Kế hoạch thực hiện chủ đề - Chủ đề: Trường mầm non

III / Mục tiêu:

1 .Phát triển thể chất

- Thực hiện được một số vạn động: Bật liên tục vào vòng, bò bằng bàn tay bàn chân

- Trẻ thực hiện được đầy đủ, đúng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh

- Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn

- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

- Lồng ghép trong hoạt động ngoài trời, mọi lúc, mọi nơi.

2 .Phát triển nhận thức

- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.

- Trẻ nhớ tên cô và các bạn trong lớp, đồ dùng đồ chơi của lớp.

- Ôn số lượng 1 -2, ôn số lượng 3-4

- Tên cô giáo, công việc của cô giáo và các hoạt động của cô giáo và các bạn, tên các đồ dùng, các khu vực chơi, các đồ chơi trong lớp

hể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.

3 .Phát triển ngôn ngữ

- Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi

- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.

- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp với tình huống.

- Không nói tục, chửi bậy

- Có một số hành vi như người đọc sách

 

doc97 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch thực hiện chủ đề - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
TÊN CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON
THỜI GIAN : 03 TUẦN ( Từ ngày 28/ 8 /2017 – 15/9 /2017)
III / Mục tiêu: 
1 .Phát triển thể chất
- Thực hiện được một số vạn động: Bật liên tục vào vòng, bò bằng bàn tay bàn chân
- Trẻ thực hiện được đầy đủ, đúng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh 
- Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Lồng ghép trong hoạt động ngoài trời, mọi lúc, mọi nơi.
2 .Phát triển nhận thức
- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.
- Trẻ nhớ tên cô và các bạn trong lớp, đồ dùng đồ chơi của lớp.
- Ôn số lượng 1 -2, ôn số lượng 3-4
- Tên cô giáo, công việc của cô giáo và các hoạt động của cô giáo và các bạn, tên các đồ dùng, các khu vực chơi, các đồ chơi trong lớp
hể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.
3 .Phát triển ngôn ngữ
- Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi
- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.
- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp với tình huống.
- Không nói tục, chửi bậy
- Có một số hành vi như người đọc sách
4 .Phát triển tình cảm xã hội
- Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc.
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.
- Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi.
- Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi. 
II / Chuẩn bị:
- Đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động theo chủ đề dạy học.
III / Mạng nội dung
TRƯỜNG MẦM NON
Đồ dùng - đồ chơi trong lớp
- Tên gọi đặc điểm vị trí của đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Cách sử dụng, công dụng của đồ dùng, đồ chơi
- So sánh sự giống nhau và khác nhau về công dụng, kích thước, màu sắc chất liệu của ĐDĐC
- Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
