Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Một số loại rau, củ

I. YÊU CẦU:

- Phát triển thể lực cho trẻ.

- Rèn các cử động của bàn tay và các ngón tay cho trẻ.

- Trẻ biết bò và mang vật trên lưng sao cho không bị rơi vật .

- Trẻ biết được tên, đặc điểm nổi bật của một số loại rau , củ .biết được lợi ích,cách chăm sóc và các món ăn được chế biến từ rau , củ.

- Trẻ thích xem tranh ảnh về các loại rau , củ.

- Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ, trẻ nhớ được tên, nội dung và đọc thuộc bài thơ: Bắp cải xanh

- Trẻ biết di mầu theo yêu cầu của cô

- Trẻ hứng thú nghe cô hát bài: Quả gì?

- Trẻ vận động nhịp nhàng theo lời bài hát: Bầu và bí

- Rèn thói quen vệ sinh và thói quen tự phục vụ cho trẻ: trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, tự xúc cơm, tự cầm cốc uống nước, tự cất đồ cá nhân đúng chỗ.

- Trẻ biết trách một số nơi nguy hiểm khi có người lớn nhắc nhở

- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ: trẻ ăn đủ chất, ăn hết suất để cơ thể khỏe mạnh.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Một số loại rau, củ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh : Một số loại rau, củ
Thời gian thực hiện: 1 tuần từ 11/01 - 15/01/2016)
GVTH: Lương Thị Luyến
I. YÊU CẦU:
- Phát triển thể lực cho trẻ.
- Rèn các cử động của bàn tay và các ngón tay cho trẻ.
- Trẻ biết bò và mang vật trên lưng sao cho không bị rơi vật .
- Trẻ biết được tên, đặc điểm nổi bật của một số loại rau , củ .biết được lợi ích,cách chăm sóc và các món ăn được chế biến từ rau , củ.
- Trẻ thích xem tranh ảnh về các loại rau , củ.
- Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ, trẻ nhớ được tên, nội dung và đọc thuộc bài thơ: Bắp cải xanh
- Trẻ biết di mầu theo yêu cầu của cô
- Trẻ hứng thú nghe cô hát bài: Quả gì?
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo lời bài hát: Bầu và bí 
- Rèn thói quen vệ sinh và thói quen tự phục vụ cho trẻ: trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, tự xúc cơm, tự cầm cốc uống nước, tự cất đồ cá nhân đúng chỗ.
- Trẻ biết trách một số nơi nguy hiểm khi có người lớn nhắc nhở
- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ: trẻ ăn đủ chất, ăn hết suất để cơ thể khỏe mạnh.
 II. KẾ HOẠCH TUẦN
 Thứ
HĐ
Hai
Ba
Tư
Năm
Sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định cho trẻ chơi tự do, nghe nhạc
-Trò chuyện với trẻ về các loại rau ăn lá.
 Tập với bài “gieo hạt”
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài tập và tập được các động tác theo cô
- Trẻ tập đúng nhịp, phát triển một số kĩ năng vận động 
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh
b. Chuẩn bị: 
 Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng
c. Tiến hành
* Hoạt động 1: Khởi động
 Cho trẻ đi vào vòng tròn, đi các kiểu chậm nhanh, chậm, và đứng thành vòng tròn
- Động tác 1: ngồi xuống
- Động tác 2: khom người
- Động tác 3: đứng dậy
- Động tác 4: 2 tay giơ lên cao
- Mỗi động tác tập 3 - 4 lần, trẻ tập cùng cô giáo
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ chơi TC “Hái hoa”. Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp
Hoạt động có chủ định
LVPTTC
-VĐCB: Bò có mang vật trên lưng
-TCVĐ:
 “ nu na nu nống ”
LVPTNT
- Nhận biết: Một số loại rau.
- NDKH: Âm nhạc
LVPTNN
- Thơ:
bắp cải xanh
- NDKH: Âm nhạc
LVPT-TC-KN-XH
- Di mầu các loại rau quả mầu đỏ - xanh
 - NDKH: Màu xanh, màu đỏ, 
LVPT-TC-KN-XH
-VĐTN: Bầu và bí
- Nghe hát: Quả gì?
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: cây rau bắp cải 
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do
- Quan sát cây vườn rau 
- TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ
- Chơi tự do
- Quan sát: Rau muống
- TCVĐ: gieo hạt
- Chơi tự do
- Quan sát: Rau cải xen
- TCVĐ: Nu na nu nống
- Chơi tự do
- Quan sát: Rau xà lách
- TCVĐ: Mưa rơi
- Chơi tự do
Chơi với đồ chơi trong góc
1. Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng lá
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm dây và xâu lá thành vòng
- Rèn sự khéo léo và tỉ mỉ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra
b. chuẩn bị: dây xâu, lá xâu, rổ đựng
c. Nội dung chơi: Xâu vòng lá
d. Cách chơi: Trẻ cầm dây và xâu lá tạo thành chiếc vòng
* Tiến hành :
+ Hoạt động 1: Gây hứng thú cô và trẻ trò chuyện về các góc chơi trong ngày
+ Hoạt động 2: Thoả thuận chơi 
Cô đàm thoại và trao đổi với trẻ về chủ đề
 - Trong lớp có những góc chơi nào?
 - Cháu thích chơi ở góc nào?
 - Cháu rủ bạn nào cùng chơi?
 Cho trẻ nhận và về góc chơi trẻ yêu thích
+ Hoạt động 3: Quá trình trẻ chơi
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát,hướng dẫn, động viên trẻ cùng chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau
+ Hoạt động 4: Nhận xét
 Nhận xét từng nhóm chơi: Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
 Nhận xét chung cả lớp: Cô khen ngợi, động viên trẻ.
2. Góc xem tranh: Xem tranh ảnh về các loại rau
a. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên một số loại rau mà trẻ biết
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, chăm sóc và bảo vệ rau
b. Chuẩn bị: Tranh ảnh các loại rau
c. Nội dung chơi: Xem tranh ảnh về các loại rau
d. Cách chơi: Trẻ cùng lật mở tranh và trò chuyện về nội dung tranh
* Tiến hành:
+Hoạt động 1: Gây hứng thú cô và trẻ trò chuyện về các góc chơi trong ngày
 +Hoạt động 2: Thoả thuận chơi 
Cô đàm thoại và trao đổi với trẻ về chủ đề
 - Trong lớp có những góc chơi nào?
 - Cháu thích chơi ở góc nào?
 - Cháu rủ bạn nào cùng chơi?
 Cho trẻ nhận và về góc chơi trẻ yêu thích
+ Hoạt động 3: Quá trình trẻ chơi
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát,hướng dẫn, động viên trẻ cùng chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau
+ Hoạt động 4: Nhận xét
 Nhận xét từng nhóm chơi: Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
 Nhận xét chung cả lớp: Cô khen ngợi, động viên trẻ.
3. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, cây hoa
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết cây cần có đất , nước, ánh sáng để sống và lớn lên
- Trẻ thực hiện một số thao tác chăm sóc cây
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên không hái hoa, bẻ cành
b. Chuẩn bị: Cây xanh, cây hoa, nước, bình tưới
c. Nội dung chơi: Chăm sóc cây xanh, cây hoa
d. Cách chơi: Trẻ thực hiện thao tác tưới nước, lau lá, nhổ cỏ,...
* Tiến hành:
Hoạt động 1: Gây hứng thú cô và trẻ trò chuyện về các góc chơi 
 Hoạt động 2: Thoả thuận chơi 
Cô đàm thoại và trao đổi với trẻ về góc chơi
 - Cháu thích chơi ở góc nào?
 - Cháu rủ bạn nào cùng chơi?
 Cho trẻ nhận và về góc chơi trẻ yêu thích
+ Hoạt động 3: Quá trình trẻ chơi
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát,hướng dẫn, động viên trẻ cùng chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau
+ Hoạt động 4: Nhận xét
 Nhận xét từng nhóm chơi: Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
 Nhận xét chung cả lớp: Cô khen ngợi, động viên trẻ.
Chơi tập buổi chiều
- TCDG: Dung dăng dung dẻ
- Vệ sinh
TCGD: Chi chi chành chành
- Vệ sinh
- Trò chơi: Bóng tròn to
- Trò chuyện về các loại rau ăn lá.
- Vệ sinh
- Ôn bài cũ
- Rèn thói quen vệ sinh tự phục vụ cho trẻ
- Vệ sinh phòng nhóm
