Kế hoạch soạn giảng lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân

Chỉ số 3: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;

- Chỉ số 12: Chạy 18 m trong khoảng thời gian 5- 7 giây

+ Trẻ thể hiện sự mạnh dạn, nhanh nhẹn trong các bài vận động vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát, Ném trúng đích nằm ngang, chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây Đi lên xuống ghế, Ném bóng bằng 2 tay- chạy nhanh 15m, ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m

 

doc85 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch soạn giảng lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: THẾ GIỚI THỰC VẬT- TẾT VÀ MÙA XUÂN
Thời gian thực hiện: 6 Tuần Từ ngày 11/1/2016 đến ngày 26/02/2015)
Giáo viên thực hiện: ĐÀO THÙY HƯƠNG
 TÀO THỊ HẰNG
 TRỊNH THỊ THU
Chủ đề nhánh: 
* Nhánh 1: Bé thích quả gì nhất (1Tuần - Từ 11/01/2016-> 15/01/2016)
* Nhánh 2: Các loại rau (1Tuần - Từ 18/1-> 22/01/2016)
* Nhánh 3: Cây xanh và môi trường sống (1Tuần- Từ 25/01-> 29/01)
* Nhánh 4: Bé vui đón tết cổ truyền (1Tuần - Từ 1/02/2015-> 05/02)
* Nhánh 5: Các loại hoa (1Tuần - Từ 08/2-> 19/02/2016)
* Nhánh 6: Ngày hội truyền thống của địa phương (1Tuần- Từ 22/02-> 26/02)
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN
(Thời gian thực hiện 6 tuần. Từ ngày 11/1/2016 đến ngày 26/2/2016)
Lĩnh vực phát triển
Mục tiêu
Nội dung
Ghi chú
Phát triển thể chất
- Chỉ số 3: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;
- Chỉ số 12: Chạy 18 m trong khoảng thời gian 5- 7 giây
+ Trẻ thể hiện sự mạnh dạn, nhanh nhẹn trong các bài vận động vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát, Ném trúng đích nằm ngang, chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây Đi lên xuống ghế, Ném bóng bằng 2 tay- chạy nhanh 15m, ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m. 
- Chỉ số 5: Tự mặc và cởi được áo, quần
+ Phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong một số hoạt động vẽ, xé dán, lắp ghép.
+ Nói tên được một số món ăn hàng ngày, các món ăn trong ngày tết cổ truyền và cách chế biến đơn giản của một số loại rau, củ, quả...
- Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm
+ Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và cách phòng tránh, biết tránh xa những nơi nguy hiểm và không chơi gần những nơi nguy hiểm.
- Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng.
+ Bắt được bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào ngực.
- Phối hợp chân tay nhịp nhàng
- Chạy được 18m liên tục trong vòng 5 giây- 7 giây
- Trẻ thể hiện sự mạnh dạn, nhanh nhẹn và tự tin qua nét mặt hành động khi tham gia các bài vận động cơ bản như: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát, Ném trúng đích nằm ngang, chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây Đi lên xuống ghế, Ném bóng bằng 2 tay, chạy nhanh 15m, ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m. 
- Mặc áo đúng cách, 2 tà không bị lệch nhau
- Cài và mở được hết các cúc áo.
- Tự mặc và cởi được quần.
- Khi hoạt động vẽ vườn cây ăn quả, vẽ hoa lá trên băng giấy. Xé dán hoa mùa xuân. Nặn mâm mũ quả....... Trẻ biết phối hợp cử động bàn tay, ngón tay khéo léo và biết dùng mắt để quan sát.
- Biết các món ăn hàng ngày: rau cải nấu canh cá rô thịt luộc, trứng rán, thịt lợn xốt cà chua, thịt lợn trứng cút kho tàu.. cách chế biến đơn giản của một số loại rau, củ, quả: Ví dụ: Canh rau cải nấu thịt: rau cải cắt rễ, rửa sạch, thái nhỏ, cho rau và thịt được băm nhỏ vào xào ->cho nước-> đun sôi cho chín, nêm mắm muối.
Món ăn đặc trưng của ngày tết cổ truyền: bánh chưng, thịt nấu đông,chè, mứtCác nguyên liệu để làm bánh chưng: gạo nếp, đậu xanh, thịt, lá dong.
- Gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm ( Pháo, dao,bàn là)
- Không sử dụng những đồ vật đó
- Biết những nguy cơ không an toàn khi ăn, uống: Không ăn những thức ăn ôi thiu bị hỏng dễ gây đau bụng, không uống nhiều nước có ga. Khi ăn mà nói chuyện, ăn nhanh dễ bị sặc, hóc.
Biết cách phòng tránh: Sau khi sử dụng thức ăn không hết nên để vào tủ lạnh và đun sôi lại trước khi ăn. Trong khi ăn không nói chuyện to, ăn và uống nước từ từ. 
+ Biết tránh xa và không đến gần những nơi nguy hiểm: bếp ga, ổ điệnkhông được dùng các chất gây cháy nổ trong dịp tết: đốt pháo, thả đèn trời
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Chỉ số 30: Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân
- Trẻ tự làm một số việc đơn giản hàng ngày.
- Chỉ số 31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng.
- Thích thú được tham gia vào các hoạt động cùng người lớn trong dịp tết cổ truyền.
- Biết được nét văn hoá đặc trưng của ngày Tết cổ truyền.
- Chỉ số 55: Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết
- Chỉ số 38: Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp
- Chỉ số 56. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường: 
- Có ý thức vệ sinh cá nhân, giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh ảnh, nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác. 
- Biết chờ đến lượt tham gia vào các hoạt động.
- Nêu hoặc chọn lựa được các trò chơi, hoạt động mà mình thích ( VD: Hỏi trẻ trong giờ hoạt động góc các con sẽ chơi ở góc nào? Trong những ngày tết các con sẽ tham gia hoạt động gì?) 
- Làm được các việc: đánh răng, rửa mặt, cất dép vào giá dép, tự đi tất, quét nhà.
- Vui vẻ nhận công việc được giao mà không lưỡng lự hoặc tìm cách từ chối.
+ Nhanh chóng triển khai công việc.
+ Không tỏ ra chán nản, phân tán trong quá trình thực hiện hoặc bỏ dở công việc.
- Hoàn thành công việc được giao. 
- Trẻ thích thú được tham gia vào các hoạt động cùng người lớn trong dịp tết: được cùng bà, mẹ gói bánh chưng, luộc bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, bày mâm ngũ quả.
- Biết nét văn hóa đặc trưng của ngày tết cổ truyền như: Là dịp để mọi người gặp gỡ nhau cùng đi chúc tết họ hàng, người thân sang năm mới gặp nhiều may mắn,
- Tự đề nghị người lớn hoặc bạn giúp đỡ khi gặp khó khăn
- Biết tìm sự hỗ trợ từ những người lớn trọng cộng đồng (Cô giáo, bác bảo vệ, bác hàng xóm, bác bán hàng)
- Thể hiện sự hiểu biết khi nào thì cần nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn
- Hỏi người lớn trước khi vi phạm các quy định chung
- Trẻ thích thú, reo lên, xuýt xoa trước cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đẹp trong một bức tranh.( VD: Bức tranh vẽ cành hoa đào đẹp quá, )
+ Lắng nghe một cách thích thú tiếng chim kêu.	
+ Nâng niu một bông hoa, một cây non, ngắm nhìn 1 bông hoa đẹp..
- Mô tả được hành vi đúng / sai trong ứng xử với môi trường xung quanh
+ VD: Đốt pháo trong ngày tết là hành vi sai. Ngày tết mọi người tham gia trồng cây xanh là hành vi đúng
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng, tắm gội thường xuyên, không làm bẩn quần áo.Biết bảo vệ môi trường: không vứt rác, không bẻ lá ngát cành, không khạc nhổ bừa bãi.
- Biết nhận biết được cảm xúc khi ủi, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên,qua nét mặt cử chỉ, điệu bộ, giọng nói của người khác. Trẻ nhận biết được khi cô đang vui thể hiện nét mặt tươi cười và hưởng ứng trò chuyện cùng cô, khi cô buồn vẻ mặt không tươi cười trẻ nhận ra và không đùa nghịch.
- Chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động: thể dục sáng, giờ hoạt động thể dục,trò chơi-> không chen ngang xô đẩy bạn khi chơi.
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
Chỉ số 62: Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động.
