Kế hoạch lớp nhà trẻ - Tuần 3 - Chủ đề nhánh: Đồ dùng, đồ chơi bé thích

Trò chuyện về đồ dùng đồ cho mà trẻ thích -Trẻ biết tên,đặc điêm một số đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non

-Trẻ biết cách sử dụng,công dụng một số đồ dùng,đồ chơi trong trường lớp mầm non.

-Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng,đồ chơi,biết cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.

 - Một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp. -Cô tập trung trẻ,cô và trẻ cùng hát bài: “Em đi chơi đu”sau đó cô trò chuyện với trẻ:

* Trò chuyện về đồ chơi trong lớp:

+ Trong lớp có những đồ chơi gì?

+ Những đồ chơi làm bằng nguyên liệu gì ?

+ Hàng rào xây dng dùng để làm gì ?

+ Đồ chơi bác sỹ (nấu ăn) chơi như thế nào?

* Trò chuyện về đồ dùng học tập trong lớp:

+ Trong lớp có những đồ dùng học tập gì?

+ Những đồ dùng học tập được để ở góc nào?

+ Bút chì dùng để làm gì?

+ Bút màu dùng để làm gì? Dùng như thế nào?

+Kéo sử dụng để làm gì?

+ Đất nặn dùng để làm gì?

+ Vở dùng để làm gì?

* Trò chuyện về ý thức giữ gìn đồ chơi của trẻ:

+ Để đồ chơi được bền và đẹp thì các con phải thế nào?

+ Khi chơi đồ chơi cùng các bạn con phải thế nào?

Kết hợp giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng,đồ chơi,biết cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi,biết nhường nhịn bạn khi chơi.

