Kế hoạch lớp nhà trẻ - Tuần 2 - Nhánh 2: Bé và lớp học
Mục tiêu cần đạt
- MT1: Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của thể dục theo hiệu lệnh
hoặc theo nhịp của bản nhạc, bài hát .Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp
- MT4: Bật xa tối thiểu
- 50cm(cs1)MT 14: Thực hiện được các vận động:
Uốn ngón tay, bàn tay, xoay cổ tay
gập mở lần lượt từng ngón tay.Phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong một số hoạt động
- MT16: Tự mặc, cởi được quần áo(cs5)
- MT21: Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống
- MT 37: Nói họ tên, đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi trò chuyện
- MT 42: Nhận xét thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của đối
tượng quan sát
- MT 52: Nhận biết số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10(cs 104)
- MT 62: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt(CS 91)
- MT71:Biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói(cs86)
- MT 77: Sử dụng các từ chỉ tên gọi hành động, tình chất và từ biểu cảm trong
sinh hoạt hằng ngày(cs66)
- MT 90: Không nói tục chưởi bậy(CS78).
- MT 99 :Đề xuất các trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân (cs
30)
KẾ HOẠCH TUẦN 2 Nhánh 2 : BÉ VÀ LỚP HỌC(Từ 14-18/9/2015) Mục tiêu cần đạt MT1: Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp của bản nhạc, bài hát .Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp MT4: Bật xa tối thiểu 50cm(cs1)MT 14: Thực hiện được các vận động: Uốn ngón tay, bàn tay, xoay cổ tay gập mở lần lượt từng ngón tay.Phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong một số hoạt động MT16: Tự mặc, cởi được quần áo(cs5) MT21: Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống MT 37: Nói họ tên, đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi trò chuyện MT 42: Nhận xét thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của đối tượng quan sát MT 52: Nhận biết số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10(cs 104) MT 62: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt(CS 91) MT71:Biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói(cs86) MT 77: Sử dụng các từ chỉ tên gọi hành động, tình chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày(cs66) MT 90: Không nói tục chưởi bậy(CS78). MT 99 :Đề xuất các trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân (cs 30) MT 130: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình( cs 103) MT 136: Thể hiện cảm xúc, vận động phù hợp, điệu bài hát, bản nhạc(cs 101) Thời gian Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Hoạt động Đón trẻ Họp Mặt Trò chuyện - Cô ân cần đón trẻ vào lớp, nhắc cháu chào ba, mẹ. - Gợi ý cháu quan sát góc chủ điểm, cho trẻ chơi tự do các góc. -* MỞ CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON Chủ đề nhánh 2: BÉ VÀ LỚP HỌC +Cháu biết tên trường mầm non. +cho cháu xem tranh các trường, lớp mầm non. + Cháu kể về trường MN mà cháu biết. + Cháu nêu tên trường, lớp MN + Trò chuyện với cháu về trường lớp mn của các cháu. => Giáo dục cháu biết yêu quý, bảo vệ trường lớp mầm