- Biết giữ gìn trường, lớp sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp, trẻ có ý thức tổ chức tốt trong giờ học và các hoạt động vui chơi.
Bé và những người bạn
- Trẻ biết tên và tả được đặc điểm ngoại hình của bạn
- Biết yêu quý và đoàn kết giúp đỡ bạn trong lớp .
- Cháu biết về tên trường, lớp, cô giáo chủ nhiệm,biết được đồ dùng trong lớp .
-Trẻ có hiểu biết và diễn đạt bằng ngôn ngữ về trường mầm non và các hoạt động của trường, phát triển tình cảm yêu mếm trường lớp, giáo dục biết vâng lời cô giáo, kính trọng lễ phép với người lớn.
Trường mầm non
thân thương
- Tên gọi, địa chỉ của trường
- Ngày hội đến trường, ngày khai giảng.
- Các khu vực của trường: Các lớp học, nhà bếp,khu vệ sinh 
- Công việc của các cô, bác trong trường
- Các hoạt động của trường, lớp.
IV / Mạng hoạt động
Phát triển thẩm mỹ
* Tạo hình
- Vẽ chân dung cô giáo
- Vẽ bạn trong lớp
 * Âm nhạc
- Hát : Ngày vui của bé 
+ Nghe hát : Ngày đầu tiên đi học
+ Trò chơi : Ai đoán giỏi.
- VĐTN: Em đi mẫu giáo
+ Nghe hát Bàn tay cô giáo
+ Trò chơi : ai nhanh nhất
- Hát : Chào ngày mới
+ Nghe hát : Bài ca đi học
+ Trò chơi âm nhạc : Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Phát triển tình cảm xã hội
- Hoạt động xây dựng : Xây Trường MN
- Hoạt động phân vai : Cô giáo
- Hoạt động nghệ thuật : Hát múa các bài hát về chủ đề. Vẽ nặn, tô màu tranh về chủ đề.
- Hoạt động học tập đọc học tập, đọc sách : Xem tranh, đọc sách về chủ đề.
- Góc thiên nhiên : Chơi đong nước, tưới cây, lau lá
-Góc văn hoá địa phương:
Tập làm bánh in, bánh pía, bánh trung thu , làm lồng đèn.
Phát triển nhận thức
* Làm quen với toán
- Ôn số lượng 1-2. 
- Ôn số lượng 3-4. 
- Xác định vị trí đồ vật so với bản thân trẻ với bạn khác
* Khám phá khoa học
- Trò truyện về trường lớp mầm non.
- Trò chuyện về lớp lá và những người bạn trong lớp.
-Làm quen với những đồ dùng, đồ chơi của lớp.
TRƯỜNG MẦM NON
Phát triển thể chất
* Vận động cơ bản : 
- Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối
- Bật liên tục vào vòng
+ TCVĐ: Ném bóng vào rổ
- Bò bằng bàn tay bàn chân qua 4-5m
+ Trò chơi : Nhảy vào nhảy ra
Phát triển ngôn ngữ
- Thơ : “Gà học chữ”
- Truyện : “Thỏ Trắng biết lỗi”
-Thơ: “Tình bạn”
* LQCC
- Làm quen chữ cái o
- Làm quen chữ cái ô
- Làm quen chữ cái ơ
- Tăng cường tiếng việt:
- Cổng trường, sân trường, trường mẫu giáo,vườn hoa, đồ chơi, vui chơi, nhà bếp, văn phòng, các cô chú, các lớp học, nhà vệ sinh, hồ cá.
-Phấn, búp bê, khối gỗ, trống lắc, đồ dùng, cái bàn, cái ghế, sách, viết chì, sáp màu.
- Lớp lá, cô giáo, lễ phép, chào cô, chào bạn, dạy học, bạn bè, bạn trai, bạn gái, chơi cùng bạn,vui vẻ, giúp đỡ bạn.
KẾ HOẠCH TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG MẦM NON THÂN THƯƠNG
(Từ ngày 28/08/2017 đến 1/9/2017 )
Thời gian thục hiện
Hoạt động
Thứ 2
28/08
Thứ 3
29/09
Thứ 4
30/09
Thứ 5
31/09
Thứ 6
1 /09
6h45- 7h30
7h30- 7h45
Đón trẻ 
Trò Chơi tự do 
Thể dục sáng
- Đón trẻ,trò chuyện về chủ đề mới, hướng trẻ đến sự thay đổi ở lớp hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. 
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề 1 số đồ chơi và đồ dùng của lớp, Trao đổi với phụ huynh về một số vấn đề của trẻ .