 Chuyển hoạt động

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lớp nhà trẻ - Tuần 3 - Chủ đề nhánh: Đồ dùng, đồ chơi bé thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 3:Chủ đề nhánh: “Đồ dùng,đồ chơi bé thích”
Thực hiện từ ngày 14-18 tháng 09 năm 2015
Hoạt động
THỨ HAI
Ngày 14/9/15
Đồ chơi bé thích
THỨ BA
Ngày 15/9/15
Bé thích thể thao
THỨ TƯ
Ngày 16/9/2015
Bé chơi đu
THỨ NĂM
Ngày 17/9/2015
Ai thông minh
THỨ SÁU
Ngày 18/9/15
Bé yêu thơ
Đón trẻ
-Trò chuyện đồ dùng đồ chơi bé thích
Thể dục sáng
Tập theo nhạc bài: Trường chúng cháu đây là trường mầm non.
Hoạt động có chủ đích
Phát triển nhận thức
Khám phá xã hội
Khám phá đồ chơi bằng giấy
(Chỉ số 23)
Phát triển thể chất
Thể dục
Tung bóng,bắt bóng
(Chỉ số 31)
Phát triển thẩm mĩ
Âm nhạc
Hát-VĐ:Đu quay
Nghe hát:Đi học
TC: Thi ai nhanh
Phát triển nhận thức
LQVT
Tách, gộp trong phạm vi 3
Phát triển ngôn ngữ
VH
Thơ: Làm đồ chơi
Hoạt động góc
Góc phân vai: Gia đình,Cửa hàng bán đồ dùng đồ chơi
Góc xây dựng: Trường mầm non
Góc học tập: Tô-viết chữ cái o,ô,ơ
Góc nghệ thuật: Vẽ,tô màu đồ dùng đồ chơi
Góc thiên nhiên: Thả vật chìm nổi-chăm sóc cây (BVMT)
Hoạt động ngoài trời
-Tạo đồ chơi bằng giấy tặng bạn
-TC: Kết bạn
-Quan sát đồ dùng,đồ chơi trong lớp
-TCDG: Chạy tiếp bón
- Làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu
- TCDG: Dung dăng dung dẻ
- Sưu tầm tranh ảnh đồ dùng đồ chơi làm Abum
- Thực hành lau dọn góc chơi
-TC: Tạo dáng các chữ cái.
Hoạt động chiều
SH chuyên môn
Tạo hìnhVẽ trang trí hình Vuông
Luyện thêm
Tập tô-viết chữ
O,Ô,Ơ
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ
	Chủ đề nhánh: “Đồ dùng,đồ chơi bé thích”
Thực hiện từ ngày 14-18 tháng 9 năm 2015
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Trò chuyện về đồ dùng đồ cho mà trẻ thích
-Trẻ biết tên,đặc điêm một số đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non
-Trẻ biết cách sử dụng,công dụng một số đồ dùng,đồ chơi trong trường lớp mầm non.
-Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng,đồ chơi,biết cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
- Một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
-Cô tập trung trẻ,cô và trẻ cùng hát bài: “Em đi chơi đu”sau đó cô trò chuyện với trẻ:
* Trò chuyện về đồ chơi trong lớp:
+ Trong lớp có những đồ chơi gì?
+ Những đồ chơi làm bằng nguyên liệu gì ?
+ Hàng rào xây dng dùng để làm gì ?
+ Đồ chơi bác sỹ (nấu ăn) chơi như thế nào?
* Trò chuyện về đồ dùng học tập trong lớp:
+ Trong lớp có những đồ dùng học tập gì?
+ Những đồ dùng học tập được để ở góc nào?
+ Bút chì dùng để làm gì?
+ Bút màu dùng để làm gì? Dùng như thế nào?
+Kéo sử dụng để làm gì?
+ Đất nặn dùng để làm gì?
+ Vở dùng để làm gì?
* Trò chuyện về ý thức giữ gìn đồ chơi của trẻ:
+ Để đồ chơi được bền và đẹp thì các con phải thế nào?
+ Khi chơi đồ chơi cùng các bạn con phải thế nào?
Kết hợp giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng,đồ chơi,biết cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi,biết nhường nhịn bạn khi chơi.
 Chuyển hoạt động
