Kế hoạch lớp Lá - Tuần II: Bé với mùa xuân

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

 - Biết trò chuyện cùng cô về mùa xuân: Không khí, cây cối, thời tiết . của mùa xuân, biết được sự khác nhau của mùa xuân với các mùa khác.

- Biết tập các động tác thể dục đều đẹp

- Biết tên các góc chơi, biết thể hiện vai chơi của mình, biết liên kết các nhóm chơi với nhau.

- Biết các hành động đúng sai với môi trường, nêu được các việc làm tốt của mình của bạn

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng nghe hiểu lời nói và phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ.

- Biết cách tập các động tác thể dục theo nhịp

- Rèn cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, phối hợp các nhóm chơi, kĩ năng xếp chồng xếp cạnh và kĩ năng tô màu khi chơi.

- Rèn kĩ năng nhận xét mình ,bạn khi nêu gương

 

docx22 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch lớp Lá - Tuần II: Bé với mùa xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN II
 BÉ VỚI MÙA XUÂN
Thời gian :(Từ ngày 16 /01 đến 20/01/2017)
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 - Biết trò chuyện cùng cô về mùa xuân: Không khí, cây cối, thời tiết ... của mùa xuân, biết được sự khác nhau của mùa xuân với các mùa khác.
- Biết tập các động tác thể dục đều đẹp
- Biết tên các góc chơi, biết thể hiện vai chơi của mình, biết liên kết các nhóm chơi với nhau.
- Biết các hành động đúng sai với môi trường, nêu được các việc làm tốt của mình của bạn
2. Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng nghe hiểu lời nói và phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ.
- Biết cách tập các động tác thể dục theo nhịp 
- Rèn cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, phối hợp các nhóm chơi, kĩ năng xếp chồng xếp cạnh và kĩ năng tô màu khi chơi.
- Rèn kĩ năng nhận xét mình ,bạn khi nêu gương
3. Thái độ:
 - Thích được ngắm phong cảnh của mùa xuân, có ý thức ăn mặc quần áo phù hợp với thời tiết mùa xuân, yêu quý cây cối, con vật, cảnh vật của mùa xuân.
- Hào hứng khi tập các động tác thể dục
 - Đoàn kết khi chơi, tôn trọng sản phẩm của bạn 
II. CHUẨN BỊ:
- Một số câu hỏi trò chuyện về chủ đề nhánh.
- Thuộc các động tác TD, sân tập sạch sẽ.
- Đồ chơi các góc phù hợp với chủ đề.: 
+góc phân vai: đồ chơi gia đình, cửa hàng bán hoa...góc xây dựng: gạch, thảm hoa, thảm cỏ, gạch, nắp nút, cây hoa...góc nghệ thuật: đất nặn, bút màu, gấy màu , giấy vẽ...), gãc häc tËp( s¸ch truyÖn), gãc thiªn nhiªn( x« g¸o t­íi c©y)
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ,
 - Thông thoáng phòng chuẩn bị đón trẻ.
 - Mở nhạc các bài trong chủ điểm( em thêm một tuổi,ngày tết quê em, mùa xuâ ơi..) đón trẻ vào lớp.
 - Cho trẻ chơi ở các góc, cô bao quát trẻ chơi.Trao đổi với phụ huynh về việc triển khai chủ đề , quá trình hoạt động của trẻ và tình hình sức khỏe của trẻ khi thời tiết thay đổi
Trò chuyện
 + Cô đố con sau mùa đông là đến mùa gì?
 + Mùa xuân cây cối NTN?
+ Thời tiết của mùa xuân ra sao?
+ Con thấy thời tiết mùa xuân có gì khác với thời tiết của mùa đông?
+ Mùa xuân thường hay có mưa gì?