- Nghe, hiểu nội dung các câu truyện, bài thơ và trả lời được các câu hỏi theo nội dung câu truyện, bài thơ đó.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề Thực vật -Tết và mùa xuân.
- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh.
- Nhận biết, phát âm, rõ ràng các chữ cái: h, k., n,m,l. Nhận biết các chữ cái trong từ trọn vẹn. Gọi tên và tô các nét khuyết trên, nét khuyết dưới. Nét cong tròn khép kín.
- Chỉ số 66. Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Chỉ số 85: Biết kể chuyện theo tranh 
- Chỉ số 70: Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được
- Biết miêu tả sự việc về ngày tết và thế giới thực vật- tết và mùa xuân một cách rõ ràng, hấp dẫn.
- Trẻ hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của giáo viên, hiểu được những câu phức và phản ứng lại bằng những hành động hoặc phản hồi tương ứng.
Biểu hiện sự cố gắng quan sát, nghe và thực hiện các quy định chung trong chế độ sinh hoạt của lớp (Giơ tay khi muốn nói, chờ đế lượt, trả lời câu hỏi, chăm chú lắng nghe)
- Khi đến lớp giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện chỉ dẫn và trẻ thực hiện được(Ví dụ cất balô lên giá, cởi giép và vào lớp chơi cùng các bạn)
- Hiểu nội dung các câu truyện bài thơ, trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc theo nội dung câu truyện: Sự tích hoa hồng, Sự tích bánh chưng bánh dày.Bài thơ: Hoa cúc vàng; Tết đang vào nhà; Rau ngót rau đay.
- Đọc diễn cảm các bài thơ, bài ca dao trong chủ đề
 Tết và mùa xuân: Cây đào, Tết đang vào nhà, Hoa cúc vàng, hoa kết trái, Cây đào, vè trái cây
Các bài ca dao: Cây nêu. 
- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh: khi thắng cuộc trong trò chơi hô to phấn khởi, Khi trả lời câu hỏi của cô nói rõ ràng đủ nghe không gào thét quá to, khi có người ốm, mệt nói nhỏ nhẹ.
- Trẻ nhận biết phát âm rõ ràng chữ cái: h,k,m, n, l, Nhận dạng các chữ cái h.k,n, m, l, trong các từ trọn vẹn: Hoa loa kèn, lá dong, hộp mứt, Hoa maivà trong các bài thơ: Tết đang vào nhà, Hoa cúc vàng. Gọi tên và tô các nét khuyết trên, nét khuyết dưới. Nét cong tròn khép kín.
- Sử dụng các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ,... thông dụng trong lời nói.
+ Sử dụng một số từ khác (liên từ: nếu, ví sao từ cảm thán: ôi hôm nay vui quá!. từ láy: nhay nháy, chong chóng) vào câu nói phù hợp với ngữ cảnh: ( VD: Tết đến mọi người gặp nhau rất vui)
- Nhìn vào tranh vẽ trong sách, trẻ có thể nói nội dung mà tranh minh họa (VD nhìn tranh vẽ chiếc xe đạp, trẻ nói “Cháu có một chiếc xe đạp, nhưng xe của cháu màu đỏ và to hơn”).
+ Nhìn vào tranh vẽ trong sách, trẻ nói “Quyển truyện này là chuyện về Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, quyển truyện cây tre trăm đốt, sự tích bánh trưng bánh dày”.
+ Nói được thứ tự của sự việc từ chuyện tranh và sử dụng lời nói để diễn đạt nội dung câu chuyện
- Nói đầy đủ tình tiết sự việc theo trình tự lôgích nhất định.
+ Miêu tả hay kể rõ ràng, mạch lạc về một sự việc, sự vật, con người mà trẻ biết hoặc nhìn thấy.
+ Kể một câu chuyện về sự việc đã xảy ra gần gũi xung quanh.
+ Miêu tả tranh vẽ và các sản phẩm tạo hình của bản thân.
- Miêu tả được sự việc về ngày tết thật rõ ràng như: làm bánh chưng như thế nào ( Có thịt, gạo nếp, đậu xanh, lá dong, nạt) mẹ đi chợ sắm tết có mứt, bánh kẹo, hoa, quả.., Được mua quần áo mới, dọn dẹp nhà cửa, đi chúc tết
+ Trẻ miêu tả và nói được rõ ràng quá trình phát triển của cây đậu: hạt đậu gieo xuống đất, tưới nước, hạt nảy mầm.Con còn thấy được các loại cây nào có được quá trình phát triển như cây đậu này ( VD: cây rau cải, rau mùi)
Phát triển nhận thức
- Chỉ số 92. Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung;
- Biết so sánh, phân loại các loại cây, rau, hoa, củ quả theo 2 - 3 dấu hiệu.