non, gd cháu giao tiếp văn minh lịch sự trong trường , lớp mn. Giáo dục bé vui thích đến trường. * Cho cháu dự báo thời tiết trong ngày - Cho cháu thay thứ, ngày, tháng, năm. Cho cả lớp đọc thứ ngày - Dự báo thời tiết: Cho cháu đoán thời tiết hôm nay như thế nào? Giáo dục cháu mang khẩu trang, đội mũ nón khi ra đường tránh bụi, nắng. Cho cháu thay thời tiết. * Tiêu chuẩn bé ngoan : - Biết chào cô khi tới lớp. - Biết đi tiêu tiểu đúng nơi quy định - Nhận biết một số đồ dùng cá nhân * Điểm danh : Cho cháu điểm danh theo tổ * Khám tay : 3 tổ trưởng khám tay, cô kiểm tra lại, giáo dục trẻ Thể dục sáng * Khởi động : Trẻ xếp 3 hàng, đeo nơ- chuyển vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy nhanh, chậm. *Trọng động : - Hô hấp : Thổi bóng - Tay : Đưa ra phía trước, sang ngang - Bụng : Nghiêng người sang bên - Chân: Khuỵu gối - Bật : bật nhảy lên phía trước, lùi về phía sau, nhảy sang bên phải, nhảy sang bên trái. *Hồi tĩnh : trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng. * Tập kết hợp với nơ và nhạc – Tập mỗi động tác 4lx8n. Hoạt động học *PTNN - 1 sồ đồ dùng đồ chơi ở trường mn *PTVĐ Bật xa 40-50cm. Tc: Cáo và thỏ PTTM: Vườn trường mùa thu + VĐ: Minh họa + NH: Trống cơm + TC: Ai nhanh nhất *PTNN LQ: O,Ô,Ơ *PTNT: * * LQVT: Ôn số lượng 3, nhận biết chữ số 3, ôn so sánh chiều rộng. *PTTM Vẽ đồ chơi trong lớp để tặng bạn Hoạt động ngoài trời *HĐCMĐ Quan sát khung cảnh xung quanh trường. *Trò chơi VĐ: Chạy tiếp cờ DG : Bịt mắt bắt dê *Chơi tự do *HĐCMĐ: Điều thú vị của nam châm *Trò chơi VĐ: Chạy tiếp cờ DG : Bịt mắt bắt dê *Chơi *HĐCMĐ Bé tập làm nội trợ *Trò chơi VĐ: Chạy tiếp cờ DG : Bịt mắt bắt dê *Chơi *HĐCMĐ Ôn Bài thơ “ Bàn tay cô giáo”. *Trò chơi VĐ: Chạy tiếp cờ DG : Bịt mắt bắt dê *Chơi *HĐCMĐ: Quan sát sân trường. *Trò chơi VĐ: Chạy tiếp cờ DG : Bịt mắt bắt dê *Chơi Hoạt động góc +GPV: Bác cấp dưỡng:Trò chuyện với trẻ về các công việc của người bán hàng..Cô cho trẻ thoả thuận về các góc chơi của mình. +GXD: Xây trường mầm non với lớp học, sân chơi. Trẻ tự điểu khiển trò chơi, bầu ra chủ công trình xây dựng. Liên kết với các nhóm chơi.Làm lễ khánh thành công trình được xây xong. +GHT: Chơi lô tô, xem tranh truyện về chủ đề “Trường mầm non” .Giới thiệu cho trẻ các loại sách trong chủ đề:Trường mâm non +GNT: Vẽ, tô màu, xé dánnặn đồ chơi +GKPKH: Quan sát lá cây, chăm sóc cây.Cho trẻ xem các loại cây cảnh, cây hoa trong lớp và ngoài sân Ăn ngủ -Cho trẻ xếp hàng vào rửa tay vào bàn ăn ngồi. -Cô chuẩn bị bàn ăn, thức ăn cho từng trẻ. -Giới thiệu tên món ăn -Giáo dục khi ăn không nói chuyện không làm rơi vãi thức ăn,ăn hết xuất. -Lau sàn nhà, trải chiếu .Nhắc cháu giờ ngủ không được nói chuyện , phải ngủ say giấc. Phòng ngủ thoáng mát, giảm ánh sáng bằng cách kéo rèm - Cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm diệu để đi vào giấc ngủ Hoạt Động Chiều *LQ vận động bò bằng bàn tay , cẳng chân 4-5 m. TCHT:Truyền tin *chơi tự do *Ôn số lượng 4, nhận biết chữ số 4 TCHT: Truyền tin *chơi tự do *ồn bài hát :Chào ngày mới TCHT: Truyền tin *chơi tự do Ôn tập:a,ă,â TCHT: Truyền tin *chơi tự