* Thể dục buổi sáng: 
- Khởi động :Thực hiện các kiểu đi, chảy châm- nhanh- chậm với bài hát“ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Trọng động: Kết hợp với bài hát“ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Hô hấp: Thổi nơ (thực hiện 4 lần)
+ TTCB: 2 chân đứng ngang bằng vai, một tay cầm dây nơ lên cao trước mặt.
+ Thổi nơ: Hít vào thật sâu, thở ra( thổi dây nơ), động viên trẻ thổi mạnh, từ từ.
- Tay : Hai tay đưa ra trước lên cao, ra sau:
+ CB: Đứng thẳng hai chân ngang vai.
+ Nhịp 1: Đưa hai thẳng lên cao quá đầu.
+ Nhịp 2: Đưa thẳng hai tay ra trước, cao ngang vai.
+ Nhịp 3: Đưa thẳng tay ra phía sau.
+ Nhịp 4- CB: Đứng thẳng hai tay thả xuoio6itheo người.
- Bụng: Đứng quay người sang bên.
+ CB: Đứng thẳng tay chống hông
+ Nhịp 1:Quay người sang phải.
+ Nhịp 2: Đứng thẳng
+ Nhịp 3: Quay người sang trái
+ Nhịp 4- CB: Đứng thẳng.
- Chân: Khuỵu gối
+ CB: Đứng thẳng, 2 gót chân chụm vào nhau, 2tay chống hông.
+ Nhịp 1: nhúng xuống, đầu gối hơi khuỵu.
+ Nhịp 2: Đứng thẳng lên
- Bật tại chỗ.
+ CB: Đứng thẳng tay chống hông.
+ Thực hiện: NHún chân, bật tại chỗ theo hiệu lệnh.
- Bụng: tay chống hông, quay thân sang hai bên
7h45- 8h
Điểm danh
 Cô đọc tên trẻ theo danh sách
Đánh dấu vào sổ theo dõi những trẻ vắng, tìm hiểu lí do trẻ vắng mà cô và lớp biết.
- Giáo dục trẻ đi học đều.
8h-8h35’
Hoạt động học
PTNN Làm quen chữ cái o
PTTC
- Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối.
PTTM
(TH)
-Vẽ chân dung cô giáo.
PTÂN
- Hát : Ngày vui cua bé
+ Nghe : Ngày đầu tiên đi học.
+ Trò chơi : Ai đoán giỏi.
PTNN
- Truyện “ thỏ trắng biết lỗi”
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động góc
- Hoạt động có chủ đích : quan sát trường lớp mầm non
- TCVĐ: Chuyền bóng
+ Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cứ 10 trẻ có 1 trẻ cầm bóng. Khi giáo viên hô bắt đầu” thì trẻ cầm bóng đầu tiên chuyền bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyển vừa hát theo nhịp.
Không có cánh, mà bóng biết bay
Không có chân, mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi, nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo, cùng thi đua nào.
+ Luật chơi : khi hát hết bài hát bóng trên tay bạn nào thì người đó thua cuộc
- TCHT: Hãy tìm đồ vật có hình dạng này, thi xem ai nói nhanh.
+ Cách chơi:Cho cả lớp ngồi theo hình chữ u. Mỗi lần chơi, cô chọn 5 trẻ và đưa một hình lên ( ví dụ hình tròn) rồi yêu cầu trẻ tìm và gọi tên những đồ chơi, đồ dùng có hình tròn ở xung quanh lớp. Các cháu còn lại theo dõi và đếm số đồ chơi mà bạn tìm thấy, bạn nào tìm nhầm thì phải dừng lại. Sau dó cô mời trẻ khác và yêu cầu trẻ tìm hình khác
+ Luật chơi: Mỗi lần chơi nhóm nào tìm được nhiều hình nhat161 là thắng cuộc.
- TCDG: Kéo co,dung dăng dung dẻ:
* KÉO CO:
+ Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện. Mỗi nhóm chọn một trẻ khỏe mạnh nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn , cầm sởi dây thùng các trẻ khác cũng cầm dây, khi có có hiệu lệnh tất kéo dây mạnh về phía mình
 + LUẬT CHƠI: Nếu người đầu hàng giẩm vào vạch trước là thua cuộc.
 - Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do với các đồ dùng có sẵn và đồ chơi của cô chuẩn bị.
Hoạt động phân vai: Cô giáo
Hoạt động xây dựng: Xây trường MN
Hoạt động nghệ thuật: Hát múa, các bài hát về chủ đề. Vẽ nặn, tô màu tranh về chủ đề.
Hoạt động học tập: Đọc sách, xem tranh chuyện
Hoạt động văn hoá địa phương: Tập làm bánh in, bánh pía, bánh trung thu làm lồng đèn
Hoạt động thiên nhiên: Chơi đong nước, tưới cây, chăm sóc cây
* Thỏa thuận vai chơi:
- Cô giới thiệu các góc chơi
- Trước khi cho trẻ vào góc chơi, hỏi ý định của của trẻ
- Khi vào góc chơi các con phải làm gì?
* Hoạt động Phân vai: “ Cô giáo”
- Các con nhìn xem cô chuẩn bị gì cho góc chơi này?
- Chúng ta sẽ chơi gì ở góc chơi này?
- Cô giáo làm những công việc gì?
- Ai sẽ làm cô giáo, bạn nào nào làm học sinh?
Giáo dục: Các con tự phân công vai chơi, cô phải xưng hô lịch sự, học sinh phải kính trọng cô
* Góc xây dựng: Xây “ Trường mầm non”
- Các bạn đến trường thấy sân trường mình như thế nào? Có những gì?
- Các con nhìn xem cô đã chuẩn bị gì ở góc chơi này?
- Các con định xây gì ở góc chơi này?
- Xây như thế nào?
- Xây xong công trình cần phải làm gì?
- Vậy các chú công nhân hôm nay xây trường mầm non nhé!
Giáo dục: các con nhớ phân ra các công việc để làm,không bước qua hàng rào, không giành đồ của bạn, không bỏ lỡ công việc mình đang làm. Biết bảo vệ công trình của mình.
* Góc học tập - Thư viện:
- Cô đã chuẩn bị gì ở góc chơi này?
- Các bạn sẽ chơi gì ở góc chơi này?
- Ở góc chơi này có những cuốn truuyện con con hãy kể truyện theo ý thích
* Góc nghệ thuật: “Hát múa các bài hát về chủ đề trường mầm non ”
- Cô đã chuẩn bị gì ở góc chơi này?
- Các bạn sẽ chơi gì ở góc chơi này?
- Khi các con hát phải chú ý nghe nhạc hoạc hát theo nhịp các bạn gõ
- Khi các con múa thì sử dụng bông múa 
* Hoạt động tạo hình
- Ở góc này các con sẽnăn, tô màu hoặc trang trí bằng nguyện vật liệu cô đã chuẩn bị,ngoài ra còn có tranh ảnh về trường mầm non các con có thể cắt dán làm ablum ảnh nhé!
* Góc văn hóa địa phương: 
- Cô đã chuẩn bị gì ở góc chơi này?
- Các bạn sẽ chơi gì ở góc chơi này?
- Ỏ góc này các con sẽ làm bánh theo khuôn cô chuẩn bị sẵn
* Góc thiên nhiên: đong nước- tưới cây- lau lá- chăm sóc cây.
- Cô đã chuẩn bị sẵn đồ chơi và góc thiên nhiên, bạn nào nào se v\chơi ở góc này?
* Tiến hành chơi:
+ Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng?
+ Bạn nào thích chơi ở góc phân vai?
+ Bạn nào thích chơi ở góc học tập thư viện? 
+ Bạn nào thích chơi ở góc văn hóa địa phương?
- Khi về các góc chơi các con nhớ đeo thẻ đeo, phân công bạn nào làm trưởng nhóm, các con nhớ khi chơi không làm ồn,không chạy lung tung.Biết đoàn kết với nhau
- Mời trẻ về góc chơi.
Cô bao quát trẻ, hỏi hang động viên trẻ chơi.nhắc trẻ liên kết góc chơi.
* Nhận xét góc chơi:
-Thông báo hết giờ cho trẻ thu dọn đồ chơi
- Cô tập trung trẻ ở góc xây dựng.
- Cô nhận xét từng góc chơi.
- Cô tuyên dương những góc chơi tốt, nhắc nhỡ những góc chưa hoàn thành vai chơi.
- Kết thúc: nhận xét tuyên dương, cho trẻ về góc thu dọn đồ chơi, cho trẻ đi vệ sinh rửa tay. Kết thúc giờ chơi.
9h45-10h30
Vệ sinh - tuyên dương- trả trẻ
