Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề: Bé và các bạn - Chủ đề nhánh: Bé và các bạn
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất.
- Phát triển sự nhanh nhẹn linh hoạt giữa tay và chân, biết định đúng hướng đi.
- Phát triển các cơ lớn thông qua các bài tập phát triển chung, bài tập vận động như: Đi theo đường thẳng, đi trong đường hẹp, đi theo đường ngoằn nghèo.
- Tập cho trẻ có phản ứng nhanh với các hiệu lệnh của cô.
* Nội dung lồng ghép:
* DDSK. Trẻ biết ngồi vào bàn, cầm thìa xúc cơm ăn, khi uống nước các con tự bê cốc để uống, tự cởi giầy, dép khi đi ngủ.
2. Phát triển nhận thức.
- Trẻ biết được các bạn trong trường, biết được một số đồ dùng của lớp, biết tên trường lớp bé học biết tên các bạn, tên cô giáo.
- Nhận biết được một số đồ dùng cá nhân của trẻ như: giầy, dép, mũ, khăn, giường ngủ, chăn, gối
* Nội dung lồng ghép:
* KNS: Trẻ biết cầm thìa xúc cơm ăn, không làm rơi vãi cơm. Biết làm theo yêu cầu của người lớn như: Cởi, mặc áo, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
CHỦ ĐỀ : BÉ VÀ CÁC BẠN . Chủ đề nhánh : BÉ VÀ CÁC BẠN (Từ ngày 14 tháng 9 đến ngày 18 tháng 9 năm 2015) I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất. - Phát triển sự nhanh nhẹn linh hoạt giữa tay và chân, biết định đúng hướng đi. - Phát triển các cơ lớn thông qua các bài tập phát triển chung, bài tập vận động như: Đi theo đường thẳng, đi trong đường hẹp, đi theo đường ngoằn nghèo. - Tập cho trẻ có phản ứng nhanh với các hiệu lệnh của cô. * Nội dung lồng ghép: * DDSK. Trẻ biết ngồi vào bàn, cầm thìa xúc cơm ăn, khi uống nước các con tự bê cốc để uống, tự cởi giầy, dép khi đi ngủ. 2. Phát triển nhận thức. - Trẻ biết được các bạn trong trường, biết được một số đồ dùng của lớp, biết tên trường lớp bé học biết tên các bạn, tên cô giáo. - Nhận biết được một số đồ dùng cá nhân của trẻ như: giầy, dép, mũ, khăn, giường ngủ, chăn, gối * Nội dung lồng ghép: * KNS: Trẻ biết cầm thìa xúc cơm ăn, không làm rơi vãi cơm. Biết làm theo yêu cầu của người lớn như: Cởi, mặc áo, đi vệ sinh đúng nơi quy định. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ được nghe cô giới thiệu tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trong lớp. Có thể nói được câu, từ dễ. Hiểu và biết nói “ Cảm ơn” ; “ Xin lỗi” ; “ Vâng ạ” - Phát triển ngôn ngữ thông qua bài thơ: “ Bạn mới ”, khuyến khích trẻ mạnh dạn trò chuyện với bạn bè và cô giáo, mọi người xung quanh. trẻ tập nói rõ các câu 2-3 từ. * Nội dung lồng ghép: a. KNS: Trẻ biết làm theo yêu cầu của người lớn như: Cởi, mặc áo, đi vệ sinh đúng nơi quy định, xếp dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. b. GDDDSK: Luyện tập các giác quan, gd trẻ biết vệ sinh chân tay mật mũi sạch sẽ .. 4. Phát triển tình cảm xã hội và thẩm mĩ. - Trẻ hiểu được tình cảm với các bạn trong lớp và các bạn trong trường - Thích hát múa, đọc thơ, kể truyện, xâu vòng xếp các hình khối theo sự hướng dẫn của cô. - Cảm nhận được cái đẹp, yêu cái đẹp và biết thể hiện tình cảm trước cái đẹp. * Nội dung lồng ghép : * KNS - Trẻ biết yêu quý, bảo vệ, biết giữ vệ sinh môi trường lớp học và môi trường xung quanh sạch sẽ, biết xếp dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. B. NỘI DUNG: PHẦN I: ĐÓN TRẺ - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ. Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định . - Cho trẻ chơi tự do khám phá quan sát xung quanh lớp học - Cô trò truyện với trẻ về chủ đề: Bé và các bạn cô hướng dẫn cho trẻ quan sát các bức tranh về chủ đề treo ở lớp và đàm thoại. + Bức tranh này cho con biết điều gì? (Cô gợi ý cho trẻ nói). - Cô giới thiệu cho trẻ biết tên trường, tên lớp, tên các bạn, ở đó có các bạn nhỏ đang vui chơi. Đến trường các bạn được cô giáo dạy hát, dạy múa và được nghe cô kể chuyện, không những vậy cô còn chăm cho chúng mình từ giấc ngủ đến bữa ăn. Giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo và yêu quý trường lớp, bạn bè. Khi đến lớp biết chào cô giáo, chào bố mẹ, chào các bạn và không được khóc nhè * Điểm danh: Cô ổn định lớp gọi tên và chấm cơm trẻ đi trong ngày và tổng hợp số trẻ đi của lớp. PHẦN II : THỂ DỤC SÁNG. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến Thức: - Trẻ được hít thở trong không khí trong lành và phát triển các cơ. 2. Kỹ năng : - Bước đầu trẻ biết tập theo cô từng động tác theo lời ca. 3 Giáo dục : - Giáo dục trẻ chăm luyện tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe tốt, nghe lời cô giáo, không xô đẩy nhau. II. Chuẩn bị. - Sàn tập sạch sẽ, an toàn, trang phục của cô và trẻ gọn gàng. - Đĩa nhạc bài: “Bé tập thể dục” III.Tiến hành. Nội dung HĐ của cô HĐ của trẻ 1.Khởi động. 2. Trọng động. 3.Hồi tĩnh. Cô và trẻ cùng đi dạo tự do vừa đi vừa hát bài “ khúc nhạc dạo chơi” để hít thở không khí trong lành kết hợp đi bình thường, chạy chậm, chạy nhấc cao chân, chạy chậm, chuyển sang đi bình thường, đứng lại thành vòng tròn. Các con cùng tập với cô bài “Bé tập thể dục” nào. + ĐT 1: “ Hít thở” - Đứng tự nhiên hít vào thật sâu và thở ra từ từ. + ĐT 2: “ Giấu tay” - Đứng tự nhiên 2 tay giấu sau lưng. 1. Tay đẹp đâu? Đưa tay ra phía trước nói“ Đây rồi” 2. Tay mất rồi! Đưa 2 tay giấu sau lưng nói “ mất rồi”. + ĐT 3: “ Đồng hồ tích tắc” - Đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 vành tai nói “ đồng hồ kêu tích tắc”. Làm động tác nghiêng về 2 phía phải, trái. + ĐT 4: “ Hái hoa” - Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi 1. “ Hái hoa” ngồi xuống tay vờ hái hoa. 2. Đứng lên. - Các bé cùng chơi “ Lộn cầu vồng” với cô nhé. - Cô cùng trẻ chơi 1 – 2 lần - Trẻ đi theo cô .. - Trẻ đi theo yêu cầu của cô - Trẻ tập theo cô - Chơi 1 - 2 lần. - Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng PHẦN III : HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Hoạt động có chủ đích. - Dạo chơi trên sân trường. - Trò chuyện về cơ thể của bé. - Chơi với cát và nước - Quan sát bầu trời thời tiết trong ngày - Nhặt lá rơi trên sân * Trò chơi vận động. - Bóng tròn to. - Dung dăng dung dẻ. * Chơi tự do. - Trẻ chơi theo ý thích (Chơi với bóng, vòng) I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ được dạo chơi xung quanh sân trường, được hít thở không khí trong lành, biết tên