường có gì? - Cô trò chuyện cùng trẻ để sân trường sạch thì chúng ta phải làm gì? - Cô hướng trẻ nhặt lá cây rụng và cho trẻ phân loại lá cây cùng cô. - Cô cho trẻ xé lá và chơi với những chiếc lá *Hoạt động 2: TC : Ném bóng. - Cô giới thiệu cách chơi. Sau đó cho trẻ chơi 2-3 lần. *Hoạt động 3: Chơi tự do. - Chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát và cùng chơi với trẻ. 3. Hoạt động chiều * TC: dung dăng dung dẻ. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, sau đó cho trẻ chơi. * Làm quen với những khuôn mặt người. - Cô cho trẻ xem tranh vẽ về khuôn mặt với các trạng thái khác nhau và cho trẻ gọi tên các khuôn mặt đó. * Chơi tự do : - Cô cho trẻ chơi xâu vòng, xếp hình. * Vệ sinh – trả trẻ. - Trẻ chú ý nghe và tham gia trò chuyện cùng cô. - Trẻ chú ý nghe cô hát - Chú ý nghe - Trẻ hát cùng cô 2- 3 lần - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân - Trẻ chơi cùng cô. - Trẻ đi dạo và hát cùng cô. - Trẻ trả lời cô. - Trẻ nhặt lá cây. - Trẻ chơi với lá cây. - Trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ tự chọn đồ chơi và chơi vui vẻ - Trẻ chơi 2- 3 lần - Trẻ hứng thú tham gia cùng cô. - Trẻ chơi cùng cô chờ mẹ đón. Nhật ký – Đánh giá trẻ hàng ngày ..................................................... .................. .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 1.doc