- SHVN:
- TCGD: Chi chi chành chành
- Vệ sinh
Trả trẻ
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng tư trang của trẻ trước khi về
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 09 tháng 12 năm 2013
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Lĩnh vực phát triển thể chất
 Đề tài: VĐCB: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng
 TCVĐ: “Gà trong vườn rau”
1.Mục đích, yêu cầu.
a.Kiến thức: 
- Trẻ biết cách bò thẳng hướng, mang vật trên lưng
 - Tập đúng các động tác bài: ‘ô sao bé không lắc’’
- Trẻ biết cách chơi tró chơi: nu na nu lống
 b. kĩ năng:
 - Trẻ không cúi đầu, mắt hướng thẳng về phía trước 
 - không làm rơi túi cát.
c. thái độ:
 - Trẻ hứng thú trong giờ học
2.chuẩn bị:
 -Lớp tập, ghế ngồi cho trẻ, vạch chuẩn
 -Nhạc một đoàn tàu, nhạc ô sao bé không lắc
 -Túi cát, rổ
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú: Cô cho trẻ tơi thăm nhà búp bê.
* HĐ 2: khởi động : 
- cô và các con cùng làm một đoàn tàu đến nhà bạn búp bê chơi nhé
* HĐ 3: BTPTC: Ô sao bé không lắc
động tác 1: 
 +, đưa tay ra này nắm lấy cái tai này lắc lư cái đầu này ô sao bé không lắc
 - Động tác 2
	+,đưa tay ra này lắm lấy cái hông này lắc lư cái mình này ô sao bé không lắc
 - Động tác3
	+,Đưa tay ra này lắm lấy cái chân này lắc lư cái đùi này ô sao bé không lắc
 - Động tác4
 +, là la lá là,là la là lá
-Cô cho trẻ tập nhấn vào động tác 3 xong cho trẻ ngồi vào tổ
-À chúng mình vừa tập thể dục rất là giỏi đấy cô khen cả lớp một tràng pháo tay thật to nào
* HĐ 4: VĐCB: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.
- hôm nay bạn búp bê muốn sây một ngôi nhà mới nên bạn búp bê nhờ cô con mình chở cát về cho bạn búp bê sây nhà đấy chùng mình sẽ cùng chở những bao cát về cho bạn búp bê sây nhà nhé . Cô mời tất cả các con nhìn lên cô nào.
- Cô làm mẫu lần 1: (không giải thích)
- Cô làm mẫu lần 2:(có giải thích ):cô quỳ 2 đầu gối xuống sàn chống 2 bàn tay xuống đất dưới vạch chuẩn cô đặt túi cát lên lưng khi có hiệu bò thì cô bò thẳng hướng không cúi đầu không quay sang trái sang phải chân nọ tay kia cô bò đến vạch kết thì cô bỏ túi cát vào rổ xuống và đi về chỗ ngồi 
- Cô mời 1 trẻ lên làm thử
- Lần lượt cô mời 3-4 trẻ lên lần lượt thực hiện động tác 
=>Cô nhắc trẻ bò thẳng hướng, không cúi đầu,bò thẳng lưng không làm dơi túi cát
- Cô cho từng tổ thi đua nhau lên bò lại 1 lần xem tổ naò bò giỏi
- Cô hỏi lại trẻ: hôm nay chúng mình tập bài vận động gì nhỉ? 
=> cô củng cố lại : chúng mình vừa tập bài “Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng” đấy
- Cô mời một bạn lên làm lại động tác bò thẳng hướng có mang vật trên lưng cho cả lớp mình xem nào.
*HĐ 5: .Trò chơi
- Hôm nay các con tập rất giỏi cô thưởng cho các con một trò chơi .
- Cô giới thiệu tên trò chơi: nu na nu nống
- Cô hướng dẫn cách chơi: cô và trẻ xúm xít lại gần nhau cô và các con cùng hát bài “ nu na nu nống thấy động mưa rào mau mau chạy nhanh nhanh vào nhà kẻo ướt” đến câu cuối thì chúng mình dơ tay lên làm ô và chúng mình chạy nhanh vào nghế ngồi nhé nếu bạn nào không chạy nhanh về nghế ngồi là chúng mình bị ướt hết đấy 
- Trẻ chơi (3-4 lần)
* HĐ 6: Hồi tĩnh
- Trể di nhẹ nhàng 1-2 phút trên nền nhạc
- Trẻ đi vòng tròn hát cùng cô 
- Trẻ thực hiện bài tập theo cô
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- 1 trẻ lên làm thử
- Lần lượt trẻ lên thực hiện
- Các tổ lên bò
- Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng ạ.
- 1 bạn lên làm lại động tác
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ thực hiện
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Cây rau bắp cải
TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do: vòng, bóng, và đồ chơi ngoài trời
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, gọi tên một số đặc điểm nổi bật của rau
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của rau với sức khoẻ con người
2. Chuẩn bị: 
- Chuẩn bị cây rau bắp cải
- Vòng, bóng
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát.
 - Cô và trẻ hát bài: “ Bắp cải xanh”.
 - Trò chuyện về bài hát.
 - Cô và các con vừa hát bài gì?
 - Bài hát nói về rau gì?
- Cho trẻ quan sát, tìm hiểu cây rau bắp cải.
+ Đây là cây rau gì?
+ Rau bắp cải là rau ăn lá hay rau ăn củ?
+ Cô đang chỉ cái gì đây? ( lá, rễ )
+ Lá bắp cải có dạng hình gì?
+ Lá bên ngoài có màu gì?
+ Lá bên trong có màu gì?
+ Rau bắp cải được nấu những món gì? ( luộc, xào, muối dưa..)
+ Muốn cho rau mau lớn thì chúng mình phải làm gì?
+ Cô khái quát đặc điểm, tác dụng, cách chăm sóc và bảo vệ rau
 - Giáo dục: trẻ chăm sóc và bảo vệ rau
* Hoạt động 2: Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
* Hoạt động 3: Chơi tự do:Đồ chơi ngoài trời, vòng, bóng.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xem tranh: Xem tranh về các loại rau, hoa, quả
- Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng lá (góc chính)
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. TCDG: “ Dung dăng dung dẻ ”
 Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
2. Vệ sinh trả trẻ
Đánh giá trẻ cuối ngày.
 Tình trạng sức khỏe:.
Trạng thái cảm xúc hành vi:..
Kiến thức kỹ năng:.
..
Thứ ba ngày 12 tháng 01 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: Nhận biết: Rau bắp cải và rau muèng
NDKH: NBTN
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên, đặc điểm nổi bật, lơi ích,cách chăm sóc và các món ăn được chế biến từ rau.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ rau, biết được rau ăn rất ngon và bổ
2. Chuẩn bị:
- Rau thật rau bắp cải, rau muèng
- Mô hình vườn rau
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:Gợi hứng thú
- Cô cùng trẻ xem một sô hình ảnh về vườn rau 
- Đàm thoại nội dung hình ảnh trẻ vừa xem : có các loại rau gì? Ích lợi của rau đối vơi con người
- Cho trẻ chơi trò chơi “reo hạt” 
* Hoạt động 2: Quan sát 
* Quan sát: Rau bắp cải.
 + Đây là cây rau gì?
 + Rau bắp cải là rau ăn lá hay ăn củ?
 + Cô đang chỉ cái gì đây?
 + Lá bắp cải có dạng hình gì?
 + Lá bên trong có màu gì?
 + Rau bắp cải được nấu những món gì?
 + Muốn cho rau mau lớn thì chúng mình phải làm gì?
 =>Cô khái quát đặc điểm, tác dụng, cách chăm sóc và bảo vệ rau
- Cho trẻ chơi TC: tưới nước ( thay đổi tư thế )
* Quan sát: Rau muèng
 + Đây là cây rau gì?
 + Rau muèng là rau ăn lá hay ăn củ?
 + Cô đang chỉ cái gì đây? 
 + Rau muèng được nấu những món gì?
 + Muốn cho rau mau lớn thì chúng mình phải làm gì?
=> Cô khái quát đặc điểm, tác dụng, cách chăm sóc và bảo vệ rau
- Giáo dục: trẻ biết chăm sóc và bảo vệ rau, biết được rau ăn rất ngon và bổ
- mở rộng: Ngoài rau bắp cải, rau cải thìa các con còn biết loại rau nào nữa.
* Hoạt động 3: củng cố
- TC1: Tìm theo yêu cầu của cô
- TC2: Trông rau vào vườn : chia lơp thành hai đội ,1đội trồng rau muống, một đội trồng rau bắp cải trong thời gian là một bản nhạc đội nào trồng được nhiều hơn đội đó sẽ thắng.
* Kết thúc: hát bài vè các lọai rau. 
- Trẻ xem
- Trẻ trả lồi
- Trẻ chơi TC.
- Trẻ quan sát.
- Rau bắp cải
- Rau ăn lá
- ( Lá, rễ )
- Hình tròn
- Màu trắng
- ( Luộc, xào.)
- Chăm sóc, tưới..
- Lắng nghe.
- Trẻ chơi TC.
- Rau muèng
- Rau ăn lá.
- ( lá, cành)
- ( luộc, nấu canh)
- Chăm sóc, tưới..
- Lắng nghe.
