Kế hoạch lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Mùa xuân vơi bé

I. Yêu cầu

- Trẻ phát triển các nhóm cơ và hô hấp, động tác tay, chân, lưng, bụng.

- Trẻ thực hiện được vận động: tung bóng bằng 2 tay về phía trước

- Trò chuyện với trẻ về một số hoạt động trong ngày tết.

- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tác giả sáng tác và hiểu nội dung câu chuyện “ Chiếc áo mùa xuân”

- Trẻ vận động được bài hát “ Bé và hoa” và thích nghe cô hát bài “ Ra chơi vườn hoa”

- Trẻ biết Tô màu bức tranh vẽ hoạt động ngày tết.

II. Kế hoạch tuần

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Mùa xuân vơi bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH
MÙA XUÂN VƠI BÉ
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày ( 22/02 – 26/02/2016)
GVTH: Lê Thị Túc
I. Yêu cầu
- Trẻ phát triển các nhóm cơ và hô hấp, động tác tay, chân, lưng, bụng.
- Trẻ thực hiện được vận động: tung bóng bằng 2 tay về phía trước 
- Trò chuyện với trẻ về một số hoạt động trong ngày tết.
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tác giả sáng tác và hiểu nội dung câu chuyện “ Chiếc áo mùa xuân”
- Trẻ vận động được bài hát “ Bé và hoa” và thích nghe cô hát bài “ Ra chơi vườn hoa”
- Trẻ biết Tô màu bức tranh vẽ hoạt động ngày tết.
II. Kế hoạch tuần
Thứ
H.động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô trò chuyện cùng trẻ về ngày tết
- Cho trẻ kể tên các loại hoa, quả quen thuộc trong ngày tết mà trẻ biết.
- Trao đổi với phụ huynh về tình cảm của trẻ ở nhà trước khi đến lớp, và tình hình của trẻ khi đến lớp để có biện pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Thể dục sáng
Tập với bài “ Ồ sao bé không lắc”
* Yêu cầu:
Trẻ tập tốt các động tác kết hợp với lời bài hát
* Chuẩn bị:
Đĩa nhạc bài hát
* Tiến hành:
- Khởi động: Cô cho trẻ đi các kiểu đi 2 - 3 vòng
- Trọng động: Cô cho trẻ tập các động tác kết hợp với lời bài hát. Cô cùng trẻ tập 2 lần.
* Hồi tĩnh: Cô và trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 1 – 2 vòng.
Chơi tập có chủ định
LVPTNN
Truyện : Chiếc áo mùa xuân
- Bài hát : Mùa xuân đến rồi
LVPTTC
KNXHTM
Dạy múa : Bé và hoa
- Nghe hát : Ra chơi vườn hoa
LVPTTC
KNXHTM
- Tô màu bức tranh vẽ hoạt động ngày tết
- NBTN
LVPTNT
Trò chuyện về một số hoạt động trong ngày tết
- Bài hát : Sắp đến tết rồi
LVPTTC
VĐCB: Tung bóng bằng 2 tay về phía trước 
- NB màu xanh- đỏ
Hoạt động góc
1. Góc thao tác vai: Đóng vai mẹ con. Nấu ăn
- Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai người mẹ chăm sóc bế con, trẻ biết thao tác nấu ăn, quấy bột cho em
- Chuẩn bị: Em búp bê, đồ dùng nấu ăn.
- Cách chơi: Trẻ bế búp bê gọi mẹ xưng con tắm cho con và cho con ăn. Trẻ xưng hô lễ phép với nhau.
+ Hỏi trẻ con đang nấu món gì?
+ Con dùng thực phẩm gì để nấu món này?
+ Cái nồi này dùng làm gì?
2. Góc HĐVĐV: Bày mâm ngũ quả ngày tết. Xâu vòng
- Yêu cầu: Trẻ biết xếp các loại quả lên làm mâm ngũ quả ngày tết. Xâu vòng
- Chuẩn bị: Mâm nhựa, các loại hoa quả ngày tết. Dây xâu, hột hạt các loại.