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG
CHỦ ĐỀ: “Đồ dùng,đồ chơi bé thích” 
Thực hiên từ ngày 14-18/ 9/2015
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Tập theo nhạc bài: Trường chúng cháu là trường mầm non.
- Trẻ tập các động tác phối hợp nhịp nhàng,đều đặn theo nhạc.
- Trẻ tập đúng và đều các động tác trong BTPTC.
- Giáo dục trẻ biết tác dụng của việc luyện tập thể dục, trẻ hứng thú tích cực vận động cùng cô và các bạn, có ý thức tổ chức kỉ luật khi tập.
- Trống lắc
- máy nghe nhạc,băng đĩa có bài hát.
Hoạt động 1:Khởi động.
Trẻ nghe nhạc đi vòng tròn, đi bình thường xen kẻ đi bằng mũi chân,gót chân, cạnh ngoài bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh.
- Trẻ chuyển đội hình hàng ngang, theo tôt, dãn cách hàng để tập.
Hoạt động 2: Trọng động.
- Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác theo bài: “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
+ Động tác vươn thở:Thổi bóng ( 4l )
+ Động tác tay: Hai tay đưa trước lên cao (2lx8n )
+ Động tác chân: Nồi khụy gối, tay đưa lên cao ra trước ( 2lx8n )
+ Động tác bụng: Cúi gập người về trước (2lx8n )
+ Động tác bật nhảy: Bật tách chân khép chân tại chổ ( 2lx8n )
- Cho trẻ tập 2 lần, chú ú bao quát trẻ thực hiện, hướng dẫn trẻ tập đúng động tác.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cô cho trẻ làm động tác hái hoa, động viên trẻ hít thở nhẹ nhàng.
- Điểm danh theo từng tổ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh: “Đồ dùng,đồ chơi bé thích”
Thực hiện từ ngày 14-18/ 9/2015
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Góc phân vai 
- Cô giáo
- Gia đình
-Cửa hàng bán đồ dùng,đồ chơi.
-Trẻ tham gia chơi và thể hiện được các hành động phù hợp với vai chơi: Bố,mẹ,người bán hàng.
- Trẻ tự phân vai trong nhóm chơi,biết chơi cùng nhau,biết thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi.
- Trẻ phát triển khả năng giao tiếp,ứng xử cho trẻ.
- Trẻ biết nhường nhịn,giúp đỡ bạn trong khi chơi.
- Một số đồ chơi gia đình:xoong,
chão, muỗng,đĩa
- Một số đồ chơi bán hàngThước,vở,sách, bút
- Trẻ tự phân vai chơi,hợp tác,thỏa thuận các vai chơi như: Mẹ đi chợ nấu ăn,con giúp mẹ làm việc nhà.Qua đó tạo mối quan hệ trong vai chơi.
- Cô tham gia chơi cùng trẻ dẫn dắt trẻ liên kết các góc chơi,nhắc nhở trẻ thể hiện hành động phù hợp với vai chơi.
Góc xây dựng
- Xây dựng trường mầm non
-Trẻ biết sử dụng các nguyên vạt liệu khác nhau để xây trường mầm non
- Rèn kỹ năng xây đường cong,sắp xếp bố cục hợp lí,phát triển trí tưởng tượng,óc sáng tạo cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn,phối hợp với bạn hoàn thành sản phẩm,biết lấy và cất đồ dùng,đồ chơi đúng nơi qui định.
- Khối gỗ,cây xanh,thảm cỏ,hàng rào,hoa các loại
- Xích đu,cầu tuột,bập bênh
- Cô hỏi trẻ về ý đồ xây dựng,hướng dẫn trẻ xây trường mầm non.
- Giaos dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi cẩn thận.Khi chơi biết nhường nhịn bạn,không tranh giành đồ dùng,đồ chơi.
Góc học tập
Tô-viết chữ cái O,Ô,Ơ
- Trẻ biết cách cầm bút và tô đúng qui cách chữ cái o,ô,ơ.