một số đồ chơi trên sân trường. - Trẻ được làm quen với bạn, biết tên, tuổi, giới tính của các bạn trong lớp. 2. Kỹ năng : - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát ghi nhớ 3. Giáo dục : - Trẻ ngoan biết yêu, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, yêu quý, đoàn kết với bạn bè. II. Chuẩn bị: - Trang phục thoải mái, gọn gàng. - Địa điểm cho trẻ dạo chơi. - Cây xanh, nước III. Tiến hành. 1. HĐCCĐ. a. Trò chuyện về Cơ thể của bé. - Cô cùng trẻ dạo chơi xung quanh sân trường để hít thở không khí trong lành, sau đó cô gọi trẻ lại gần. - Cô mời trẻ lên tự giới thiệu về tên, tuổi của bé và trò chuyện về cơ thể của bé ( nếu trẻ chưa nói được cô gợi ý cho trẻ trả lời, khuyến khích trẻ nói). + Con tên là gì? + Năm nay con lên mấy tuổi? + Con là bạn trai hay bạn gái? + Đây là cái gì . + Khi chơi với bạn con phải như thế nào? . GD trẻ chơi với bạn phải biết nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi, đoàn kết với bạn b. Dạo chơi trên sân trường. - Cô cùng trẻ đi dạo chơi ngoài sân trường vừa đi vừa hát bài “ Khúc nhạc dạo chơi”. Cho trẻ quan sát xung quanh cô gợi ý hỏi trẻ. + Xung quanh các con có những gì? + Hôm nay trời mưa hay nắng? + Vì sao con biết? Các con ạ! xung quanh chúng ta có rất nhiều thứ như: Có lớp học, có đồ chơi ngoài trời, có nhiều cây xanh, có bầu trời trong xanh này còn có nhiều thứ nữa. + Nếu trời nắng to các con phải làm gì? + Khi trời mưa muốn đi ra ngoài các con cần có gì? . GD trẻ: Khi ra ngoài trời mưa hay nắng các con phải biết đội mũ nón không sẽ bị ốm đấy. c. Chơi với cát và nước . - Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ bé lên ba”cho trẻ vừa đi vừa hát cùng cô + Đến nơi cô hỏi trẻ ? – Đây là gì + Cô trò chuyện với trẻ về cát và nước dùng để làm gì (cô gọi 3- 4 trẻ trả lời) . GD trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, giúp đỡ các bạn trong, không tranh giành đồ chơi của nhau d. Quan sát bầu trời thời tiết trong ngày. - Cô cho trẻ hát bài hát : “trời nắng trời mưa” đi ra ngoài - Cô hỏi: hôm nay thời tiết như thế nào - Gió thổi mạnh hay nhẹ... - GD trẻ ngoan, không tranh giành đồ chơi của nhau, không chơi ngoài nắng... e. Nhặt lá trên sân trường - Cô cho trẻ chơi xung quanh trường và hướng dẫn trẻ nhặt lá rơi, cô làm cho trẻ những đồ chơi bằng lá... - Cô động viên khuyến khích trẻ * Trò chơi “ Bóng tròn to”. - Cách chơi: Cô cùng trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn vừa đi vừa hát, cô cùng trẻ chơi 3 – 4 lần, cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”. - Cách chơi : Cô cùng trẻ nắm tay nhau đi xung quanh sân trường vừa đi vừa đọc lời đồng dao. Đọc đến câu cuối cô và trẻ cùng ngồi xuống, cho trẻ chơi 3 - 4 lần, cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Chơi tự do. - Cô quy định khu vực chơi và hướng dẫn cho trẻ chơi với vòng và bóng. - Cô quan sát trẻ chơi chu đáo. PHẦN IV : HOẠT ĐỘNG GÓC: + Góc chơi với Búp bê: “Nấu ăn ,bế bé.” + Góc hoạt động với đồ vật: “ Xâu vòng hạt tặng bạn ”. + Góc vận động: chơi trò chơi “ Cắp cua bỏ giỏ, làm củ gừng”. + Góc nghệ thuật :Chơi với dụng cụ âm