Kế hoạch thực hiện - Chủ đề: Nước - Hiện tượng tự nhiên

- Bật xa tối thiểu 50cm (CS1) + Thực hiện bài tập phát triển chung.

+ Bật nhảy cả 2 chân, chạm đất nhẹ bằng 2 chân và giữ được thăng bằng.

+ Bật chụm chân qua 7 vòng

+ Bật tách khép chân

+ Bật xa tối thiểu 50cm - Học

- Dưới hình thức thi đua nhóm, cá nhân, cả lớp

- Ném và bắt bóng 2 tay từ khoảng cách 4m (CS3) + Ném xa bằng 1 tay, 2 tay

+ Ném đúng thẳng hướng

+ Trẻ ném bằng 1 tay trúng đích không bị lệch ra ngoài - Học

 

docx32 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch thực hiện - Chủ đề: Nước - Hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: NƯỚC - HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Thời gian: 3 tuần
Thực hiện từ ngày 25/3/2019 đến ngày 15/4/2019
TT
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
 Lĩnh vực phát triển thể chất.
MT1
- Bật xa tối thiểu 50cm (CS1)
+ Thực hiện bài tập phát triển chung.
+ Bật nhảy cả 2 chân, chạm đất nhẹ bằng 2 chân và giữ được thăng bằng.
+ Bật chụm chân qua 7 vòng
+ Bật tách khép chân
+ Bật xa tối thiểu 50cm
- Học 
- Dưới hình thức thi đua nhóm, cá nhân, cả lớp
MT2
- Ném và bắt bóng 2 tay từ khoảng cách 4m (CS3)
+ Ném xa bằng 1 tay, 2 tay
+ Ném đúng thẳng hướng
+ Trẻ ném bằng 1 tay trúng đích không bị lệch ra ngoài
- Học
MT3
Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong khoảng 5-7 giây (CS 12)
+ Trẻ lấy đà để chạy theo hướng thẳng.
+ Chạy 15- 18m trong khoảng 5 - 7 giây
+ Chạy chậm khoảng 100 - 120m
- Học
- Dưới hình thức thi đua nhóm, cá nhân, cả lớp
MT4
Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo (CTGDMN) 
MT 24
Trẻ sử dụng được một số đồ dùng ăn uống (Ca, cốc, chén, đũa, thìa)
- Giờ ăn
MT5
Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng. 
(CS 18)
+ Chải tóc, vuốt tóc  khi bù rối, trước khi ra về.
- Mọi thời điểm trong ngày.
MT6
Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (CS22)
+ Biết một số biểu hiện khi ốm, cách phòng tránh đơn giản.
+ Biết được tác hại của số việc nguy hiểm: Trèo cây, tắm ao, hồ, suối, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, sờ ổ điện, bếp ga
- Chơi ngoài trời
- Giờ ăn trưa
- Chơi theo ý thích
MT7
Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm (CS23)
+ Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
+ Không chơi ở những nơi mất vệ sinh
- Đón trả trẻ
- Chơi ngoài trời
- Học
- Mọi lúc mọi nơi
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội.
MT8
Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt (CS36) 
+ Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình.
+ Bộc lộ cảm xúc của bản thân: Vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ qua lời nói, nét mặt, cử chỉ, và điệu bộ
- Mọi lúc mọi nơi
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT9
Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (CS34)
+ Bày tỏ để người khác hiểu được mong muốn của bản thân.
+ Phát biểu ý kiến hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, không sợ sệt, rụt rè, e ngại
- Mọi lúc mọi nơi
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT10
Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp. (CS38)
+ Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
+ Thích thú khoe sản phẩm của mình với người khác và các bạn.
- Chơi ngoài trơi
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT11
Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè (CS50)
+ Chơi hoà thuận với bạn, quan tâm, giúp đỡ bạn
+ Biết dùng nhiều cách để giải quyết mâu thuẫn: dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác hoặc chấp nhận sự thoả hiệp.
+ Không đánh bạn, không dành giật đồ chơi của bạn, không la hét hoặc nằm ăn vạ.
+ Chơi vui vẻ thân thiện với bạn
- Chơi ngoài trời
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT12
Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn 
(CS 54)
Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc cho quà.
Thể hiện sự ăn năn, áy náy, xấu hổ, lo lắng khi phạm lỗi và nói lời xin lỗi.
- Đón trẻ, trả trẻ
- Mọi thời điểm
MT13
Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối  với môi trường. (CS56)
+ Không xả rác bừa bãi, nhắc bạn bỏ rác vào thùng, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