- Rèn kỹ năng tô đường
nét chính xác bằng đôi tay của mình.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập sạch đẹp.
- Bàn,ghế,vở tập tô,bút chì
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút,tư thế ngồi .
- Cô gợi ý cho trẻ tô chữ cái đúng quy trình.
- Cô nhắc nhỡ động viên trẻ thích thú trong học tập.
Góc nghệ thuật
Vẽ,tô màu đồ dùng,đồ chơi
- Trẻ biết vẽ-tô màu đồ dùng,đồ chơi.
- Trẻ biết hợp tác,chia sẽ cùng chơi với bạn.
- Trẻ biết sử dụng màu thích hợp.
- Tranh ảnh chủ điểm,giấy A4,sáp màu
- Cô hướng dẫn,nhắc nhỡ trẻ các kỹ năng vẽ,tô màu một số đồ dùng,đồ chơi.
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát lớp xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
Góc thiên nhiên
Thả vật nổi,vật chìm và chăm sóc cây.
- Trẻ biết phối hợp cùng bạn chăm sóc cây.
- Trẻ biết được tính chất của một số sự vật hiện tượng xung quanh như nặng,nhẹ,chìm,nổi
- Bình tưới
- Một số đồ chơi trong góc: chai,lọ,cát, sỏi
- Cô hướng dẫn trẻ tưới nước và châm sóc cây.
- Cô cho trẻ tham gia làm thử nghiệm thả vật chìm nooirvaf nhận xét vạt nào chìm,vật nào nổi.
Chuyển hoạt động
Đánh giá cuối ngày
NGÀY THỨ NHẤT: ĐỒ CHƠI BÉ THÍCH
Thứ hai ngày 14 tháng 09 năm 2015
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển nhận thức
Khám phá đồ chơi bằng giấy
- Kiến thức:Trẻ biết tên gọi, màu sắc,hình dạng,chất liệu của một số đồ chơi bằng giấy.
+ Trẻ biết công dụng của những hộp giấy.
- Kỹ năng:
+ Rèn cho khả năng quan sát, khám phá, tìm hiểu các sự vật hiện tượng xung quanh.
+ Trẻ tạo được các đồ chơi khác nhau từ những hộp giấy.
- Thái độ: Trẻ biết giữ gìn đồ chơi bằng giấy,biết nhường nhịn nhau khi chơi.
- Một số đồ chơi bằng giấy.
- Các loại hộp giấy
-Hồ dán,
giấy màu,
sáp màu.
Ôn định,đẫn dắt:Hát:Trường chúng cháu là trường mầm non. 
 Hoạt động 1:Khám phá đồ chơi bằng giấy.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp các đồ chơi làm từ hộp giấy.
- Cho trẻ khám phá xem những đồ chơi bằng giấy và hỏi trẻ:
+ Những đồ chơi đó làm từ nguyên liệu gì?
+ Làm từ những hộp giấy có dạng hình gì?
+ Làm như thế nào?
Cô cho trẻ làm thí nghiệm:Bỏ hộp giấy vào chậu nước và hỏi trẻ:
+ Chuyện gì xảy ra?
+ Khi chơi đồ chơi bàng giấy các con phải chú ý điều gì?
- Kết hợp giáo dục trẻ:Không tạt nước vào đồ chơi bằng giấy,không tranh giành đồ chơi với bạn,biết cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
Hoạt động 2:Làm đồ chơi khác nhau từ hộp giấy.
- Cô hướng daanxtrer làm đồ chơi khác nhau từ hộp giấy:Bồi giấy làm quả bóng,làm cặp sách,làm ngôi nhà,xe ô tô
- Trong quá trình trẻ làm cô động viên,khuyến khích trẻ thực hiện tích cực 
 Chuyển hoạt động
HOẠT ĐỘNG
 YÊU CẦU
 CHUẨN BỊ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐNT
TRÒ CHƠI BỊT BỊTMẮT MẮT ĐẬP BÓNG
 -Trò chơi rèn luyện khả năng định hướng trong không gian và sự nhạy cảm của trẻ.
- 02 dây bóng bay. Mỗi dây 6 quả
- 02 dùi đập bóng
- Vạch mốc
* TCDG: BỊT MẮT ĐẬP BÓNG
-Luật chơi: Mỗi trẻ được đập một lần, mỗi quả bóng vỡ được tính 1 điểm, Đập 2 lần là phạm luật, đập trúng bóng nhưng bóng không vỡ không được tính.
- Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội có số lượng bằng nhau đứng thành 2 hàng dọc
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng trước vạch giới hạn khoảng cách, cho trẻ giơ tay định hướng vị trí bóng, sau đó bịt mắt lại. 
- Thực hiện: Khi trọng tài hô bắt đầu thì trẻ đứng tại chỗ giữ nguyên tư thế và đập bóng, nếu đập trúng quả bóng, bóng bị vỡ thì được tính 1 điểm, đội nào đập được nhiều quả bóng vỡ hơn đội đó thắng.
‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ¦ X (Bóng)
‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ¦ X (Bóng)
* Nêu gương cuối ngày.
- Cô gợi ý hỏi trẻ:Hôm nay học gì?
Ai thấy mình ngoan? Vì sao?
Ai chưa ngoan? Vì sao?
- Cô nhận xét chung.
- Cô động viên cháu chưa ngoan.
- Cô cho những cháu ngoan lên cấm cờ.
Đánh giá cuối ngày.
NGÀY THỨ HAI: BÉ YÊU QUẢ BÓNG MÀU
Thứ ba ngày 15 tháng 09 năm 2015
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Phát triển thể chất
Bé chơi với bóng:Tung bóng,bắt bóng.
+ Kiến thức:
- Trẻ biết đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, biết dãn cách hàng phù hợp.
- Trẻ biết tung và bắt bóng.
+ Kỹ năng:
- Trẻ tập các động tác phối hợp nhịp nhàng, đều đặng theo nhịp.
- Trẻ thực hiện tung và bắt bóng chính xác,nhịp nhàng.
+ Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết tác dụng của việc luyện tập thể dục, trẻ hứng thú tích cực vận động cùng cô và các bạn, có ý thức tổ chức kỉ luật khi tập.
- Sân tập sạch sẽ,trống lắc,2 quả bóng
Hoạt động 1:Khởi động-BTPTC
- Cô dùng trống lắc và lời nói tập trung trẻ.
-Trẻ đi vòng tròn bình thường kết hợp đi các kiểu chân
- Trẻ chuyển đội hình 3 hàng ngang theo tổ, dãn cách đều
- Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác theo bài hát “trường chúng cháu là trường mầm non”,động tác tay tăng lên 4lx8n.
- Trong quá trình trẻ tập, cô chú ý bao quát trẻ thực hiện, hướng dẫn trẻ tập đúng động tác.
Hoạt động 2:VĐCB:Tung bắt bóng.
-Cô giới thiệu tên VĐCB
- Cô làm mẫu toàn phần 1 lần.
- Lần 2 cô làm mẫu kết hợp giải thích trình tự thực hiện,kĩ thuật vận động.`
- Cô mời 2 trẻ lên thực hiện tung bóng và bắt bóng.
- Tổ chức cho trẻ thực hiện theo từng nhóm,trẻ cầm bóng tung cho các bạn trong nhóm,các bạn khác bắt bóng bằng 2 tay.
*CTVĐ:Lăn bóng.
- Cô giới thiệu trò chơi vận động.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần,động viên trẻ chơi tích cực.
Hoat động 3:Hồi tĩnh
Cô cho trẻ làm động tác:hái hoa,động viên trẻ hít thở nhẹ nhàng
 Chuển hoạt động
CHIỀU NGÀY THỨ HAI: NHÀ BÉ LÀM HỌA SĨ
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2015
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ DÍCH
Phát triển thẫm mĩ.
Vẽ trang trí hình vuong
+ Kiến thức:
Trẻ thực hiện được những nét vẽ cơ bản để tạo thành hình vuông.
- Trẻ biết dùng màu tô thích hợp với trang trí hình vuông
+Kỹ năng:Trẻ ngồi đúng tư thế biết cách cầm bút, biết vẽ những nét cơ bản
Vận động nhịp nhàng cơ tay 
 +Thái độ:GD trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