do *Làm quen kí hiệu bàn chải và đồ dùng vệ sinh răng miệng TCHT: Truyền tin *chơi tự do Vệ sinh nêu gương Trả trẻ *Vệ sinh: Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay, lau mặt.lần lượt cho từng tổ làm vệ sinh.Cô bao quát, nhắc cháu rửa đúng thao tác không làm văng nước ra ngoài, nhận xét giờ vệ sinh. *Nêu gương: Cho cháu nhắc tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân mình, cho cháu nhận xét bạn, cô nhận xét và cho cháu cắm cờ, cô khuyến khích những cháu chưa được cờ, cuối tuần kết cờ tặng phiếu bé ngoan. * Trả trẻ : Nhắc trẻ chào cô và mọi người. Thứ hai ngày 14 tháng 09 năm 2015 LĨNH VỰC:PTNT HOẠT ĐỘNG:KPKH ĐỀ TÀI: MỘT SỐ ĐDĐC Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẨU: -Kiến thức: Trẻ biết quan sát để nhận ra các đồ dùng như bàn ghế , bảng và một số đồ chơi như bóng , ô tô , máy bay, gà vịt bằng nhựa của lớp(MT42) -Kỹ năng: Trẻ biết gọi đúng tên biết sử dụng và giữ gìn đồ chơi, đồ dùng của lớp cẩn thận -Thái độ: Giáo dục cháu khi chơi đồ chơi xong phải dọn dẹp cho gọn gàng * Lồng ghép : *Tích hợp: giáo dục TKNLHQ II/ CHUẨN BỊ : Đồ dùng của lớp được sắp xếp gọn gàng . Một số đồ dùng đồ chơi thật :như xe ô tô , bóng ,máy bay, thảm cỏ III/ TIẾN TRÌNH: Hoạt động 1: Ổn định , giới thiệu bài Cho lớp hát bài: Trường mẫu giáo yêu thương Bài hát nói về gì vậy các con ? (trường mẫu giáo) Giờ học hôm nay cô sẽ cho các cháu làm quen với một số đồ dùng đồ chơi của lớp mẫu giáo các cháu thích không ? Hoạt động 2 : Hương dẫn và truyền thụ kiến thức - Làm quen với một số đồ dùng đò chơi của lớp: - Hôm nay, lớp mình sau giờ ngủ trưa các con sẽ làm gì ( viết bài). Thế chúng ta ngồi ở đâu để viết bài (ngồi ghế ) - Muốn viết được bài các con để vở ở đâu viết? (trên bàn ) - À!các con viết bài nhanh,đẹp. giờ học thì biết giơ tay phát biểu khi cô thưởng con lá cờ con sẽ cắm ở đâu (bảng bé ngoan) - Cô tóm lại bàn ,ghế ,bảng là để học - Cô chỉ những cái kệ cho các cháu xem và nói :những cái kệ này dùng để đựng đồ dùng học, đồ chơi, sách, truyện của cháu .Còn cái giá này các cháu biết dùng để làm gì không(treo khăn) - Tích hợp LQVH:cho cháu đọc bài thơ : Của chung - Làm quen với 1 số đồ chơi của lớp - Trong lớp có những đồ chơi gì? - Cô mời cháu tìm đồ chơi trong lớp và hỏi tên ,màu sắc ,chất liệu - Cô tóm lại những đồ chơi này dùng để học trong giờ hoạt động vui chơi ,hoạt động ngoài trời ,vì vậy để đồ chơi được bền, thì các con phải giữ gìn cẩn thận,nhẹ tay,không ném,vứt đồ chơi.Khi chơi xong chúng ta phải xếp đồ chơi đúng chỗ và gọn gàng Hoạt động 3:luyện tập - Chơi : cô nói đặc điểm của đồ chơi,cháu lấy theo yêu cầu của cô Hoạt động 4: trò chơi củng cố “ Thi nói nhanh” -Cô nhắc luật chơi- cách chơi -Tổ chức cho cháu chơi. - Nhận xét tuyên dương *************************************** HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Mục đích yêu cầu. -Kiến thức: Trẻ quan sát và ghi nhớ được khung cảnh trong trường học của mình. - Kỹ năng:Trẻ nắm được luật chơi cách chơi và hứng thú chơi trò chơi. -Thái độ: Cháu không tranh dành đồ chơi của nhau. II.Chuẩn bị. - Sân bằng phẳng,rộng rãi,sạch sẽ,an toàn. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng,dễ vận động. - Vòng,bóng,phấn,giấy. III.Tiến trình. Hoạt động 1: -Cô và trẻ cùng đi dạo và quan sát khung cảnh trường. - các con thấy sân trường hôm nay có đẹp không? - Vì sao cháu thấy đẹp? - Các con quan sát xem sân trường hôm nay có gì lạ? - Vì sao sân trường lại được trang trí đẹp như vậy? - Để sân trường lúc nào cũng được đẹp như vậy các con phải làm gì? Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ - Cô giải thích cách chơi : “ Chia cháu thành 3 nhóm bằng nhau, xếp thành 3 hàng dọc, 3 cháu đầu hàng cầm cờ đặt 3 cái ghế cách cháu đứng đầu 2m . Khi có hiệu lệnh cháu đầu tiên chạy nhanh về phía ghế vòng qua ghế chạy về chuyển cờ cho bạn thứ 2 sau đó chạy về cuối hàng cháu thứ 2 tiếp tục cứ thế cho đến hết , nhóm nào về hết lượt trước nhóm đó thắng. - Luật chơi : Ai chưa vòng qua ghế hoặc chưa có cờ mà chạy là phạm luật không tính phải chạy lại. - Cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê - Luật chơi : Cháu làm dê phải kêu “be, be, be” để cho bạn đi bắt dễ định hướng. - Cách chơi : Cho cả lớp đứng thành vòng tròn . Mỗi lần chơi chọn 2 trẻ, một trẻ làm “dê”, một trẻ làm người bắt dê, cô bịt mắt cả 2 trẻ lại. Khi choi, cả 2trẻ cùng bò, trẻ làm “dê” vừa bò vừa kêu “be, be, be”. Còn trẻ kia phải chú ý lắng nghe để tìm bắt cho được “con dê”. Nếu bắt được “dê” là thắng cuộc sau đó chọn 2 trẻ khác . Trò chơi tiếp tục Hoạt động 3: - Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời. - Nhận xét tuyên dương. ************************************* HOẠT ĐỘNG GÓC **************************************** HOẠT ĐỘNG CHIỀU I.Mục đích yêu cầu: - Cháu thuộc bài hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát - Biết chơi trò chơi. II.Chuần bị: hệ thống câu hỏi, đàn và dụng cụ vđ III.Cách tiến hành: 1.HĐCMĐ: Ôn hát”Vườn trường mùa thu” - Cô hát lại giai điệu bài hát - Cho lớp hát lai - Tổ, cá nhân hát - Cho trẻ vận dộng theo giai điệu bài hát 2.TCHT: Hãy tìm đồ vật có dạng này - Cô nhắc luật chơi, cách chơi. - Cho cháu chơi. 3.Cháu chơi tự do: Cho cháu chơi ở các góc Cô quan sát và nhận xét các góc chơi ********************************************************** VỆ SINH – NÊU GƯƠNG-TRẢ TRẺ NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY: 1. Tình trạng sức khỏe : .. 2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ : 3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ : **************************************************** Thứ ba ngày 15 tháng 09 năm 2015 Lĩnh vực :PTTC Hoạt động:PTVĐ ĐỀ TÀI : BẬT XA 40-50CM I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Kiến thức:Trẻ thực hiện động tác bật xa bằng 2 chân(MT4) -Kĩ năng:Rèn cho trẻ kĩ năng bật -Thái độ:Giáo dục cháu chú ý khi bạn làm. * Lồng ghép : Âm nhạc *Tích hợp: GDDD II/ CHUẨN BỊ : Sân tập, nhạc TD, vạch chuẩn Gậy TD, mũ cáo, mũ thỏ. III/ TIẾN TRÌNH: Hoạt động 1: Ôn định- giới thiệu - Chơi con thỏ .Sau đó cô giới thiệu giờ học hôm nay cô sẽ dạy cho các cháu cách “Bật xa 40-50 cm”, các cháu thích không . Hoạt động 2: Khởi động - Đi vòng tròn đi các kiểu