- Cách chơi: 
- Cô giới thiệu đây là góc bày mâm ngũ quả trong ngày tết, góc xâu vòng.
- Đến góc bày mâm ngũ quả cô đàm thoại cùng trẻ:
+ Các con làm gì vậy?
+ Các con định dùng những loại quả nào để xếp lên mâm? 
+ Cô trò chuyện và chơi cùng trẻ.
+ Các con đang xâu gì vây?
+ Con xâu vòng để tặng ai?
3. Góc nghệ thuật: Xem tranh ảnh cảnh vật, con người trong ngày tết. Các loại hoa, quả trong ngày tết.
- Yêu cầu: Trẻ biết cách dở tranh và gọi được tên những cảnh vật, con người trong tranh. Các loại hoa, quả trong ngày tết.
- Chuẩn bị: Tranh ảnh về những cảnh vật, con người trong ngày tết. Các loại hoa, quả trong ngày tết.
* Cách chơi: 
- Cô giới thiệu: Đây là góc xem tranh, các con hãy lật mở tranh và xem cảnh vật, con người trong tranh nhé.
- Cô trò chuyện cùng trẻ
+ Các con đang xem tranh gì vậy?
+ Tranh vẽ cảnh mọi người đang đi đâu?
+ Bánh chưng màu gì?
+ Còn những loại bánh gì?
+ Có những loại hoa nào?
+ hoa cúc màu gì?
+ Hoa hồng màu gì?
4. Góc vận động: TCDG: Dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng.
- Yêu cầu: Trẻ biết chơi các trò chơi dân gian.
- Chuẩn bị: Chỗ chơi cho trẻ.
- Cách chơi: Trẻ chơi các trò chơi dân gian cùng cô.
+ Cô hỏi trẻ chơi trò chơi gì? Cô gợi ý cách chơi cho trẻ và chơi cùng trẻ.
+ Cho trẻ chơi kết hợp với đọc lời đồng dao
* Kết thúc chơi
 Cô cho trẻ đến từng góc nhận xét.
Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ và mở rộng nội dung chơi giờ sau. Cho trẻ thu dọn đồ chơi vào nơi quy định.
Hoạt động ngoài trời
-QSCMĐ:
QS Cây xu hào.
-TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.
-Chơi tự do: Đá, cát, sỏi.
-QSCMĐ: QS vườn hoa
-TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
-Chơi tự do:Bóng nhựa, lá,..
-QSCMĐ: QS quả bưởi
- TCVĐ: Bóng tròn to
- Chơi tự do: lá cây, phấn, cánh hoa
-QSCMĐ: QS cây hoa cúc
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do: ĐC ngoài trời, lá cây
-QSCMĐ: QS buồng chuối
- TCVĐ: Bóng tròn to
- Chơi tự do: Lá cây, phấn, cánh hoa
Ăn, ngủ
- Chuẩn bị bàn ăn, xuất ăn cho trẻ. Cô tổ chức cho trẻ ăn và động viên trẻ ăn hết xuất. Giáo dục vệ sinh ăn uống cho trẻ.
- Chuẩn bị chỗ ngủ, lấy gối cho trẻ, tổ chức cho trẻ ngủ. 
Chơi tập buổi chiều
1. Cô đọc cho trẻ giải các câu đố về các con vật
2. Rèn kỹ năng chơi góc
3. Chơi với đồ chơi trong lớp
1. Đọc truyện “ Gấu con bị sâu răng”.