 Giấy A4, búp chì, sáp màu, bàn ghế dúng qui cách
Tích hợp: Âm nhạc: cả nhà thương nhau, đố bạn
Văn học: Em yêu nhà em 
ATGT: Trẻ đi đúng luật lệ giao thông
ổn định.dẫn dắt* hát: Cả nhà thương nhau.
- Cô đàm thọai với trẻ về nội dung bài hát.
 Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại. 
- Cô giới thiệu với trẻ và cho trẻ gọi tên bức tranh trẻ biết.
- Cho trẻ quan sát và nêu nhận xét tranh trang trí hình vuông.
* Cô làm mẫu.Cô vừa làm vừa giới thiệu cách thực hiện:Tay phải cầm bút,tay trái đè vỡ, khi vẽ tạo những nét thẳng ngang dọc để tạo các hoa văn trang trí hình vuông cho đẹp.
- Cô gợi hỏi lại trẻ kể về các kỹ năng vẽ
- Cô gợi trẻ nêu cách cầm bút vẽ theo đường thẳng, cách tô màu
Hoạt động 2:Trẻ thực hiện.
- Trẻ đọc thơ: Em yêu nhà em
- Cô cho trẻ về nhóm khởi động tay cùng ngồi vào bàn thực hiên vẽ ngôi nhà.
- Cô gợi ý, nhắc nhở trẻ cách sử dụng màu tô.
Cô theo dõi ,động viên trẻ thực hiện.
- Gợi ý trẻ lựa chọn màu phù hợp theo ý thích của trẻ.
Hoạt động 3:trưng bày,nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ trưng bày và cả lớp quan sát,nhận xét.
- Cô gợi hỏi:Con thích tranh nào?Vì sao con thích.?
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ về nhóm thu dọn gọn gàng sạch sẽ.
* Kết thúc: cho trẻ hát bài “ đố bạn”
 Chuyển hoạt động
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 HĐNT
- Làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu
- TCDG:bịt mắt đập bóng
Trẻ làm được đồ chơi bằng nguyên liệu.
- GD trẻ giữ gìn vệ sinh trường lớp.
Một số nguyên vật liệu 
* Làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu.
- Cô cho trẻ quan sát một số đồ chơi bằng các nguyên vật liệu khác nhau.
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát bằng từ nguyên vật liệu như:Vỏ chai, lọ,hộp giấy.
-Cô hướng dẫn trẻ làm theo tổ.
* TC:Bịt mắt đập bóng.
- Cô giới thiệu nội dung trò chơi cho trẻ nắm.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Nêu gương cuối ngày.
- Cô gợi ý hỏi trẻ hôm nay đã được tham gia những hoạt động nào?
- Ai thấy mình ngoan?Vì sao?Ai chưa ngoan?Vì sao?
- Cô nhận xét chung kết hợp GD trẻ,cho trẻ cấm cờ.
- Cô nhắc nhở động viên những trẻ chưa ngoan.
Đánh giá cuối ngày
NGÀY THỨ BA: BÉ CHƠI ĐU
Thứ tư ngày 16 tháng 09 năm 2015
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Phát triển thẫm mĩ
- Hát-VĐ:Đu quay
- Nghe hát: Đi học
- Trò chơi: Thi ai nhanh
* kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên bài hát,tên tác giả,hiểu được nội dung chính của bài hát.
- Trẻ nhớ được các động tácVĐ minh họa và VĐ phù hợp với nhịp điệu âm nhạc.
- Trẻ nắm được cách chơi ,luật chơi.
* kĩ năng:
- Trẻ hát đúng giai điệu của bài hát.
- Trẻ tham gia hát,vận độngminh họa nhịp nhàng theo bài hát.
- Phản ứng nhanh nhạy khi tham gia trò chơi.
 * Thái độ:
- Biết thể hiện niềm vui khi được đến trường.
- Giáo dục trẻ biết yêu cô và các bạn giữ gìn vệ sinh trường lớp.
Cô thuộc lời cả hai bài hát.
* Ôn định,dẫn dắt: Cô đưa ra câu đố.Trẻ giải được câu đố.