13h30-14h35
Đón trẻ- chơi tự do
14h-14h35’
Hoạt động chiều
Bồi dưỡng năng khiếu
KPXH
- Trò chuyện về trường lớp MN
Bồi dưỡng năng khiếu
PTNT
- Ôn số lượng 1,2
Bồi dưỡng năng khi
14h35-15h35’
TCTV: 
-Trường mẫu giáo, cổng trường,sân trường
TCTV:
- Vườn hoa, đồ chơi, vui chơi
TCTV: 
- Nhà bếp, văn phòng , các cô chú
TCTV:
- Các lớp học Nhà vệ sinh, hồ cá
Ôn các từ tiếng việt trong tuần
15h35’-16h30’
Vệ sinh - Nêu gương- Trả trẻ
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 28 tháng 8 năm2017
* Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp
- Nhắc nhở trẻ xếp dép, xếp cặp gọn gàng đúng chỗ quy định
- Trò chyện với trẻ về trường mầm non
* Thể dục sáng
- Kết hợp bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Hô hấp thổi nơ
+ Tay: Đưa tay ra phía trước, sau
+ Bụng: Đứng quay người sang bên
+ Chân: Khuỵu gối
+ Bật: Bật tại chỗ
* Điểm danh
CHỦ ĐỀ NHÁNH:TRƯỜNG MẦM NON THÂN THƯƠNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN CHỮ CÁI O
Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết được và phát âm đúng chữ “o ”, biết được cấu tạo chữ cái “o”
- Rèn luyện kĩ năng nghe đọc các chữ cái, hứng thú tham gia trò chơi.
- Giáo dục trẻ ham thích học chữ cái, biết hợp tác với bạn trong khi chơi.
Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Máy tính
- Hình ảnh 1 số cô chú làm việc trong trường mầm non, hình bảo vệ dưới hình có chữ “ bảo vệ ”
- Thẻ chữ cái cho cô và trẻ
- Nhạc
* Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ chữ cái o, ơ, ô
- Các vật liệu cho trò chơi: kim sa, cát màu, mũ mus cắt vụn,tranh rỗng chữ “n”, 2 cây có quả kèm chữ cái, 2 cái rổ, 3 cái vòng
* Địa điểm: 
- Lớp lá 3
* Thời gian: 8h-8h35 phút.
Tiến trình:
STT
Cấu trúc
Hoạt động của cô và trẻ
-Cô và trẻ cùng hát bài “ trường chúng cháu là trường mầm non”
- trong bài hát có nhắc đến gì?
- Vậy trường mầm non có những ai?
*Giáo dục: trong trường mầm non có cô giáo, cô cấp dưỡng, chú bảo vệ, y tế,.. Các cô chú đều làm việc rất cực nên chúng ta phải biết ơn các cô chú 
- Để tỏ lòng biết ơn như thế nào?
- Bỏ rác đúng quy định, ăn hết suất cơm,
- Cô cho trẻ xem hình “bảo vệ”
- Cô có hình “bảo vệ ” và dưới tranh cô có từ “bảo vệ ”.
- Cô đọc cho trẻ nghe rồi cho trẻ phát âm.
-Cô vừa đọc vừa chỉ vào từ cho lớp phát âm.
Hỏi trẻ:
-Từ “ bảo vệ ”có bao nhiêu tiếng? (2 tiếng tiếng bảo và tiếng vệ)
-Từ “ bảo vệ ” có bao nhiêu chữ cái? (cho trẻ đếm và nói được 7 chữ cái)
 Cô viết từ “bảo vệ ” lên bảng (mẫu chữ in thường, cô viết từ trái sang phải)
- Nhìn xem từ “bảo vệ ” cô viết có giống với từ “bảo vệ ” trên bảng không?
-Mời trẻ lên chỉ chữ cái đã học và phát âm lại.
 -Mời trẻ lên chỉ chữ cái đã học và phát âm lại 
- Hôm nay cô sẽ dạy chữ cái mới trong từ “o” là chữ cái “ o ”.
- Cô phát âm mẫu 3 lần 
- Nhìn khẩu miệng cô đọc, các con đọc lưỡi hơi uốn và phát âm mạnh ra
- Mời lớp-tổ-nhóm, chú ý sửa sai cho trẻ.
* Phân tích cấu tạo chữ “o”
-Cô hỏi trẻ? Chữ cái “o” có cấu tạo như thế nào? (một nét cong kính).
-Đây là mẫu chữ cái “o” in thường
-Cô giới thiệu mẫu chữ khác: chữ “o” in hoa, chữ “o” in thường, chữ “n” viết thường