2. Chơi trò chơi: Con bọ dừa
3. Thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô
1. cho trẻ đọc bài thơ: Tết là bạn nhỏ
2. TC con bọ dừa
3. Cho trẻ nghe nhạc
1. Cho trẻ hát các bài hát trong chủ đề
2. Chơi trò chơi : Dung dăng dung dẻ
3. Cho trẻ chơi tự do.
1. Ôn lại tiết vận động buổi sáng
2. Chơi tự do
3. Nêu gương, phát bé ngoan.
Trả trẻ
- Vệ sinh mặt mũi, tay chân cho trẻ trước khi về.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở lớp của trẻ.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày22 tháng 2 năm 2016
I. CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH:
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
- Kể chuyện cho trẻ nghe: “ Chiếc áo mùa xuân”
- NBTN: Áo mới, mùa xuân
1. Mục đích:
- Kiến thức:
+ Trẻ nhớ được tên câu chuyện, nội dung truyện
+ Trẻ biết được tên các nhân vật trong truyện: Thỏ con, Thỏ mẹ, cô Gà cồ, bạn Nhái bén, anh Châu Chấu
- Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng quan sát, chú ý lắng nghe cô kể chuyện
+ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
- Thái độ:
+ Trẻ yêu quý mùa xuân
+ Trẻ vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo
2. Chuẩn bị: 
a. Chuẩn bị của cô:
- Bộ tranh truyện “Chiếc áo mùa xuân”
- Đĩa hoạt hình “Chiếc áo mùa xuân”. Rối dẹt
- Đĩa nhạc bài “Sắp đến tết rồi”
b. Chuẩn bị của trẻ:
- Ghế cho trẻ ngồi.
- Trang phục cho trẻ gọn gàng.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến 	HĐ của trẻ
1. HĐ1: Tạo hứng thú
 - Cô và trẻ trò chuyện về mùa xuân
- Cô có một câu hỏi muốn hỏi chúng mình:
Mùa gì mà hoa nở rộn ràng, tiết trời ấm áp?
- Đó là mùa xuân đấy, mùa xuân đến trăm hoa đua nở, khoe sắc màu rực rỡ, mầm non vươn mình ra khỏi cái áo xấu xí của mùa đông để khoác trên mình chiếc áo mùa xuân mới đấy.
- Hôm nay cô có một câu truyện rất hay muốn kể cho chúng mình nghe, các con có thích không?
2. HĐ2: Kể chuyện cho trẻ nghe
- Đó là câu truyện “Chiếc áo mùa xuân” các con hãy ngồi thật ngoan để lắng nghe cô kể chuyện nhé!
+ Lần 1: cô kể kết hợp cử chỉ điệu bộ
+ Lần 2: cô kể kết hợp tranh minh họa
Hỏi trẻ:
Cô vừa kể chuyện gì cho các con nghe vậy?
Của nhà văn nào?
Câu truyện có những ai?
+ Lần 3 cô kể trích dẫn kết hợp đàm thoại
- Để biết khi mùa xuân sang những ai đã khoác trên mình chiếc áo mới các con hãy chú ý lắng nghe cô kể kể lại nhé
 Hỏi trẻ:
- Mùa đông lạnh cóng Thỏ mẹ và Thỏ con cùng khoác trên mình chiếc áo màu gì?
- Mùa xuân sang chú Thỏ con vẫn khoác trên mình chiếc áo màu trắng, chị Gà gô đã thay gì nhỉ?
- Anh bạn Nhái bén toàn thân tỏa màu gì?
- Anh Châu Chấu cũng thay gì?
(NBTN: “áo mới”)
+ Anh Châu Chấu chế giễu Thỏ con “mùa xuân đã đến rồi mà vẫn mặc áo trắng cơ à”, Thỏ con xấu hổ quá chạy về và mẹ Thỏ đã bảo Thỏ con soi gương thì Thỏ con như thế nào nhỉ?
- Mấy ngày sau Thỏ con đã mặc áo mới chưa?
+ Kể chuyện lần 4: cô kể trên rối dẹt
+ Lần 5: cô cho trẻ xem phim hoạt hình
Các con vừa xem phim câu chuyện gì?
Các con có thích mùa xuân không?