- Trẻ tìm và giơ lên theo yêu cầu
- Chơi trò chơi.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Quan sát: Vườn rau
TCVĐ: kéo cưa lừa sẻ
Chơi tự do: vòng, phấn,lá
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, gọi tên một số đặc điểm nổi bật của các loại rau
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của rau với sức khoẻ con người
2. Chuẩn bị: Địa điểm quan sát vườn rau
3.Tiến hành:	
* Hoạt động 1: Quan sát: 
 - Trò chuyện về các loại rau
- Cho trẻ quan sát, tìm hiểu vườn rau
+ Đây là cây rau gì?
+ cây rau cải thìa là rau ăn lá hay ăn củ? ( rau ăn lá )
+ Còn đây là cây rau gì?
+ Cô đang chỉ cái gì đây? ( lá, rễ )
+ Muốn cho rau mau lớn thì chúng mình phải làm gì? 
+ Cô khái quát đặc điểm, tác dụng, cách chăm sóc và bảo vệ rau
 - Giáo dục: trẻ chăm sóc và bảo vệ rau, rau ăn rất ngon và bổ.
* Hoạt động 2: TCVĐ “ kéo cưa lừa xẻ”
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
Cô bao quát trẻ chơi
*Hoạt động 3: Chơi tự do: xâu vòng, vẽ.
Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc hoạt động với đồ vật: xếp hàng rào
- Góc xem tranh: tranh ảnh về các loại rau(góc chính)
- Góc thiên nhiên: chăm sóc vườn rau
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi dân gian: chi chi chành chành
 Cô giới thiệu luật chơi cách chơi
 Cô cùng chơi với trẻ và khuyến khích trẻ chơi vui vẻ đoàn kết
2. Vệ sinh – trả trẻ
Đánh giá trẻ cuối ngày.
 Tình trạng sức khỏe:.
Trạng thái cảm xúc hành vi:..
Kiến thức kỹ năng:.
..
Thứ tư ngày 13 tháng 01 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Thơ: “Bắp cải xanh”
NDKH: Âm nhạc
1. Yêu cầu:
a.Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ,hiểu nội dung bài thơ nói về đặc điểm của cây bắp cải.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, đọc đúng lời, đúng nhịp.
b. Kĩ năng: Rèn cho trẻ khả năng đọc thơ diễn cảm.Phát triển trí nhớ và ngôn ngữ cho trẻ.
c. Giáo dục: Trẻ ý thức học tập.Trẻ biết chăm sóc các loại rau, quả.
2. Chuẩn bị:
- Cô : Nội dung,bài thơ “Bắp cải xanh”.Cái bắp cải thật.
 Tranh cây bắp cải minh họa thơ.Trò chơi “Gieo hạt”
3 .Tiến trình:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ 1: Gây hứng thú :
- Cho trẻ hát bài “Lý cây xanh”
- Bạn nào giỏi có thể kể tên những loại rau mà các con biết nào?
- Cho 2 – 3 trẻ kể
- À, có rất nhiều loại rau, củ khác nhau nhưng chúng đều là thức ăn hằng ngày không thể thiếu đối với con người chúng ta.rau,củ cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể.Vì vậy các con cần ăn nhiều rau,củ quả nhé.
- Cho trẻ chơi trò chơi “trời tối, trời sáng”
- Các con nhìn xem cô có gì đây nào?
- Đây là cái gì ?
- Các con có muốn biết bắp cải xanh có đặc điểm,hình dạng gì thì hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Bắp cải xanh” do chú Phạm Hổ sáng tác nhé.
* HĐ 2: Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp điệu bộ 
- Cô đọc lần 2 : Kết hợp tranh minh họa thơ
- Cô đọc lần 3 : Trích dẫn làm rõ ý
Bài thơ chia làm 3 phần :
- Phần 1 : 2 câu thơ đầu 
 Bắp cải xanh
 Xanh man mác
Nói lên màu sắc của bắp cải có màu xanh, màu xanh nhẹ nhàng man mát
- Phần 2 : 2 câu thơ giữa
 Lá cải sắp 
 Sắp vòng tròn
Nói về hình dáng bên ngoài của cây bắp cải có lá sắp lại vòng tròn.
- Phần 3 : 2 câu thơ cuối
 Búp cải non 
 Nằm ngủ giữa
2 câu thơ cuối nói về đặc điểm bên trong của bắp cải là những búp cải non nằm ở giữa.
- Đó là toàn bộ nội dung bài thơ
* Đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì ?
- Bài thơ do ai sáng tác ?
- Bài thơ nói về cái gì ?
- Cái bắp cải có màu gì nhỉ ?
- Màu xanh của bắp cải như thế nào ?
- Lá cây bắp cải như thế nào ?
