Kế hoạch soạn giảng lớp Lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Nước - Đề tài: truyện “giọt nước tí xíu”
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện
- Trẻ kể được tên các nhân vật trong truyện
- Trẻ biết được quá trình tạo ra mưa
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát để trả lời được các câu hỏi của cô
- Trẻ kể chuyện diễn cảm, thể hiện được giọng điệu của các nhân vật
- Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ
3. Giáo dục
- Trẻ biết lợi ích của nước đối với con người, động vật, thực vật.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ) Hoạt động học: LQTPVH Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên Chủ đề nhánh: Nước Đề tài: truyện “ giọt nước tí xíu” Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ Thời gian: 25 – 30 phút Người dạy: Nhóm 2, lớp SPMN 40B I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên truyện - Trẻ kể được tên các nhân vật trong truyện - Trẻ biết được quá trình tạo ra mưa 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát để trả lời được các câu hỏi của cô - Trẻ kể chuyện diễn cảm, thể hiện được giọng điệu của các nhân vật - Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ 3. Giáo dục - Trẻ biết lợi ích của nước đối với con người, động vật, thực vật. - Trẻ có ý thức tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường nước. - Trẻ hứng thú với hình ảnh của truyện và tích cực tham gia vào các hoạt động II.Chuẩn bị -Giáo án truyện “ Giọt nước tí xíu” - Slide truyện “ Giọt nước tí xíu”. - trò chơi: “ Đóng vai”, “ Ai nhanh hơn”. - Đồ dùng: Mũ ông mặt trời, mũ giọt nước, hình ảnh các hiện tượng tự nhiên III. Tiến trình hoạt động 1. Hoạt động mở đầu - Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa vơi” - Trong bài thơ có nhắc đến hiện tượng gì? - Muốn cho cây tươi tốt thì chúng ta phải làm gì? - Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu quá trình tạo ra mưa như thế nào? Qua câu chuyện “ Giọt nước tí xíu” của tác giả Nguyễn Linh. 2. Hoạt động trọng tâm a. Hoạt động 1: Cô kể chuyện - Lần 1: Cô kể diễn cảm, kết hợp cử chỉ, điệu bộ + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? -Lần 2: Cô kể kết hợp slide * Đàm thoại + Quê của tí xíu ở đâu? + Anh em của tí xíu rất đông, họ ở những nơi nào? + Ai đã rủ tí xíu đi chơi? + Ông mặt trời đã nói gì với tí xíu? + Giọng nói của ông mặt trời như thế nào? + Tí xíu đã nói gì với mẹ biển cả? + Khi cơn gió thổi tới, tí xíu đã reo lên như thế nào? + Khi những giọt nước rơi xuống đó là hiện tượng gì? + Các con có biết nước dùng để làm gì không? * Giáo dục: Phải trải qua nhiều quá trình mới có thể tạo ra được những giọt nước rơi xuống để tưới cho cây cối tốt tươi, và nước sinh hoạt cho chúng ta, vì vậy các con phải biết tiết kiệm khi sử dụng nước, không vứt rác xuống nước, phải vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn và bảo vệ môi trường nước nhé. * Trò chơi vận động: “Ai nhanh hơn”. + Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai đội và xếp thành 2 hàng dọc. đội 1 sẽ tìm hình ảnh ông mặt trời, đội 2 tìm hình ảnh giọt nước. Khi cô hô trò chơi bắt đầu thì hai đội sẽ chạy lên chỗ rỗ đựng các hình ảnh và tìm đúng hình ảnh của đội mình, sau khi tìm được hình ảnh trẻ sẽ dán ảnh lên phông tranh cô đã chuẩn bị sẵn trên tường rồi chạy về hàng của mình để bạn tiếp theo chạy lên tìm ảnh, đến khi cô hô hết giờ thì hai đội sẽ dừng chơi. + Luật chơi: Đội nào dán được nhiều và đúng hình ảnh thì đội đó sẽ chiến thắng, đội thua cuộc sẽ bị phạt đi như con vịt. - Lần 3: Cô kể trích đoạn, giảng nội dung, từ khó + “Từ đầu ở cả dưới đất”: tí xíu là một giọt nước, anh em nhà tí xíu rất đông và ở rất nhiều nơi + Từ “ Một buổi sángcon sẽ trở về”: tí xíu đang chơi đùa với các bạn thì ông mặt trời tới rủ tí xíu đi chơi + Từ “ Tí xíu từ từ bay lênmát quá”: tí xíu từ giọt nước biến thành hơi rồi bay đi chơi với ông mặt trời + Từ “ Tí xíu và các bạncơn dông bắt đầu”: Khi trời lạnh Tí xíu và các bạn đã biến trở lại thành những giọt nước liti rơi xuống đất thành một cơn mưa *Giảng từ khó + “Tí xíu”: là rất bé nhỏ, tí tẹo mà xinh xắn + “ Tiếng gió thổi ào ào”: là gió thổi mạnh và nhanh b. Hoạt động 2: Cô dạy trẻ kể chuyện - Cho trẻ kể lại nội dung câu chuyện ( 2-3 lần) - Cô động viên, khuyến khích trẻ kể rõ ràng, diễn cảm c. Hoạt động 3: Trò chơi văn học * Trò chơi: “ Đóng vai” + Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành hình chữ U. cô sẽ đóng vai ông mặt trời, còn các trẻ đóng vai giọt nước, cô và trẻ sẽ đàm thoại theo lời thoại trong truyện: . Giọt nước: Các bạn ơi sóng kìa, chúng mình cùng chạy theo sóng nhé. . Ông mặt trời: Tí xíu ơi! Cháu có đi chơi với ông không? . Giọt nước: Dạ. đi làm gì ạ? . Ông mặt trời: Trên mặt đất thiếu gì việc, chỗ nào chẳng cần. . Giọt nước: Cháu nặng lắm, làm sao bay lên được? . Ông mặt trời: Đừng lo, ông sẽ biến cháu thành hơi . Giọt nước: Dạ vâng ạ. . Ông mặt trời: Cùng đi chơi thôi nào. . Giọt nước: Thích quá các bạn ơi, thích quá. + Luật chơi: Trẻ nào đóng vai tốt, đúng lời thoại sẽ được thưởng. trẻ nào đóng vai không tốt sẽ bị phạt nhảy lò cò. + Cô cho trẻ chơi ( 2-3 lần) 3. Hoạt động kết thúc - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, thưởng bông hoa cho trẻ hoạt động tích cực. - Cô cho trẻ hát bài “ Trời nắng, trời mưa”, cho trẻ chơi tự do.
File đính kèm:
- giao_an_giot_nuoc_ti_xiu.docx