- Mùa xuân đến thời tiết ấm áp, mọi vật đều rũ bỏ cái áo xấu xí của mùa đông để khoác trên mình chiếc áo mới của mùa xuân đấy. Mùa xuân đến cũng là sắp đến tết các con cũng được bố mẹ mua quần áo đẹp để đi chơi tết đấy. Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước thêm đẹp hơn đấy các con ạ!
3. HĐ3 Trò chơi:
Bây giờ các con có muốn là các chú Thỏ con để cùng chơi trò chơi với cô không?
Thỏ con, thỏ con(Chơi 2 lần)
* Kết thúc:
Hôm nay cô và các con vừa được nghe câu chuyện “Chiếc áo mùa xuân” rất hay rồi. Các con phải yêu quý mùa xuân khi lớn lên đến mùa xuân các con hãy cùng bố mẹ đi trồng cây nhé, và các con phải biết vâng lời ông bà, bố mẹ như thế mới được mọi người yêu quý, các con nhớ chưa?
Mùa xuân
Có ạ
Vâng ạ
Chiếc áo mùa xuân
Phương Anh
Thỏ mẹ, Thỏ con, Gà Gô, Nhái Bén, Châu Chấu
Vâng ạ
Trắng tinh
Áo hoa
Ánh xanh
Thay áo
Trẻ phát âm
Thấy mọc lông màu xám
Rồi ạ
Trẻ trả lời
Có ạ
Trẻ chơi trò chơi
Vâng ạ
II. Chơi – tập ở các góc:
- Góc HĐVĐV: Bày mâm ngũ quả
- Góc nghệ thuật: Xem tranh ảnh cảnh vật, con người trong ngày tết. 
	- Góc thao tác vai: Đóng vai mẹ con.
III. Hoạt động ngoài trời:
- QS có mục đích: Quan sát Cây xu hào.
- Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ.
- Chơi tự do: Đá, cát, sỏi.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên và đặc điểm nổi bật, ích lợi của cây rau.
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc, tưới nước cho rau.
2. Chuẩn bị:
- Cây rau su hào thật.
- Quần áo, trang phục của trẻ gọn gàng phù hợp với thời tiết.
3. Tiến hành:
a. QSCMĐ: Quan sát cây xu hào.
	- Cô giới thiệu cho trẻ biết về nội dung buổi quan sát. Cô cùng trẻ hát bài “ Đi chơi” xuống sân quan sát cây xu hào.
- Cô cho trẻ đứng xung quanh cây su hào và đàm thoại
+ Đây là cây gì?
+ Lá có màu gì?
+ Dùng để làm gì?
- Giáo dục trẻ thích ăn nhiều các loại rau, củ, quả để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, biết tưới nước, chăm sóc, bảo vệ cây.
b. TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi cho trẻ.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
c. Chơi tự do: Trẻ chơi với đá, cát, sỏi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
IV. Chơi tập buổi chiều:
1. Cô đọc cho trẻ giải các câu đố về các con vật
Con gì ăn cỏ
Đầu có 2 sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi (Con trâu)
Thường nằm đầu hè
Giữ nhà cho chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng ( Con chó)
Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò ( Con lợn)
Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o...
Từ sáng tinh mơ
Gọi người thức giấc? (Gà trống)
2. Rèn kỹ năng chơi góc
a. Yêu cầu
- Trẻ biết chơi cùng các bạn
- Trẻ biết nội dung chơi của góc
- Chơi vui vẻ đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau
b. Chuẩn bị
Đồ chơi các góc
c. Tiến hành
- Cô giới thiệu góc chơi
- Cho trẻ vào góc chơi
- Cô đến từng góc chơi hướng dẫn trẻ chơi, chơi cùng trẻ
- Đàm thoại cùng trẻ
- Kết thúc: Cô cùng trẻ cất dọn đồ chơi.