- Ở giữa bắp cải có gì ?
- Bắp cải dùng để làm gì ?
- Các con đã được ăn bắp cải chưa ? 
=> Cô củng cố: Bắp cải là một loại rau dùng để nấu canh ,luộc hoặc xào ăn cơm.Bắp cải ăn rất mát.Vì vậy khi ăn cơm các con cần phải ăn nhiều rau xanh để cơ thể khỏe mạnh và nhanh lớn nhé.
* Trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc thơ 4 -5 lần
- Cho trẻ đọc theo hướng chỉ tay của cô
- Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ.
- Luân phiên tổ nhóm cá nhân trẻ đọc 
- Cô khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm.
3. Kết thúc :
- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt, nảy mầm”
- Trẻ hát
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
-Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô đọc
- Trẻ nghe và quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Trẻ chơi trò chơi
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
Quan sát: Rau muống
TCVĐ: Gieo hạt
Chơi tự do: lá cây
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, gọi tên một số đặc điểm nổi bật của rau
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của rau với sức khoẻ con người
2. Chuẩn bị: Địa điểm quan sát
- Rau muống
- lá cây
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát.
- Cho trẻ quan sát, tìm hiểu cây rau muống
+ Đây là cây rau gì?
+ Rau muống là rau ăn lá hay ăn củ? ( Rau ăn lá )
+ Đây là phần nào của cây? ( lá,cuống, thân )
+ Rau muống thường được nấu thành những món gì? ( Luộc, xào, nấu canh, ăn lẩu )
+ Muốn cho rau mau lớn thì chúng mình phải làm gì? ( Chăm sóc tưới cây )
+ Cô khái quát đặc điểm, tác dụng, cách chăm sóc và bảo vệ rau
 - Giáo dục: trẻ chăm sóc và bảo vệ rau, rau ăn rất ngon và bổ.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Gieo hạt
- Cô giới thiệu cách chơi
- Cô và trẻ cùng chơi 2-3 lần
* Hoạt động 3: Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, lá cây
Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xem tranh: xem tranh ảnh các loại rau
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn rau( góc chính)
- Góc hoạt động với đồ vật: xâu lá
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Trò chơi vân động: Bóng tròn to
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
2. Trò chuyện về các loại rau ăn lá
3. Vệ sinh
Đánh giá trẻ cuối ngày.
 Tình trạng sức khỏe:.
Trạng thái cảm xúc hành vi:..
Kiến thức kỹ năng:.
..
Thứ năm ngày 14 tháng 01 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ
Đề tài: xâu vòng lá 
NDKH: màu xanh, màu đỏ
 1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tay phải cầm đầu dây, tay trái cầm lá để hở lỗ, xâu đầu dây vào lỗ thành vòng.
- Trẻ chọn đúng lá màu xanh, màu đỏ để xâu.
- Trẻ nói được tên sản phẩm.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm.
 2. Chuẩn bị:
- rổ đựng lá màu đỏ, màu xanh có lỗ, dây xâu của cô và trẻ
- Mô hình vườn rau nhà bạn thảo
 3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:Gợi hứng thú
 - Thăm quan mô hình vườn rau nhà bạn Thảo.
- Trò chuyện về vườn rau?
- Đàm thoại về mô hình
- Gia đình nhà bạn Thảo thu hoạch được rất nhiều rau. Mẹ bạn nhờ cô cháu xâu những vòng lá để mẹ bạn đi chợ bán. Cô cũng xâu giúp mẹ bạn vòng lá đây này.
* Hoạt động 2: Quan sát mẫu- cô làm mẫu
Các con nhìn xem cô có gì đây?
- Cô xâu vòng gì đây? 
- Vòng cô xâu có màu gì?
+ Cô làm mẫu:
- Các con cùng xem cô xâu vòng nhé. Tay cầm thìa cô cầm đầu dây, tay cầm bát cô ,cô chỉ tìm những lá rau màu xanh,màu đỏ để cô xâu cầm lá để hở lỗ, cô xâu đầu dây vào lỗ. Khi cô xâu được nhiều rồi c

File đính kèm:

  • docChủ đề nhánh 2 RAU.doc
Giáo Án Liên Quan