+ Các con phải ăn mặc quần áo NTN cho phù hợp?
+ Cô tổng hợp lại và giáo dục trẻ biết ăn mặc quần áo phù hợp với thời tiết, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
 TDBS
* Khởi động:
 cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc kết hợp đi các kiểu chân rồi ra hàng
* Trọng động: Tập theo nhịp bài hát” sắp đến tết rồi
- Hô hấp: Thổi nơ 
- Tay: Hai tay đưa trước lên cao.
- Bụng: cúi sâu.
- Chân: Bước khuỵu gối.
- Bật: Bật chân trước chân sau
* Hồi tĩnh: Cùng trẻ làm chim bay nhẹ nhàng đi quanh sân tập 2-3 vòng.
Hoạt động học
 Thể dục
- đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
- TCVĐ: tung cao hơn nữa
Toán 
Đếm đến 8 nhận biết nhóm đối tượng có số lượng là 8
 Tạo hinh 
Bé vẽ hoa mùa xuân
LQCC
Trò chơi với chữ cái H,K
 Âm nhạc 
- Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề
Hoạt động góc
* Hoạt động 1: Tạo hứng thú vào giờ chơi
- Cô cùng trẻ hát bài: Mùa xuân ơi
- Các con vừa hát bài gì?
- Mùa xuân đến con cảm thấy NTN?
- Mùa xuân cây cối ra sao?
- Mùa xuân đến các con thấy quê mình có những lễ hội gì? có những hoạt động gì?
- Trong buổi chơi hôm nay các con có muốn trở thành những chú công nhân, những cô bán hàng, những họa sĩ không?
- Lớp mình có những góc chơi nào?
- Con sẽ làm gì, chơi gì ở góc chơi đó?
- Trước khi về góc chơi con phải làm gì?
- Trong khi chơi các con phải NTN?
- Chúng mình hãy rủ bạn về góc chơi nào.
* Hoạt động 2: Trẻ vào góc chơi
Cô đế các góc quan sát gợi ý, tạo tình huống cho trẻ chơi.
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa
+ Các bác đang xây dựng gì vậy?
+ vườn hoa mùa xuân bác định xây NTN? Có những gì?
+ Cây cối trong vườn hoa mùa xuân ra sao?
+ Các bác mua nguyên vật liệu ở đâu?
+ Tôi thấy sắp hết gạch rồi, ai là người đi mua gạch về xây?
- Góc phân vai: Cho trẻ chơi gia đình, bán hàng
+ Các bác bán hàng gì vậy?
+ Hôm nay bán có đắt hàng không bác?
+ Cây đẹp quá, bác bán bao nhiêu tiên một cây này vậy?
- Góc nghệ thuật: 
+ Cho trẻ vẽ, tô màu, nặn các quả, cây cối.
- Góc thiên nhiên:
+ Cho trẻ chăm sóc cây cối
- góc học tập: cho trẻ tìm chữ cái , viết thêm cho đúng số lượng, xem sách tranh,,,
- Cô bao quát trẻ khi chơi, nhắc nhở trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ đến tham quan công trình của các bác xây dựng.
- Cho trẻ giới thiệu về công trình của mình.
- Hát bài: Hết giờ chơi và đi ra ngoài.
Hoạt động ngoài trời
- HĐCMĐ: Chơi với giấy
- TCVĐ: Đá bóng 
- Chơi TD
- HĐCMĐ: Chăm sóc bồn cây
 - TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu
- Chơi TD
-HĐCMĐ: Dạo chơi sân trường
- TCVĐ: Nhảy tiếp sức
- Chơi TD
- HĐCMĐ:
Vẽ tự do trên sân trường. 
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Chơi TD
- HĐCMĐ:
Nhặt rác vườn trường
- TCVĐ: Trú mưa
- Chơi TD
Hoạt động 
chiều
- TCVĐ: Chuyển rau củ
- Nặn theo ý thích.
- Chơi TD
 - TC: Bowlling
 - Bé hát cùng cô bài hát: em thêm một tuổi
- Chơi TD
-TCDG: lộn cầu vồng
-LQVH
Thơ: Cây đào
- Chơi TD
- TCHT: Truyền tin
- Trò chuyện về mùa xuân
- Chơi TD
- TCDG: thi đi nhanh
 - Lao động vệ sinh
- Nêu gương cuối tuần
-chơi TD
Nêu gương cuối ngày