3. Chơi với đồ chơi trong lớp
Đánh giá trẻ cuối ngày
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ : .....................................................................
.................................................................................................................................
- Trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ:.......................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:.....................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................-
Thứ ba, ngày 23 tháng 2 năm 2016
I. Chơi tập có chủ định:
 Lĩnh vực phát triển TCKNXH và thẩm mỹ
 - Dạy múa “ Bé và hoa”
 - Nghe hát “ Ra chơi vườn hoa”
1. Mục đích:
- Kiến thức: 
+ Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả sáng tác. 
+ Thể hiện được các động tác múa kết hợp với lời bài hát theo cô giáo.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng múa cho trẻ.
- Thái độ:
+ Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ hoa. 
+ Trẻ vui vẻ tham gia múa hát cùng cô. 
2. Chuẩn bị: 
a. Chuẩn bị của cô:
- Đĩa nhạc 2 bài hát
- Cô mặc váy.
b. Chuẩn bị của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến 	HĐ của trẻ
1. HĐ 1: Tạo hứng thú
- Các con ơi sắp đến tết rồi, đến tết mẹ chúng mình thường cho chúng mình đi chợ tết mua hoa về để trang trí trong nhà, các con có biết những hoa gì hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào!
- Cô cũng có một bài hát cũng rất hay nói về hoa và các bé trong mùa xuân đấy. Các con có muốn múa hát cùng cô không?
2. HĐ2: Dạy múa
- Bây giờ các con hãy cùng chú ý lắng tai nghe cô hát lại bài hát này nhé
Bài hát này còn có những động tác múa rất đẹp nữa đấy, cô cháu mình cùng thể hiện bài múa nhé.
- L1 cô múa: Không phân tích động tác. Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả?
- L2 cô múa: Phân tích động tác
+ ĐT 1: Mùa xuân của bé: 2 tay cô nhẹ nhàng đưa từ dưới lên bắt chéo áp trước ngực đồng thời chân cô nhún vào tư “ Bé”
+ ĐT 2: Hoa hé miệng cười: 2 tay cô đưa từ từ lên cao dang sang 2 bên, nở ra thành cánh hoa, chân cô nhún vào từ “ Cười”
+ ĐT 3: Vui xuân bé hát: Cô vỗ tay sang 2 bên, kết hợp đá chân về phía trước.
+ ĐT 4: Bé là hoa tươi: 2 tay cô đưa vòng lên cao và nhún vào từ “ Tươi”
- Cho trẻ múa cùng cô 1 lần kết hợp phân tích ĐT
- Mời trẻ múa cùng 2 lần
- 3 tổ múa. 2 nhóm. 1 cá nhân ( Cô sửa sai cho trẻ)
- Tập thể múa lại 1 lần: Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả.
3. HĐ 3: Nghe hát
Cô đọc chậm lời bài hát “ Ra vườn.chung” Đó là nội dung bài hát “ Ra chơi vườn hoa” do nhạc sỹ Văn Tấn sáng tác hôm nay cô muốn gửi tới các con đấy, các con ngồi ngoan nghe cô hát nhé.
- L1 cô hát kết hợp với đàn. Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả.
- L2: Bài hát còn có những động tác múa rất đẹp nữa các con xem cô thể hiện nhé. 
Cô giáo dục trẻ ngoan như các bạn nhỏ trong bài hát “ Ra chơi vườn hoa”, không được tự ý hái hoa, bứt cành bẻ lá khi chưa được sự cho phép của người lớn nhé.
* Kết thúc:
Hôm nay cô thấy các con hát rất hay
Qua buổi học vừa rồi các con phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa nhé vì hoa luôn khoe sắc thắm để tô điểm thêm cho cuộc sống của chúng ta đẹp như hoa đấy.
Trẻ lắng nghe và kế tên
Có ạ
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Trẻ múa
Trẻ nghe cô hát
Trẻ nghe cô giáo dục
Vâng ạ
II. Hoạt động góc:
- Góc thao tác vai: Nấu ăn
- Góc HĐVĐV: Xâu vòng 
	- Góc vận động : Dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng.