- Phân biệt được giữa ngày thường và ngày tết.
- Chỉ số 93. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên;
- Biết đặc điểm, ích lợi, quá trình phát triển, điều kiện sống của một số loại cây, rau, củ quả.
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ một số loại cây.
- Biết phép đo, đo 2 đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo.
- Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác
- Đếm đến 8. Nhận biết các nhóm có số lượng 8. Nhận biết số 8.
- Thêm bớt, nhận biết được mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 8.
- Biết tách nhóm có số lượng 8 thành 2 phần bằng các cách khác nhau
- Ôn, nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Chỉ số 120: Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác 
- Chỉ số 111: Nói ngày trên lốc lịch và giờ chẵn trên đồng hồ
- Biết đặc điểm và ý nghĩa của ngày tết nguyên đán.
- Chỉ số 117. Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.
- Gọi tên nhóm cây cối gần gũi xung quanh. Tìm được đặc điểm chung của (3 hoặc 4) con vật/cây.
(VD: Cây rau cải, rau muống, rau cải cúc đều loại rau ăn lá, Cây su su, bầu, bí là loại rau ăn quả và đều bò giàn
+ Đặt tên cho nhóm những cây bằng từ khái quát thể hiện đặc điểm chung. Như: đây là các loại quả nhiều hạt, vỏ sầnRau cải, rau muống, rau mồng tơi là loại rau ăn lá,lá có màu xanh cung cấp nhiều chất VTMA
- Trẻ biết so sánh phân loại được các loại cây, hoa, rau, củ, quả theo 2-3 dấu hiệu: Hoa đào màu hồng cánh tròn, hoa cúc màu vàng cánh dài.Các loại quả vỏ sần, nhiều hạt, các loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ.. 
- Biết sự khác nhau giữa ngày thường và ngày tết: Ngày thường mọi người phải đi làm, đi học, ngày tết mọi người được nghỉ ngơi đi chơi, các bạn nhỏ được mặc quần áo mới đi chúc tết.
- Gọi tên từng giai đoạn phát triển của cây thể hiện trên tranh ảnh.
+ Sắp xếp những tranh ảnh đó theo trình tự phát triển.
+ Nhận ra và sắp xếp theo trình tự của sự thay đổi của cây cối (Ví dụ: búp, lá non, lá già, lá vàng.)
- Biết được đặc điểm nổi bật của cây bầu đất: Là cây dây leo, sống bám vào giàn, lá màu xanh to, quả dài
+ Biết được ích lợi của các loại cây, rau hoa: cây cho bóng mắt, hoa trang trí trong các ngày lễ hội, rau, quả cho nhiều vitamin
+ Trẻ biết được quá trình phát triển của các loại cây: VD: Cây rau cải: Hạt gieo xuống đất-> Nảy mầm -> Ra lá.) Biết điều kiện sống của một số loại cây, rau, củ quả. Nhờ chất dinh dưỡng có trong đất mà dễ cây hút được để nuôi cây, nhờ có nước được tưới hàng ngày
 - Biết cách chăm sóc và bảo vệ một số loại cây là thường xuyên tưới nước cho cây, nhổ cỏ, không chạy lung tung vào luống rau, không ngắt lá bẻ cành.
- Trẻ biết cách đo 2 đối tượng khác nhau bằng 1 đơn vị đo và nói được kết quả đo ( VD: băng giấy màu hồng dài bằng 2 thước đo còn băng giấy mằng đỏ có độ dài bằng 3 thước đo)
- Trẻ xác định được phía phải phía trái của đối tượng khác ( Nói được đây là bên phải của bạn Linh và là bên trái của mình)
- Đếm đến 8. Nhận biết các nhóm có số lượng 8. Nhận biết số 8
- Thêm bớt nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 8. (Nói được 7 thêm 1 là 8, 8 bớt 1 còn 6)
- Chia nhóm số lượng 8 thành 2 phần bằng các cách khác nhau: (1-7; 2-6;3-5;4-4)
- Ôn nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật (Biết được khối cầu, khối trụ có bề mặt nhẵn không có góc cạnh và lăn được. Khối vuông và khối chữ nhật có ít nhất sáu mặt..)