- Cho trẻ kể về công việc tốt của trẻ
- Cho 3 trẻ ngoan nhất của mỗi tổ lên cắm cờ
- Tiếp tục cho trẻ kể về mình, về bạn bằng những việc tốt
- Cô giáo tặng cờ cho cả lớp
+ Cho trẻ vừa đi vừa vỗ tay hát bài hoa bé ngoan, hoa trường em... đến chỗ cô để cô tặng cờ rồi về chỗ ngồi.
- Cho trẻ chơi TC: Miệng xinh
+ Cô hỏi trẻ mỗi khi có khách đến lớp, đến nhà thì con làm thế nào?
+ Cô bổ sung thêm cho trẻ nếu trẻ nói chưa đủ
- Hôm nay là thứ mấy ?
- Ngày mai sẽ là thứ mấy?
- Hôm nay con được cắm cờ con thấy thế nào?
- Cho trẻ thể hiện niềm vui của mình: Hát, đọc thơ, kể chuyện
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 2 ngày 16 tháng 01 năm 2017
I. MỤC ĐÍCH:
 - Biết giữ thăng bằng khi đi trên ghế thể dục mà không làm rơi túi cát trên đầu Biết tên gọi, đặc điểm của giấy, biết chơi với giấy. Biết tên TC, cách chơi và luật chơi, biết nặn theo ý thích.
 - Rèn kĩ năng giữ thăng bằng khi đi trên ghế thể dục cho trẻ, sự phối hợp nhịp nhàng cơ thể khi thực hiện vận động, củng cố kĩ năng tung bóng bằng 2 tay. Luyện kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay khi chơi với giấy. Rèn cách chơi TC đúng cách chơi, luật chơi, luyện các kĩ năng nặn đất cho trẻ.
- Tích cực vận động, hào hứng với TC. Hứng thú khi chơi với giấy. Tích cực chơi TC, tôn trọng sản phẩm của mình của bạn.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Sân tập phù hợp, các túi cát, 2 ghế thể dục, bóng
- Khoảng sân sạch sẽ, giấy cho trẻ chơi
- Chỗ chơi sạch sẽ, thìa, bi làm trứng. Đất nặn, bảng con, 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô 
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
Hoạt động học: Thể dục
* VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
* TCVĐ: tung cao hơn nữa
 a. Hoạt động 1: Khởi động
- Cô kiểm tra sức khỏe, chỉnh sửa quần áo
- Cho trẻ đi theo vòng tròn đi các kiểu chân rồi ra hàng.
b. Hoạt động 2: Trọng động
* BTPTC: Cô cùng trẻ tập các động tác
- Tay: hai tay đưa trước lên cao 
- Bụng: Cúi gập người về phía trước 2 tay chạm mũi chân.
 - Chân: Ngồi khuỵu gối.
- Bật: Bật tách khép.
* VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
- Cô giới thiệu tên VĐCB: 
- Bạn nào có thể lên đi trên ghế thể dục này?
- Để bạn nào cũng đi được thăng bằng trên ghế thể dục mà không làm rơi túi cát trên đầu thì các bạn hãy qs cô thực hiện trước nhé.
- Cô tập mẫu lần 1
- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích cách đi: Từ đầu hàng cô đi ra trước đầu ghế, cô bước lên ghế, cô đặt túi cát lên đỉnh đầu. Khi có hiệu lệnh đi hai tay cô dang ngang giữ thăng bằng mắt nhìn thẳng về phía trước,đầu không cúi cô bước lần lượt từng bước. Khi đi đến cuối hàng cô bước xuống tay đỡ túi cát đưa cho bạn tiếp theo và về cuối hàng đứng
- Lần lượt cho trẻ thực hiện( cô bao quát và sửa sai cho trẻ)
- Cô hỏi trẻ tên VĐCB
- Cô nhắc lại tên VĐCB và mời 1- 2 trẻ thực hiện tốt lên làm lại để củng cố
* TCVĐ: tung cao hơn nữa
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi.Chia làm 2 đội thi
Cô phát bóng cho trẻ lần lượt trẻ 2 hàng lên tung bóng bằng 2 tay thật cao
- Cô bao quát động viên trẻ chơi 3- 4 lần