III. Hoạt động ngoài trời:
- QS có mục đích: QS vườn hoa
- Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do: Bóng nhựa, lá rụng, phấn.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các loại hoa trong vườn trường.
	- Trẻ biết ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
	- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ hoa.
2. Chuẩn bị:
- Vườn hoa của trường.
	- Địa điểm chơi trò chơi vận động ở ngoài sân.
3. Tiến hành:
- HĐCCĐ: Cô giới thiệu cho trẻ nội dung buổi quan sát.
	+ Cô cùng trẻ hát bài “ Ra chơi vườn hoa” xuống vườn hoa của trường quan sát. Cô cho trẻ đứng xung quanh vườn hoa quan sát và đàm thoại cùng trẻ.
	+ Vườn trường có những loại hoa nào?
	+ Hoa cúc màu gì? Lá màu gì? 
+ Cánh hoa dài hay tròn?( Cô giơ cánh hoa cho trẻ quan sát.
	( Cô đặt câu hỏi tương tự với các loại hoa khác).
	+ Cô củng cố lại và giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc, bảo vệ hoa.
- TCVĐ: cô giới thiệu trò chơi, giới thiệu cách chơi và chơi cùng trẻ 
- Chơi tự do: Cô giới thiệu các đồ chơi sau đó quan sát cho trẻ chơi.
IV. Chơi tập buổi chiều:
1. Đọc truyện “ Gấu con bị sâu răng”.
	Cô chuẩn bị tranh truyện sau đó đọc truyện cho trẻ nghe.
	Hỏi trẻ tên câu truyện. GD trẻ qua nội dung câu truyện.
2. TCVĐ: Con bọ dừa
	Cô giới thiệu trò chơi, cho trẻ đọc lời ca và chơi trò chơi.
3. Thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô
Đánh giá trẻ cuối ngày
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ : .....................................................................
- Trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ:.......................................................
.................................................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:.....................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 24 tháng 2 năm 2016
I. Chơi tập có chủ định:
 Lĩnh vực phát triển TCKNXH và thẩm mỹ
 - Tạo hình: Tô màu bức tranh vẽ hoạt động ngày tết
 - Nhận biết: Các bức tranh về hoạt động của bé
1. Mục đích:
- Kiến thức:
+ Trẻ nhận biết được một số hoạt động trong ngày tết.
+ Trẻ biết cầm bút tô màu đúng cách
- Kỹ năng:
+ Trẻ để giấy đúng chiều
+ Trẻ cầm bút đúng cách
+ Trẻ ngồi đúng tư thế
- Thái độ:
+ Giáo dục trẻ biết yêu quý ngày tết cổ truyền
+ Trẻ yêu quý sản phẩm do mình làm ra
2. Chuẩn bị: 
a. Chuẩn bị của cô:
- Giấy A4 có hình ảnh về hoạt động của ngày tết chưa tô màu
- 1 bức tranh mẫu của cô 
b. Chuẩn bị của trẻ:
- Bút sáp
- Giấy A4 có hình ảnh về hoạt động của ngày tết chưa tô màu.
- Trẻ ngồi bàn, ghế.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến 	HĐ của trẻ
1. HĐ1: Tạohứng thú 
Xúm xít, xúm xít
- Các con có muốn đi thăm phòng triển lãm tranh của lớp mình với cô không?
- Đã đến phòng triển lãm tranh rồi, bức tranh chụp ảnh gì đây các con?
Đúng rồi, đây là bức ảnh chụp ảnh bố mẹ đang lai bé đi chơi tết bằng xe máy đấy.
- Còn bức ảnh này chụp gì?
Bức ảnh này chụp cảnh bé được ông bà mừng tuổi lì xì thêm tuổi mới đấy các con ạ.