đi:đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bắng mép chân, đi thường, đi khom người, chạy chậm, chạy nhanh. -Xếp 3 hàng tập td Hoạt động 3: Trọng động * Bài tập phát triển chung Tay : đánh xoay tròn 2 cánh tay(2 lần 8 nhịp) Bụng : quay người sang 2 bên (2 lần 8 nhịp) Chân: đứng đưa 1 chân ra trước lên cao (4 lần 8 nhịp) Bật tách khép chân. (2 lần 8 nhịp) * Vận động cơ bản: Cô giới thiệu tên bài vận động Cô làm mẫu lần 1. Lần 2 cô hướng dẫn cách làm cho các cháu. “ Đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh bắt đầu 2 tay chìa ra phía sau rồi bật khi 2 chân chạm đất thì 2 tay vung ra trước mặt rồi về chổ. - Gọi cháu làm thử - Cho cả lớp thực hiện - Chia lớp thành từng nhóm bật( cô chú ý sửa sai) - Lớp thực hiện thi đua - Gọi cháu làm đẹp làm lại *Trò chơi “ Cáo và thỏ”. Cô giải thích - Luật chơi : Mỗi chú thỏ có 1 cái hang, thỏ phải nấp vào d9ng1 hang của mình.Chú thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt hoặc chạy chậm về hang của mình sẽ bị ra ngoài 1 lần chơi. - Cách chơi : Chọn 1 cháu làm cáo, ngồi rình ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng, cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có 1 trẻ làm chuồng.Trẻ làm chuồng chọn 1 chỗ đứng cho mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi.Trước khi chơi cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.Bắt đầu chơi các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy vừa đọc bài thơ : Trên bài cỏ Chú thỏ con Tìm rau ăn Rất vui vẻ Thỏ nhớ nhé Có cáo gian Đang rình đấy Thỏ nhớ nhé Chạy cho nhanh Kẻo cáo gian Tha đi Mất - Khi đọc hết bài thì các xuất hiện, cáo "gừm gừm" đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình.Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai chơi cho nhau. - Cháu chơi 3 lần. Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng. - Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục. - Nhận xét tuyên dương. ************************************************ LĨNH VỰC: PTTM HOẠT ĐỘNG: GDÂN ĐỀ TÀI: VƯỜN TRƯỜNG MÙA THU(Dạy hát) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kiến thức:Các cháu hát thuộc bài hát vườn trường mùa thu. (MT 136) - Kĩ năng:Cháu chơi được trò chơi.và thích nghe cô hát bài trống cơm dân ca quan họ - Thái độ:Giáo dục cháu yêu thiên nhiên đất nước, bảo vệ môi trường * Lồng ghép: Văn học *Tích hợp:BVMT II/CHUẨN BỊ : Cô hát chuẩn bài hát Cô nắm vững trò chơi và bài hát cháu nghe . III/ TIẾN TRÌNH : Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài - Cho cháu chơi trò chơi lá rụng Cô cho cháu xem bức tranh khung cảnh ở sân trường có cây xanh bóng mát .Sau đó hỏi các cháu xem bức tranh cô vẽ gì? (cháu nói ). Sau đó cô giới thiệu cô cũng có một bài hát rất hay nói về khung cảnh sân trường vào mùa thu có lá rơi, có chim hót, có bướm bay chập chờn ,có các bạn nhỏ vui chơi ca hát dưới mái trường thân yêu nữa nè.Qua bức tranh này cô muốn nhắc nhở các con phải biết yêu thiên nhiên như chăm sóc cây xanh, không hái hoa bẻ cành ,để cây xanh được tươi tốt cho ta bóng mát và một không khí trong lành, đồng thời các con khi