+ Mô tả được các hành vi đúng,sai trong ứng xử với môi trường xung quanh
- Hoạt động đón trẻ
- Chơi ngoài trời
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT14
Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (CS57)
+ Thể hiện các hành vi đúng đối với MTXQ trong sinh hoạt hằng ngày như: 
- Tiết kiệm điện nước, không để nước tràn khi rửa tay, tắt nước khi rửa xong.
- Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối
- Giữ gìn vệ sinh trong lớp, ngoài đường.
- Chơi ngoài trời
- Học
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT15
Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn (CS60)
+ Có ý kiến về sự không công bằng giữa các bạn trong nhóm.
+ Nêu được cách tạo lại sự công bằng
+ Có mong muốn lập lại sự công bằng
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Chơi, hoạt động ở các góc
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
MT16
 Nghe hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao (CS64)
+ Trẻ nói được chủ đề và giá trị đạo đức của truyện, tính cách nhân vật trong truyện sau khi được nghe kể chuyện.
+ Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, theo đồng dao ca dao đã nghe, biểu hiện qua khả năng phản ứng phù hợp với các câu hỏi của giáo viên.
- Học
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
MT17
Kể lại được nội dung truyện đã nghe theo trình tự nhất định.(Cs: 71)
- Kể lại được câu chuyện ngắn dựa vào trí nhớ hoặc qua truyện tranh đã được cô giáo, bố mẹ kể hoặc đọc cho nghe với đầy đủ yếu tố (nhân vật, thời gian, địa điểm và diễn biến theo đúng trình tự nội dung của câu truyện.
- Lời kể rõ ràng, thể hiện cảm xúc qua lời kể và cử chỉ, nét mặt.
- Mọi lúc mọi nơi
- Học
MT18
Có một số hành vi như người đọc sách. (CS83)
- Biểu hiện hành vi đọc, giả vờ đọc sách, truyện.
- Cầm sách đúng chiều, lật giở từng trang sách từ trái qua phải, đọc, đưa mắt hoặc tay chỉ theo chữ từ trái qua phải, trên xuống dưới.
- Trẻ biết cấu tạo của một cuốn sách quen thuộc: bìa sách, trang sách, vị trí trang sách, vị trí tên tác giả, bắt đầu và kết thúc của một câu chuyện trong sách.
- Chơi, hoạt động ở các góc 
Hoạt động
MT19
Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt (CS91)
+ Nhận biết được các chữ cái tiếng Việt trong bảng chữ cái, biển hiệu, sách, trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số.
Học
MT20
Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. (CS88)
- Cầm bút viết và ngồi viết đúng cách.
- Sao chép các từ theo trật tự cố định trong các hoạt động.
- Biết sử dụng các dụng cụ viết vẽ khác nhau để tạo ra các dòng giống chữ viết để biểu đạt ý tưởng hay một thông tin nào đấy. Nói cho người khác biết ý nghĩa của các dòng mình đã “viết”.
- chơi, hoạt động theo ý thích
Lĩnh vực phát triển nhận thức.
MT21
Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên (CS93)
+ Biết tên gọi, sự lớn lên của cây, con vật. 
+ Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng.
+ Nhận ra, gọi tên và sắp xếp theo trình tự của sự thay đổi của cây cối, con vật, hiện tượng tự nhiên.
- Chơi ngoài trời
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
MT22
Nói được một số đặc điểm của các mùa trong năm nơi trẻ sống (CS94)
+ Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa
+ Sự thay đổi trong sinh hoạt con người, con vật, cây cối theo mùa
- Học
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Chơi ngoài trời
MT23
- Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.
(CTGDMN)
MT 63
- Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Học
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT24
Chỉ ra được các khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật .(CS107)
 Nhận biết, gọi tên hình và khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế
- Học
- Mọi lúc mọi nơi
MT25
Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. (CS113)
- Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) VD: ngắm nghía trước sau của một cái đồng hồ mới, quan sát kỹ lưỡng để tìm ra những bộ phận khác lạ hơn so với cái đã biết; chăm chú quan sát bác bảo vệ trồng một cây mới và đặt ra những câunhỏi để biết đó là cây gì, hoa sẽ có màu gì, có quả không và quả có ăn được không?
- Hay đặt câu hỏi: “tại sao?”