 + Hát-VĐ:Đu quay.
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát vài lược.Cô đàm thoại gợi ý cho trẻ nhớ tên tác giả,tên bài hát và nội dung chính của bài hát.
- Cô hát kết hợp VĐ minh họa cho trẻ xem baì hát một lần kết hợp giải thích cách VĐ theo từng câu.Sau đó cô cho trẻ vận động minh họa toàn bài một lần.
+ Nghe hát:Đi học.
- Cô hát diễn cảm 1 lần.
- Tóm tắt nội dung: Bài nói về cảnh vật xung quanh hai bên đường đến trường của bé rất sinh động.
+ Hát-VĐ:Đu quay.
- Cô cho trẻ hát-VĐ minh họa dưới hình thức nhóm tổ,cá nhân,động viên,khuyến khích và sửa sai cho trẻ.
+ Nghe hát:Đi học.
- Lần 2 cô hát lại cho trẻ nghe kết hợp múa minh họa.Khuyến khích động viên trẻ múa theo cô.
+ Trò chơi:Thi ai nhanh
- Cô phổ biến cách chơi,luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Chuyển hoạt động
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 HĐNT
- Làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu
- TCDG:bịt mắt đập bóng
Trẻ làm được đồ chơi bằng nguyên liệu.
- GD trẻ giữ gìn vệ sinh trường lớp.
Một số nguyên vật liệu 
* Làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu.
- Cô cho trẻ quan sát một số đồ chơi bằng các nguyên vật liệu khác nhau.
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát bằng từ nguyên vật liệu như:Vỏ chai, lọ,hộp giấy.
-Cô hướng dẫn trẻ làm theo tổ.
* TC:Bịt mắt đập bóng.
- Cô giới thiệu nội dung trò chơi cho trẻ nắm.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Nêu gương cuối ngày.
- Cô gợi ý hỏi trẻ hôm nay đã được tham gia những hoạt động nào?
- Ai thấy mình ngoan?Vì sao?Ai chưa ngoan?Vì sao?
- Cô nhận xét chung kết hợp GD trẻ,cho trẻ cấm cờ.
- Cô nhắc nhở động viên những trẻ chưa ngoan.
Đánh giá cuối ngày
NGÀY THỨ TƯ: BÉ CHƠI ĐỒ CHƠI GÌ?
Thứ năm ngày 17 tháng 09 năm 2015
HOẠT ĐỘNG
 YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Phát triển nhận thức
Tách, gộp trong phạm vi 3
- Kiến thức:Trẻ nhận biết số lượng 3 và chữ số 3 tách gộp trong phạm vi 3.
- Kỹ năng:Trẻ có kỹ năng đếm,thao tác tren đồ vật.
Phát triển ngôn ngữ toán học cho trẻ.
- Thái độ:Trẻ tích cực học tập,tham gia chia sẽ cùng bạn và được thao tác trên đồ vật.
Mỗi trẻ có 1 cuốn sổ làm quen với toán 
Thẻ chữ số 3.
Mỗi trẻ 1 dây kẽm
ổn định dẫn dắt:* Đọc thơ: Cô và mẹ.
 - Cho trẻ vỗ tay có số lượng 3.
Hoạt dộng 1:Ôn số lượng từ 1-3.
 Cho trẻ đi đến cửa hàng bán lồng đèn,bánh trung thu và chọn mua loại trẻ thích
- Thơ: Trăng ơi từ đâu đến.
Hoạt động 2: ôn số lượng 1-3
- Cho trẻ đi về chỗ.Cho trẻ trả lời theo câu hỏi gợi ý của cô.
-Cô cho trẻ lấy bánh ra xếp.Cô gợi hỏi trẻ.
+ Con có bao nhiêu cái bánh?(cô nhắc trẻ xếp từ phải sang trái)
+ Cho trẻ bớt di,thêm vào trong phạm vi 3.Đặt số tương ứng.
- Cô giới thiệu chữ số 3Trẻ đọc chữ số.Cho tổ,nhóm,cá nhân phát âm.
- Cô cho trẻ tri giác chữ số 3 và cho trẻ nói các nét tạo thành số 3
* Cho trẻ khoanh các quả bóng thành 2 nhóm theo ý thích
* Đếm số lượng quả bóng ở mổi nhóm và nối chữ số thích hợp
* Đếm số lượng quả bóng ở cả hai nhóm và tô màu vòng tròn có chữ số tương ứng ứng.