ăn bánh hoặc uống sữa cũng không được vứt rác bừa bãi ,phải bỏ rác đúng nơi quy định các cháu nhớ chưa. Vậy giờ học hôm nay cô sẽ dạy cho các cháu hát bài vườn trường mùa thu nhé.các cháu thích không? Hoạt động 2: Dạy hát trọng tâm Cô hát cho cháu nghe lần 1, Tác giả: “Hoàng Văn Yến” Cô hát lần 2 nói nội dung bài hát. Bài hát cho chúng ta thấy vào mùa thu khung cảnh sân trường rất là đẹp, có những chú chim hót trên cành cây, có bướm bay chập chờn theo làn gió, và có cả các bạn nhỏ vui chơi múa hát dưới mái trường mến yêu của mình .Vậy bây giờ các con hãy hát theo cô nha Lớp hát theo cô từng câu 2 lần. Nhóm, Tổ hát theo cô từng câu Cá nhân hát từng câu theo cô Lớp hát lại cả bài cùng cô *chuyển đội hình cho cháu đứng dậy đi vòng tròn vừa đi vừa đọc bài thơ cô và mẹ, sau đó cho cháu ngồi vòng tròn chơi trò chơi Hoạt động 3 : Trò chơi âm nhạc: ai nhanh nhất Cô giải thích cách chơi:cô vẽ 3, hoặc 5 vòng tròn cách xa nhau gọi 4,5 cháu lên chơi cô quy định khi cô hát nhỏ chậm , các cháu đi ngoài vòng tròn .Khi cô hát nhanh các cháu chạy nhanh vào vòng tròn mỗi cháu một vòng khi trẻ chơi thành thạo , cô sẽ tăng số vòng tròn và tăng số trẻ chơi Cho cháu chơi (3,4 lần ) Nhận xét giờ chơi ,cho cháu đọc bài đồng daosau đó đến ngồi xung quanh nghe cô hát Hoạt động 4: Nghe hát bài: “Trống cơm” - Cô giới thiệu bài hát trống cơm thuộc dân ca quan họ. - Cô hát lần 1 tóm nội dung bài hát. Bài hát thuộc làn điệu dân ca quan họ cho ta thấy nơi đây có một cuộc sống bình yên êm ả ,qua từng điệu múa lời ca trong sáng , đồng thời giới thiệu nghề truyền thống làm trống cơm của vùng quê bắc bộ. - Lần 2 mở máy ca sĩ hát.cháu múa minh họa * Kết thúc: nhắc lại đề tài, giáo dục cháu cố gắng học thật giỏi để lớn lên xây dựng quê hương đất nước chúng ta càng thêm giàu đẹp. * Nhận xét tuyên dương ****************************************** HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I.Yêu cầu: - Cháu tìm hiểu khám phá về những thú vị của nam châm. Luyện kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại khi khám phá đặc tính của nam châm đó là hút các vật có hợp chất của sắt. -Biết chơi các trò chơi đúng luật. -Không tranh giành đồ chơi với bạn khi chơi. II.Chuẩn bị: -1 chiếc hộp để các vật là hợp chất của sắt, 1 hộp khác đựng các thứ không phải là hợp chất của sắt. -Một số vật bằng nhựa (vòng đeo tay, kéo, lược, đĩa nhỏ, và thìa nhựa) và bằng sắt (vòng đeo tay, kéo, lược, đĩa nhỏ và thìa) -Đồ dùng đồ chơi, nam châm.. -1 số đồ chơi ngoài trời và 1 số nguyên vật liệu thiên nhiên. III.Cách tiến hành: 1.Hoạt động có mục đích: Khám phá những điều thú vị của nam châm. - Cho trẻ xem và gọi tên những gì có trong hộp. Dành thời gian đủ để trẻ xem xét các thứ cũng như nhìn và cảm nhận sự khác biệt giữa chúng với nhau về màu sắc, độ nhẵn, hình dáng, công dụng - Sau đó, cho cháu xem các nam châm. Làm mẫu cho trẻ thấy các nam châm này có thể hút dính một số vật trong hộp. - Đưa cho mổi trẻ một nam châm và yêu cầu trẻ kiểm tra xem những vật nào nam châm có thể hút được. Khi nam châm của trẻ hút được một vật nào đó, hãy dừng lại một chút và