c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập
2. Hoạt động ngoài trời
a. Hoạt động 1: Chơi với giấy
- Cô giới thiệu hộp quà và cho trẻ mở.
- Trong hộp quà có gì?
- Trong hộp quà này có những tờ giấy mà cô đã sử dụng rồi, cô tặng cho mỗi con 1 tờ giấy này nhé.
- Các con thấy những tờ giấy này có màu gì?
- Giấy dùng để làm gì?
- Các con thích chơi gì với tờ giấy này?
- Cô cùng trẻ chơi thả diều.
- Chơi thả diều xong các con có thấy nóng không?
- Chúng mình cùng dùng tờ giấy này để quạt cho mát nào.
- Cô cùng các bạn quạt cho một bạn và hỏi trẻ thấy mát chưa?
- Con còn muốn chơi gì với giấy này nữa?
- Cô cùng trẻ chơi gấp thuyền. Cô hướng dẫn trẻ chưa biết gấp.
- Các con có thể làm gì với giấy nữa nào?
- Chúng mình cùng làm những quả bóng bằng giấy nhé. Cô hướng dẫn trẻ làm
b. Hoạt động 2: TC Đá bóng giấy.
- Cô cùng trẻ chơi đá bóng giấy.
- Cho trẻ thu gọn giấy vào rổ.
- Giáo dục trẻ chỉ được chơi với những tờ giấy đã sử dụng.
c. Hoạt động 3: Chơi TD
- Bao quát trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời
3. Hoạt động chiều:
a. TCVĐ “ Chuyển rau củ” 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi,luật chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi
- Cô hỏi lại tên TC và nhận xét trẻ chơi TC.
b. Nặn theo ý thích.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài hát: Mùa xuân.
- Các con vừa được nghe bài hát gì? Nói về điều gì?
- Chúng mình có muốn nặn những bông hoa, cây cối để trang trí trong mùa xuân không?
- Con thích nặn cái gì? Nặn NTN?
- Cô bao quát gợi ý trẻ nặn.
- Nhận xét sản phẩm và tuyên dương trẻ nặn đẹp, nặn được nhiều đồ, động viên trẻ nặn chưa đẹp.
c. Nêu gương cuối ngày 
d.Chơi TD
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi
- Trẻ đi vòng tròn theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập các động tác cùng cô 2 lần 8 nhịp. Động tác chân tập 4 lần 8 nhịp
- 1- 2 trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Đi lại nhẹ nhàng
 - Trẻ mở
- Trẻ trả lời
- Nêu ý định chơi
- Trẻ quạt
- Nêu ý định chơi
- Trẻ làm
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Nêu ý định của mình
- Trẻ nặn
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi
* Đánh giá cuối ngày	
1. tình hình sức khỏe
2. trạng thái cảm xúc
........
3.kiến thức kĩ năng
. 
Thứ 3 ngày 17 tháng 01 năm 2017
I. MỤC ĐÍCH :
- Biết đếm đến 8, nhận biết nhóm đối tượng có số lượng là 8, nhận biết số 8. Biết chăm sóc bồn cây trong vườn trường: Nhặt cỏ, nhặt lá úa... Biết tên bài hát, giai điệu của bài hát và hát đúng cùng cô.
- Luyện kỹ năng đếm cho trẻ. Rèn cho trẻ sự chăm chỉ lao động, kỹ năng nói mạch lạc cho trẻ. Luyện cho trẻ cách hát đúng lời và giai điệu của bài hát.	
- Tích cực học tập, hăng hái trả lời câu hỏi của cô. Có ý thức lao động và bảo vệ cây trong vườn trường. Trẻ thích được hát, hào hứng với hoạt động âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ một bộ đồ dùng học toán: thẻ số 1- 8, 8 hoa, 8 quả ,một số ngôi nhà có thẻ số. 
 Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lí
- Cây trong vườn trường, thùng đựng rác.