- Chơi ngoài trời
- Học
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
MT26
Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100)
+ Hát thuộc một số bài hát theo độ tuổi, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát. 
+ Hát thuộc bài hát trẻ em.
+ Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em.
- Học
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Chơi, hoạt động theo ý thích
MT27
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101)
+ Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
+ Thể hiện nét mặt, vận động: vỗ tay, lắc lư... phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
- Học
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Chơi, hoạt động theo ý thích
MT28
Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản (CS102)
+ Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm.
+ Sử dụng, phối hợp nhiều loại vật liệu để làm ra 1 loại sản phẩm, có sự sáng tạo
- Học
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Chơi, hoạt động theo ý thích
TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
1. Môi trường trong lớp học:
- Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với nội dung và chủ đề nước, hiện tượng tự nhiên
- Tạo môi trường đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, gọn gàng đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích yêu cầu. 
2.  Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có:
- Sân chơi và sắp xếp các đồ chơi  ngoài trời. Khu phát triển vận động 
- Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước.
3. Tổ chức môi trường trong các khu vực khác:
- Khu vực ăn, ngủ và nghỉ ngơi: Tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh, có trang trí thêm cây xanh, hoa bàn ăn tạo thêm hứng thú cho trẻ
- Khu vực vệ sinh:  Có ký hiệu riêng cho khu vực của bạn nam và bạn nữ
KẾ HOẠCH TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC
Thực hiện từ ngày 25/3-29/3/2019
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
25/3
26/3
27/3
28/3
29/3
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Chơi với đồ chơi trong lớp
- Trò chuyện với trẻ về sự kì diệu của nước, giáo dục trẻ tiết kiệm nước
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm
- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn 
- Điểm danh 
- Thể dục sáng.
Chơi ngoài trời
- Chơi một số trò chơi: đội nào nhanh hơn, lộn cầu vồng,
- Chơi tự do: chơi đồ chơi ngoài trời
+ Vẽ, viết trên sân, trên cát 
+ Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi (từ cỏ, rơm, lá cây, sỏi...)
Học
LV: PTTC
Chạy18m trong khoảng thời gian 5-7 giây 
LV: PTNT
Tìm hiểu về nước
LV: PTNN
Truyện giọt nước tí xíu
LV: PTNT
Đo dung tích các vật bằng 1 đơn vị đo
LV: PTTM
Hát, vận động: cho tôi đi làm mưa với
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi phân vai: Phòng khám bệnh, cửa hàng. Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt; Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn
- Góc chơi xây dựng: Xây công viên nước. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.
- Góc nghệ thuật:
+ Tạo hình: Vẽ, tô màu mưa. Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
+ Âm nhạc: Hát, vỗ tay bài hát về chủ đề: Cho tôi đi làm mưa với,.. Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em 
- Góc học tập: Xem tranh ảnh, đọc sách về các nguồn nước. Các hành động đúng sai của con người với nguồn nước.... Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối  với môi trường; Có một số hành vi như người đọc sách.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây: tưới nước, bón phân, nhặt lá Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày
Vệ sinh, ăn trưa,
ngủ
trưa,
ăn xế
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn 
- Giáo dục dinh dưỡng về bữa ăn, ăn hết khẩu phần, không để rơi cơm xuống đất
- Ngủ đủ giấc, không nói chuyện trong giờ ngủ
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi theo ý thích của trẻ.
- Tô màu theo chủ đề.
- Hát, vận động các bài hát theo chủ đề.
- Đọc thơ kể chuyện theo chủ đề.
- Chơi trò chơi với đồ vật.
- Chơi với khu phát triển vận động. 
- Liên hoan văn nghệ - bình xét bé ngoan - cắm cờ - phát bé ngoan (chiều thứ 6)