bình luận về việc này, chẳng hạn như: “Nam châm của cháu hút được một chiếc thìa bằng sắt”. cũng nên nhận xét về các đồ vật mà khi trẻ đưa nam châm không thể hút được, như là: “nam châm của cháu không hút được cái lược bằng nhừa đó đâu”. - Khi sự hứng thú của trẻ đối với các đồ vật này giảm dần, khuyến khích trẻ tìm các thứ khác trong phòng mà nam châm hút được. Cho trẻ đủ thời gian thử nghiệm với những thứ có ở môi trường xung quanh. - Cô để chiếc hộp đựng các vật và nam châm vào góc khoa học của lớp để trẻ có thể tự khám phá. 2.Trò chơi: *Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ *Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê 3.Chơi tự do: -Chơi với một số vật liệu thiên nhiên đồ chơi ngoài trời. ********************************************************** HOẠT ĐỘNG GÓC ******************************************************* HOẠT ĐỘNG CHIỀU I.Yêu cầu: - Trẻ nhận biết được cách phân nhóm theo dấu hiệu - Biết làm vệ sinh sạch sẽ, chơi vui trò chơi học tập - Biết tự nhận xét khuyết điểm của mình, nhận xét về bạn II.Chuẩn bị: - Đồ dùng, đồ chơi. III.Cách tiến hành: 1. Trẻ biết cách phân nhóm các ĐD trong trường MN - Cho mỗi trẻ lên chọn các đồ dùng trong trường mình thích . Gọi tên, nói công dụng, chất liệu sau đó đặt vào rổ của tổ mình - Cho 3 nhóm cùng thực hiện phân các loại đồ dùng trên theo công dụng- chất liệu 2.Trò chơi: TCHT: Hãy tìm đồ vật có dạng này - Cô nhắc luật chơi, cách chơi. - Cho cháu chơi. 3.Chơi tự do -Cho cháu chơi ở các góc -Cô quan sát nhận xét cháu sau khi chơi ******************************************************* VỆ SINH – NÊU GƯƠNG-TRẢ TRẺ NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe : .. 2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ : 3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ : ********************************************************** Thứ tư ngày 16 tháng 09 năm 2015 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Làm quen chữ viết. Đề tài: LÀM QUEN O, Ô,Ơ. I/ Yêu cầu: KT:Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái o,ô,ơ(MT 62) KN:Trẻ so sánh , phân biệt được điểm giống và khác nhau của chữ o, ô ,ơ TĐ:Giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh môi trường phòng và lớp học, lau chùi sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. * Lồng ghép:BVMT * tích hợp: Âm nhạc II.Chuẩn bị: Tranh và từ “cô giáo ”, “ lá cờ”. Đồ dùng đồ chơi có chữ cái o,ô,ơ. Chữ cái rời. III.Tiến hành: * Hoạt động 1:Ôn định - Hát bài “ vui đến trường”. - Bài hát nói về điều gì?(yêu thích đến trường) -Trong lớp mình có những ai.(Cô giáo và các bạn) * Hoạt động 2. Truyền thụ kiến thức -Cho trẻ xem tranh cô giáo .Cả lớp đồng thanh. -Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con 1 chữ cái mới.Cô lấy chữ o trong băng từ. - Cô phát âm(3 lần). -Cả lớp, tổ, cá nhân phát âm. -Mời trẻ nhận xét chữ o.(có 1 nét cong tròn khép kín). -Cô tóm lại:Chữ o có 1 nét cong tròn khép kín.. - Cô giới thiệu các kiểu chữ o. -Trong băng từ “cô giáo” cô sẽ giới thiệu thêm chữ ô. - Cô phát âm(3 lần). -Cả lớp, tổ, cá n
File đính kèm:
- GA_16.doc