- Trẻ biết cách mở đầu, kết thúc câu chuyện theo cách riêng của trẻ nhưng không mất đi ý nghĩa câu truyện. 
- Biết lịch dùng để làm gì và đồng hồ dùng để làm gì.
- Nói được ngày trên lịch và giờ chẵn trên đồng hồ (ví dụ: bây giờ là 2 giờ/ 3 giờ v..v
- Trẻ biết được ngày tết nguyên đán diễn ra vào ngày 1,2,3,4.. tháng 1 âm lịch, Ngày tết có rất nhiều các lại hoa và bánh đặc chưng như là hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh tétTrong ngày tết mọi người trong gia đình cùng sum họp để nhớ đến ông bà tổ tiên..
- Dựa trên bài hát /câu truyện quen thuộc thay 1 từ hoặc 1 cụm từ (Ví dụ: Hát “Mùa xuân đã về đây” thay cho 
“ Mùa xuân đã về rồi”)
Phát triển thẩm mỹ
- Chỉ số 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước không bị nhăn.
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ.
- Biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa.)
- Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên, sử dụng các kỹ năng cắt, xé dán, để tạo thành các sản phẩm tạo hình về ngày tết và thế giới thực vật.
- Nói lên ý tưởng và tạo ra bức tranh về chủ điểm theo ý thích và đặt tên cho bức tranh theo các cách khác nhau.
- Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về hình dáng, màu sắc, bố cục.
- Trẻ bôi hồ đều. 
+ Các chi tiết không chồng lên nhau.
+ Dán hình vào bức tranh phẳng phiu.
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện điệu bộ, sự vui tươi phấn khởi của nét mặt khi hát các bài sắp đến tết rồi, mùa xuân đến rồi, Em yêu cây xanh, Mùa xuân của bé.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát: 
+ vỗ tay theo tiết tấu nhanh bài: Sắp đến tết rồi 
+ Vận động theo nhạc bài Mùa xuân đến rồi. Em yêu cây xanh, vườn cây nhà bé
+ Hát các bài: A mùa xuân đã về, mùa xuân của bé, tết đã về
- Biết phối hợp lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên: lá cây, rơm và biết vận dụng các kỹ năng vẽ, nặn, cắt, dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa bố cục cân đối : 
+ Xé dán hoa dây, Xé dán hoa mùa xuân
+ Nặn bánh chưng, nặn chùm quả
+ Vẽ vườn cây ăn quả, Vẽ cành đào cành mai ngày tết
- Nói được ý tưởng của mình: Con vẽ cành đào cành mai hặc nặn bánh trưng, bánh dày để trang trí lớp để chào đón năm mớivà tạo ra bức tranh theo ý thích của mình. Đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét, cách tô màu mịn, không chờm ra ngoài, vẽ sáng tạo bố cục cân đối
 Người lên
 Tam Hưng, ngàytháng.năm
 Người duyệt
KẾ HOẠCH TUẦN I
Tên chủ đề nhánh: Bé thích quả gì nhất?
Từ ngày : 11/01 đến 15/01/2016
Người thực hiện: TRỊNH THỊ THU
Tên hđ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ 
TDS
Điểm danh
* Đón trẻ: Cho trẻ chơi ở các góc chơi. Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khẻo của trẻ: Có nhiều trẻ bị sâu răng, viêm họng. Cung cấp cho phụ huynh các cách phòng và điều trị sâu răn, bệnh viêm họng cho trẻ
(Luyện tập kỹ năng: Cất ba lô, cất giầy dép)
- Trò chuyện với trẻ về các loại quả
- Trao đổi với trẻ về các chất dinh dưỡng trong các loại quả (cam, chuối, táocho nhiều chất VTMA)
 * TDS: Tập với bông: 
- Khởi động: cho trẻ đi vòng tròn đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi nhanh, đi chậm với nhạc bài hát “Vườn cây của ba”. Về hàng quay các khớp tay, chân.