 - Cô thuộc bài hát, đĩa nhạc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
Ghi chú
1. Hoạt động học: LQVT: Đếm đến 8, nhận biết số lượng trong phạm vi 8
*HĐ 1: ôn số lượng trong phạm vi 7
- cho trẻ tìm xung quanh lớp các thẻ bìa có số lượng là 7
- cho trẻ về ngôi nhà có số chấm tròn sao cho số chấm tròn trên cửa gộp với số chấm tròn trên thẻ của trẻ là7
- cô kiểm tra lại và nhận xét kết quả
*HĐ 2: Đ ếm đến 8, nhận biết số lượng trong phạm vi 8
Các con hãy xem trong rổ đồ chơi có gì?
Đúng rồi có nhữn bông hoa và quả đúng không?
Mùa xuân đến rồi các bông hoa đua nở
 các con hãy xếp tất cả những bông hoa có trong rổ của các con ra nhé
Các con hãy xếp giống cô nhé
Các con có biết không mỗi bông hoa sau khi được thụ phấn sẽ cho chúng ta 1 quả đấy ?
Các con hãy đếm và lấy cho cô 7 quả cầm trên tay nhé . có bạn nào thiếu không, tất cả đã đủ 7 quả chưa
Các con hãy xếp cho cô 7 quả ra nhé, sao cho mỗi bông hoa có 1 quả
Các con hãy nhìn xem hoa và số quả như thế nào với nhau
Số nào nhiều hơn, số nào ít hơn?
Cho trẻ đếm lại số hoa
Muốn cho số quả nhiều bằng số hoa mình phải làm thế nào?
Còn mấy bông hoa chưa tạo thành quả nhỉ?
Các con hãy xếp một quả cho bông hoa cuối cùng nào.
Các con cùng đếm lại số quả nhé:1,2,3,4,5,6,7,8. 8 quả
-7 thêm 1 bằng 8
Các con cùng đếm số hoa nhé:1,2,3,4,5,6,7,8. 8 bông hoa
*giới thiệu số 8
Để biểu thị cho số lượng là 8 ta dùng thẻ có mấy chấm tròn
Thay thẻ chấm tròn bằng thẻ số ta sẽ dùng thẻ số mấy
Bạn nào biết thẻ số 8 rồi 
Cô giới thiệu số 8
Cho trẻ đọc số
Các con hãy đặt số 8 cạnh hoa và quả nhé
Các con cùng đếm lại nhé
* cho trẻ cất dần số quả
8 quả cất một quả còn mấy quả
Cất 1 quả nữa còn mấy quả?
.cho đến hết
Bây giờ các con hãy cất hoa nhé( cất từng hoa vào rổ từ phải sang trái vừa cất vừa đếm
HĐ 3: trò chơi: 
*ai tinh mắt
Cho trẻ tìm xung quanh lớp các nhóm đồ vật có số lượng là 8
Cho trẻ tìm
*về đúng nhà
Cô giới thiệu trò chơi
Trẻ nhắc lại cc
Cho trẻ về ngôi nhà có số chấm tròn tương ứng với thẻ số trẻ cầm trên tay
Kết thúc:Nhận xét động viên nhắc nhở trẻ
2. Hoạt động ngoài trời:
a. Hoạt động 1 : Chăm sóc bồn cây trong trường.
- Các con thấy thời tiết hôm nay NTN?
- Mùa này là mùa gì?
- Con nhìn xung quanh xem cấy cối vào mùa xuân trông NTN?
- Các con thấy bồn cây này đã đẹp và sạch sẽ chưa?
- Nó đẹp và gọn gàng như vậy là do đâu?
- Ai làm công việc chăm sóc cây ở trường mình?
- Các con có muốn chia sẻ công việc này với bác bảo vệ không?
- Cho trẻ nhổ cỏ, bắt sâu, nhặt lá úa...
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây cối
b. Hoạt động 2: TC “ Chuyền bóng qua đầu”
- Cô giới thiệu tên TC, cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
c. Hoạt động 3: Chơi TD
 - Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
3. Hoạt động chiều:
a. TC: Bowlling
- Cô giới thiệu tên TC, nhắc lại cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Các con vừa được chơi TC gì?
- Cô nhận xét động viên trẻ chơi
b. Bé hát cùng cô bài hát: em thêm một tuổi(ôn tập)
- Cô hát 2 câu đầu hỏi trẻ tên bài hát
- Cô giới thiệu bài hát: 
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