- Ở phòng triển lãm có rất nhiều những bức tranh đẹp về hoạt động trong ngày tết như: bé đi chơi tết, bé được nhận lì xì, bé chúc tết ông bà
Hôm nay cô cũng đã chuẩn bị một bức tranh mà cô mới tô màu , bây giờ cô muốn mang đến để khoe cùng chúng mình đấy, các con có muốn xem bức tranh của cô không?
2. HĐ2: Quan sát mẫu:
- Cô cho trẻ ngồi ngoan vào chiếu quan sát
- Cô đưa bức tranh cô đã tô màu và hỏi trẻ
Bức tranh này vẽ gì đây các con?
Các con thấy em bé trong bức tranh này có vui không?
Bức tranh cô tô màu có đẹp không?
Các con có muốn tô màu được bức tranh đẹp như của cô không?
- Để tô được màu bức tranh đẹp như cô các con hãy cùng chú ý quan sát cô làm mẫu nhé.
3. HĐ3: Cô làm mẫu
- Lần 1: cô làm mẫu không giải thích
- Lần 2: cô làm mẫu kết hợp giải thích
Cô đặt bức tranh chưa tô màu lên trước mặt, một tay cô đặt lên để cố định bức tranh, tay cầm thìa cô cầm bút sáp màu tô, cô tô cẩn thận để không làm màu chờm ra ngoài. 
Tô màu: cô tô cho màu được đậm và đẹp hơn.
4. HĐ4. Trẻ thực hiện
- Cô phát giấy và bút sáp màu cho trẻ
- Trong quá trình trẻ tô cô bao quát, giúp đỡ trẻ chưa thành thạo
5. HĐ5: Trưng bày và nhận xét tranh của trẻ
- Cô dán tranh lên tường để trang trí lớp
- Cô khen ngợi và động viên trẻ
* Kết thúc:
 Cô và trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” 2 lượt
Bên cô, bên cô
Có ạ
Đi chơi tết
Ông bà mừng tuổi
Có ạ
Trẻ quan sát
Cảnh ngày tết
Có ạ
Có ạ
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ hát
II. Chơi – tập ở các góc:
- Góc HĐVĐV: Xâu vòng
- Góc thao tác vai: Đóng vai mẹ con, nấu ăn. 
	- Góc vận động: Lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ.
II. Hoạt động ngoài trời:
 - QS có mục đích: QS hoa cúc
 - Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ
 - Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, lá cây.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên gọi và một số đặc điểm cơ bản của hoa cúc
- Biết được hoa cúc thường nở vào dịp nào trong năm
-Trẻ thoải mái, hứng thú chơi trò chơi cùng cô
- Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ cây hoa, không hái lá, bẻ cành, khi chơi phải biết nhường bạn, không làm bạn ngã
2. Chuẩn bị:
- Hoa cúc ở vườn trường
- Kiểm tra đồ chơi bảo đảm an toàn cho trẻ
- Cô và trẻ vui vẻ thoải mái
3. Tiến hành:
a. Quan sát hoa cúc
- Cô cho trẻ nối đuôi nhau hát bài “ Sắp đến tết rồi” đi ra sân trường, cho trẻ quan sát cây hoa cúc.
- Đàm thoại:
+ Cô và các con đang đứng trước cây hoa gì đây?
+ Cây cúc có to không?
+ Cành hoa cúc như thế nào?
+ Lá hoa màu gì?
+ Hoa cúc có màu gì?
+ Còn hoa cúc này màu gì?
+ Hoa cúc thường nở vào dịp gì trong năm?
- Cô khái quát: Hoa cúc có màu vàng, trắng,..., hoa cúc thường nở vào mùa xuân, dịp tết hàng năm. Khi tết đến bố mẹ chúng mình mua hoa cúc về cắm vào lọ to trong nhà để trang trí, đón

File đính kèm:

  • docNhanhs3 mùa xuân với bé.doc
Giáo Án Liên Quan