- Trọng Động: 
+ ĐT Hô hấp: Làm gà gáy
+ ĐT Tay: Hai tay trước mặt, lên cao.(3 lần-8 nhịp)
+ ĐT Chân: Ngồi xuống đứng lên. .(3 lần-8 nhịp)
+ ĐT Bụng: Hai tay đưa lên cao, nghiêng người sang 2 bên .(3 lần-8 nhịp)
+ ĐT Bật: Bật tại chỗ.(3 lần-8 nhịp)
- Hồi tĩnh: đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân trường theo nhạc bài “Kisstherain”
* Điểm danh chấm cơm.
HĐ học
Tạo Hình:
Xé dán vườn cây ăn quả
(Đề tài)
Thể Dục
VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
TCVĐ: Ném bóng rổ
LQCC:
Bé tô nét khuyết trên, nét khuyết dưới
Toán:
Phép đo, đo 2 đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo
KPKH
 Tìm hiểu về 1 số loại quả ăn liền: quả cam, quả chuối, quả táo, quả dưa.(ĐGCS 92)
Âm Nhạc:
- NDKH: TC: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
- NDTT: Dạy vận động minh họa: Vườn cây nhà bé
- NDKH: Nghe hát: Tình cây và đất
Văn Học
Kể chuyện cho trẻ nghe: “Quả bầu tiên”
H Đ N T
- HĐCCĐ: Làm nhồi bông quả: Cam, dứa, lê 
- TCVĐ: Ném vòng cổ chai 
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Cho trẻ chơi với nước
- TCVĐ: Hái quả
- Chơi với đồ chơi 
ngoài trời.
- HĐCCĐ: Xếp các loại quả cam, táo, bưởibằng hột hạt
- TCVĐ: Cây cao, cỏ thấp
chuột
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Quan sát trò chuyện về thời tiết, cây cối xung quanh sân 
trường.
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự chọn
HĐCCĐ: HĐLĐ: Nhổ cỏ, tưới cây. 
- TCVĐ: Nhảy bao bố
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
Luyện tập kỹ năng: Đi cầu thang, Cất giầy dép
HĐ góc
- Góc XD (Trọng tâm): Xây dựng vườn cây ăn quả (Chuẩn bị: các cây hoa, các khối gạch, hàng rào, hình các loại cây quả.)
+ Kỹ năng: Trẻ xây được khu vườn có các loại cây cam, đu đủ.Xếp được các khối gạch chồng lên nhau, xây thẳng hàng để làm hàng rào, cổng.
+ Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn, không làm ồn, không chạy nhảy lung tung.
- Góc phân vai: Bán các loại quả: dứa, thanh long, cà chua,  
Thực hành cuộc sống: Cách chải tóc, buộc tóc. Cách cầm kéo, dao (Kỹ năng mới)
- Góc nghệ thuật: + Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề bài: Vườn cây nhà bé, Vườn cây của ba, Qủa.. + Tạo Hình: Vẽ, xé dán các loại quả: Cam, chuối, dưa, 
- Góc học tập: Trang trí chữ cái: I, t,c. Tìm chữ cái I, t,c trong bài thơ “Họ nhà cam quýt”. Thêm bớt theo ý thích trong phạm vi 7
HĐ ăn,ngủ
Luyện tập kỹ năng chuẩn bị giờ ăn: vệ sinh bàn ăn, bê ghế, đứng lên ngồi xuống ghế
- Dạy trẻ kỹ năng xử lý khi ho
 - Làm quen với bài hát “Vườn cây nhà bé”
- Làm bài trong vở trò chơi học tập: Bài số 10 “Thứ tự dãy số 1->6”
- Chuẩn bị đồ dùng học toán cùng cô
- Cho trẻ nghe bài hát và tập vận động bài “Vườn cây nhà bé”
Cho trẻ chơi trò chơi: trồng nụ trồng hoa
- Dạy trẻ xem đồng hồ và ngày trên đốc lịch ( ĐGCS 111)
- Lau dọn đồ dùng, góc chơi trong lớp.
- Liên hoan văn nghệ bình bầu bé ngoan cuối tuần.
Người Thực hiện Tam Hưng, ngàythángnăm..
 Người duyệt
Trịnh Thị Thu
KẾ HOẠCH TUẦN II
Tên chủ đề nhánh: Các loại rau
Từ ngày: 18/1-> 22/01/2016)

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_tet_va_mua_xuan_1516.doc