- cho trẻ hát, động viên nhiều cá nhân trẻ hát
- Nhận xét động viên trẻ
c. Nêu gương cuối ngày
d. Chơi TD
- Trẻ tìm
Trẻ chơi
-
Trẻ xếp
- Trẻ chú ý
Trẻ lấy 7 quả và xếp tương ứng 1-1 cho hoa và quả
- Trẻ trả lời
-Trẻ so sánh
 Trẻ trả lời
Trẻ xếp
Trẻ đếm
Trẻ trả lời
- Chọn thẻ số
Trẻ đọc số
Trẻ đếm
- Trẻ trả lời
Trẻ cất 
- Trẻ nhắc lại
- trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ đoán
- Trẻ tìm
- Lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ chơi
Trẻ nhắc lại cc
Trẻ chơi
Trẻ trả lời
- Hát cùng cô
- Trẻ chơi 
* Đánh giá cuối ngày .
1. tình hình sức khỏe
2. trạng thái cảm xúc
........
3.kiến thức kĩ năng
. 
Thứ 4 ngày 18 tháng 01 năm 2017 
 I. MỤC ĐÍCH :
- Biết kết hợp các nét vẽ cơ bản để vẽ lên bức tranh về hoa mùa xuân và tô màu đẹp, biết bố cục tranh cân đối. Biết trò chuyện cùng cô khi đi dạo chơi trên sân trường. Biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và đọc thuộc bài thơ.
- Luyện kĩ năng vẽ và tô màu cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ nói rõ ràng cho trẻ. Rèn cách đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Thích được vẽ tranh, tôn trọng sản phẩm của mình và của bạn. Thích được đi dạo quanh sân trường. Tích cực đọc thơ cùng bạn
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh vẽ hoa mùa xuân(cánh tròn, cánh dài), vở tạo hình, sáp màu.
- Tâm thế cho trẻ trước khi đi dạo, vòng, cờ
- Thuộc bài thơ, tranh nội dung bài thơ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô 
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Hoạt động học: Tạo hình
 Vẽ hoa mùa xuân( ĐT)
* Hoạt động 1: Gây hứng thú vào bài
- Cô giới thiệu chương trình: Tài năng của bé.
- Cô giới thiệu các đội thi và các phần thi.
* Hoạt động 2: Trọng tâm
- Phần thi thứ nhất: Cùng quan sát
+ Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ hoa cánh tròn
+ Các con nhìn xem đây là bức tranh vẽ gì nào? 
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Những bông hoa trong bức tranh này NTN? 
+ Cánh hoa to hay nhỏ? Dài hay ngắn? tròn hay nhọn? Có màu gì?
+ Lá của bông hoa NTN?
+ Tương tự bức tranh vẽ hoa cánh dài.
+ Cô khái quát lại các ý kiến trẻ nhận xét.
- Phần thi thứ 2: Ai khéo tay.
+ Ở phần thi này các bé phải hoàn thành bức tranh trong vòng 20 phút. Đội nào nhiều bạn vẽ được bức tranh về hoa mùa xuân đẹp thì đội đó chiến thắng.
+ Cô hỏi trẻ định vẽ hoa gì? Vẽ NTN?
+ Con vẽ hoa cánh dài hay hoa cánh tròn?
+ Cô bao quát gợi ý.
Cho trẻ vẽ
- Phần thi thứ 3: Sản phẩm của bé.
+ Cho trẻ mang tranh lên trưng bày.
+ Cho trẻ đếm số bức tranh đẹp của từng đội.
+ Cô mời trẻ chọn bức tranh trẻ thích và hỏi vì sao?
+ Cô chọn tranh đẹp, chưa đẹp
+ Nhận xét động viên trẻ vẽ đẹp và chưa đẹp giờ sau cố gắng.
- Kết thúc: Giáo dục trẻ không hái hoa, không dẫm lên vườn hoa cây cảnh.
+ Cô cùng trẻ hát bài: Hoa trường em và đi ra ngoài.
2. Hoạt động ngoài trời: 
 a. Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường
- Thời tiết hôm nay như thế nào?
- Có nắng không?
- Mùa này là mùa gì?
- Hãy cùng cô đi dạo chơi quanh sân trường.
+ Đây là cây gì?
+ Cây xấu trồng để làm gì?