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, chào cô và bố mẹ, ra về.
***********************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 , ngày 25 tháng 3 năm 2019
Đề Tài: Chạy18m trong khoảng thời gian 5-7 giây 
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết khi chạy chân tay kết hợp nhịp nhàng, đầu không cúi.
- Trẻ biết đưa tay để ném bóng vào rổ.
II. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động:
- Trẻ đi vòng tròn trên nền nhạc, kết hợp các kiểu đi (Đi bằng mũi bàn chân, đi bình thường, đi bằng gót chân, đi nghiêng bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm)
Hoạt động 2: Trọng động: Trẻ tập theo nhịp điệu bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
* Bài  tập phát triển chung: ( Tập với vòng)
* Vận động cơ bản :  Chạy18m trong khoảng thời gian 5-7 giây . (Trẻ đứng hai hàng đối diện nhau)
- TTCB: đứng chân trước, chân sau, thân người hơi ngã về phía trước. trẻ chạy khi có hiệu lệnh: “ chạy” . Khi chạy đầu không cúi.
- Mời 2 thành viên của 2 đội  lên làm thử và sửa sai cho trẻ nếu có.
- Trẻ thực hiện:
- Cô chú ý trẻ yếu, sửa sai cho trẻ.
* TCVĐ: Ném bóng vào rổ.
+ Luật chơi: Chơi theo tổ, chơi đoàn kết, không tranh giành, đoàn kết với nhau.
+ CC: Chia trẻ làm 3 đội bằng nhau.
Cô cho trẻ xếp thành ba hàng là ba đội, lần lượt bật qua 3 vòng lấy bóng chạy về bỏ vào rổ của cả đội. Đội nào lấy được nhiều bóng, không làm đổ vật cản thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Hoạt động 4: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc và hít thở nhẹ nhàng. 
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .............................
.............................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.....................................................................................................................................
.............................
.............................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .....................................
.....
.............................
----------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3, ngày 26 tháng 3 năm 2019 
Đề tài: Tìm hiểu về nước 
I. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ biết đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước.
- Biết các nguồn nước, ích lợi của nước
II. Tổ chức hoạt động
1. Ổn định
- Cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với”. Trò chuyện dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động trọng tâm: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu các nguồn nước, ích lợi của nước:
- Các con cùng nhìn lên màn hình và chú ý quan sát xem nước có ở những đâu?
 Cho trẻ quan sát đoạn phim ở biển, ở sông, ở hồ.
- Hỏi trẻ: Vừa rồi các con xem thấy nước có ở những đâu?
+ Các con rửa tay bằng nước ở đâu?
+ Nước ở vòi đã uống được chưa? Vì sao?
+ Nước có ở khắp nơi, nước còn mạng lại cho chúng ta rất nhiều kì diệu. 
* Hoạt động 2: Khám phá tính chât đặc điểm của nước
- Cô đưa chai nước lọc ra.
- Cô rót nước vào cốc 1, cô rót sữa vào cốc 2
- Các con nhìn xem màu của nước và màu của sữa như thế nào? Có gì khác nhau?
- Nước có màu không?
- Nếu cô cho chiếc thìa vào cốc nước các con có thấy thìa không? 
- Thế cho thìa vào cốc sữa thì như thế nào?
- Hằng ngày, các con uống nước, các con thấy mùi gì? Có vị gì?
- Cô cho trẻ ngửi cốc nước
- Nước có mùi gì?
- Nhấp một ngụm nước, con thấy có vị gì?
- Cô đổ một ít phẩm màu vào ly nước
- Cô đổ muối vào ly nước.
- Hỏi trẻ nước như thế nào? Vì sao lại chuyển màu? Có màu gì?
- Vậy nước trong suốt không màu, không mùi và không vị. Nước có thể hòa tan một số chất.
- Cô rót nước sôi từ phích nước ra
- Các con quan sát thấy cô rót nước từ cái gì ra?
- Là nước gì?
- Tại sao con biết là nước sôi?
- Cô đưa tấm mica ra, các con nhìn xem có gì trên tấm mi ca này không?
- Các con nhìn rõ mặt cô không?
- Cô đưa tấm mi ca lên miệng cốc nước nóng.
+ Các con đoán xem điều gì xảy ra?
+ Bây giờ các con nhìn rõ mặt cốc không? Vì sao?
- Cô đưa tấm mi ca cho trẻ quan sát. Con thấy gì trên tấm mi ca?
- Tại sao lại có những hạt nước trên tấm mi ca?
- Cho trẻ lên chạm tay vào nước đá. Con có thấy lạnh không? có cầm được không?