nhạc I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức. - Góc chơi với Búp bê: Trẻ biết một số thao tác nấu ăn và bế bé nằm ngủ như (bế em, ru em ngủ, lấy gối đặt em nằm ngay ngắn). - Góc hoạt động với đồ vật: Trẻ biết lấy dây, hạt để xâu thành vòng. - Góc vận động: Trẻ hứng thú chơi trò chơi vận động. Góc nghệ thuât: Trẻ biết tên các dụng cụ âm nhạc 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, kỹ năng xếp sát cạnh nhau cho trẻ. 3. Giáo dục. - Trẻ biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ bạn bè trong lớp .. - Trẻ biết tự phục vụ, biết chăm sóc cho bản thân. II. Chuẩn bị. - Góc chơi với Búp bê: Giường, gối, Búp bê - Góc hoạt động với đồ vật: Bộ xâu vòng, rổ - Góc vận động: Trang phục gọn gàng. - Góc nghệ thuật : các dụng cụ âm nhạc, các bài hát .. III. Tổ chức hoạt động . 1. Giới thiệu các góc chơi : - Cô đưa trẻ về các góc chơi mà trẻ thích. Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát trẻ chơi chu đáo. Cô đóng vai phụ đến từng góc cùng chơi với trẻ cô động viên, khen ngợi, khuyến khích trẻ chơi đúng với mục đích của trò chơi. Nếu trẻ nào chưa biết cách chơi cô cùng chơi cho trẻ quan sát và khuyến khích trẻ chơi. 2 . Qúa trình chơi : - Lưu ý: Trong khi chơi cô gợi ý để cho trẻ thay đổi vai chơi cho nhau. * Góc chơi với Búp bê: Cô hướng dẫn trẻ hai tay bế em, ru em ngủ “ à, à, ơi”. Sau đó lấy gối đặt búp bê ngủ, đắp chăn.... . GD trẻ: Khi đi ngủ các con nhớ lấy gối, lấy chăn đắp khi ngủ. * Góc hoạt động với đồ vật: Cô hướng dẫn trẻ cách cầm dây xâu, cầm hạt vòng để xâu, xâu từng hạt một. Cô khuyến khích trẻ xâu nhiều hạt vòng . Cô buộc hai đầu dây giúp trẻ để tạo thành vòng tặng Búp bê. * Góc vận động: Trẻ chơi cô hướng dẫn trẻ chơi, cô nhắc lại cách chơi, luật chơi cho trẻ, cô chơi cùng trẻ. * Góc nghệ thuật: Cô cho trẻ chơi với các dụng cụ âm nhạc và vận động với các dụng cụ đó 3 Nhận xét sau khi chơi : - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ chơi tốt, động viên khuyến khích trẻ chưa biết cách chơi lần sau chơi tốt hơn. - Cô hướng dẫn cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi qui định, kết hợp hát bài “ hết giờ chơi” PHẦN V: HOẠT ĐỘNG ĂN – NGỦ - VỆ SINH * Ăn: Trước giờ ăn cô cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch và ngồi vào bàn. Cô giới thiệu và trò chuyện với trẻ về món ăn, kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Trong khi ăn cô nhắc trẻ không làm rơi vãi cơm, canh ra bàn, không nói chuyện riêng trong giờ ăn. * Ngủ: Cô chuẩn bị chỗ ngủ ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Cho trẻ đi vệ sinh trước khi lên giường. Cô sắp xếp chỗ cho trẻ nằm, nhắc trẻ không nói chuyện, không mang đồ chơi lên giường, cho trẻ ngủ đẫy giấc. * Vệ sinh: Cô rửa tay, rửa mặt cho trẻ sạch sẽ sau khi ăn. Sau khi ngủ dậy cô cho trẻ đi vệ sinh, lau mặt, rửa tay sạch sẽ chuẩn bị ăn bữa phụ. PHẦN VI: HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Trò chuyện về các bạn giác quan - Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định - Bé làm quen với bài hát“ Búp bê” - Bé làm quen với “ Bạn mới” - Ôn các nội dung đã học - Nêu gương bé ngoan cuối ngày, cuối tuần I. Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết lớp học của bé có: Cô giáo, các bạn, đồ dùng đồ chơi - Trẻ được làm quen với bài hát “Búp bê” có thể hát được cùng cô bài hát. - Trẻ biết vứt rác vào nơi quy định - Trẻ biết tên bài thơ và được nghe cô đọc thơ. - Trẻ chơi tự do theo ý thích. (Chơi với đồ chơi trẻ tự chọn) 2 Kỹ năng : - Rèn kỹ năng giao tiếp, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ 3. giáo dục : - Trẻ có ý thức trong khi chơi nghe lời cô.. II. Chuẩn bị : - Địa điểm. - Bài hát “Búp bê”. - Tranh thơ. “Bạn mới” - Trẻ ôn bài cùng cô III. Tiến hành: Trò chuyện về các giác quan - Cô giới thiệu và hát cho trẻ nghe bài: “Búp bê”. + Trong bài hát nhắc đến bạn nào? + Bạn búp bê có những bộ phận nào ? + Chúng mình có những bộ phận nào? . GDKNS: Khi các con chơi và học xong các con phải biết xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định, không tranh giành đồ chơi với bạn - Cô nhận xét, khuyến khích trẻ nói, cô tuyên dương trẻ. 2. Bé làm quen với bài hát “ Búp bê” - Cô giới thiệu và hát cho trẻ nghe hát bài hát “ Búp bê ” 2 lần. + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? + Cô giới thiệu tên bài hát, giảng nội dung bài hát. Các con ạ! Em Búp bê rất ngoan bé tí teo nhưng em không khóc nhè đâu. + Cô hát cho cả lớp nghe 3- 4 lần (Cô khuyến khích trẻ hát cùng cô) - GD trẻ đi học không khóc nhè. 3. Bé làm quen với “ Bạn mới” - Cô cùng trẻ trò chuyện về trường mầm non của bé và cùng hát bài “ Búp bê”. - Cô giới thiệu bài thơ “Bạn mới” - Cô đọc thơ 1 – 2 lần. - Giảng nội dung: Bạn mới đến trường còn nhút nhát vì vậy các con hãy rủ bạn cùng hát, cùng chơi để bạn quen với cô và các bạn trong lớp nhé. - Đàm thoại: + Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? + Bài thơ cho con biết điều gì? + Bạn mới đến trường ntn? + Em đã rủ bạn làm gì? + Cô giáo có vui không? . GD trẻ yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh 4. Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định - Cô hướng dẫn trẻ trò chuyện về cách giữ gìn vệ sinh trường lớp - Động viên khuyến khích trẻ 5. Ôn các nội dung đã học - Trẻ ôn cùng cô * Nêu gương cuối ngày - cuối tuần. - Cô cho cả lớp hát bài: Cả tuần đều ngoan. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ ngoan. Nhắc nhở trẻ chưa ngoan cần cố gắng hơn. - Cuối ngày cô cho trẻ ngoan cắm cờ. Cuối tuần cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ ngoan, cô động viên trẻ chưa ngoan cần cố gắng ở tuần sau. * Vệ sinh cá nhân - trả trẻ. + Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập- sức khỏe của trẻ trong ngày. (Trả trẻ). + Vệ sinh phòng nhóm gọn gàng, sạch sẽ, tắt điện, nước trước khi ra về . _______________________________________ Ngày soạn : 12/09/2015 Ngày dạy : Ngày một 14/9/2015 PHẦN I - ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - Cô đón trẻ, cho trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng tủ của mình. - Cô điểm danh, theo dõi trẻ đến lớp - Thể dục sáng : Bé tập thể dục PHẦN II - HOẠT ĐỘNG CHUNG: LVPTTC: BÉ VÀ CÁC BẠN ĐẾN TRƯỜNG Tên vận động: đi trong đường hẹp Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ đi được trong đường thẳng, không đi ra ngoài vạch, khi đi mắt nhìn thẳng về phía trước, biết kết hợp chân nọ, tay kia khi đi. - Trẻ biết tập các động tác thể dục theo cô. - Rèn KNS tự phục vụ tự xúc cơm ăn, tự cầm cốc uống nước. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng định hướng chính xác, phản ứng nhanh theo tín hiệu trò chơi. 3. Giáo dục: - Trẻ ngoan, nghe lời cô, không xô đẩy nhau. II. Chuẩn bị - Sàn tập sạch sẽ, an toàn, thoáng mát. - Quần áo gọn gàng, đi giày. III. Tiến hành: Nội dung HĐ của cô HĐ của trẻ * HĐ 1: Trò chuyện (DDSK) *HĐ 2: Bé và các bạn cùng đi chơi. * HĐ 3: Tay đẹp của bé đâu? *HĐ 4: Bé và các bạn đến lớp như thế nào? * HĐ 5: “Bé cùng đi chơi” - Hát “Vui đến trường”. + Các con vừa hát bài gì? + Đến lớp con được gặp ai? + Ai chăm sóc cho con ăn, cho con ngủ? => Đúng rồi ở trường cô giáo chăm cho các con. Cho các con ăn, ngủ đấy. - Cho trẻ xem tranh bé xúc cơm, uống nước và trò chuyện. + Em bé đang làm gì? + Em có bắt cô giáo xúc cơm cho em không? => Đúng rồi em bé tự xúc cơm ăn, tự bê nước uống đấy. + Thế các con có tự xúc cơm ăn và tự bê nước để uống được như em bé không? - Cô cho 1 – 2 trẻ thực hành KNS: Các bạn đã biết tự bê nước uống rất giỏi. Vậy khi ăn, các con phải biết ngồi vào bàn, cầm thìa xúc cơm ăn, khi uống nước các con tự bê cốc uống để giỏi như bạn nhé. Bây giờ cô cùng các con đi dạo nào. Hát “ Búp bê”để hít thở không khí trong lành kết hợp đi bình thường , nhanh dần, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, chuyển sang đi bình thường, dãn cách đều để tập thể dục. Cô và các con cùng xem tay ai đẹp nhé. - Động tác 1: “ Giấu tay” Đứng tự nhiên 2 tay giấu sau lưng. 1. Tay đẹp đâu? Đưa tay ra phía trước nói“ Đây rồi” 2. Tay mất rồi! Đưa 2 tay giấu sau lưng nói “ mất rồi”. - Động tác 2: “ Đồng hồ tích tắc” Đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 vành tai nói “ đồng hồ kêu tích tắc”. Làm động tác nghiêng về 2 phía phải, trái. - Động tác 3: “ Hái hoa” Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi 1. “ Hái hoa” ngồi xuống tay vờ hái hoa. 2. Đứng lên. Hôm nay là ngày hội đến trường đấy chúng mình cùng đến trường nhé, đường đến trường rất vui chúng mình được đi qua con đường hẹp là đến được trường. Bây giờ cả lớp nhìn cô đi trước nhé. - Cô đi mẫu lần 1 + Cô đi mẫu lần 2. (Hướng dẫn cách đi) Cô cầm một bông hoa và đứng trước vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh: “bắt đầu” đi! cô đi thẳng về phía trước mắt nhìn thẳng phối hợp chân nọ tay kia đi thẳng đến đến trường mà không dẫm vào vạch, cô cắm bông hoa vào lọ hoa rồi đi về cuối hàng đứng. + Cô mời 1- 2 trẻ lên đi trước. + Các con thấy bạn đi ntn? (nhận xét) + Cho lần lượt từng trẻ lên tập (cô động viên, khen ngợi, sửa sai cho trẻ) + Cho từng nhóm trẻ tập (cô động viên, khen ngợi trẻ, khuyến khích để trẻ đi không dẫm vào vạch). Hôm nay các con đi đến trường trên con đường như thế nào? Cô và trẻ đi dạo nhẹ nhàng 1- 2 vòng xung quanh sân tập. - Hát và trò chuyện cùng cô. - Lắng nghe - Xem