+ Thân cây xấu NTN? Lá thì sao?
+ Con có nhận xét gì về cây xanh này?
+ Thân cây NTN? Lá cây ra sao?
+ Trồng cây xanh để làm gì?
+ Khi chơi các con có được hái lá bẻ cành không? Vì sao?
+ Cô con mình đang đứng trước cây gì đây?
+ Chúng mình cùng gọi tên cây hoa ngọc lan nào.
+ Ai có nhận xét gì về cây hoa ngọc lan này?
+ Lá có màu gì? To hay nhỏ?
+ Cành cây thì sao?
- Cô khái quát lại và giáo dục trẻ biết bảo vệ chăm sóc cây cối
b. Hoạt động 2: TC “ Nhảy tiếp sức”
- Cô giới thiệu tên TC, cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần 
c. Hoạt động 3: Chơi TD.với đồ chơi sân trường
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi
3. Hoạt động chiều:
a. TCDG: lộn cầu vồng
cô giới thiệu trò chơi
cho trẻ nhắc lại cách chơi
cho trẻ chơi
b.LQVH: Thơ “ Cây đào”
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Lắng nghe lắng nghe
- Nghe cô đọc cấu đố các con đoán xem câu đố nói về hoa gì nhé
Hoa gì cánh nhỏ màu hồng
Tết về thường có ở trong mọi nhà
- Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
- Bạn nào biết bài thơ nào nói về hoa đào?
- Giới thiệu chương trình: Bé yêu thơ và giới thiệu các đội tham gia.
* Hoạt động 2: Trọng tâm
- Phần thi 1: Bé hãy lắng nghe
+ Cô đọc lần diễn cảm lần 1 bằng cử chỉ điệu bộ.
+ Cô đọc diễn cảm lần 2 bằng tranh.
- Phần thi 2: Đội nào nhanh hơn.
Cô đọc câu hỏi sau 5 giây suy nghĩ các đội lắc xắc xô giành quyền trả lời.
+ Hoa đào trong bài thơ được trồng ở đâu?
+ Nụ của hoa đào màu gì?
+ Các bạn nhỏ mong muốn điều gì?
+ Tết đến hoa đào NTN?
- Phần thi 3: Đội nào đọc giỏi.
+ Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc. Cô chú ý sai.
+ Cho tổ đọc nối, đọc to nhỏ
- Mời cả lớp đọc lại một lần
* Hoạt động 3: Kết thúc.
- Giáo dục trẻ biết yêu hoa, bảo vệ hoa.
- Nhận xét động vên trẻ
c.NGCN
d. Chơi TD.
- Cô bao quát trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
-trẻ quan sát
Trẻ nhận xét
Trẻ trả lời
- Trẻ nêu ý kiến
Trẻ nêu ý định của mình
- Trẻ thực hiện
- Trẻ đếm cùng cô
- Trẻ chọn tranh
- Lắng nghe
- Hát và ra ngoài
- Trẻ trả lời
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
 Trẻ chơi
Trẻ chơi
- Trẻ đoán
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
*Đánh giá cuối ngày.
1. tình hình sức khỏe
2. trạng thái cảm xúc
........
3.kiến thức kĩ năng
. 
Thứ 5 ngày 19 tháng 01 năm 2017
 I.MỤC ĐÍCH :
- Biết phân biệt và phát âm đúng chữ cái h,k, biết chơi các Tc với chữ h,k. Biết dùng phấn để vẽ tự do trên sân trường. Biết tên TC, hiểu cách chơi, luật chơi. Biết trò chuyện về mùa xuân.
- Rèn cách phát âm và cách chơi các Tc với chữ cái cho trẻ. Luyện cách vẽ tự do trên sân cho trẻ. Biết cách chơi TC đúng luật chơi, phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi trò chuyện cùng cô và các bạn.
- Tích cực hoạt động. Tôn trọng sản phẩm của mình của bạn. Hứng thú tham gia chơi TC, có ý thức ăn mặc quần áo phù hợp theo thời tiết
II. CHUẨN BỊ:
- Thẻ chữ k,h, 3 ngôi nhà, đất nặn, 9 vòng, bảng gài
- Khoảng sân sạch, phấn, nước rửa tay, khăn lau
- Chỗ chơi sạch sẽ. Một số tr

File đính kèm:

  • docxtet_va_mua_xuan_t2.docx
Giáo Án Liên Quan