- Nước ở nhiệt độ thấp sẽ trở thành thể rắn
* Giáo dục:
- Nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra?
- Hằng ngày, chúng ta dùng nước để làm gì?
- Theo các con phải làm gì để có nguồn nước sạch?
- Để tiết kiệm nước, chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 3: Trò chơi: “ Đong nước vào chai”
- Cô giải thích luật chơi và cách chơi.
- Cách chơi: Cô chia làm 2 đội, bạn đầu tiên chạy lên đong nước vào chai rồi chạy về đập tay bạn tiếp theo sau đó chạy về cuối hàng. Bạn tiếp theo chạy lên đong nước vào chai, cứ như vậy cho đến khi nghe hiệu lệnh trò chơi kết thúc.
- Luật chơi: Đội nào đong nước nhiều hơn, đội đó sẽ chiến thắng.
 Trẻ chơi 2 lần.
3. Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương :
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .............................
.............................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.....................................................................................................................................
.............................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .....................................
.....
.............................
----------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4, ngày 27 tháng 3 năm 2019
Đề tài: Truyện giọt nước tí xíu 
I. Mục đích yêu cầu 
-  Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân  vật trong truyện, hiểu nội dung, kể lại câu chuyện theo trình tự . 
II. Tổ chức hoạt động
1. Ổn định
- Cho trẻ xem tranh có hình ảnh mưa. Trò chuyện dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động trọng tâm : Truyện “giọt nước tí xíu”
Hoạt động 1: Kể truyện cho trẻ nghe:
+ Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1, giảng nội dung câu chuyện: “Câu chuyện nói về hình ảnh của giọt nước Tí Xíu được mẹ biển cả sinh ra rồi một hôm ông mặt trời rủ Tí Xíu đi chơi. Tí Xíu đã đi khắp nơi trải qua các quá trình biến đổi thành mây mưa và cuối cùng giọt nước cũng về lại với mẹ biển cả.”
+ Cô kể chuyện kết hợp xem video truyện nhé.
+ Cô kể trên các side tình tự câu chuyện, cho trẻ đặt tên câu chuyện
Hoạt động 2: Đàm thoại, kể trích dẫn và giải thích từ khó: trò chơi “ ô cửa bí mật” 
- Chia trẻ thành 3 đội,các đội lắc xắc xô giành quyền trả lời, đội nào trả lời đúng được tặng một ngôi sao.
- Nhìn lên màn hình và đếm xem cô có bao nhiêu ô cửa nào? 
- Sau mỗi ô cửa này là các câu hỏi rất thú vị, cháu hãy thể hiện trí nhớ và sự thông minh của cháu bằng cách trả lời lần lượt những câu hỏi nhé!
+ Câu chuyện mà cô vừa kể có tên là gì ? Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Anh em nhà Tí Xíu rất là đông, họ ở những nơi nào hả các con?
- Cô kể lại đoạn truyện: “Tí xíu....dưới nước”
Từ khó: “Tí Xíu”: là rất nhỏ, bé tí tẹo. 
+ Ai đã rủ Tí Xíu đi chơi?
+ Ông mặt trời đã nói gì với Tí Xíu?
+ Làm thế nào mà Tí Xíu bay lên được nhỉ?
+ Trước khi đi Tí Xíu đã nói với mẹ biển cả như thế nào?
- Cô kể lại đoạn truyện: “Một buổi sáng....trở về”
+ Tí Xíu đã kết hợp với các bạn tạo thành gì hả các con?
+ Cơn gió thổi tới, Tí Xíu và các ban đã reo lên như thế nào? Bạn nào có thẻ reo lên như Tí Xíu nhỉ?
+ Lúc trời lạnh thì Tí Xíu và các bạn đã cảm thấy như thế nào nhỉ?
+ Cuối cùng Tí Xíu có gặp lại mẹ biển cả không?
- Cô kể lại đoạn truyện: “Tí xíu từ....bắt đầu”
- Kiểm tra kết qua 3 đội
+ Giáo dục:
Qua câu chuyện “ Giọt nước Tí Xíu” ta thấy rằng để có được những cơn mưa giọt nước phải trải qua rát nhiều cuộc hành trình. Vì vậy chúng mình phải biết tiết kiệm nước, không vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nước, phải vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn bảo vệ môi trường. Các con nhớ chưa nào?
+ Trẻ kể lại truyện: 
- Cho 3 cá nhân 3 đội lên kể từng đoạn truyện theo tranh
Hoạt động 3: đóng kịch
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Các bé có muốn hóa thân vào các nhân vật ấy không?
- Giới thiệu các trẻ nhận vai
- Cho trẻ đóng kịch, cô giáo là người dẫn truyện.
Kết thúc: 
Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .............................
.............................

File đính kèm:

  • docxGA HTTN_12560225.docx
Giáo Án Liên Quan