tranh và trò chuyện - Trả lời - Cả lớp nhận xét - Lắng nghe - Vâng ạ - Trẻ đi theo y.c của cô - Trẻ tập cùng cô Trẻ lắng nghe. Trẻ quan sát, nghe cô hướng dẫn. 1- 2 trẻ lên tập Lần lượt từng trẻ tập Từng nhóm trẻ tập - Đường hẹp ạ - Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng PHẦN III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. - Hoạt động có chủ đích: Dạo chơi trên sân trường. - Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ - Chơi tự do: Với vòng, bóng (Cô quan sát và cho trẻ chơi). PHẦN IV. HOẠT ĐỘNG GÓC. + Góc chơi với Búp bê: Nấu ăn Bế em ngủ. + Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng tặng búp bê PHẦN V. HOẠT ĐỘNG ĂN, NGỦ, VỆ SINH. - Cô giới thiệu món ăn, kích thích trẻ ăn ngon miệng. - Cô cho trẻ đi vệ sinh và lên giường đi ngủ, nhắc trẻ ngủ ngoan PHẦN VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. - Trò chuyện về các giác quan. - Chơi tự do theo ý thích.(Chơi nhà bóng) - Nêu gương cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ. PHẦN VII : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ của lớp :......................................................................................... - Số trẻ đến lớp :.................................................................................................. - Tình trạng sức khỏe của trẻ :.... - Trẻ khỏe :... - Trẻ có biểu hiện mệt mỏi :..... - Kết quả tham gia hoạt động của trẻ :..... - Trẻ đạt yêu câu :..... - Trẻ chưa đạt yêu cầu : - Lý do :... . ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Biện pháp : .................................................................................................................................................................................................................................................................. ************************************** Ngày soạn : 13/09/2015 Ngày dạy : Ngày hai 15/09/2015 PHẦN I - ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - Cô đón trẻ, cho trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng tủ của mình. - Cô điểm danh, theo dõi trẻ đến lớp - Thể dục sáng : Bé tập thể dục PHẦN II .HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH TÊN LĨNH VỰC PT : TÌNH CẢM - Xà HỘI Tên hoạt động: Xâu vòng tặng bạn I. Mục đích - Yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết cầm dây bằng tay phải, lấy hạt vòng bằng tay trái để xâu thành vòng tặng bạn. - Trẻ nhận biết phân biệt màu xanh màu đỏ, chọn được màu bé thích 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ phát triển chi giác , Rèn cho trẻ kỹ năng khóe léo của đôi tay - Rèn ghi nhớ có chủ đích cho trẻ 3. Giáo dục: - Trẻ chơi ngoan ,không tranh giành đồ chơi của bạn - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình khi mang tặng bạn, biết cảm ơn khi nhận quà II. Chuẩn bị. - Dây xâu vòng - Các hạt vòng .. III. Tổ chức hoạt động Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bé đi mẫu giáo 2. Hoạt động 2 Bé nào khéo nhất. 3. Hoạt động 3: Bé đeo vòng màu gì 4. Hoạt động : Bé cùng đi
File đính kèm:
- Giao_an_CD_Be_va_cac_ban.doc