Hoạt động 3:Luyện tập.
*Cho trẻ tìm xung quanh lớp các nhóm có số lượng 3
* Cô cho trẻ tạo chữ số 3 bằng dây kẽm.
+ Trò chơi: Kết bạn
*Cô cho trẻ nhận xét.
- Cô bao quát lớp và động viên trẻ tham gia trò chơi.
* Gíao dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ,chú ý chơi cùng bạn.
Chuyển hoạt động
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 HĐNT
Sưu tầm dồ dùng đồ
 chơi làm Abum.
Trò chơi:bịt mắt đập 
bóng
Trẻ tìm đúng tranh ảnh đồ dùng,đồ chơi để làm Abum.
Giáo ducjkhi làm phải cẩn thận,không đùa giỡn nhau, biết giữ gìn vệ sinh lớp sạch đẹp.
Trẻ nắm được cách chơi và tham gia chơi tích cực.
Kéo,hồ dán,tranh ảnh trẻ sưu tầm
Sưu tầm đồ dùng đồ chơi làm Abum.
- Trẻ đem tranh ảnh đồ dùng,đồ chơi mà trẻ sưu tầm đươc.Cô hướng daanxtrer tìm và dùng kéo để cắt lấy tranh ra và dán vào quyển vở Abum
- Trẻ thực hiện đúng từng thao tác cầm kéo,phết hồ, dán hình
- Cô cho trẻ thực hiện.
* Trò chơi:Bịt mắt đập bóng.
- Cô nêu cách chơi,luật chơi cho trẻ nắm
- Cô tổ chức cho trẻ chơi vài lượt 
- cô quan sát khi trẻ thực hiện trò chơi.
* Nêu gương cuối ngày.
Cô cho trẻ tự nhận xét về bản thân,về các bạn qua việc trẻ tham gia các hoạt động trong ngày.
Tổ chức cho trẻ cắm cờ.Két hợp giáo dục,nhắc nhở trẻ.
Đánh giá cuối ngày
NGÀY THỨ NĂM: BÉ YÊU THƠ
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2015
HOẠT ĐỘNG
 YÊU CÀU
 CHUẨN BỊ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ DÍCH
Phát triển ngôn ngữ
- Thơ: Làm đồ chơi
+ Kiến thức:
 - Trẻ nhớ tên tác giả, tên bài thơ
- Trẻ thuộc bài thơ, nhớ được nội dung bài thơ.
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
+Kỹ năng:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, rõ ràng và thể hiện được ngữ điệu êm dịu khi đọc thơ, trẻ phát triển ngôn ngữ khi đọc thơ.
 +Thái độ: Qua nội dung bài thơ trẻ biết tự làm đồ chơi mà bé thích.
- Trống lắc, tranh minh họa.
Ônr định dẫn dắt* hát: Cháu yêu bà
- Cô đàm thọa với trẻ về nội dung bài hát.
 * Hoạt động 1: Nghe đọc thơ và đàm thoại về nội dung bài thơ.
- Cô đọc thơ lần 1 cho trẻ nghe.
 - Tóm tắt nội dung bài thơ: tóm nội dung bài thơ.
- Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh thơ chữ to.
- Cô gợi ý cho trẻ khai thác nội dung tranh và tìm chữ cái đã biết.
+ Đọc thơ kết hợp đàm thoại:
- Trong bài thơ nói đến bàn tay bé như thế nào?
- Cô dặn em làm gì?
- Làm đồ chơi phải như thế nào ?Vì sao?
- Làm đồ chơi cẩn thận để làm gì? 
Hoạt động 2: Đọc thơ.
- Cô hướng dẫn trẻ đọc thơ bằng nhiều hình thức như: Đọc cả lớp, từng tổ, nhóm, cá nhân theo yêu cầu của cô.
- Động viên trẻ đọc thơ diển cảm,thể hiện được ngữ điệu của từng khổ thơ.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
 Chuyển hoạt động
 CHIỀU NGÀY THỨ NĂM: CHỮ CÁI NGỘ NGĨNH
Thứ sáu ngày 18 tháng 09 năm 2015
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển ngôn ngữ
Tập tô- viết chữ O,Ô,Ơ
+ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết chữ cái O,Ô,Ơ
- Trẻ biết cách 

File đính kèm:

  • docTUẦN 3 chủ đề trường MN-TT.doc
Giáo Án Liên Quan