- Tuy có nhiều mẫu chữ khác nhau, nhiều cách viết khác nhau nhưng điều phải phát âm là “n”
- Cô cho trẻ phát âm.
- Các bạn học chữ cái rất giỏi cô có một thử thách cho các bạn là cho các bạn chơi một trò chơi là “ chọn chữ ”.
- Cách chơi: Cô và các con đều có 3 chữ cái o,ô,ơ , khi nghe cô phát âm chữ cái nào thì các con lấy đúng chữ cái có trong rổ hoặc cô đưa chữ cái lên thì các con sẽ phát âm chữ cái đó.
- Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh của cô thì các con phải đưa chữ cái lên thật nhanh.
- Cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi.
*Trò chơi 1: chọn đồ dùng học tập trong lớp.
-Cách chơi: cô chia lớp thành hai đội lần lượt các bạn bậc qua 3 chiếc vòng rồi chạy lên chọn dồ dùng có dán chữ cái “o” rồi để vào rổ của đội mình rồi chạy về chạm tay bạn kế tiếp, đội nào chọn được nhiều quả đúng với chữ cái sẽ là đội chiến thắng
- Luật chơi: Mỗi bạn chì lấy một món đồ dùng học tập một quả rồi chạy về .
*Trò chơi 2: tạo hình chữ cái “ o”
-Cách chơi: cô kết nhóm trẻ thành 3 nhóm và trẻ sẽ ghép tranh rồi tạo hình chữ cái o bằng các vật liệu khác nhau theo yêu cầu của cô.
- Luật chơi: đội nào thực hiện nhanh nhát và đẹp thì đội đó chiến thắng.
-Nhóm 1: tạo hình bằng hạt kim sa
-Nhóm 2: tạo hình bằng len
-Nhóm 3: tạo hình bằng mus vụn
- Cho trẻ chơi
-Cô bao quát trẻ
-Cô nhận xét sản phẩm của trẻ.
* Kết thúc : nhận xét tiết học tuyên dương trẻ
1
 2
 3
 3
HĐ 1: Gây hứng thú giới thiệu bài.
HĐ 2: Bé học chữ cái “o”
Ôn luyện chữ cái
HĐ 3:Bé cùng chơi với chữ cái 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động có chủ đích : Quan sát khung cảnh xung quanh trường
- Trò chơi vận động : Chuyền bóng
- Trò chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cô giáo
- Góc xây dựng: Xây trường MN
- Góc nghệ thuật: Vẽ, hát múa theo chủ đề
- Góc học tập: Đọc sách, xem tranh
- Góc văn hoá địa phương: Tập làm bánh in,bánh pía. 
Vệ sinh_Nêu gương_Trả trẻ
.
CHIỀU:
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
“ NƯỚC CHẢY TỪ TRÊN CAO XUỐNG”
Mục tiêu:
- Giúp trẻ biết nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp
- khơi gợi niềm yêu thích khám phá cho trẻ
Chuẩn bị:
- Một máng nước
- Một chiếc ghế cao
-Một cái chậu
- Nước sạch , gáo múc nước
 Tiến trình:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ
1
2
3
Hoạt động 1: ổn dịnh
Hoạt động 2: bé cùng tìm hiểu
Hoạt động 3: bé cùng thí nghiệm
- Cho trẻ hát bài hát “ nắng sớm”
- các bạn vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát bạn nhỏ đi đâu?
- Đến gặp những ai?
- Hôm nay cô sẽ dạy các bạn khám phá khoa học nhé!
* Cô tiến hành thí nghiệm
 - Giáo viên có thể hỏi trẻ “ theo các con nước nước chảy từ cao xuống thấp hay từ thấp lên cao?”
- Sau khi trẻ trả lời giáo viên tiên hành cho trẻ quan sát: “ Kê cao máng nước , một đầu đặt trên ghế cao, đầu còn lại đặt vào trong chậu ở dưới mặt đất. GV cho trẻ chỉ rõ hai đầu máng
- Lúc này đầu nào cao?
- Đầu nào thấp?
- Sau đó mời một trẻ lên dùng gáo múc nước, đổ từ từ vào phía đầu caocua3 máng
- Cho trẻ nhận xét xem nước chảy như thế nào?
( Nước chảy từ trên cao xuống đầu thấp).
*Trẻ làm thí nghiệm:
- Cô chia lớp thành ba nhóm cùng nhau thực hiện thí nghiệm nước chảy từ trên cao xuống
- Cô bao quát gợi ý giúp đỡ trẻ thực hiện thí nghiệm.
* Kết thúc: 
- Cô vừa cho các bạn làm thí nghiệm gì?
- Cô nhận xét , tuyên dương lớp.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
( TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ)
 làm quen với từ “trường mẫu giáo, cổng trường, vườn hoa”
I) Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng từ. 
- Trẻ nhận ra từ với hình ảnh tương ứng, sử dụng từ để nói tròn câu.
- Giáo dục trẻ ngồi đúng tư thế và chú ý làm theo cầu của cô.
II) Chuẩn bị : 
- Hình ảnh trên máy
III) Thời gian
 - Thời gian 15h- 15h15 
 - Địa điểm trong lớp
III) Tổ chức hoạt động
STT
CẤU TRÚC -THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
2
3
HOẠT ĐỘNG 1: Hát vui với các bạn
HOẠT ĐỘNG 2: Bé học cùng cô
 HOẠT ĐỘNG 3: bé cùng nghe cô 
* Ổn định ,giới thiệu gây hứng thú trẻ vào bài.
- Cô cho trẻ cùng hát bài: “ Em đi mẫu giáo” cả lớp cùng hát với cô.
-Các bạn vừa hát bài gì?
-Trong bài hát này nói về điều gì?
- Hôm nay các bạn cùng xem lên màn hình cô có hình gì và có mang những từ nào nhé!
* Cô cho trẻ làm quen với từ “trường mẫu giáo”.
- Cô cho trẻ xem hình Trường mẫu giáo
- Mời lớp, tổ, cá nhân phát âm lại
- Cho trẻ xem tiếp hình cổng trường và phát âm đồng thanh về hình “Bạn trai” ( 2 lần)
+ Mời lớp, tổ, cá nhân phát âm
- cho trẻ xem hình và phát âm đồng thanh về hình “sân trường” ( 2 lần)
- Mời lớp, tổ, cá nhân phát âm
- Cho trẻ xem tiếp hình “vườn hoa” và phát âm lại
* Kết thúc tiết học:
- Cô cho trẻ nhắc lại đề tài vừa học là gì?( Trẻ nhắc)
- Giáo dục trẻ : Biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi ở trường mẫu giáo.
Tương tự, cô cho trẻ quan sát và đàm thoại những đồ dùng, đồ chơi khác.
Cho trẻ so sánh các quyển sách với nhau về chất liệu, công dụng, hình dạng 
Cô mở rộng, giới thiệu thêm các đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non.
- Nhận xét tuyên dương: Lớp, tổ, cá nhân trẻ,
V ệ sinh_Nêu gương_Trả trẻ
.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 3 ngày 29 tháng 8 năm 2017
* Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp
- Nhắc nhở trẻ xếp dép, xếp cặp gọn gàng đúng chỗ quy định
- Trò chyện với trẻ về trường mầm non
* Thể dục sáng
- Kết hợp bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Hô hấp thổi nơ
+ Tay: Đưa tay ra phía trước, sau
+ Bụng: Đứng quay người sang bên
+ Chân: Khuỵu gối
+ Bật: Bật tại chỗ
* Điểm danh
HOẠT ĐỘNG HỌC
 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
ĐỀ TÀI: ĐI BẰNG MÉP NGOÀI BÀN CHÂN ĐI KHUỴU GỐI
Mục tiêu:
- Trẻ biết giữ thăng bằng khi đi bằng mép bàn chân và đi khuỵu gối.
- Rèn sự khéo léo cho trẻ khi thực hiện vận động.
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong vận động và vui chơi, chú ý làm theo yêu cầu của cô
Chuẩn bị
- Trống lắc và sân rộng sạch sẽ
* Thời gian:
Từ 8g-8g35’
*Địa điểm: Ngoài sân
Tiến trình:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
2
3
HOẠT ĐỘNG 1
Bé xếp đội hình.
HOẠT ĐỘNG 2 Bé tập độ

File đính kèm:

  • docKHCD_truong_mam_non.doc
Giáo Án Liên Quan